Đề tài Xây dựng website phục vụ tra cứu thông tin thửa đất trên địa bàn quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh

Do nhu cầu tìm kiếm thông tin ngày càng cao, và đặc biệt dưới sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, việc sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin là một điều dường như không thể thiếu trong cuộc sống hiện nay. Trong tất các lĩnh vực khả năng quản lý chia sẻ các ứng dụng thông tin địa lý qua mạng Internet bằng việc kết hợp WEB và GIS để tạo thành WEBGIS và người dùng có thể truy cập những thông tin liên quan đến thửa đất trên các bản đồ động bằng cách nhìn trực quan về thửa đất của mình thông qua trình duyệt web, người ta có thể tìm hiểu các thông tin về giá đất trong vùng đó mà không cần đến tận nơi

doc72 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1891 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng website phục vụ tra cứu thông tin thửa đất trên địa bàn quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG WEBSITE PHỤC VỤ TRA CỨU THÔNG TIN THỬA ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH THẠNH, TP.HCM SVTH : NGUYỄN NHAN THÁI THẠNH MSSV : 05124114 LỚP : DH05QL KHÓA : 2005-2009 NGÀNH : QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TP. Hồ Chí Minh, Tháng 07 năm 2009 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN NGUYỄN NHAN THÁI THẠNH XÂY DỰNG WEBSITE PHỤC VỤ TRA CỨU THÔNG TIN THỬA ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH THẠNH,TP.HCM Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Ngọc Thy (Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh) ( Ký tên …………………......................) Tháng 07 – 2009 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên con xin gửi đến Ba Mẹ lòng biết ơn chân thành sâu sắc nhất, con cảm ơn Ba Mẹ đã nuôi nấng, dạy dỗ con nên người, đã luôn ở bên con, lo lắng, thương yêu con, luôn đồng hành cùng với con trong những giai đoạn khó khăn nhất. Em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy, cô Khoa Quản Lý Đất Đai và Bất Động Sản, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho em những kiến thức kinh nghiệm bổ ích trong suốt thời gian học tập tại trường, đặc biệt là cô Nguyễn Ngọc Thy đã luôn tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập cũng như hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Xin được cảm ơn thầy Lê Đức Trị, tại Khoa Điện Tử Viễn Thông, Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên, cung cấp cho em nguồn dữ liệu quý báu để hoàn thành luận văn. Cảm ơn các bạn lớp Quản Lý Đất Đai khóa 31 đã đóng góp và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường cũng như thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn này. Xin trân trọng biết ơn và xin gửi đến mọi người tình cảm yêu thương chân thành nhất mà không phải lúc nào tôi cũng có thể bày tỏ được! TP. Hồ Chí Minh, tháng 07/2009 Sinh viên Nguyễn Nhan Thái Thạnh TÓM TẮT Sinh viên thực hiện: Nguyễn Nhan Thái Thạnh, Khoa Quản Lý Đất đai & Bất Động Sản, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. Đề tài: Xây dựng WEBSITE phục vụ tra cứu thông tin thửa đất trên địa bàn quận Bình Thạnh TP. Hồ Chí Minh. Giáo viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Ngọc Thy, Bộ môn Công Nghệ Địa Chính, Khoa Quản Lý Đất Đai & Bất Động Sản Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. Do nhu cầu tìm kiếm thông tin ngày càng cao, và đặc biệt dưới sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, việc sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin là một điều dường như không thể thiếu trong cuộc sống hiện nay. Trong tất các lĩnh vực khả năng quản lý chia sẻ các ứng dụng thông tin địa lý qua mạng Internet bằng việc kết hợp WEB và GIS để tạo thành WEBGIS và người dùng có thể truy cập những thông tin liên quan đến thửa đất trên các bản đồ động bằng cách nhìn trực quan về thửa đất của mình thông qua trình duyệt web, người ta có thể tìm hiểu các thông tin về giá đất trong vùng đó mà không cần đến tận nơi. Ngoài ra, WebGis còn phục vụ cho các nhu cầu khác như tìm đường giao thông, tìm tuyến xe buýt, và trong quản lí đất nông nghiệp. Sự ra đời của WEBGIS sẽ phục vụ đắc lực cho các nhu cầu đó. Bằng các phương pháp bản đồ, ứng dụng GIS, ứng dụng tin học, thu thập dữ liệu và cộng nghệ WEBGIS, xây dựng website tra cứu thông tin thửa đất thử nghiệm trên địa bàn quận Bình Thạnh TP. Hồ Chí Minh. Qua thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài đã đạt được một số kết quả: Website bản đồ thửa đất quận Bình Thạnh, cung cấp khoảng 79350 thửa đất và dữ liệu thuộc tính gồm: chủ sử dụng, diện tích, số thửa, số tờ, hướng đất... trên địa bàn quận. Việc ứng dụng WEBGIS xây dựng website tra cứu thông tin thửa đất đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin trên Internet. Đẩy mạnh việc phát triển tin học trong các cơ quan, tạo ra hệ thống CSDL góp phần tin học hóa ngành địa chính ở địa phương, làm cơ sở nối mạng lưới thông tin đất đai giữa địa phương với trung ương và người sử dụng đất góp phần quản lý tốt tài nguyên đất đai. MỤC LỤC Trang TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH SÁCH CÁC HÌNH Trang Hình 1: Sơ đồ hoạt động của WebGIS 3 Hình 2: Mô hình của ArcIMS 14 Hình 3: Quy trình xử lý của ArcIMS 15 Hình 4: Giao diện trang đăng nhập 16 Hình 5: Giao diện trang giới thiệu 16 Hình 6: Giao diện trang bản đồ thửa đất quận Bình Thạnh 17 Hình 7: Giao diện trang phong thủy 17 Hình 8: Mô hình sử dụng Website. 17 Hình 9: Website bản đồ thửa đất hoàn chỉnh 29 Hình 10: Màn hình trang đăng nhập 31 Hình 11: Màn hình trang giới thiệu 31 Hình 12: Màn hình trang vị trí địa lý 32 Hình 13: Màn hình trang phong thuỷ 32 Hình 14: Kết quả tìm kiếm theo hướng 36 Hình 15: Màn hình trang bản đồ thửa đất 36 Hình 16: Hướng dẫn sử dụng bản đồ thửa đất. 39 Hình 17: Màn hình xem thuộc tính lớp Ranhthua. 39 Hình 18: Màn hình xem thuộc tính lớp Hanhchinh và lớp Thuyvan. 40 DANH SÁCH CÁC BẢNG Trang Bảng 1: Các chức năng trên bản đồ 4 Bảng 2: Bảng chú thích kí hiệu các lớp. 30 Bảng 3: Các công cụ thao tác trên bản đồ. 37 Bảng 4: Hộp thoại chứa chức năng hiển thị bản đồ. 38 Bảng 5: Mô tả hoạt động các công cụ trên website. 41 Bảng 6: So sánh phần mềm WEBGIS. 45 DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT GIS (Geographical Information System) Hệ Thống Tin Địa Lý GPS (Global Positionning System) Hệ Thống Định Vị Toàn Cầu CSDL Cơ Sở Dữ Liệu BTNMT Bộ Tài Nguyên và Môi Trường PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề: Đất đai vừa là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng và không thể thiếu cho bất kỳ hoạt động nào của con người, vừa là tư liệu sản xuất quý báu của các ngành công nông nghiệp, nhằm tạo ra của cải vật chất trực tiếp nuôi sống con người. Hơn nữa đất đai còn là căn cứ để xác định vùng lãnh thổ và ranh giới của các quốc gia, là nơi để có thể tổ chức các hoạt động chính trị, văn hóa, nghệ thuật phục vụ cho đời sống tinh thần của con người. Như vậy, đất đai là đối tượng không thể thiếu trong đời sống vật chất lẫn tinh thần của con người. Ngày nay thông tin đất đai rất đa dạng và phong phú, nó đòi hỏi người quản lí phải biết nắm bắt, phân loại và xử lý thông tin một cách khoa học, đòi hỏi người quản lí phải biết chọn lọc những thông tin đáng tin cậy, phù hợp với nhu cầu của mình. Nhất là trong lĩnh vực Quản lý đất đai, đất đai là nguồn tài nguyên có hạn trong khi nhu cầu của người sử dụng ngày càng gia tăng. Và đó là vấn đề quan tâm hàng đầu cần được giải quyết. Hiện nay, đã có nhiều phần mềm ứng dụng ra đời thay thế cho các thao tác thủ công đem lại hiệu quả cao. Trong lĩnh vực đất đai, thì khối lượng thông tin là vô cùng lớn, nhưng yêu cầu phải quản lí và cung cấp thông tin chính xác cho nhà quản lí và người sử dụng. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình quản lý đất đai ở nước ta chỉ là những bước đi ban đầu, khi mọi thao tác vẫn chỉ là thủ công gây khó khăn cho việc lưu trữ truy xuất thông tin. Đất đai luôn luôn biến động, khối lượng thông tin cần được lưu trữ, cập nhật là rất lớn bao gồm những thông tin về số tờ, số thửa, vị trí, diện tích, tình trạng pháp lý của thửa đất. Nên cần đảm bảo tính chính xác cao, tìm kiếm dễ dàng và nhanh chóng hơn. Nhất là trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế thì việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin cho tất cả các ngành nói chung, và ngành quản lý đất đai nói riêng là một tất yếu khách quan. Do nhu cầu tìm kiếm thông tin ngày càng cao, và đặc biệt dưới sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, việc sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin là một điều dường như không thể thiếu trong cuộc sống hiện nay. Trong tất các lĩnh vực khả năng quản lý chia sẻ các ứng dụng thông tin địa lý qua mạng Internet bằng việc kết hợp WEB và GIS để tạo thành WebGIS và người dùng có thể truy cập những thông tin liên quan đến thửa đất trên các bản đồ động bằng cách nhìn trực quan về thửa đất của mình thông qua trình duyệt web, người ta có thể tìm hiểu các thông tin về giá đất trong vùng đó mà không cần đến tận nơi. Ngoài ra, WebGis còn phục vụ cho các nhu cầu khác như tìm đường giao thông, tìm tuyến xe buýt, và trong quản lí đất nông nghiệp. Sự ra đời của WebGis sẽ phục vụ đắc lực cho các nhu cầu đó. Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “ Xây dựng Website phục vụ tra cứu thông tin thửa đất trên địa bàn Quận Bình Thạnh – Thành Phố Hồ Chí Minh ” 2. Mục đích nghiên cứu: + Ứng dụng phần mềm ArcIMS và các phần mềm liên quan thành lập website thử nghiệm tra cứu thông tin thửa đất trong địa bàn nghiên cứu. + Đánh giá khả năng phần mềm sử dụng. + Phục vụ việc tra cứu tìm kiếm thông tin thửa đất trên Internet, ở địa bàn quận Bình Thạnh Thành Phố Hồ Chí Minh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: w Đối tượng nghiên cứu: + Thông tin về thửa đất, chủ sử dụng, loại đất, hướng đất … + Hệ thống các phần mềm ArcGIS, phần mềm ArcIMS + Ngôn ngữ lập trình Javascript và các phần mềm. w Phạm vi nghiên cứu: + Nghiên cứu thử nghiệm Website sử dụng CSDL đất đai của Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh PHẦN I: TỔNG QUAN I.1 Các cơ sở lý luận: I.1.1 Cở sở khoa học: § Giới thiệu về WebGIS Trong cách thực hiện nhiệm vụ phân tích GIS dịch vụ này gần giống như là kiến trúc Client-Server (khách – chủ) của Web. Việc sử lý thông tin địa lý được chia ra thành các nhiệm vụ ở phía server và phía client. Điều này cho phép người sử dụng có thể truy xuất thao tác và nhận kết quả từ việc khai thác dữ liệu GIS từ trình duyệt web của họ mà không phải trả tiền cho phần mềm GIS. Hình 1: Sơ đồ hoạt động của WebGIS Một client tiêu biểu là trình duyệt web và server-side bao gồm một Web server có cung cấp một trương trình phần mềm WebGIS. Client thường yêu cầu một ảnh bản đồ hay một vài xử lý thông tin địa lý qua Web đến server ở xa. Server chuyển đổi yêu cầu thành mã nội bộ và gọi những chức năng về GIS bằng cách chuyển tiếp yêu cầu tới phần mềm WebGIS. Phần mềm này trả về kết quả, sau đó kết quả này được định dạng lại cho việc trình bày bởi trình duyệt. Server sau đó trả về kết quả cho client để hiển thị hoặc gởi dữ liệu và công cụ phân tích đến client để dùng ở phía client. Các chức năng WebGIS trên bản đồ: Bảng 1: Các chức năng trên bản đồ STT Chức năng Giải thích 1 Phóng to, thu nhỏ bản đồ 2 Di chuyển bản đồ Sang trái,sang phải,lên hoặc xuống. 3 Truy vấn thông tin trên bản đồ Lấy thông tin về thửa đất khi click chuột vào bản đồ 4 Tìm kiếm thông tin của từng thửa đất Chọn layer(lớp) cần tìm kiếm § Các khái niệm liên quan: - WEB (Web Enterprise Builder): là một không gian thông tin toàn cầu mà mọi người có thể truy nhập qua máy tính nối mạng Internet. - GIS (Geographical Information System): là một tập hợp có tổ chức các phần cứng phần mềm, dữ liệu địa lý và con người được thiết kế nhằm nắm bắt, lưu trữ cập nhật sử dụng phân tích và hiển thị các thông tin liên quan đến địa lý. - WEBGIS: là hệ thống thông tin địa lý phân tán trên một mạng các máy tính để tích hợp trao đổi thông tin địa lý trên World Wide Web hay nói cách khác là sự kết hợp các ứng dụng giữa WEB và GIS - Hệ thống thông tin đất đai LIS (Land Information System): là sự kết hợp về tiềm lực con người và kỹ thuật cùng với một cơ cấu tổ chức nhằm tạo thông tin hỗ trợ nhu cầu trong công tác quản lý đất đai. - Thửa đất (Parcel): là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoạt được mô tả trên trên hồ sơ - Bản đồ địa chính (Cadastral Map): là sự thể hiện bằng số hoặc trên các vật liệu như giấy, điamat, hệ thống các thửa đất của từng chủ sử dụng và các yếu tố khác được quy định cụ thể theo hệ thống không gian, thời gian nhất định và theo sự chi phối của pháp luật - Hồ sơ địa chính (Cadastral file): là hệ thống tài liệu, số liệu, bản đồ về thông tin tự nhiên, kinh tế - xã hội, pháp lý được thiết lập quá trình đo đạc thành lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Là chứng thư pháp lý do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất - Chủ sử dụng: là đối tượng chứa thông tin về quyền sử dụng hiện thời của thửa đất - Loại đất: là đối tượng được tạo ra nhằm liên kết giữa hai đối tượng thửa đất và loại đất I.1.2 Cơ sở pháp lý: - Luật đất đai năm 2003. - Nghị định 181/2004/ND-CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật Đất Đai 2003 - Thông tư 09/2004/TT - BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính. - Ký hiệu bản đồ địa chính tỷ lệ 1: 500, 1: 1000, 1: 2000, 1: 5000 của Tổng Cục Địa Chính xuất bản năm 1999. I.1.3 Cơ sở thực tiễn: Hiện nay, trên thế giới GIS được đưa lên Internet sử dụng trong các lĩnh vực có thể đáp ứng nhu cầu thông tin cho người sử dụng như: cung cấp thông tin thời tiết, động đất, quy hoạch … Ở nước ta hiện nay đã ứng dụng WEBGIS trong nhiều lĩnh vực trong đời sống hằng ngày như: điều phối giao thông, tìm kiếm đường đi tối ưu, thông tin về thời tiết, du lịch. Việc áp dụng công nghệ phần mềm như ArcIms vào quá trình tìm kiếm thông tin thửa đất trên địa bàn quận Bình Thạnh là phương pháp hữu hiệu nó mang lại hiệu quả cao, chính xác và nhanh chóng. I.2 Khái quát địa bàn nghiên cứu I.2.1 Điều kiện tự nhiên w Vị trí địa lý . Sự hình thành và phát triển các vùng đất Bình Thạnh ngày nay gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố Nam Bộ từ cách đây 300 năm. Tuy nhiên đến năm 1976 thì quận Bình Thạnh mới được thành lập trên cơ sở hợp nhất từ hai xã Bình Hoà và Thạch Mỹ Tây của thành phố Hồ Chí Minh, có diện tích tự nhiên là 2.070,67 ha và được chia thành 20 phường (phường 1, 2, 3, 5, 6, 7, 11, 12, 13, 14, 15, 17, 19, 21, 22, 24, 25, 26, 27 và 28). Bình Thạnh có tọa độ địa lý từ 10050’33” đến 10046’45” vĩ độ Bắc và từ 106041’00” đến 106045’00” kinh độ Đông; tiếp giáp với các đơn vị hành chính, sau: Phía Đông giáp quận 2 và quận Thủ Đức Phía Tây giáp quận Phú Nhuận và quận Gò Vấp Phía Nam giáp quận 1 và quận 2 Phía Bắc giáp quận 12 và quận Thủ Đức Với vị trí thuộc khu vực nội thành và là cửa ngõ phía Đông Bắc của thành phố Hồ Chí Minh, có đường quốc lộ 13 chạy qua và các đường nội thành với tổng chiều dài khoảng 185 km, ngoài ra trên địa bàn còn có sông Sài Gòn, đường sắt... vì vậy Bình Thạnh có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội với các quận trung tâm cũ cũng như với bên ngoài để thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai. w Địa hình, địa mạo . Địa hình: Bình Thạnh nằm trong vùng địa hình bằng thấp của Thành phố Hồ Chí Minh, điều kiện thoát nước tương đối thuận lợi và thấp dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Độ cao so với mặt nước biển biến động từ 0,5 m đến 10 m và được chia làm 5 vùng: vùng có địa hình cao nhất từ 8 đến 10 m, thuộc các phường 5, 11, 12; vùng có độ cao khoảng 8 m, phân bố phần lớn ở các phường 6, 7, 14; vùng có độ cao 6 m, chủ yếu nằm ở các phường 1, 2, 3, 15, 17, 21; vùng có địa hình tương đối thấp phân bố phần lớn ở các phường 15, 24 với độ cao khoảng 2 m; vùng có địa hình thấp, có độ cao 0,5 m, thuộc các phường 12, 13, 22, 25, 26, 27, 28. w Khí hậu . Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo (nóng, ẩm, nhiệt độ cao và mưa nhiều), hàng năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau; tuy nhiên lãnh thổ của Quận được bao quanh phần lớn bởi sông Sài Gòn và có nhiều hệ thống kênh rạch nên khí hậu được ôn hoà. Với nhiệt độ cao quanh năm, giàu ánh sáng và ôn hoà; đồng thời do vị trí nằm sâu trong lục địa, địa hình cao nên có nhiều thuận lợi, không chịu ảnh hưởng của bão và những yếu tố bất lợi khác về thời tiết, khí hậu; song sự biến động và phân hoá của các yếu tố khí hậu, thời tiết theo mùa đã ít nhiều ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân như gây ra nắng nóng hoặc ngập úng cục bộ về mùa mưa, triều cường... Vì vậy cần có những biện pháp chủ động, ứng phó kịp thời nhằm đảm bảo sinh hoạt, nâng cao hiệu quả sản xuất, khai thác tối đa lợi thế về tài nguyên khí hậu. w Thủy văn – Thổ Nhưỡng. Chế độ thuỷ văn phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống sông rạch, hồ nước có trên địa bàn. Sông Sài Gòn với chiều dài 16,5 km, chiều rộng trung bình 265 m, chỗ sâu nhất 19 m, chế độ bán nhật triều, có thể lưu thông được tàu với trọng tải 10.000 tấn và một số tuyến rạch chính như Thị Nghè, Cầu Bông, Văn Thánh, Hố Tàn, Vàm Tây, Thủ Tắc với tổng chiều dài khoảng 13,13 km, chiều rộng trung bình khoảng 44 m. Ngoài ra còn có kênh Thanh Đa dài khoảng 1,35 km, chiều rộng 60m và hệ thống kênh rạch nhỏ khác. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông đường thuỷ và tiêu thoát nước đảm bảo vệ sinh môi trường. Thổ nhưỡng: Chủ yếu là đất phù sa và phù sa phèn có thêm chua mặn nằm ở phía Tây và Tây Bắc; còn đối với phía Đông và Đông Nam thuộc loại Laterit Pojolic nhiều cát sỏi thích hợp cho xây dựng các công trình. I.2.2 Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội Ø Cơ sở hạ tầng w Giao thông. Với mục tiêu đô thị hoá, nhiều dự án về giao thông được đầu tư triển khai thực hiện như đường Nguyễn Hữu Cảnh, Điện Biên Phủ, Xô Viết Nghệ Tĩnh...bên cạnh đó, nhân dân cũng đã hiến đất, góp tiền cùng Nhà nước cải tạo, nâng cấp mở rộng 229 con hẻm và đến nay, trên toàn Quận có 82 con đường chính. Tuy nhiên cơ sở hạ tầng giao thông được đầu tư xây dựng nhiều nhưng không đều, chỉ tập trung mở rộng ở khu vực phía Đông Bắc. Các tuyến giao thông theo hướng Bắc Nam còn thiếu, các tuyến giao thông nội bộ phân bố không đều, chủ yếu là đường nhựa, trải đá, cấp phối, mặt cắt nhỏ hẹp, lề đường bị lấn chiếm. Mạng lưới đường hiện hữu không đảm bảo yêu cầu thông xe. Chất lượng đường kém xuống cấp. Tỷ lệ đất giao thông đối nội chiếm 54,20%, giao thông đối ngoại chiếm 45,80% diện tích đất giao thông. Về hệ thống giao thông tĩnh, Bình Thạnh hiện có bến xe khách Miền Đông là một trong những bến xe khách lớn nhất Thành phố, đảm nhận một khối lượng vận chuyển hành khách đi các tỉnh phía Bắc và Miền Đông. Hệ thống giao thông trong các khu dân cư phần lớn là các hẻm được bê tông hoá, thường ngập nước về mùa mưa, hạn chế đến việc giao lưu trao đổi hàng hoá, gây khó khăn trong việc đi lại của nhân dân. Vì vậy, trong những năm tới cần tiếp tục có sự quan tâm đầu tư nhiều hơn nữa của các cấp, các ngành nhằm từng bước hoàn chỉnh hệ thống giao thông, đáp ứng kịp thời cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Quận. Ngoài mạng lưới giao thông đường bộ, trên địa bàn quận Bình Thạnh còn có giao thông thuỷ như sông Sài Gòn bao bọc 1/2 chu vi, trong những năm qua giao thông đường thuỷ đã góp phần đáng kể cho phát triển kinh tế - xã hội của Quận và Thành phố. w Năng lượng . Mạng lưới điện được phát triển rộng khắp trên toàn Quận với nguồn cung cấp điện từ lưới điện chung của Thành phố và từ các trạm Hoả Xa, Xa Lộ, Thanh Đa và Bình Triệu có công suất cao, cơ bản cung cấp đủ điện năng cho sản xuất cũng như sinh hoạt. Tuy nhiên, lưới điện phân phối hạ thế phần lớn sử dụng đường dây trên không, hiện quá cũ, thiếu và qua tải kém an toàn và mỹ quan đô thị; mạng lưới điện chỉ chạy dọc theo các trục lộ chính, chưa đi sâu vào các khu dân cư. Ngoài nguồn năng lượng điện, trên địa bàn Quận còn có mạng lưới các trạm xăng dầu, cung cấp nhiên liệu cho các phương tiện giao thông. w Bưu chính viễn thông . Mạng lưới bưu chính viễn thông, bưu điện ngày càng được hiện đại hoá với kỹ thuật tiên tiến, góp phần quan trọng trong việc trao đổi thông tin trên địa bàn Quận. Tỷ lệ sử dụng điện thoại có xu hướng tăng dần qua các năm đã góp phần đáp ứng yêu cầu phục vụ chỉ đạo của chính quyền các cấp, các ngành xuống cơ sở cũng như nhu cầu giao lưu trao đổi thông tin, liên lạc của nhân dân trong toàn Quận. Ø Văn hóa –xã hội. w Dân số . Theo số liệu thống kê năm 2008 dân số trung bình của Quận là 474.206 người. Mật độ dân số bình quân 23.425 người/km2, phân bố không đồng đều trong 20 phường và có sự chênh lệch khá lớn giữa các khu vực, cao nhất ở phường 1 là 59.803 người/km2, thấp nhất ở phường 28 là 1.595 người/km2, dân số nhiều nhất là phường 12 (38.932 người) và thấp nhất là phường 28 (9.956 người). Điều này cho thấy tính bức xúc do tác động của sự phân bố dân cư đến việc sử dụng đất cũng như phản ánh một phần mức độ phát triển kinh tế - xã hội trong từng khu vực trên đ
Tài liệu liên quan