Quá trình toàn cầu hoá đang thúc đẩy mạnh mẽ sự hội nhập của các nước vào nền
kinh tế thế giới và khu vực. Có thể nói, hiện nay hầu như không có một quốc gia nào
đứng ngoài quá trình hội nhập nếu không muốn tự cô lập và rơi vào nguy cơ tụt hậu.
Gắn liền với xu thế vận động chung của thế giới trong những năm tới, Việt Nam
cũng đang thực hiện chuyển đổi cơ chế chính sách và thực hiện mở rộng các mối quan hệ
kinh tế với thế giới bên ngoài theo đường lối đổi mới và mở cửa của Đảng
Quán triệt quan điểm hội nhập kinh tế quốc tế do Đại hội Đảng đề ra, đồng thời
nhận thức rõ xu thế của thời đại, ngành ngân hàng Việt Nam đã không ngừng tiến hành
những cải cách cần thiết: đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu lại tình hình tài chính, lành mạnh
hoá hoạt động tín dụng, tạo sức mạnh về vốn, đảm bảo nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển,
mở rộng dịch vụ ngân hàng trên nền tảng công nghệ hiện đại, đổi mới mô hình tổ chức,
nâng cao hiệu quả kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo an toàn hệ thống tiến dần đến các chuẩn
mực quốc tế.
Tuy được đánh giá là một trong những ngành năng động nhất trong việc chủ động
hội nhập kinh tế quốc tế, nhưng ngành ngân hàng còn đứng trước nhiều khó khăn và
thách thức không nhỏ: Thực trạng tài chính yếu, vốn Nhà nước cấp nhỏ, mô hình tổ chức
truyền thống chưa thực sự hướng tới khách hàng.
33 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1785 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xu hướng toàn cầu hoá , những tác động của môi trường đến ngành ngân hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Quá trình toàn cầu hoá đang thúc đẩy mạnh mẽ sự hội nhập của các nước vào nền
kinh tế thế giới và khu vực. Có thể nói, hiện nay hầu như không có một quốc gia nào
đứng ngoài quá trình hội nhập nếu không muốn tự cô lập và rơi vào nguy cơ tụt hậu.
Gắn liền với xu thế vận động chung của thế giới trong những năm tới, Việt Nam
cũng đang thực hiện chuyển đổi cơ chế chính sách và thực hiện mở rộng các mối quan hệ
kinh tế với thế giới bên ngoài theo đường lối đổi mới và mở cửa của Đảng
Quán triệt quan điểm hội nhập kinh tế quốc tế do Đại hội Đảng đề ra, đồng thời
nhận thức rõ xu thế của thời đại, ngành ngân hàng Việt Nam đã không ngừng tiến hành
những cải cách cần thiết: đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu lại tình hình tài chính, lành mạnh
hoá hoạt động tín dụng, tạo sức mạnh về vốn, đảm bảo nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển,
mở rộng dịch vụ ngân hàng trên nền tảng công nghệ hiện đại, đổi mới mô hình tổ chức,
nâng cao hiệu quả kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo an toàn hệ thống tiến dần đến các chuẩn
mực quốc tế.
Tuy được đánh giá là một trong những ngành năng động nhất trong việc chủ động
hội nhập kinh tế quốc tế, nhưng ngành ngân hàng còn đứng trước nhiều khó khăn và
thách thức không nhỏ: Thực trạng tài chính yếu, vốn Nhà nước cấp nhỏ, mô hình tổ chức
truyền thống chưa thực sự hướng tới khách hàng...
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA:
Xuất phát từ những đòi hỏi khách quan của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, trong
những năm qua, hệ thống ngân hàng Việt nam (HTNHVN) đã có nhiều nỗ lực và thực tế
đã đạt được nhiều thành công đáng ghi nhận trong quá trình hoạt động của mình chuẩn bị
cho hội nhập và tự do hoá quốc tế.
Cho đến nay, ngành ngân hàng nước ta đã trải qua 60 năm (6.5.1951-6.5.2010) xây
dựng và phát triển, với nhiều chặng đường gay go và phức tạp nhưng vẫn ổn định và phát
triển tốt. Đặc biệt là chặng đường từ năm 1986 cho đến nay, chặng đường đổi mới căn
bản và toàn diện của hệ thống ngân hàng VN. Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện theo
tinh thần của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm1986), Chủ tịch HĐBT (nay là Thủ
tướng chính phủ) ký quyết định số 218/CT ngày 3.7.1987 cho làm thử việc chuyển hoạt
động ngân hàng sang hạch toán kinh tế và kinh doanh XHCN (làm thử đầu tiên tại
TP.HCM từ tháng 7.1987, Hà Nội, Gia Lai...), sau đó tổng kết và Chủ tịch HĐBT đã ban
hành Nghị định 53/HĐBT ngày 26.3.1988 đổi mới mô hình tổ chức bộ máy ngân hàng
VN, với sự ra đời của hệ thống ngân hàng chuyên doanh. Đến năm 1990, cơ chế đổi mới
ngân hàng được hoàn thiện thông qua việc công bố hai Pháp lệnh ngân hàng vào ngày
24.5.1990 (Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước VN và Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín
dụng và công ty tài chính) đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống NHVN từ
“một cấp” sang “hai cấp”. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực thi nhiệm vụ
quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng, là ngân hàng
duy nhất được phát hành, là ngân hàng của các ngân hàng, là ngân hàng của Nhà nước…,
còn hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng do các tổ chức tín dụng
thực hiện. Các tổ chức tín dụng bao gồm: ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng
thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, hợp tác xã
tín dụng, công ty tài chính. Tháng 12.1997 trước yêu cầu cao của thực tiễn hai Pháp lệnh
ngân hàng đã được Quốc hội nâng lên thành hai luật về ngân hàng (có hiệu lực từ ngày
1.10.1998) và sau đó Luật NHNN và Luật các TCTD được sửa đổi và bổ sung vào năm
2003, 2004.
Như vậy, hệ thống ngân hàng thương mại VN đã chính thức đánh dấu sự ra đời và
phát triển khoảng trên 20 năm (từ 1990 đến nay). Trải qua chặng đường trên, hệ thống
NHTM VN đã không ngừng phát triển về quy mô (vốn điều lệ không ngừng gia tăng,
mạng lưới chi nhánh…), chất lượng hoạt động và hiệu quả trong kinh doanh. Mạng lưới
ngân hàng thương mại VN đến cuối năm 2009 đã có những buớc phát triển mạnh phủ
khắp quận huyện và hình thành cả trong các trường học.
Một trong những nhân hàng lớn ở Việt Nam, như VCB-hoạt động kinh doanh
rất hiệu quả:Ngày 18/6/2010 , Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt
Nam (Vietcombank) cho biết lợi nhuận trong 5 tháng đầu năm 2010 đã đạt trên
3.000 tỷ đồng.
Cụ thể, tính đến hết tháng 5, tổng lợi nhuận trước thuế của Vietcombank đã đạt
trên 3.000 tỷ đồng, hoàn thành 75% kế hoạch đề ra cho cả năm. Năm 2010, ngân hàng
này đặt chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế là 4.000 tỷ đồng.Đáng chú ý là trong quý 1/2010,
Vietcombank đã thực hiện trích 350 tỷ đồng dự phòng rủi ro tín dụng, theo kế hoạch điều
chỉnh lại việc phân loại nợ xấu. Năm 2009, nợ xấu ngân hàng này là 2,47%, thực hiện
phân loại theo Điều 6 Quyết định 493 (định lượng). Năm 2010, kế hoạch đặt ra là thực
hiện theo Điều 7 Quyết định 493 (định tính) với lộ trình khoảng 3,5%; theo đó là yêu cầu
trích lập dự phòng thêm.Cũng tính đến 31/5, tổng nguồn vốn của Vietcombank là
240.368 tỷ quy đồng; vốn huy động từ nền kinh tế đạt 175.244 tỷ đồng, tăng 3% so với
đầu năm; huy động từ các tổ chức kinh tế tăng 1% và từ dân cư tăng tới 12,4% so với đầu
năm; dư nợ là 149.469 tỷ quy đồng.Tính lũy kế 5 tháng đầu năm 2010, doanh số thanh
toán xuất nhập khẩu của Vietcombank đạt khoảng 11,3 tỷ USD; trong đó xuất khẩu là 5,7
tỷ USD và nhập khẩu là 5,6 tỷ USD.Một điểm đáng chú ý là trong 5 tháng đầu năm,
Vietcombank bán ròng một lượng ngoại tệ đáng kể. Tổng doanh số mua bán ngoại tệ tích
lũy 5 tháng đầu năm nay là 9,966 tỷ USD, trong đó doanh số mua là 4,858 tỷ USD, doanh
số bán là 5,108 tỷ USD.Trong lĩnh vực thẻ, 5 tháng đầu năm Vietcombank đã phát hành
11.603 thẻ tín dụng quốc tế; doanh số sử dụng thẻ do ngân hàng này phát hàng đạt
1.120,4 tỷ đồng, doanh số thanh toán là 292,7 triệu USD.Hiện đây là ngân hàng duy nhất
tại Việt Nam phát hành 3 loại thẻ quốc tế Visa, MasterCard và American Express. Tổng
số thẻ quốc tế do Vietcombank phát hành trong 5 tháng đầu năm đạt hơn 35.000 thẻ, đưa
số thẻ quốc tế tích lũy đến nay là 520.000 thẻ. Cũng trong 5 tháng đầu năm, doanh số sử
dụng thẻ quốc tế của Vietcombank đạt hơn 4.000 tỷ đồng, bằng 40% so với doanh số năm
2009.Về thẻ ghi nợ, Vietcombank đã phát hành 37.951 thẻ ghi nợ quốc tế, với tổng doanh
số sử dụng đạt 3.981 tỷ đồng. Thẻ ghi nợ nội địa phát hành 333.052 thẻ và tổng doanh số
sử dụng là 45.073 tỷ đồng.Trong 5 tháng đầu năm, ngân hàng này cũng đã phát hành
250.000 thẻ Connect24, đưa số thẻ nội địa tích lũy lên hơn 4 triệu thẻ.
Bên cạnh đó các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng quan tâm đến việc cải thiện
hệ thống công nghệ thông tin ở các ngân hàng mình, việc đầu tư phát triển công nghệ mới
trở thành một cuộc chạy đua giữa các ngân hàng. Tiện ích cho khách hàng được mở rộng
thông qua dịch vụ ngân hàng điện tử đang được đầu tư lớn taị các ngân hàng như
ACB,Vietcombank, Sacombanhk, Techcombank, Eximbank, ...
Trong thời gian gần đây, việc đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cũng đã
thu hút sự quan tâm cuả nhiều ngân hàng Việt Nam. Các ngân hàng đã mạnh dạn đưa ra
nhiều nghiệp vụ mới ở Việt Nam, đơn cử như nghiệp vụ quyền lựa chọn ngoại tệ
(Option), và sắp tới là nghiệp vụ hoán đổi lãi suất, nghiệp vụ bán lẻ cũng được các ngân
hàng khai thác mạnh bằng việc ngày càng mở ra nhiều dịch vụ đáp ứng các nhu cầu tài
chính cá nhân...
Nhìn lại thực trạng hoạt động trong những năm qua, có thể nhận thấy HTNHVN
đã có những bước đi đúng đắn và tích cực trong việc đưa hoạt động ngân hàng Việt Nam
ngày càng tiến dần đến những chuẩn mực quốc tế, tạo nền tảng cho việc hội nhập vào
ngân hàng thế giới.
Tuy nhiên, xét một cách toàn diện, do xuất phát từ cơ chế tập trung quan liêu bao
cấp, từ một nền kinh tế có bước xuất phát điểm thấp, lại trải qua chiến tranh liên miên,
cộng với nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác, vẫn còn rất nhiều vấn đề tồn tại đòi
hỏi HTNHVN cần phải giải quyết, khắc phục, đặc biệt là giờ đây phải đối phó với cuộc
cạnh tranh khốc liệt với các ngân hàng hiện đại trên thế giới với một bề dày thành tích và
kinh nghiệm lâu năm .
Hệ thống tổ chức tín dụng Việt nam rất đa dạng về loại hình, về sở hữu. Các TCTD
tuy số lượng nhiều nhưng đang gặp khó khăn như quy mô nhỏ, số vốn điều lệ thấp; mạng
lưới chi nhánh và các sản phẩm dịch vụ còn kém; mức độ an toàn thấp; điều kiện cung
cấp tín dụng còn phân biệt theo khu vực kinh tế. Đối với NHNN thì vẫn chưa thực sự thể
hiện vai trò là một ngân hàng mẹ, can thiệp quá sâu vào hoạt động của hoạt động của các
ngân hàng. Đối với thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, NHNN vừa tham gia với vai trò là
NHTW, vừa là thành viên, vừa là người tổ chức quản lý điều hành hoạt động.
Mặc dù đã có nhiều sửa đổi cải cách thích hợp, song thị trường ngoại hối Việt Nam
vẫn còn sơ khai, độ thanh khoản thấp, chưa thể đáp ứng cho nhu cầu hội nhập, các giao
dịch hối đoái chủ yếu vẫn là giao ngay (spot) đơn thuần, khối lượng giao dịch ngoại tệ
chưa cao, tình trạng đầu tư găm giữ ngoại tệ còn khá phổ biến, dẫn đến việc đánh giá tình
hình cung cầu ngoại tệ rất khó khăn, cơ chế điều hành tỷ giá được xem là khá căn bản
song chỉ là trong ngắn hạn, về lâu dài, nhất là khi chúng ta đã trở thành thành viên cuả
WTO thì phải hướng tới một tỷ giá linh hoạt hơn, tỷ giá phải là sản phẩm của quan hệ
cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Về chính sách lãi suất, gần đây xảy ra tình
trạng lãi suất tăng cao đến mức báo động là một minh chứng cho quyết định có lẽ hơi vội
vàng của NHNN trong việc thực hiện lãi suất cho vay thoả thuận VND.
Bên cạnh đó, luật NHNN vẫn còn dáng dấp của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp,
trong khi pháp lệnh ngân hàng đã bỏ lâu rồi, trong tổng số 63 điều luật NHNN thì đã có
đến 19 điều do Chính phủ quyết định.Công tác kiểm tra thanh tra của NHNN chưa kịp
thời phát hiện những sai phạm trong hoạt động của các ngân hàng, kể cả NHTM quốc
doanh
II.PHÂN TÍCH MÔ HÌNH PESTLE:
*Giới thiệu sơ về mô hình PESTLE:
Các phân tích pestle nên được sử dụng để cung cấp một bối cảnh cho các tổ chức / cá
nhân liên quan đến vai trò của môi trường bên ngoài. Nó bao gồm chính trị, kinh tế, xã
hội, công nghệ, pháp lý và các yếu tố môi trường. Tùy thuộc vào các yếu tố đang có,
nó cũng có thể được gọi là STEP, dốc, PESTEL,LEPEST. Gần đây nó đã được mở rộng
hơn nữa để tháp chuông và STEEPLED, bao gồm cả giáo dục và nhân khẩu học.
Quá trình củng cố rất nhiều kỹ thuật phân tích khác, chẳng hạn như Kịch bản Kế hoạch.
Các yếu tố có thể được ở vĩ mô (hoặc vi mô (ví dụ: thể chế, cá nhân) cấp. Tuỳ thuộc vào
phạm vi và quy mô của tập thể đang được thực hiện, có thể muốn xem xét cho từng yếu
tố:
• Phát biểu nào dưới đây có tầm quan trọng nhất bây giờ?
• Trong đó có thể sẽ là quan trọng nhất trong một vài năm?
• các yếu tố ảnh hưởng đến bất kỳ thay đổi là gì?
Yếu tố có khả năng bao gồm:
Factor Often Comprised Of
Political --Hiện tại chính sách thuế
- Tương lai chính sách thuế
- Việc hiện tại và tương lai chính trị hỗ trợ
- Tài trợ, tài trợ và các sáng kiến
- Cơ quan Thương mại
- Ảnh hưởng của cuộc chiến tranh hoặc xấu đi quan hệ với các
nước đặc biệt
Economic - Nhìn chung tình hình kinh tế
- Sức mạnh chi tiêu của người tiêu dùng
- Hiện tại và mức chi tiêu chính phủ tương lai của
- Dễ dàng truy cập vào các khoản vay
- Hiện tại và tương lai của mức lãi suất, lạm phát và thất nghiệp
- Cụ thể chính sách thuế và các xu hướng
- Tỷ giá ngoại tệ
Sociological (- Dân số
- Phong cách sống và thay đổi mô hình
- Thái độ đối với các vấn đề như giáo dục, trách nhiệm của công
ty và môi trường
- Xã hội di động
- Media quan điểm và nhận thức
- Dân tộc và tôn giáo khác biệt)
Technological - Có liên quan hiện tại và tương lai đổi mới công nghệ
- Mức độ nghiên cứu kinh phí
- Các cách thức mà người tiêu dùng mua hàng
- Sở hữu trí tuệ quyền và vi phạm bản quyền
- Toàn cầu thông tin liên lạc công nghệ tiến bộ
Legal - Pháp luật trong các lĩnh vực như việc làm, cạnh tranh và sức
khỏe an toàn &
- Tương lai thay đổi pháp luật
- Kinh doanh, chính sách
- Điều chỉnh cơ quan
Environmental
(ETHICS)
- Mức độ ô nhiễm được tạo ra bởi các sản phẩm hoặc dịch vụ
- Tái chế cân nhắc
- Thái độ đối với môi trường từ chính phủ, truyền thông và
người tiêu dùng
- Hiện tại và tương lai môi trường pháp lý thay đổi
*Mối quan hệ giữa mô hình PESTLE và mô hình SWOT:
Để đánh giá tình hoạt động của một doanh nghiệp ngành thì khi phân tích mô hình
PESTLE ,phải đi đôi với việc đưa ra các yếu tố của mô hình SWOT
1. CHÍNH TRỊ:( Political)
Chính trị là một yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế nói chung cũng như
ngành ngân hàng nói riêng. Các xu hướng chính trị và đối ngoại tự nó cũng chứa đựng
những mầm mống cho sự thay đổi của môi trường kinh doanh trong tương lai không xa,
có thể có lợi nhưng cũng có thể là bất lợi. Do vậy các nhà quản trị phải nhạy cảm với
những thay đổi này.
Thế kỷ 21 đang mở ra những cơ hội to lớn nhưng cũng chưa đựng rất nhiều
thách thức. Sau gần hai thập kỷ tiến hành công cuộc Đổi mới đất nước, thế và lực của
nước ta đã lớn mạnh lên nhiều. Chúng ta có lợi thế rất lớn là tình hình chính trị - xã hội
cơ bản ổn định. Môi trường hoà bình, sự hợp tác, liên kết quốc tế và những xu thế tích
cực trên thế giới tiếp tục tạo điều kiện để Việt Nam phát huy nội lực và lợi thế so sánh,
tranh thủ ngoại lực.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà Nước cộng với sự nỗ lực của Ngân Hàng Nhà
Nước VN trong việc ổn định chính trị, kiềm chế lạm phát ,bình ổn thị trường …đã tạo ra
cho các ngành kinh tế một môi trường hoạt động ổn định. Đây là một điều kiện quan
trọng cho sự phát triển của các ngành kinh tế đặc biệt là ngành ngân hàng. Chính trị ổn
định đồng nghĩa với việc ngành ngân hàng có cơ hội tăng tốc an toàn hơn.
Trong tiến trình hội nhập, Việt Nam đặt ưu tiên cao cho việc mở rộng quan hệ
kinh tế đối ngoại, mở rộng và đa dạng hoá thị trường, tranh thủ vốn, kinh nghiệm quản lý
và khoa học công nghệ tiên tiên cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Việc VN gia nhập WTO đã tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho ngành ngân
hàng. Các rào cản thương mại được hạ thấp và việc kiểm soát tỉ giá hối đoái trên tài
khoản vốn được nới lỏng. Đây là một cơ hội cho các ngân hàng VN trong tương lai có thể
vươn ra xa hơn tới các nước trên thế giới. Nhưng khi các rào cản thương mại được phá bỏ
thì cũng là lúc các ngân hàng nước ngoài sẽ tràn vào VN nhiều hơn, như vậy các ngân
hàng nội địa sẽ phải chịu sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn.
Bên cạnh đó hội nhập cũng đồng nghĩa với việc sẽ phải chịu những tác động từ thị
trường thế giới nhanh hơn và sâu hơn. Chỉ cần một biến động nhỏ trên thị trường tài
chính thế giới cũng có thể ảnh hưởng mạnh đến hoạt động của các ngân hàng trong nước.
Vì vậy việc các ngân hàng trong những năm tới sẽ gặp những thách thức lớn là điều khó
tránh khỏi. Nhiều nhà phân tích nhận định rằng có thể đầu năm 2011 kinh tế Mỹ sẽ
chạm đáy lần 2. Nếu suy thoái kinh tế tiếp tục xảy ra thì lần này VN sẽ phải chịu tác động
mạnh hơn rất nhiều.Chính vì vậy, các ngân hàng trong tương lai sẽ có xu hướng ngày
càng xích lại gần nhau hơn để có thể cùng nhau hợp tác và phát triển bền vững hơn.
Sẽ ngày càng có những nguồn vốn khổng lồ cùng với công nghệ tiên tiến được rót
vào VN. Do đó xu hướng tương lai sẽ là ngày càng đẩy mạnh hội nhập ngân hàng, xây
dựng hệ thống NH vững mạnh trở thành kênh dẫn nhập vốn hàng đầu, là “bà đỡ” tốt nhất
cho nền kinh tế đang cần vốn như Việt Nam đang từng bước chuyển dịch cơ cấu vốn theo
định hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Hội nhập tạo cơ hội cho ngân hàng có thể có thêm nhiều khách hàng ở nhiều nơi
trên thế giới. vì vậy trong những năm tới khách hàng của các ngân hàng sẽ không ngừng
gia tăng cả về số lượng và giá trị giao dịch.
Quan hệ đối ngoại của VN với các nước trên thế giới: Việt Nam chủ trương mở
rộng quan hệ hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước và vùng lãnh
thổ, trong đó ưu tiên cho việc phát triển quan hệ với các nước láng giềng và khu vực, với
các nước và trung tâm chính trị, kinh tế quốc tế lớn, các tổ chức quốc tế và khu vực trên
cơ sở những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc.
Trong những năm qua, Việt Nam đã chủ động đàm phán và ký kết với nhiều nước
trong và ngoài khu vực những khuôn khổ quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện cho thế
kỷ 21. Nhiều Hiệp định, thoả thuận quan trọng đã được ký kết như Hiệp định Thương
mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ, Hiệp định về biên giới trên bộ, Hiệp định về phân
định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định nghề cá với Trung Quốc, Hiệp định về phân định thềm
lục địa với In-đô-nê-xia...
Quan hệ đối ngoại ngày càng phát triển tạo cơ hội cho kinh tế VN ngày càng phát
triển, năng lực cạnh tranh toàn cầu được nâng cao. Việt Nam đã "nhảy" từ vị trí 75 lên vị
trí 59 trong Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Report) của
Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF). Từ đó có thể dự đoán VN sẽ ngày càng nâng cao vị
thế kinh tế của mình và điều đó sẽ là 1 yếu tố quan trọng làm cho ngành ngân hàng VN
trong những năm tới sẽ thực sự lớn mạnh và có sức cạnh tranh cao.
Tình trạng bất ổn xã hội:Tại Việt Nam trong những năm gần đây những cuộc
đình công, biểu tình và tranh chấp đất đai xảy ra ngày càng nhiều đã gây ảnh hưởng đến
đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, tình trạng xáo trộn đã bùng lên tại các vùng nông thôn có
liên quan tới việc nhà nước sung công đất đai và tình trạng tham nhũng của các quan
chức địa phương.
Trong những năm tới dự đoán tình trạng bất ổn này sẽ gia tăng. Điều đó cũng có
nghĩa rằng ngành ngân hàng sắp tới sẽ phải đối mặt với những nguy cơ về đình công,
biểu tình, những tin đồn thất thiệt…. ngày càng nhiều làm giảm uy tín của hoạt đông
ngân hàng nếu ngành không có những biện pháp kiểm soát và ngăn ngừa hợp lý.
Chấm dứt dùng tiền Nhà nước cứu các ngân hàng đổ vỡ. Chuyển sang kinh tế
thị trường thì cần giã từ những gì còn lại của cơ chế bao cấp, điều này sẽ có lợi về lâu dài
cho Nhà nước, các tổ chức và người dân. Có những cái lợi dài hạn không hẳn đã nhận ra
ngay khi uy tín quốc gia ngày càng nâng cao, có thêm cơ hội đón nguồn vốn đầu tư và
vay vốn với lãi suất thấp.
Khi hội nhập quốc tế, các tổ chức tín dụng Việt Nam phải đối mặt nhiều thách
thức cạnh tranh. Sẽ có tổ chức tốt ngày càng phát triển, có tổ chức kém bị phá sản; có tổ
chức vốn nhỏ có thể bị các ngân hàng lớn thôn tính... Tất cả những tình huống này cần
được các cơ quan chức năng tiên liệu trước và có biện pháp sẵn sàng ứng phó. Tuy nhiên,
hiện nay, Việt Nam chưa có quy định pháp lý về phá sản phù hợp với môi trường tài
chính đặc thù Việt Nam, chưa phân công trách nhiệm trong chia sẻ thông tin và xử lý đổ
vỡ, thời gian xử lý quá dài và tài sản thu hồi thấp.
2.KINH TẾ:( Economic)
Nền kinh tế thế giới đã vượt qua khủng hoảng,chính sự hồi phục này sẽ tác động
tích cực đến nền kinh tế Việt Nam và hy vọng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) sẽ tăng trưởng tốt trong những năm tới. Những nền kinh tế như Mỹ, châu Âu, Nhật
Bản bắt đầu tăng trưởng trở lại. Khi các nền kinh tế lớn tăng trưởng, không ít thì nhiều
kinh tế Việt Nam sẽ được hưởng lợi, dòng vốn FII và đặc biệt là FDI sẽ tốt hơn. Mãi lực
đầu tư và thị trường tiêu thụ bắt đầu tăng trưởng trở lại sẽ tác động đến xuất khẩu. Điều
đó sẽ giúp các ngành ngân hàng trong nước tận dụng cơ hội để tăng trưởng và phát triển.
Sự tăng trưởng kinh tế:
Theo đà phát triển hiện nay thì tình hình kinh tế nước ta sẽ tiếp tục tăng trưởng trong
5 đến 10 năm tới.Sản lượng tiềm năng của quốc gia sẽ gia tăng lên, và ngành ngân hàng
cũng sẽ chịu những tác động nhất định từ vấn đề này,Cụ thể đó là số lượng các ngân hàng
sẽ tăng lên cùng với đó là các chi nhánh,văn phòng đại diện của các ngân hàng sẽ được
xây dựng khắp cả nước và cả ra nướ