Nâng cao hiệu quảvà chất lượng trong dạy học là một vấn đề được xã hội đặc
biệt quan tâm. Việc lựa chọn một phương pháp dạy học phù hợp nhằm đáp ứng yêu
cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụcông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đang
là yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Xu thếtoàn cầu hoá đang ảnh hưởng
mạnh mẽ đến mô hình dạy học của nước ta, đặt ngành giáo dục và đào tạo nước ta
đứng trước những thửthách và những cơhội mới, từ đó đã khẳng định dần vai trò
của cá nhân và cộng đồng trong hoạt động giáo dục. Hơn nữa, giáo dục trong mỗi
giai đoạn luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sựphát triển của mỗi quốc gia,
mà ởbậc trung học phổthông được xem là cột mốc quyết định tương lai của mỗi
học sinh khi có sựphân hoá vềnăng lực diễn ra không đồng bộvà định hướng
tương lai cũng khác nhau.
Sửdụng phương pháp dạy học thích hợp với từng đối tượng người học không
chỉ đơn thuần là cung cấp tri thức mà phải trang bịcho người học khảnăng khám
phá và nghiên cứu đểphát triển năng lực trí tuệthông qua hoạt động tựlực của bản
thân. Một trong những phương pháp dạy học theo quan điểm điều khiển học đang
được quan tâm đó là phương pháp dạy học chương trình hoá (programmed teaching
method). Phương pháp dạy học chương trình hoá lấy người học làm trung tâm
nhưng vẫn có vai trò trực tiếp của người dạy. Bài học chương trình hoá giúp cá biệt
hoá hoạt động học theo nhu cầu và khảnăng của người học, qua đó phát huy được
tính tích cực, tựlực trong học tập của từng học sinh. Sựphân hoá vềnăng lực của
từng học sinh tạo điều kiện cho học sinh yếu, trung bình, nắm bắt được nội dung tối
thiểu của bài học, còn học sinh khá, giỏi có thểnâng cao khảnăng tựhọc hỏi và
nghiên cứu sau này.
Phương pháp dạy học chương trình hoá được phát triển từnhững năm50 của
thếkỷtrước và đã được ứng dụng vào giảng dạy ởnhiều nơi trên thếgiới nhưMỹ,
Liên Xô, Ấn Độ, với các loại phương tiện khác nhau. Đặc biệt, với sựphổcập
1
2
của máy tính cá nhân, việc tổchức các bài học chương trình hóa trởnên dễdàng và
ít tốn kém. Do vậy, nhiều tổchức đào tạo trên thếgiới đã sửdụng nó trong các bài
giảng, nhất là các bài học đểtựhọc.
Phương pháp dạy học chương trình hóa có hai ưu điểm chủyếu là:
Thểhiện được quan điểm đặt trọng tâm của quá trình dạy học vào người
học và cá biệt hóa quá trình dạy học theo trình độvà năng lực của từng học sinh do
vậy phát huy được tính tích cực và chủ động của họtrong học tập.
Điểm thứhai dễnhận thấy hơn là từng cá nhân người học có thểtiếp thu
kiến thức với lượng thời gian khác nhau, theo các diễn tiến khác nhau tùy vào kiến
thức có sẵn, vào khảnăng, tốc độhọc tập của riêng họcũng nhưphương tiện hiện
đại mà họcó.
Trước đây ởViệt Nam, phương pháp dạy học chương trình hóa được đềcập
khá nhiều và cũng đã có khá nhiều người cốgắng áp dụng nó nhưng có lẽdo số
lượng người nắm vững nguyên lý của dạy học chương trình hóa, đồng thời biết kỹ
thuật đểxây dựng các bài học đạt được các tiêu chí của nó chưa nhiều nên các bài
học ởdạng này hầu nhưchưa được sửdụng.
Tuy có nhiều ưu điểm vềmặt lý thuyết nhưng phương pháp dạy học chương
trình hóa đặt ra một sốvấn đềkhó khăn khi sửdụng là:
Quá trình chuẩn bịcủa giáo viên cho một tiết dạy học chương trình hóa.
Khảnăng điều khiển, quản lý của giáo viên đến từng học sinh, một điều
không dễthực hiện nếu không có máy tính hỗtrợ.
142 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1650 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng Website dạy một số bài học của chương Các dụng cụ quang học lớp 11 – Nâng cao trên cơ sở vận dụng phương pháp dạy học chương trình hoá nhằm phát huy tính tích cực, tự lực học tập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Phạm Duy Phượng Chi
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2009
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Phạm Duy Phượng Chi
Chuyên ngành : Lý luận và Phương pháp dạy học môn Vật lý
Mã số : 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. PHẠM THẾ DÂN
Thành phố Hồ Chí Minh – 2009
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn Khoa Vật
lý, Phòng Khoa học Công nghệ và Sau đại học trường Đại học Sư
phạm Tp HCM đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc học tập,
nghiên cứu và nhiệt tình giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình làm
luận văn.
Bằng tất cả tình cảm chân thành, tác giả luận văn xin được
bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn TS.
Phạm Thế Dân – người đã tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo tận tình
trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thiện luận văn của tác giả.
Tác giả cũng xin gởi lời cảm ơn chân thành đến thầy ThS.
Hà Viết Hải – Khoa Tin học Đại học Sư phạm Huế đã nhiệt tình hỗ
trợ và cung cấp các tài liệu quí giá để tác giả có thể hoàn thành luận
văn đúng thời hạn.
Bên cạnh đó, tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đến các thầy cô trong tổ Bộ môn, BGH trường THPT Mạc Đĩnh
Chi Quận 6 Tp HCM, cùng các anh chị học viên cao học chuyên
ngành Lý luận và phương pháp dạy học Vật lý khóa 17 đã nhiệt
tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình
học tập và nghiên cứu khoa học.
Cuối cùng xin gởi lời cảm ơn chân thành đến gia đình,
những người thân và các bạn bè gần xa đã luôn động viên, giúp đỡ
tác giả. Đó là nguồn động lực rất lớn cho tác giả trong quá trình
nghiên cứu và hoàn thiện luận văn của mình.
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các sơ đồ, bảng và biểu đồ
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH HOÁ VÀ
VIỆC XÂY DỰNG WEBSITE DẠY MỘT SỐ BÀI HỌC
VẬT LÍ NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰ LỰC
HỌC TẬP CỦA HỌC SINH.
1.1. Vấn đề phát huy tính tích cực, tự lực học tập của học sinh ...........................6
1.2. Phương pháp dạy học chương trình hoá và sự phát huy tính tích cực,
tự lực học tập của học sinh...........................................................................12
1.3. Việc sử dụng Website dạy học vật lí trên cơ sở vận dụng phương
pháp dạy học chương trình hoá....................................................................23
1.4. Kết luận của chương 1 .................................................................................39
Chương 2: XÂY DỰNG WEBSITE DẠY MỘT SỐ BÀI HỌC CỦA
CHƯƠNG “CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC” LỚP 11 –
NÂNG CAO TRÊN CƠ SỞ VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH HOÁ NHẰM PHÁT HUY
TÍNH TÍCH CỰC, TỰ LỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH.
2.1. Cấu trúc của Website dạy học một số bài học của chương “Các dụng
cụ quang học” lớp 11 – nâng cao theo phương pháp dạy học chương
trình hoá .......................................................................................................41
2.2. Website dạy một số bài học của chương “Các dụng cụ quang học”
lớp 11 – nâng cao theo phương pháp dạy học chương trình hóa .................43
2.3. Kết luận của chương 2 ...............................................................................110
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục tiêu của thực nghiệm sư phạm ...........................................................112
3.2. Đối tượng của thực nghiệm sư phạm.........................................................112
3.3. Nội dung của thực nghiệm sư phạm ..........................................................112
3.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm...........................................................113
3.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm ................................................................... 114
3.6. Kết luận của chương 3 ...............................................................................119
KẾT LUẬN CHUNG CỦA LUẬN VĂN ............................................................120
HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP CỦA ĐỀ TÀI ...................................................122
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................123
PHỤ LỤC ...............................................................................................................127
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTH : Chương trình hoá
PPDH : Phương pháp dạy học
THPT : Trung học phổ thông
CNTT : Công nghệ thông tin
TTC : Tính tích cực
ICT : Information and Communication Technology.
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.2.1 : Sơ đồ điều khiển học của quá trình dạy học ......................................13
Sơ đồ 1.2.2 : Sơ đồ biểu diễn một liều học..............................................................15
Sơ đồ 1.2.3 : Sơ đồ cụ thể của một liều học ............................................................15
Sơ đồ 1.2.4 : Bài học chương trình hóa dạng tuyến tính đơn giản ..........................17
Sơ đồ 1.2.5 : Bài học chương trình hóa dạng tuyến tính với các bước nhảy vọt ....18
Sơ đồ 1.2.6 : Bài học chương trình hóa dạng phân nhánh đơn giản........................19
Sơ đồ 1.2.7 : Bài học chương trình hóa tổng quát với các kiểu phân nhánh khác
nhau ....................................................................................................19
Sơ đồ 1.2.8 : Một ví dụ về tổ chức các liều .............................................................33
Sơ đồ 2.2.1.a : Tổ chức thiết kế web phần bài học – Bài “Thấu kính mỏng”............44
Sơ đồ 2.2.1.b : Tổ chức thiết kế web phần bài tập củng cố – Bài “Thấu kính
mỏng”.................................................................................................54
Sơ đồ 2.2.1.c : Tổ chức thiết kế web phần bài tập nâng cao – Bài “Thấu kính
mỏng”.................................................................................................61
Sơ đồ 2.2.2.a : Tổ chức thiết kế web phần bài học – Bài “Kính lúp” ........................71
Sơ đồ 2.2.2.b : Tổ chức thiết kế web phần bài tập củng cố – Bài “Kính lúp”............75
Sơ đồ 2.2.2.c : Tổ chức thiết kế web phần bài tập nâng cao – Bài “Kính lúp”..........80
Sơ đồ 2.2.3.a : Tổ chức thiết kế web phần bài học – Bài “Kính hiển vi” ..................87
Sơ đồ 2.2.3.b : Tổ chức thiết kế web phần bài tập củng cố – Bài “Kính hiển vi”......91
Sơ đồ 2.2.3.c : Tổ chức thiết kế web phần bài tập nâng cao – Bài “Kính hiển vi”....94
Sơ đồ 2.2.4.a : Tổ chức thiết kế web phần bài học – Bài “Kính thiên văn”...............99
Sơ đồ 2.2.4.b : Tổ chức thiết kế web phần bài tập củng cố – Bài “Kính thiên văn” 103
Sơ đồ 2.2.4.c : Tổ chức thiết kế web phần bài tập nâng cao – Bài “Kính thiên
văn” ..................................................................................................106
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Bảng 3.1 : Mẫu thực nghiệm sư phạm ...........................................................113
Bảng 3.2 : Thống kê điểm số..........................................................................115
Bảng 3.3 : Các tham số thống kê điểm số ......................................................116
Bảng 3.4 : Bảng phân phối tần suất................................................................117
Bảng 3.5 : Bảng phân phối tần suất luỹ tích...................................................117
Biểu đồ 3.1 : Đồ thị phân phối tần suất ..............................................................117
Biểu đồ 3.2 : Đồ thị phân phối tần suất tích luỹ .................................................118
Biểu đồ 3.3 : Biểu đồ phân loại học lực .............................................................118
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nâng cao hiệu quả và chất lượng trong dạy học là một vấn đề được xã hội đặc
biệt quan tâm. Việc lựa chọn một phương pháp dạy học phù hợp nhằm đáp ứng yêu
cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đang
là yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Xu thế toàn cầu hoá đang ảnh hưởng
mạnh mẽ đến mô hình dạy học của nước ta, đặt ngành giáo dục và đào tạo nước ta
đứng trước những thử thách và những cơ hội mới, từ đó đã khẳng định dần vai trò
của cá nhân và cộng đồng trong hoạt động giáo dục. Hơn nữa, giáo dục trong mỗi
giai đoạn luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia,
mà ở bậc trung học phổ thông được xem là cột mốc quyết định tương lai của mỗi
học sinh khi có sự phân hoá về năng lực diễn ra không đồng bộ và định hướng
tương lai cũng khác nhau.
Sử dụng phương pháp dạy học thích hợp với từng đối tượng người học không
chỉ đơn thuần là cung cấp tri thức mà phải trang bị cho người học khả năng khám
phá và nghiên cứu để phát triển năng lực trí tuệ thông qua hoạt động tự lực của bản
thân. Một trong những phương pháp dạy học theo quan điểm điều khiển học đang
được quan tâm đó là phương pháp dạy học chương trình hoá (programmed teaching
method). Phương pháp dạy học chương trình hoá lấy người học làm trung tâm
nhưng vẫn có vai trò trực tiếp của người dạy. Bài học chương trình hoá giúp cá biệt
hoá hoạt động học theo nhu cầu và khả năng của người học, qua đó phát huy được
tính tích cực, tự lực trong học tập của từng học sinh. Sự phân hoá về năng lực của
từng học sinh tạo điều kiện cho học sinh yếu, trung bình, nắm bắt được nội dung tối
thiểu của bài học, còn học sinh khá, giỏi có thể nâng cao khả năng tự học hỏi và
nghiên cứu sau này.
Phương pháp dạy học chương trình hoá được phát triển từ những năm 50 của
thế kỷ trước và đã được ứng dụng vào giảng dạy ở nhiều nơi trên thế giới như Mỹ,
Liên Xô, Ấn Độ,… với các loại phương tiện khác nhau. Đặc biệt, với sự phổ cập
1
2
của máy tính cá nhân, việc tổ chức các bài học chương trình hóa trở nên dễ dàng và
ít tốn kém. Do vậy, nhiều tổ chức đào tạo trên thế giới đã sử dụng nó trong các bài
giảng, nhất là các bài học để tự học.
Phương pháp dạy học chương trình hóa có hai ưu điểm chủ yếu là:
Thể hiện được quan điểm đặt trọng tâm của quá trình dạy học vào người
học và cá biệt hóa quá trình dạy học theo trình độ và năng lực của từng học sinh do
vậy phát huy được tính tích cực và chủ động của họ trong học tập.
Điểm thứ hai dễ nhận thấy hơn là từng cá nhân người học có thể tiếp thu
kiến thức với lượng thời gian khác nhau, theo các diễn tiến khác nhau tùy vào kiến
thức có sẵn, vào khả năng, tốc độ học tập của riêng họ cũng như phương tiện hiện
đại mà họ có.
Trước đây ở Việt Nam, phương pháp dạy học chương trình hóa được đề cập
khá nhiều và cũng đã có khá nhiều người cố gắng áp dụng nó nhưng có lẽ do số
lượng người nắm vững nguyên lý của dạy học chương trình hóa, đồng thời biết kỹ
thuật để xây dựng các bài học đạt được các tiêu chí của nó chưa nhiều nên các bài
học ở dạng này hầu như chưa được sử dụng.
Tuy có nhiều ưu điểm về mặt lý thuyết nhưng phương pháp dạy học chương
trình hóa đặt ra một số vấn đề khó khăn khi sử dụng là:
Quá trình chuẩn bị của giáo viên cho một tiết dạy học chương trình hóa.
Khả năng điều khiển, quản lý của giáo viên đến từng học sinh, một điều
không dễ thực hiện nếu không có máy tính hỗ trợ.
Do những khó khăn trên nên mặc dù có nhiều ưu điểm, phương pháp dạy học
chương trình hóa không được ứng dụng nhiều lắm và hiện tại cũng ít được nhắc đến
trong số các phương pháp dạy học hiện đại. Tuy vậy, những ý tưởng chủ đạo của nó
được thể hiện cùng với sự ứng dụng máy vi tính ngày càng rộng rãi vào cuộc sống
nói chung và vào công việc giảng dạy, học tập nói riêng. Hình thức biên soạn bài
học chương trình hóa dưới dạng các trang Web đang là một nhu cầu thiết thực
không thể không áp dụng trong thời đại công nghệ tri thức, thời đại mà việc sử dụng
máy tính điện tử là rất phổ dụng trong mọi hoạt động học tập.
3
Ngày nay, một trong những thành công của giáo dục hiện đại là áp dụng
những thành tựu của khoa học kỹ thuật và công nghệ vào quá trình dạy học. Ứng
dụng công nghệ thông tin vào dạy học nói chung và dạy học Vật lí nói riêng đang là
vấn đề có tính thời sự. Việc sử dụng trang Web thiết kế bài học chương trình hoá
trong dạy học có tác dụng lớn đến sự kích thích hứng thú học tập cho học sinh, góp
phần nâng cao khả năng tự cập nhật, bổ sung kiến thức thường xuyên, liên tục và
mang lại hiệu quả đáng kể cho người học.
Xuất phát từ những nhận định trên và với mong muốn thử nghiệm sử dụng
phương pháp dạy học chương trình hoá với sự hỗ trợ của máy tính điện tử cùng các
phương tiện hiện đại khác nhằm tổ chức bài học chương trình hoá với mục đích cá
biệt hoá quá trình học của từng học sinh, tôi lựa chọn đề tài: “Xây dựng Website
dạy một số bài học của chương “Các dụng cụ quang học” lớp 11 – nâng cao
trên cơ sở vận dụng phương pháp dạy học chương trình hoá nhằm phát huy
tính tích cực, tự lực học tập của học sinh.”
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng Website dạy một số bài học của chương “Các dụng cụ quang học”
lớp 11 – nâng cao trên cơ sở vận dụng phương pháp dạy học chương trình hoá
(CTH) nhằm phát huy tính tích cực, tự lực học tập của học sinh.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Học sinh trường trung học phổ thông trong quá trình học tập một số bài học
của chương “Các dụng cụ quang học” lớp 11 – nâng cao.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Quá trình dạy một số bài học của chương “Các dụng cụ quang học” lớp 11 –
nâng cao thông qua Website được xây dựng trên cơ sở phương pháp dạy học CTH.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được Website dạy một số bài học của chương “Các dụng cụ
quang học” lớp 11 – nâng cao trên cơ sở vận dụng phù hợp phương pháp dạy học
4
chương trình hoá thì sẽ phát huy được tính tích cực, tự lực học tập của học sinh và
qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu của đề tài, tôi xác định các nhiệm vụ
nghiên cứu sau:
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về phương pháp dạy học CTH và việc phát huy
tính tích cực, tự lực học tập của học sinh.
5.2 Nghiên cứu việc xây dựng và sử dụng Website trong dạy học vật lí.
5.3 Thiết kế Website dạy một số bài học của chương “Các dụng cụ quang học”
lớp 11 – nâng cao trên cơ sở vận dụng phương pháp dạy học CTH nhằm phát huy
được tính tích cực và tự lực học tập của học sinh.
5.4 Thực nghiệm sư phạm ở trường trung học phổ thông (THPT) để đánh giá
tính hiệu quả của đề tài nghiên cứu.
6. Phạm vi nghiên cứu
Thiết kế bài học chương trình hoá dạng trang Web cho một số bài học của
chương “Các dụng cụ quang học” lớp 11 – nâng cao và thử nghiệm tại trường
THPT Mạc Đĩnh Chi Quận 6 Thành Phố Hồ Chí Minh.
7. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu
cơ bản sau:
7.1. Nghiên cứu lý luận về:
7.1.1. Mục tiêu giáo dục phổ thông: Nghiên cứu chương trình sách giáo
khoa, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo có liên quan đến một số bài học của
chương “Các dụng cụ quang học” lớp 11 – nâng cao.
7.1.2. Đổi mới phương pháp dạy học: Nghiên cứu về ứng dụng công
nghệ thông tin (CNTT) trong dạy học Vật lí.
7.1.3. Phương pháp dạy học chương trình hoá: Tìm hiểu và vận dụng
phương pháp dạy học CTH trong việc xây dựng Website dạy học Vật lí.
5
7.2. Vận dụng lý luận để xây dựng Website dạy một số bài học của chương
“Các dụng cụ quang học” lớp 11 – nâng cao.
7.3. Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi của Website đã xây dựng.
8. Cấu trúc luận văn
MỞ ĐẦU.
CHƯƠNG 1: Phương pháp dạy học chương trình hóa và việc xây dựng
Website dạy một số bài học vật lí nhằm phát huy tính tích cực, tự lực học tập
của học sinh.
CHƯƠNG 2: Xây dựng Website dạy một số bài học của chương “Các
dụng cụ quang học” lớp 11 – nâng cao trên cơ sở vận dụng phương pháp dạy
học chương trình hóa nhằm phát huy tính tích cực, tự lực học tập của học sinh.
CHƯƠNG 3: Thực nghiệm sư phạm.
KẾT LUẬN CHUNG CỦA LUẬN VĂN.
HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP CỦA ĐỀ TÀI.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
PHỤ LỤC.
6
CHƯƠNG 1
1.1. Vấn đề phát huy tính tích cực, tự lực học tập của học sinh.
1.1.1 Bản chất của quá trình học.
Học là những hoạt động của học sinh tìm kiếm kiến thức dưới sự tổ
chức, định hướng và giúp đỡ của giáo viên, nhằm đảm bảo cho sự lĩnh hội tri thức,
kỹ năng, thái độ và chuyển chúng thành kinh nghiệm của bản thân.
Theo quan điểm tâm lý học tư duy thì sự học là quá trình hình thành
và phát triển các dạng thức hành động xác định, là sự thích ứng của chủ thể với tình
huống thông qua sự đồng hoá và sự điều tiết. Hoạt động của chủ thể tương ứng với
động cơ thúc đẩy hoạt động đó.
Theo quan điểm thông tin, học là một quá trình thu nhận thông tin có
định hướng, có sự tái tạo và phát triển thông tin.
1.1.2 Bản chất của quá trình dạy.
Dạy là hoạt động tổ chức, hướng dẫn và định hướng hoạt động học
theo mục tiêu dạy học, nhằm chỉ đạo, tổ chức việc lĩnh hội nội dung tri thức, kỹ
năng, kỹ xảo cho người học.
Dạy học là một chức năng xã hội, với mục đích truyền đạt kiến thức
và kinh nghiệm mà xã hội tích lũy được, nhằm biến kiến thức, kinh nghiệm của xã
hội thành phẩm chất năng lực của cá nhân.
Dạy học là dạy hành động: hành động chiếm lĩnh tri thức và hành
động vận dụng tri thức. Do đó trong dạy học, người dạy cần tổ chức các tình huống
học tập đòi hỏi sự thích ứng của học sinh để qua đó học sinh chiếm lĩnh được tri
thức đồng thời phát triển trí tuệ và nhân cách toàn diện của mình.
7
Theo quan điểm thông tin, dạy là phát thông tin giúp người học thực
hiện quá trình thu nhận thông tin một cách có hiệu quả.
1.1.3 Mối quan hệ của hoạt động dạy và hoạt động học.
Quá trình dạy học là quá trình thống nhất bao gồm quá trình dạy và
quá trình học, là hệ thống tác động lẫn nhau giữa giáo viên và học sinh. Trong hệ
thống đó mỗi chủ thể tác động lẫn nhau có chức năng và vai trò của mình.
Quá trình dạy học là một quá trình nhận thức: mục đích của dạy học là
giúp cho người học lĩnh hội được tri thức của nhân loại.
Quá trình dạy học là một quá trình tâm lý: dạy học phải đi trước, thúc
đẩy sự phát triển của các chức năng tâm lý như ý chí, động cơ, thái độ học tập; cơ
chế của hoạt động nhận thức; phát triển và hoàn thiện nhân cách.
Quá trình dạy học là một quá trình xã hội: sự tương tác giữa người với
người; nội dung dạy học là tri thức của loài người; mục đích học tập do xã hội đề ra.
Như vậy, ta có thể hiểu hoạt động dạy - học là sự luân phiên theo những quy
luật của hoạt động nhận thức. Nó mang tính hai chiều và luôn phải có sự tác động
qua lại giữa người dạy và người học; sự tác động qua lại này được diễn ra trong
những điều kiện xác định, bao gồm: chương trình, nội dung, tài liệu, giảng dạy, tâm
lý, đạo đức, thẩm mỹ…
Bản chất của hoạt động dạy học chính là gây ảnh hưởng có chủ định tới hành
vi và quá trình học tập của người học, tạo ra môi trường và điều kiện để duy trì việc
học, kiểm soát quá trình và kết quả học tập nhằm nâng cao chất lượng học tập. Dạy
học chính là cơ cấu và quy trình tác động đến người học và quá trình học.
1.1.4 Quan điểm dạy học lấy người học làm trung tâm là cơ sở để đổi
mới PPDH.
Dạy học tập trung vào người học (learner centred teaching) là một tư tưởng,
một xu thế, một trào lưu đang được đề cập khá sâu rộng trong lý luận cũng như
trong thực tiễn của giáo dục hiện nay ở các nhà trường Việt Nam. Cách tiếp cận này
hoàn toàn đối lập với cách tiếp cận truyền thống dạy học tập trung vào người dạy.
8
Trong xu thế gần đây, mô hình dạy học lấy người học làm trung tâm đang trở
thành tư tưởng chủ đạo cho sự đổi mới nền giáo dục truyền thống đã lỗi thời và kém
hiệu quả, thực chất đó là dạy học vì học sinh và được thực hiện bởi học sinh hay nói