Đề tài Xây dùng web site khối phổ thông chuyên toán-Tin trường đại học sư phạm Hà Nội

Đề tài “ Xây dùng Web site khối phổ thông chuyên Toán-Tin trường đại học Sư phạm Hà nội” ra đời nhằm mục đích phục vụ cho việc quản lý thông tin của giáo viên và học sinh cũng như việc tìm hiểu thông tin của học sinh cũ về khối. Thực chất đây là một bài toán quản lí trên Web. Như vậy, Web site này không đơn giản là cung cấp thông tin mà nó phải có khả năng xử lý dữ liệu, trả kết qủa động về cho máy khách. Mọi người có thể tìm hiểu thông tin về khối, trao đổi thảo luận với nhau thông qua diễn đàn, .

doc104 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1263 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dùng web site khối phổ thông chuyên toán-Tin trường đại học sư phạm Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giới thiệu đề tài Đề tài “ Xây dùng Web site khối phổ thông chuyên Toán-Tin trường đại học Sư phạm Hà nội” ra đời nhằm mục đích phục vụ cho việc quản lý thông tin của giáo viên và học sinh cũng như việc tìm hiểu thông tin của học sinh cũ về khối. Thực chất đây là một bài toán quản lí trên Web. Như vậy, Web site này không đơn giản là cung cấp thông tin mà nó phải có khả năng xử lý dữ liệu, trả kết qủa động về cho máy khách. Mọi người có thể tìm hiểu thông tin về khối, trao đổi thảo luận với nhau thông qua diễn đàn, ... Ngoài những chức năng trên thì em đã đưa vào trang quản lí nhiều chức năng phục vụ cho người quản trị Web site, mở ra khả năng làm việc thông qua mạng. Người quản trị có khả năng ngồi ở nhà có thể truy cập vào trang quản lý của mình (có mật khẩu riêng và địa chỉ URL khác) để thay đổi, cập nhật thông tin về điểm, ... Về nội dung báo cáo chia làm 5 chương nh­ sau: Chương 1 Mạng máy tính và Internet: đưa ra các khái niệm về mạng máy tính nh­ mạng máy tính là gì, mô hình OSI, giao thức TCP/IP, ... Giới thiệu Internet , Interanet và các ứng dụng của nó. Chương 2 Tổng quan về CSDL - Vấn đề tích hợp Web với CSDL: trình bày các kiến thức cơ bản về CSDL. Nghiên cứu các giải pháp tích hợp Web với CSDL phục vụ cho việc xây dựng Web database. Chương 3 Công nghệ ASP: Nêu ra vấn đề lùa chọn công nghệ thực hiện đề tài. Trình bày ASP và công nghệ được sử dụng trong đề tài. Chương 4 Phân tích và thiết kế hệ thống: Đi sâu vào việc xây dựng đề tài. Chương 5 Giới thiệu chương trình: Hướng dẫn cài đặt, triển khai chương trình. Nêu lên các mặt mạnh và hạn chế của chương trình. Em đã cố hết sức để hoàn thành đề tài ở mức tốt nhất có thể. Tuy nhiên, do thời gian thực hiện đề tài không phải là dài và khối lượng công việc lại lớn. Mặt khác, trước khi nhận đề tài, nghiệp vụ xây dựng Web còn rất mới đối với em nên em phải nghiên cứu nhiều về vấn đề về lý thuyết nên chương trình còn nhiều thiếu sót, hạn chế, em rất mong được sự chỉ bảo, góp ýcủa thày cô giáo và các bạn để em có thể nâng cấp chương trình hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Lời cám ơn Trước tiên, em xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Phan Trung Huy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình làm đồ án tốt nghiệp. Em còng xin cảm ơn sự giúp đỡ của thày Doãn Minh Cường đã giúp đỡ em về mặt tư liệu để hoàn thành đề tài. Xin cảm ơn sự góp ý quý báu của bạn bè cùng líp đã quan tâm và chia sẻ khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài. Nhân đây, em còng xin bày tỏ lòng biết ơn đối với các thày, cô giáo trong khoa Toán ứng dụng nói riêng và các thày cô giáo của trường Đại học Bách Khoa Hà nội nói chung đã truyền đạt kiến thức cho em trong suốt 5 năm học tập tại trường. Những kiến thức đó là hành trang không thể thiếu cùng em trong quá trình công tác sau này. Được trở thành sinh viên của trường Đại học Bách Khoa Hà nội là niềm vinh dự lớn đối với em và em cố gắng phấn đấu học tập và lao động để xứng đáng với niềm vinh dự đó. Chương 1. Mạng máy tính và internet 1.1. Mạng máy tính. 1.1.1. Khái niệm về mạng máy tính. Mạng máy tính là một tập hợp các máy tính được nối với nhau bởi các đường truyền vật lý theo mét kiến tróc nào đó . Đường truyền vật lý dùng để chuyển các tín hiệu điện tử giữa các máy tính. Các tín hiệu điện tử đó biểu thị các giá trị dữ liệu dưới dạng các xung nhị phân (on - off). Tất cả các dữ liệu được truyền giữa các máy tính đều thuộc một dạng sóng điện từ (EM) nào đó, trải qua các tần số radio tới sóng cực ngắn (viba) và tia hồng ngoại. Tuỳ theo tần số sóng điện từ có thể dùng các đường truyền vật lý khác nhau để truyền các tín hiệu. Kiến trúc mạng máy tính thể hiện cách nối các máy tính với nhau ra sao và tập hợp tất cả các quy tắc, quy ước mà tất cả các thực thể tham gia truyền thông trên mạng phải tuân theo để cho mạng hoạt động tốt. Cách nối các máy tính được gọi là hình trạng (topolopy) của mạng (gọi tắt là topo). Còn các tập quy tắc, quy ước truyền thông thì được gọi là giao thức (protocol) của mạng. 1.1.2. Mô hình mạng OSI. Khi thiết kế mạng, các nhà thiết kế tự do lùa chọn kiến trúc mạng của mình. Từ đó dẫn đến tình trạng không tương thích giữa các mạng: phương pháp truy nhập đường dẫn khác nhau, sử dụng họ giao thức khác nhau .. . Sự không tương thích đó là trở ngại cho sự tương tác của người sử dụng các mạng khác nhau. Nhu cầu trao đổi thông tin càng lớn thì trở ngại đó càng không thể chấp nhận được với người sử dụng. Sự thúc bách của khách hàng đã khiến cho các nhà sản xuất và các nhà nghiên cứu – thông qua các tổ chức chuẩn hoá quốc gia và quốc tế – tích cực tìm kiếm một sự hội tụ cho các sản phẩm mạng trên thị trường. Vì lý do trên, vào năm 1984 Tổ chức tiêu chuẩn hoá ISO đã xây dựng một mô hình tham chiếu cho việc kết nối đến các hệ thống mở (Reference Model for Open Systems Interconnection hay gọn hơn: ISO Reference Model) để làm chuẩn cho các nhà thiết kế và chế tạo các sản phẩm về mạng. Mô hình này gồm bảy tầng như sau: Sending Application Receiver Application APPLICATION LAYER presentation LAYER session LAYER transport LAYER datalink LAYER network LAYER physical LAYER APPLICATION LAYER presentation LAYER session LAYER Transport LAYER Datalink LAYER network LAYER physical LAYER Hình 1.1. Mô hình mạng OSI Application layer: chứa các dịch vụ phục vụ cho người dùng nh­ truyền nhận file hay email, ... Presentation layer: chứa các dịch vụ về thao tác dữ liệu nh­ nén, giải nén, ... Cấp này không có các dịch vụ thông tin của riêng nó. Session layer: chứa các dịch vụ cho phép trao đổi thông tin giữa các quá trình, tạo và kết thúc kết nối của các quá trình trên các máy khác nhau. Transport layer: chứa các dịch vụ tìm và sửa lỗi nhằm bảo đảm tính đúng đắn của dữ liệu nhận. Network layer: quản lý việc kết nối trong mạng liên quan đến địa chỉ của máy tính gửi và máy tính nhận còng nh­ sù tắc nghẽn giao thông của mạng. Datalink layer: bảo đảm các gói dữ liệu được gửi đi thông qua mạng vật lý. Physical layer: phục vụ cho việc gửi các dữ liệu là các bít thô thông qua kênh truyền. Do đặc tính của mô hình OSI, dữ liệu gửi phải đi qua tất cả 14 cấp để đến được chương trình nhận. ở mỗi cấp, dữ liệu sẽ bị trễ một khoảng thời gian. Điều này làm giảm hiệu suất của mạng. Mô hình TCP/IP có ưu điểm hơn và hiện đang được sử dụng rộng rãi. 1.1.3. Họ giao thức TCP/IP. Năm 1970, Vint Cerf và Robert Kahn đã đưa ra việc thiết kế chi tiết cho mét protocol để liên lạc giữa các mạng khác nhau. Đến năm 1982, việc thiết kế này được cài đặt rộng rãi và được gọi là TCP/IP (Transmission control protocol). TCP/IP gồm bốn líp được mô tả bằng hình sau: Application layer HTTP, FTP, Telnet, smtp Transport layer Tcp, udp Network layer Ip Physical layer Ethernetx.25, token ring Sending Data Receiving Data Hình 1.2. Kiến trúc TCP/IP Application layer: chứa các ứng dụng có sử dụng mạng. Líp này tương ứng với hai líp trên cùng ( application và presentation layer) của mô hình OSI. Transport layer: cung cấp các dịch vụ truyền nhận dữ liệu giữa các quá trình với nhau. Các quá trình này có thể trao đổi thông tin với nhau thông qua địa chỉ của máy tính gửi/ nhận và cổng thông tin. Cấp này tương ứng với hai cấp kế tiếp (session và transport layer) của mô hình OSI. Network layer: đảm nhận việc xác định, tìm đường và phân phối các gói thông tin tới địa chỉ đích. Network layer trong mô hình TCP/IP tương ứng với hai líp network và datalink của mô hình OSI. Physical layer: sử dụng các giao tiếp chuẩn hiện có nh­ Ethernet, Tokenring, .. để phục vụ cho việc gửi và nhận dữ liệu. TCP là giao thức truyền điều khiển “có liên kết”, nó gửi từng gói dữ liệu đi, nơi nhận dữ liệu theo giao thức này phải có trách nhiệm thông báo và kiểm tra dữ liệu đã đủ hay chưa, có lỗi hay không có lỗi, nếu dữ liệu bị mất hay háng TCP sẽ yêu cầu gửi lại dữ liệu cho đến khi hết các lỗi. Trước khi truyền dữ liệu bao giê cũng có sự kết nối giữa máy gửi và máy nhận (do đó mới gọi là “có liên kết”). Truyền dữ liệu theo TCP đảm bảo việc truy cập, truyền dữ liệu trên mạng là không mất mát. Nó thích hợp cho các ứng dụng đòi hỏi độ tin cậy khi truyền dữ liệu, nhưng lại không thích hợp cho các ứng dụng đòi hỏi lưu thông trên mạng rộng rãi. Muốn gửi gói dữ liêu (datagram) đến nhiều đích, TCP phải thiết lập đến một mạch ảo. Đây là một tiến trình tiêu thụ thời gian và tập trung tài nguyên. Đối với các ứng dụng phụ thuộc vào việc truyền rộng rãi, UDP là một giao thức líp vận chuyển thích hợp hơn. UDP có thể truyền dữ liệu mà không đòi hỏi phải thiết lập một mạch dữ liệu. Mỗi đơn vị dữ liệu được gởi với một địa chỉ nguồn và đích đầy đủ và chỉ số cổng liên quan cho việc truyền dữ liệu. UDP là một giao thức vận chuyển “không liên kết”vì nó không sử dụng một kết nối được thiết lập để truyền dữ liệu và nó cũng không có cơ chế để kiểm tra dữ liệu. UDP có xu thế hoạt động nhanh hơn TCP. Tuy nhiên, UDP không bảo đảm rằng đến theo thứ tự nó được gửi. Một thuận lợi lớn của UDP so với TCP là giao thức này thích hợp cho những ứng dụng được truyền rộng rãi. Một gói dữ liệu có thể truyền trên mạng bằng cách xác định một địa chỉ truyền rộng rãi (broadcast address) trên địa chỉ đích. IP là giao thức liên mạng cung cấp khả năng kết nối các mạng con thành liên mạng để truyền dữ liệu. Vai trò của IP tương tự giao thức tầng mạng trong mô hình OSI, nó giải mã các địa chỉ và tìm đường để đưa dữ liệu đến đích. TCP/IP có những đặc điểm sau đây – những đặc điểm đã làm nó trở nên phổ biến: Tính độc lập về topolopy của mạng: TCP/IP được dùng trên mạng bus, rimg và star. Nó có thể dùng trong mạng cục bộ (LAN) còng nh­ mạng diện rộng (WAN). Tính độc lập về phần cứng mạng: TCP/IP có thể dùng Ethernet, tokenring, ... Chuẩn nghi thức mở: Với chuẩn TCP/IP có thể hiện thực trên bất kỳ phần cứng hay hệ điều hành nào. Do đó, TCP/IP là tập nghi thức lý tưởng để kết hợp phần cứng còng nh­ phần mềm khác nhau. Sơ đồ địa chỉ toàn cầu: mỗi máy tính trên mạng TCP/IP có một đia chỉ xác định duy nhất. Mỗi packed dữ liệu được gửi trên mạng TCP/IP có một header gồm địa chỉ của máy đích còng nh­ địa chỉ của máy nguồn. Khung Client-Server: TCP/IP là khung cho những ứng dụng client-server mạnh hoạt động trên mạng cục bộ và mạng diện rộng. Chuẩn nghi thức ứng dụng: TCP/IP không chỉ cung cấp cho mọi người lập trình phương thức truyền dữ liệu trên mạng giữa các ứng dụng mà còn cung cấp nhiều nghi thức ở mức ứng dụng (những nghi thức hiện thực các chức năng thường dùng như email, truyền nhận file). 1.2. INTERNET. 1.2.1. Giới thiệu về internet. Internet là một mạng máy tính có phạm vi toàn cầu bao gồm nhiều mạng nhỏ còng nh­ các máy tính riêng lẻ được kết nối với nhau để có thể liên lạc và trao đổi thông tin. Trên quan điểm Client/ Server thì có thể xem là Internet nh­ là mạng của các mạng của các Server, có thể truy xuất bởi hàng triệu Client. Việc chuyển và nhận thông tin trên Internet được thực hiện bằng giao thức TCP/IP ( trình bày ở phần 1.3) Internet bắt nguồn từ APANET trực thuộc Bộ quốc phòng Mỹ và được mở rộng cho các viện nghiên cứu, sau này được phát triển cho hàng triệu người cùng sử dông nh­ ngày hôm nay. Ban đầu các nhà nghiên cứu liên lạc với nhau qua mạng bằng dịch vụ thư điện tử, sau đó phát sinh thêm một số mạng máy tính nh­ mạng Usernet, ngày nay là dịch vụ bảng tin điện tử. Mạng này được thiết lập lần đầu tiên ở University of North Carolina, mà qua đó người dùng có thể gửi và đọc các thông điệp theo các đề tài tự chọn. ở việt Nam thì mạng Trí Tuệ Việt Nam của công ty FPT là mạng đầu tiên được xây dựng theo dạng bảng tin điện tử. Các nhà khoa học khắp nơi trên thế giới tham gia vào hệ thống thông tin mở này, những người dùng với mục đích thương mại và công chúng cũng tham gia vào hệ thống này thông qua các nhà cung cấp dịch vụ Internet. Vì thế gây ra sự phát triển bùng nổ thông tin liên lạc toàn cầu qua mạng máy tính. Đó chính là mạng Internet hiện nay. 1.2.2. Các dịch vụ thông tin trên Internet. Cùng với TCP/IP, các chuẩn cho tầng ứng dụng cũng được phát triển ngày càng phổ biến trên Internet. Các ứng dụng có sớm nhất là Telnet, FTP, SMTP và DNS đã trở thành những dịch vụ thông tin quen thuộc trên Internet. Với sự phát triển của công nghệ thông tin và nhu cầu xã hội, danh sách các dịch vụ thông tin trên Internet ngày càng dài thêm với sự đóng góp sản phẩm của nhiều nhà cung cấp dịch vụ khác nhau. Sau đây là một vài dịch vụ điển hình nhất: 1.2.2.1. Dịch vụ tên miền (DNS) Việc định danh các phần tử của liên mạng bằng các con sè nh­ trong địa chỉ IP rõ ràng không làm cho người sử dụng hài lòng bởi chúng khó nhớ, dễ nhầm lẫn. Vì thế người ta đã xây dựng hệ thống đặt tên cho các phần tử của Internet, cho phép người dùng chỉ cần nhớ các tên chứ không cần nhớ địa chỉ IP nữa. Cũng giống nh­ địa chỉ IP, tên mỗi máy tính trên mạng phải là duy nhất. Ngoài ra cần phải có cách để chuyển đổi tương ứng giữa các tên và các địa chỉ số. Đối với một một liên mạng tầm cỡ toàn cầu nh­ Internet phải có một hệ thống đặt tên trực tuyến và phân tán thích hợp. Hệ thống này được gọi là DNS ( Domain Name System). Đây là một phương pháp quản lý các tên bằng cách giao trách nhiệm phân cấp cho các nhóm tên. Mỗi cấp trong hệ thống được gọi là một miền ( domain), các miền được tách nhau bởi dấu chấm. Ví dụ: java.sun.com. 1.2.2.2. Đăng nhập từ xa (Telnet) Telnet cho phép người sử dụng từ một trạm làm việc của mình có thể đăng nhập vào một trạm ở xa qua mạng và làm việc với hệ thống y như là một trạm cuối nối trực tiếp với trạm từ xa đó. Để khởi động Telnet, từ trạm làm việc của mình người sử dụng chỉ việc gõ: telnet Sau đó, nếu mạng hoạt động tốt thì người sử dụng chỉ việc làm theo các thông báo hiển thị trên màn hình. Telnet có một tập lệnh điều khiển hỗ trợ cho quá trình thực hiện. 1.2.2.3. Truyền tệp (FTP). Dịch vụ truyền tệp trên Internet được đặt tên theo giao thức mà nó sử dụng là FTP ( File Transfer Protocol). FTP cho phép chuyển các tệp từ một trạm này sang trạm khác, bất kể các trạm đó ở đâu và sử dụng hệ điều hành gì, chỉ cần chúng được nối Internet và cài đặt FTP. Để khởi động FTP, từ trạm làm việc của mình ta chỉ cần gõ: ftp FTP sẽ thiết lập liên kết với trạm ở xa và lúc đó ta sẽ phải làm các thao tác để đăng nhập hệ thống. Sau khi trên màn hình hiển thị dấu nhắc ftp> ta có thể gõ tiếp các lệnh cho phép truyền tệp theo cả hai chiều. Trong trường hợp không có account thì ta không thể sử dông nh­ trên được. Tuy nhiên, các tác giả FTP đă cung cấp một dịch vụ gọi là “ FTP vô danh” ( anonymuos FTP) cho phép những người không có account có thể truy cập tới một số tệp nhất định. Khi sử dụng chương trình FTP để kết nối vào một anonymous FTP host, nó hoạt động giống như nghi thức FTP, ngoại trừ khi nó đòi hỏi một User ID, đó là anonymous. Khi nó đòi hỏi password, chóng ta đánh vào một xâu ký tự bất kỳ. Khi người quản trị hệ thống cài đặt một máy tính nh­ là một anonymous FTP host, định rõ những thư mục dùng cho việc truy cập chung. Nh­ mét biện pháp an toàn, hầu hết những anonymous FTP host cho phép User download file, nhưng không cho phép upload file ( chép lên Server). 1.2.2.4. Thư điện tử ( Email). Đây là một trong những dịch vụ thông tin phổ biến nhất trên Internet hiện nay. Tuy nhiên, khác với các dịch vụ DNS, Telnet, FTP, thư điện tử không phải là dịch vụ “từ đầu - đến cuối” (end to end), nghĩa là máy gửi thư và máy nhận thư không cần thiết phải liên kết trực tiếp với nhau để thực hiện việc chuyển thư. Nó là dịch vụ kiểu “ lưu và chuyển tiếp” (Store and Forward). Thư điện tử được chuyển từ máy này sang máy khác cho đến máy đích ( giống nh­ trong hệ thống bưu chính thông thường: thư được chuyển đến tay người nhận sau khi đi qua một số bưu cục trung chuyển). Hình sau cho sơ đồ ví dụ hoạt động của mạng thư điện tử: Mỗi người dùng ( Client) đều phải kết nối với một Email Server gần nhất ( đóng vai trò bưu cục địa phương). Sau khi soạnh thảo xong thư và đề rõ địa chỉ đích ( người nhận), người sử dụng sẽ gửi thư đến Email Server của mình đã đăng ký. Email Server này có nhiệm vụ chuyển thư đến đích hoặc đến một Email Server trung gian khác. Thư sẽ chuyển đến Email Server của người nhận và được lưu tại đó. Đến khi người nhận thiết lập một kết nối đến Email Server đó thì thư sẽ được chuyển về máy của người nhận, nếu không thì thư vẫn tiếp tục được giữ tại Server để đảm bảo không bị mất thư. Giao thức truyền thống sử dụng cho hệ thống điện tử của Internet là SMTP ( Simple Mail Transfer Protôcl). Giao thức này được đặc tả trong hai chuẩn là RFC 822 ( định nghĩa cấu trúc của thư) và RFC 821 ( đặc tả trao đổi thư giữa hai trạm của mạng). Hệ thống địa chỉ thư điện tử trên Internet không chỉ định danh cho các host của mạng mà phải xác định rõ người sử dụng trên các host đó để trao đổi thư. Dạng tổng quát của địa chỉ Email là: Login-name@host-name Ví dô: hoanhn@yahoo.com 1.2.2.5. Nhóm tin ( New groups) Đây là dịch vụ cho phép nhiều người sử dụng ở nhiều nơi khác nhau có cùng mối quan tâm có thể tham gia vào một “nhóm tin” và trao đổi các vấn đề quan tâm của mình thông qua các nhóm tin này. Có thể có nhiều nhóm tin khác nhau như: nhóm tin về nhạc cổ điển, nhóm tin về hội hoạ, ... Trong mỗi nhóm tin có thể có nhiều nội dung thảo luận khác nhau. Tên nhóm tin được cấu trúc theo kiểu phân cấp, các cấp phân cách bởi một dấu chấm. Ví dô: Rec. music. Classic Trên Internet có nhiều Server tin khác nhau, trong đó tin tức được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau. Các Server tin cũng có thể tạo các nhóm tin cục bộ đáp ứng nhu cầu của người sử dụng. Người sử dụng tương tác với một Server tin thông qua một chương trình được đặt tên là chương trình đọc tin (News Reader). Và người sử dụng chỉ biết đến một Server tin duy nhất, đó là Server mà mình kết nối vào. Mọi sự trao đổi, tương tác giữa các Server tin và các nhóm tin hoàn toàn “trong suốt” đối với người sử dụng. Với dịch vụ này, một người sử dụng có thể nhận được các thông tin mà mình quan tâm của nhiều người từ khắp nơi, đồng thời có thể gửi thông tin của mình đi cho những người này. 1.2.2.6. Tìm kiếm tệp (Archie). Archie là một dịch vụ Internet cho phép tìm kiếm theo chỉ số (index) các tệp khả dụng trên các Server công cộng (Archie Server) của mạng. Người sử dụng có thể yêu cầu Archie tìm các tệp có chứa một xâu văn bản hoặc chứa một từ nào đó. Archie sẽ trả lời bằng tên các tệp thoả mãn yêu cầu và chỉ ra tên của các Server chứa các tệp đó. Để dùng Archie, ta phải chọn một Archie Server. Sau đó, có thể dùng Telnet để truy cập tới Server và tìm kiếm tệp mong muốn. Ta cũng có thể dùng thư điện tử ( chứa các lệnh tìm kiếm mong muốn) gửi tới địa chỉ Archie@Server trong đó Server chính là Archie Server mà ta đã chọn, và chờ đợi để nhận thư trả lời ( về kết quả tìm kiếm) từ Server. Ngoài dịch vụ tìm kiếm tệp hiện nay còn có các dịch vụ tìm kiếm khác nh­ tìm kiếm thông tin theo thực đơn Gopher, tìm kiếm thông tin theo chỉ số WAIS (Wide Area Infomation Server)... 1.2.2.7. World Wide Web (WWW). WWW là một dịch vụ thông tin mới nhất và hấp dẫn nhất trên Internet. Nó dùa trên kỹ thuật biểu diễn thông tin có tên là siêu văn bản (hypertext), trong đó các từ được chọn trong văn bản có thể được “mở rộng” bất kỳ lúc nào để cung cấp các thông tin chi tiết. Sự mở rộng ở đây được hiểu theo nghĩa là chúng có các liên kết tới các tài liệu khác ( có thể là văn bản, âm thanh, ...) có chứa các thông tin bổ sung. Thuật ngữ World Wide Web được công bố lần đầu tiên vào tháng 8/1991 trên nhóm tin alt.hypertext. Từ đó nhiều nhà phát triển đã tham gia phát triển Web trên các hệ điều hành khác nhau (Unix, Macintosh, Window, ...). Web sử dụng một ngôn ngữ có tên là HTML. HTML cho phép đọc và liên kết các kiểu dữ liệu khác nhau trên cùng một trang thông tin. Để thực hiện việc truy nhập, liên kết các tài nguyên khác nhau theo kỹ thuật siêu văn bản, WWW sử dụng khái niệm URL (Uniform Resource Locator). Đây chính là một dạng tên để định danh duy nhất cho một tài liệu hoặc một dịch vụ Web. Hoạt động của Web dùa trên mô hình Client/Server. Tại trạm Client, người sử dụng sẽ dùng Web Browser để gửi yêu cầu tìm kiếm các tập tin HTML đến Web Server ở xa