Đề tài Xây dựng văn hoá công ty

Trong một vài năm trở lại đây, văn hoá công ty trở thành một đề nóng trong các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn chưa hiểu rõ về khái niệm cũng như các cấp độ biểu hiện và khía cạnh của văn hoá công ty, do đó, vẫn chưa có sự quan tâm xây dựng đúng mức yếu tố này trong công ty mình.

doc35 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1524 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng văn hoá công ty, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỞ ĐẦU 2 CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN 4 Khái niệm văn hoá và văn hoá Việt Nam……………………………. 4 Đặc trưng văn hoá 3 miền Việt Nam……………………………….. 14 Tác động của văn hoá Việt Nam đến văn hoá công ty……………… 21 CHƯƠNG 2 : XÂY DỰNG VĂN HOÁ CÔNG TY…………………………. 24 Khái niệm văn hoá công ty…………………………………………. 24 2.2 Sự hình thành văn hoá công ty………………………………………24 2.3 Nội dung văn hoá công ty……………………………………………25 2.4 Tác động của văn hoá công ty nhân viên và hoạt động kinh doanh của công ty………………………………………. 26 2.5 Nhận xét văn hoá công ty, của một công ty đang hoạt động……………………………………………………………. 27 CHƯƠNG 3 : CÁC GIẢI PHÁP DUY TRÌ VĂN HOÁ CÔNG TY………... 29 3.1 Coi trọng nhân tố con người trong văn hoá công ty…………………. 29 3.2 Giữ gìn phát huy truyền thống văn hoá công ty……………………… 30 3.3 Không ngừng hoàn thiện văn hoá công ty…………………………… 31 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………………………………….. 34 MỞ ĐẦU Trong một vài năm trở lại đây, văn hoá công ty trở thành một đề nóng trong các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn chưa hiểu rõ về khái niệm cũng như các cấp độ biểu hiện và khía cạnh của văn hoá công ty, do đó, vẫn chưa có sự quan tâm xây dựng đúng mức yếu tố này trong công ty mình. Văn hóa rất quan trọng đối với cuộc sống mỗi con người,đặc biệt là giao tiếp ứng xử ở công ty làm việc.Trong một doanh nghiệp,đặc biệt là những doanh nghiệp có quy mô lớn,là tập hợp những con người khác nhau về trình độ chuyên môn,mức độ nhận thức,quan hệ xã hội,vùng miền địa lí,tư tưởng văn hoá,…cùng với sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường và xu hướng toàn cầu hoá đòi hỏi các doanh nghiệp phải xây dựng và duy trì một nề nếp văn hoá đặc thù phát huy được năng lực và thúc đẩy sự đóng góp của toàn thể nhân viên. Văn hóa nơi công sở thì ai cũng biết,ai cũng muốn thực hiện tốt để đạt hiệu quả công việc cao và thành công nhất định trong cuộc sống.Nhưng việc thực hiện văn hóa nơi công ty thì không đơn giản chút nào và không phải ai cũng được suôn sẻ ,thuận lợi trong ứng xử,giao tiếp với cấp trên và cấp dưới.Đất nứơc ngày càng phát triển,con người ngày càng phải khéo léo hơn để theo kip với sự phát triển đó.Vì vậy phát triển văn hóa nơi công sở là vấn đề cần thiết và quan trọng.Nếu văn hóa công ty được chú trọng và thực hiện tốt sẽ giúp công việc được thuận lợi và xã hội sẽ văn minh hơn. Mục đích nghiên cứu văn hóa công ty là giúp mọi người hiểu được tầm quan trọng của văn hóa nơi làm việc và chúng ta có thể tham khảo những bí quyết,kĩ năng để xây dựng văn hoá doanh nghiệp ngày càng vững mạnh. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI Chương 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN. Trong chương này , chúng ta sẽ hiểu được khái niệm văn hoá và văn hoá Việt Nam. Đặc trưng văn hoá ba miền Việt Nam và tác động của văn hoá Việt Nam đến văn hoá công ty. Chương 2: XÂY DỰNG VĂN HOÁ CÔNG TY Chương này đề cập đến khái niệm văn hoá công ty, nội dung hình thành văn hoá công ty, tác động của văn hoá công ty đến nhân viên và hoạt dộng kinh doanh của công ty, nhận xét văn hoá công ty của một công ty đang hoạt động. Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP DUY TRÌ VĂN HOÁ CÔNG TY Chương này giúp ta hiểu được cách coi trọng nhân tố con người trong công ty, giữ gìn phát huy truyền thống văn hoá công ty và không ngừng hoàn thiện văn hoá công ty. KẾT LUẬN Văn hoá công ty hiện nay được xem là chỉ số nhận dạng giữa các công ty với nhau và là yếu tố quyết định cho sự tồn tại lâu dài của công ty. Tuy nhiên, văn hoá công ty bao gồm nhiều cấp độ và nhiều khía cạnh khác nhau nên việc xây dựng văn hoá công ty đòi hỏi phải trải qua một thời gian dài và nhiều khó khăn. Trong giai đoạn toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới hiện nay, các công ty xây dựng được một nền văn hoá vững mạnh, giữ gìn các giá trị cốt lõi đồng thời biết thay đổi để phù hợp với môi trường địa phương đảm bảo sẽ phát triển và tồn tại lâu dài. Trong quá trình biên soạn bài luận này chúng tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong quý thầy cô và các bạn lượng thứ và đóng góp thêm ý kiến để bài luận của chúng tôi hoàn thiện hơn. Trân trọng. CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN Khái niệm văn hoá và văn hoá Việt Nam Khái niệm văn hoá Muốn nghiên cứu vai trò của văn hóa đối với phát triển, trước tiên phải có một khái niệm chính xác và nhất quán về văn hóa cũng như cấu trúc của nó. Trên thực tế, cũng đã có rất nhiều người cố gắng định nghĩa văn hóa. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có được một sự nhất trí và cũng chưa có định nghĩa nào thoả mãn được cả về định tính và định lượng. Điều đó, theo tôi, có những nguyên nhân sau đây: Trước hết, trong số những người nghiên cứu văn hóa, hoặc, như người ta thường gọi, những nhà văn hóa, ngoài những định kiến và những hạn chế có tính chất lịch sử, rất nhiều người bị mắc những bệnh nghề nghiệp. Họ thường qui văn hóa vào những lĩnh vực hạn hẹp cụ thể, thường bói văn hóa, cũng như bói cuộc sống nói chung, theo kiểu thầy bói xem voi, bằng cách xem xét những bộ phận cá biệt của nó chứ chưa có một cách tiếp cận tổng thể. Thứ hai, văn hóa là một lĩnh vực rộng lớn, rất phong phú và phức tạp, do đó khái niệm văn hóa cũng đa nghĩa. Khi đề cập đến nó mỗi người có một cách hiểu riêng tùy thuộc vào góc độ tiếp cận của họ là điều dễ hiểu. Thứ ba, giống như tất cả các ngành khoa học xã hội khác, ngành văn hóa học có lịch sử phát sinh và phát triển lâu dài trong lịch sử loài người. Trong quá trình lịch sử đó nội dung của khái niệm văn hóa cũng thay đổi theo. Tôi cho rằng văn hóa, nói một cách giản dị, là những gì còn lại sau những chu trình lịch sử khác nhau, qua đó người ta có thể phân biệt được các dân tộc với nhau. Thông qua mỗi một chu kỳ của sự phát triển, dân tộc đó tương tác với mình và với những dân tộc khác, cái còn lại được gọi là bản sắc, hay còn gọi là văn hóa. Ở đây, tôi gần gũi với cựu Tổng Giám đốc UNESCO Federico Mayor khi ông đưa ra một định nghĩa: "Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát và sông động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và cả cộng đồng) đã diễn ra trong quá khử cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ,nó đã cấu thành một hệ thông các giá trị, truyền thống thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng địinh bản sắc riêng của mình". Văn hóa là một hiện tượng khách quan, là tổng hoà của tất cả các khía cạnh của đời sống. Ngay cả những khía cạnh nhỏ nhặt nhất của cuộc sống cũng mang những dấu hiệu văn hóa. Rất nhiều thứ mới thoạt nhìn thì giống nhau, nhưng nếu xem xét kỹ thì lại có những điểm riêng biệt. Trong thực tế, không có sự giống nhau tuyệt đối. Gần đây, có ý kiến cho rằng trên thế giới đang diễn ra hiện tượng xâm lược về văn hóa như là sự tiếp tục của những cuộc xâm lược bằng súng đạn và kinh tế. Tôi không đồng ý như vậy. Bởi văn hóa là hoà bình, văn hóa là không xâm lược. Cảm giác bị xâm lược, nếu có, chẳng qua là cái cảm giác và sĩ diện của kẻ yếu. Chúng ta đang sống trong một thế giới duy nhất và cũng có thể nói là thống nhất. Chúng ta phải bắt đầu từ mô hình kinh tế mà Alvin Tofler từng mô tả bằng hình ảnh "con tàu vũ trụ”. Trái đất là một kho chứa hữu hạn các nguồn năng lượng sống và toàn cầu hóa là một quá trình để tiết kiệm nguồn năng lượng ấy bằng cách đảm bảo không sản xuất thừa, không sử đụng nguyên liệu một cách bừa bãi trên phạm vi toàn cầu. Nhưng cùng với quá trình hội nhập về mặt kinh tế còn có một quá trình khác luôn luôn tồn tại bên cạnh, và thậm chí đã đi trước, đó là sự hội nhập về mặt văn hóa. Sự hội nhập về mặt văn hóa chính là quá trình con người đi tìm ngôn ngữ chung cho một cuộc sống chung. Quan niệm về sự xâm lược văn hóa là quan niệm của những cộng đồng người chỉ có kinh nghiệm hình thành trong quan hệ phát triển lưỡng cực, những kinh nghiệm chiến tranh, nhất là chiến tranh lạnh. Văn hóa không phải là ý thức của tôi, của anh hay của bất kỳ ai, mà thuộc về con người một cách tự nhiên. Con người khi sống chung với nhau sẽ gây ảnh hưởng lẫn nhau. Đến phương Tây ta sẽ nhìn thấy rằng trong ngôi nhà nào của người Mỹ, người Anh, người Pháp...cũng có một vài vật dụng gì đó, một vài thứ souvenirs gì đó từ phương Đông. Đôi khi trong xã hội phương Tây người ta có xu hướng xem sự hiện hữu của một vài kỷ vật, một vài đồ trang trí từ phương Đông như là dấu hiệu của tầng lớp thượng lưu hoặc văn minh. Đó là sự đan xen lẫn nhau của cuộc sống, đấy là sự chung sống hoà bình của quá khứ, và đấy cũng chính là cơ sở văn hóa của sự chung sống hoà bình trong tương lai. Văn hoá Việt Nam Đời sống gia đình: Trong xã hội truyền thống Việt Nam trước đây, một gia đình điển hình thường bao gồm ba, bốn thế hệ cùng sống chung. Với tâm lý “nhiều con, nhiều lộc” nên mọi gia đình mong muốn “con đàn, cháu đống”. Do ảnh hưởng tư tưởng Nho giáo và quan niệm phong kiến “trọng nam, khinh nữ”, con trai luôn được coi là trụ cột trong gia đình và có tiếng nói quyết định. Còn phụ nữ phải tuân thủ lễ giáo phong kiến ‘tam tòng, tứ đức” (Tam tòng: lúc nhỏ sống dựa vào cha, lớn lên lấy chồng phải tuân thủ theo chồng, chồng chết phải ở vậy sống theo con trai; Tứ đức: công, dung, ngôn, hạnh). Kể từ khi đất nước thống nhất, Nhà nước Việt Nam đã thông qua nhiều văn bản luật, điển hình là Luật Hôn nhân và Gia đình để điều chỉnh các mối quan hệ trong gia đình cho bình đẳng hơn. Bên cạnh đó, nhiều biện pháp tuyên truyền vận động cũng được thực hiện nhằm thay đổi nhận thức lạc hậu của người dân, bảo đảm bình đẳng giới, đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của phụ nữ. Ngày nay, quy mô một gia đình hiện đại Việt Nam có xu hướng thu hẹp lại, chỉ 2-3 thế hệ. Số con của một cặp vợ chồng là hai (chiếm đa số), tư tưởng “trọng nam, khinh nữ” không nặng nề như xưa và dần dần bị loại bỏ. Truyền thống “kính trên, nhường dưới” có từ xa xưa vẫn luôn được duy trì và phát huy trong mỗi gia đình Việt Nam. Trang phục : Hầu hết các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam đều có trang phục riêng mang đậm bản sắc truyền thống của dân tộc mình. Nhìn chung đa phần trang phục của các dân tộc được trang trí hoa văn có màu sắc rực rỡ, tương phản: đen - trắng, đen - đỏ, xanh - đỏ hoặc xanh - trắng và được dệt từ sợi có nguồn gốc tự nhiên như sợi gai, tơ tằm, tơ dứa, sợi bông..., vừa đẹp, vừa bền mà thoáng mát, phù hợp khí hậu nhiệt đới.  Thường phục truyền thống của người Việt đối với đàn ông là quần trắng, áo nâu, đầu vấn khăn, chân đi guốc hoặc dép. Bộ lễ phục thêm áo dài đen bằng vải hoặc the, đầu đội khăn xếp. Đối với phụ nữ, trang phục cầu kỳ và rực rỡ hơn: váy đen, yếm trắng, áo tứ thân, đầu chít khăn mỏ quạ, thắt lưng hoa lý. Bộ lễ phục gồm ba chiếc áo, ngoài cùng là chiếc áo tứ thân bằng the thâm hay màu nâu non, kế đến là chiếc áo màu mỡ gà và trong cùng là chiếc áo màu cánh sen. Khi mặc, cả ba chiếc áo chỉ cài khuy bên sườn, phần từ ngực đến cổ lật chéo để lộ ba màu áo. Trong cùng là chiếc yếm thắm. Đầu đội nón trông rất duyên dáng và kín đáo. Cách ăn mặc truyền thống này đã mang đến cho người phụ nữ Việt một vẻ đẹp đằm thắm, dịu dàng, thướt tha.  Ngày nay, trang phục truyền thống của người Việt đã thay đổi. Bộ âu phục thay thế cho bộ đồ truyền thống của đàn ông. Chiếc áo dài khởi phát từ thời chúa Nguyễn Phúc Khoát ngày càng được cải tiến và hoàn thiện hơn, được phụ nữ Việt Nam ưa thích mặc vào nhiều dịp lễ hội quan trọng trong năm. Chiếc áo dài hiện tại có thân tương đối bó sát thân người, hai tà áo thả xuống ngang nửa ống chân, làm cho thân thể người phụ nữ hiện lên những đường cong mềm mại, dịu dàng nhưng kín đáo, phù hợp với vóc dáng nhỏ nhắn của người phụ nữ Việt Nam. Hiện nay, việc giao lưu giữa các nền văn hóa trên thế giới ngày càng mở rộng, trang phục của người Việt nam ngày càng phong phú và mang tính hòa nhập và thời trang hơn, nhất là trong giới trẻ ở thành phố. Một số lễ hội lớn của Việt Nam: Sinh hoạt lễ hội là loại hình văn hóa dân gian đặc trưng tại mọi miền trên đất nước Việt Nam. Trong tâm lý và tình cảm, lễ hội mang lại sự thanh thản cho con người Việt Nam, gạt đi những lo toan thường nhật, tăng thêm sự gắn bó và tình yêu đối với thiên nhiên, đất nước. Là một nước nông nghiệp, nên hầu hết các lễ hội diễn ra vào lúc “nông nhàn” - mùa xuân và mùa thu, trong đó có một số lễ hội chung cho mọi người trên khắp đất nước như Tết Nguyên Đán, Rằm Tháng Bẩy, Rằm Tháng Tám, Giỗ tổ Hùng Vương...  Tết Nguyên Đán (thường vào cuối tháng Một, đầu tháng Hai hàng năm): Là Lễ hội lớn nhất trong các Lễ hội truyền thống Việt Nam. Đây là dịp cả gia đình xum họp, cùng nhau thưởng thức những món ăn truyền thống, đi thăm hỏi và chúc tụng những người trong gia tộc, bạn bè, đồng nghiệp. Trong quan niệm của mọi người, Tết là sự kết thúc của năm cũ - kết thúc của những điều xấu, rủi ro để bước sang năm mới với những điều tốt lành sẽ đến. Giao thừa là lúc thiêng liêng nhất; mọi gia đình đều lấy khoảnh khắc này để đặt lễ, thắp hương thờ cúng thần linh, tổ tiên. Ngoài việc cúng giao thừa, còn nhiều tập tục vẫn được duy trì vào dịp Tết như xông đất, hái lộc, mừng tuổi. Lễ Vu Lan (Rằm tháng Bảy âm lịch): Lễ Vu Lan là một đại lễ báo hiếu cha mẹ, ông bà, tổ tiên đã khuất - một tập tục đáng quý, đáng trọng của người Việt, thể hiện tấm lòng ”ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Theo Phật giáo, ngày này các âm hồn được lên trần hưởng lộc. Hầu hết các gia đình đều làm cỗ cúng gia tiên; cúng xong đốt vàng mã cho vong hồn dùng. Rằm tháng Bảy cũng là ngày xá tội vong nhân mà gọi nôm na theo dân gian là ngày cúng chúng sinh. Lễ vật gồm có cháo, bỏng gạo, bánh đa, bánh kẹo, hoa quả… để cúng cho những cô hồn lang thang, không người hương khói. Tết Trung Thu (Rằm tháng Tám âm lịch): Tết Trung thu, còn gọi là ”Tết trông Trăng”, là ngày Tết dành cho trẻ em. Trẻ em rất mong đợi được đón Tết này vì thường được người lớn tặng đồ chơi như đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, bánh nướng, bánh dẻo...Tối đêm Rằm, hầu hết các gia đình có trẻ em đều có mâm cỗ trông trăng. Cỗ trung thu chủ yếu là bánh kẹo và hoa quả được tạo thành các con giống bày trên mâm cỗ. Đêm Rằm, không khí thật náo nhiệt bởi tiếng vui đùa, múa hát của trẻ nhỏ, kết hợp với ánh sáng của trăng, đèn và nến... Một số nơi còn tổ chức các trò chơi như rước đèn, múa Lân, múa Sư tử, múa Rồng... cho các em nhỏ vui chơi.  Giỗ tổ Hùng Vương:  Ngày 10/3 âm lịch hàng năm là ngày Giỗ tổ Vua Hùng. Ngày Giỗ tổ được tổ chức tại khắp mọi miền đất nước Việt Nam và cả ở nhiều nước trên thế giới, nơi có đông cộng đồng người Việt Nam sinh sống. Nơi tổ chức Lễ Giỗ tổ chính thức là Phú Thọ (kinh đô của Nhà nước đầu tiên của Việt Nam – Văn Lang), nơi đặt Đền thờ 18 vị Vua Hùng. Những lễ phẩm có tính chất tục lệ của Việt Nam được làm ra và dâng cúng vào dịp này gồm đèn, hương, rượu, trầu cau, nước lã, bánh trưng, bánh dày. Từ năm 2007, Giỗ tổ Hùng Vương chính thức được công nhận là ngày Quốc lễ của Việt Nam. Đền thờ Vua Hùng Phong Châu, Phú Thọ Văn học: Việt Nam có một nền văn học phát triển khá sớm mang bản sắc riêng. Là một quốc gia có nhiều dân tộc sinh sống, mỗi dân tộc đều có nền văn học riêng của mình, tất cả tạo nên một nền văn học Việt Nam đa bản sắc. Văn học cổ: bao gồm dòng văn học dân gian, văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm. Dòng văn học dân gian xuất hiện trong quá trình lao động sản xuất, xây dựng và đấu tranh ngay từ thuở sơ khai, chủ yếu là truyền miệng dưới nhiều hình thức khác nhau như truyện kể, thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, truyện thơ, tục ngữ, ca dao, câu đố, vè... được truyền từ đời này sang đời khác. Dòng văn học chữ Hán: Chữ Hán bắt đầu du nhập vào Việt Nam từ đầu thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất. Sau khi giành được độc lập dân tộc (năm 938), các triều đại phong kiến Việt Nam, với tinh thần tự lực, tự cường đã phát triển nền văn học Việt Nam và sử dụng chữ Hán để ghi lại. Nhiều áng văn thơ bất hủ bằng chữ Hán còn lưu lại đến ngày nay như Bài thơ Thần của Lý Thường Kiệt, Hịch Tướng Sỹ của Trần Hưng Đạo; Đại Việt Sử ký của Lê Văn Hưu. Dòng văn học chữ Nôm: Chữ Nôm được Việt hóa từ chữ Hán. Văn học chữ Nôm xuất hiện từ thế kỷ VIII, được phát triển đỉnh cao vào thế kỷ XVIII và tiếp tục phát triển tới đầu thế kỷ XX. Nhiều tác phẩm nổi tiếng được lưu danh tới ngày nay như Bình Ngô Đại Cáo, Quốc Âm Thi Tập với 254 bài thơ của đại danh nhân Văn hóa Thế giới Nguyễn Trãi; tác phẩm Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập của Vua Lê Thánh Tông; Bách Vân Thi Tập của nhà học giả Nguyễn Bỉnh Khiêm; Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn; những bài thơ thể hiện khát vọng cho quyền bình đẳng nam nữ trong chế độ phong kiến của “Bà Chúa Thơ Nôm” Hồ Xuân Hương… Đỉnh cao phát triển của văn học của thời kỳ này là Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Bên cạnh đó, những tác phẩm lịch sử viết bằng chữ Nôm cũng xuất hiện nhiều như bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của các sử thần nhà Lê (Phan Phu Tiên, Ngô Sỹ Liên, Vũ Quỳnh) hay Lê Triều Thông Sử của học giả Lê Quý Đôn… Văn học hiện đại: Việc xuất hiện chữ Quốc ngữ là tiền đề sản sinh nền văn học mới, văn học hiện đại đầu thế kỷ 18. Dòng văn học hiện thực phê phán và phong trào thơ mới lãng mạn đã đóng góp những tác phẩm nổi tiếng cho nền văn học hiện đại Việt Nam với các tên tuổi như Hồ Biểu Chánh, Hoàng Ngọc Phách, Nguyễn Trọng Thuật, Trương Vĩnh Ký, Tản Đà, Thế Lữ, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Nam Cao… Văn học Cách mạng Việt Nam bắt đầu từ 1945 đến nay: Thời kỳ 1945-1975: Văn học thể hiện khát vọng của toàn dân tộc mong muốn hòa bình, độc lập, kêu gọi mọi người dân đứng lên đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.… Kể từ khi đất nước thống nhất năm 1975, với chủ trương “xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, giới văn nghệ sỹ Việt Nam đi sâu phản ánh nhiều mặt đời sống xã hội, kêu gọi toàn dân chung sức xây dựng một đất nước “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh”. Nền văn học Việt Nam, với sự đóng góp của hàng nghìn nhà thơ, nhà văn, ngày càng phát triển nhanh với các loại hình: văn xuôi, thơ, phê bình lý luận... đóng góp to lớn cho sự phát triển của nền văn hóa Việt Nam. Nghệ thuật biểu diễn: Trong nghệ thuật biểu diễn của Việt Nam, có nhiều thể loại như chèo, tuồng, cải lương, rối nước, ca múa nhạc cung đình, hát quan họ, chầu văn, ca trù, hát then, lý Nam Bộ… nhưng phổ biến nhất và thường được biểu diễn nhiều nhất là chèo, tuồng, cải lương, hát quan họ, rối nước, lý Nam Bộ và nhã nhạc (một hình thức của ca múa nhạc cung đình). Dưới đây là sơ lược một vài loại hình trong nghệ thuật biểu diễn. Ca múa nhạc cung đình: Ca múa nhạc cung đình phát triển mạnh vào triều đại vua Lê Thái Tông với nhiều loại hình ca múa nhạc phong phú như Trung cung chỉ nhạc, Yến nhạc, Nhã nhạc, Đại nhạc, Văn vũ, Võ vũ… Dưới triều nhà Nguyễn, ca múa nhạc cung đình phát triển rực rỡ với những điệu múa Bát dật biểu diễn trong các lễ tế trời của các vị vua Triều Nguyễn tại Đàn Nam Giao, Múa quạt, Tam tinh Chúc thọ, Bát tiên hiến, Lục triệt hoa mã đăng, Lục cúng hoa đăng trong các nghi lễ của triều đình phong kiến. Nhiều điệu múa, bản nhạc cung đình còn được lưu giữ và phát triển cho đến ngày nay. Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO chính thức công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới năm 2003. Múa rối nước: Múa rối nước xuất hiện từ thời Lý (1009 - 1225). Một vở rối nước thường có nhiều nhân vật. Mỗi nhân vật (con rối) là một tác phẩm điêu khắc dân gian, mang dáng vẻ khác nhau, tính cách khác nhau. Con rối được làm bằng gỗ, bên ngoài phủ lớp chống thấm nước. Nhân vật tiêu biểu của rối nước là chú Tễu với thân hình tròn trĩnh và nụ cười hóm hỉnh lạc quan. Nghệ nhân biểu diễn múa rối phải ngâm mình dưới nước sau màn sân khấu để điều khiển con rối thông qua máy sào, máy dây. Nhạc đệm cho cuộc diễn là bộ gõ gồm trống, mõ, thanh la… Nghệ thuật múa rối nước của Việt Nam là loại hình sân khấu cổ truyền, độc đáo được khán giả nhiều nước trên thế giới ưa chuộng.  Chèo: Bắt nguồn từ âm nhạc và múa dân gian, chèo là một loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống tiêu biểu nhất của Việt Nam.
Tài liệu liên quan