Sau 20 năm đổi mới, chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế nước ta đã có những bước chuyển đáng kể. Hiện nay nền kinh tế Việt Nam được đánh giá là có tốc độ tăng trưởng cao, ổn định, có môi trường đầu tư an toàn trong khu vực và trên thế giới. Đóng góp vào sự thành công đó phải kể đến là ngành Ngân hàng. Với sự chỉ đạo của Ngân hàng Trung ương cũng như sự phát triển và hoạt động có hiệu của các ngân hàng thương mại mà đã huy động được một lượng vốn lớn,
23 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2883 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xử lý nợ xấu trong hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. LỜI NÓI ĐẦU
Sau 20 năm đổi mới, chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế nước ta đã có những bước chuyển đáng kể. Hiện nay nền kinh tế Việt Nam được đánh giá là có tốc độ tăng trưởng cao, ổn định, có môi trường đầu tư an toàn trong khu vực và trên thế giới. Đóng góp vào sự thành công đó phải kể đến là ngành Ngân hàng. Với sự chỉ đạo của Ngân hàng Trung ương cũng như sự phát triển và hoạt động có hiệu của các ngân hàng thương mại mà đã huy động được một lượng vốn lớn, đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước, cũng như cung cấp các dịch vụ, tiện ích về Ngân hàng - Tài chính cho khách hàng góp phần đưa đất nước phát triển theo hướng hiện đại, theo kịp với trình độ của thế giới.
Tuy nhiên do sự chuyển đổi cơ chế còn chậm, trình độ còn kém nên ngành Ngân hàng cũng đã gặp nhiều khó khăn trong chính sách cũng như quản lý và hoạt động, đặc biệt là vấn đề "nợ xấu" gây ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành, làm cho tình hình tài chính của các ngân hàng thương mại trở nên yếu kém, khả năng cạnh tranh giảm sút. Nhất là hiện nay khi chúng ta trở thành thành viên chính thức của WTO thì vấn đề này đã gây ra nhiều thách thức trong việc cạnh tranh với nước ngoài, tăng rủi ro trong hoạt động ngân hàng, giảm lòng tin khách hàng và tất nhiên ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước.
Với lí do trên, em xin đưa ra vài ý kiến về đề tà: "Xử lý nợ xấu trong hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam". Hy vọng rằng nó sẽ giúp giải thích phần nào nguyên nhân, thực trạng và giải pháp về vấn đề này.
B. NỘI DUNG
I. LÝ THUYẾT CHUNG VỀ NỢ XẤU Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1. Các khái niệm cơ bản
* Để hiểu về nợ xấu, chúng ta xuất phát từ khái niệm rủi ro tín dụng.
Cũng như bất kỳ ngành kinh doanh nào khác, ngân hàng cũng có thể gặp rủi ro. Trên thế giới, người ta phân ra nhiều loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng, tiêu biểu nhất là rủi ro trong hoạt động tín dụng.
Tín dụng là quan hệ vay mượn dưới dạng tiền tệ có hoàn trả gốc và lãi giữa người có vốn (NH) và người thiếu vốn (DN).
Rủi ro trong hoạt động tín dụng là tình trạng người đi vay không có khả năng hoàn trả được vay lãi vay gốc hay cả …
Người ta cho rằng rủi ro chính mà ngân hàng phải đối mặt là rủi ro trong hoạt động tín dụng, hoạt động này đòi hỏi ngân hàng phải tìm mọi cách để kiểm soát được khả năng hoàn trả nợ ở ngân hàng, ít nhất là dự tính, phán đoán khả năng này.
* Nợ xấu
Cần phải khẳng định lại rằng rủi ro tín dụng là rủi ro chính mà ngân hàng phải đối mặt. Vấn đề đặt ra là có nên hay không nên cho khách hàng đó vay. Tuy nhiên ngân hàng cũng là một đơn vị kinh doanh tiền tệ, vấn đề cho vay là không thể tránh khỏi, vậy khi đã cho khách hàng vay thì quá trình thu được nợ phải như thế nào? Việc phân loại nợ theo khách hàng để phân tích và đánh giá rủi ro tín dụng là hoạt động mà các ngân hàng hiện đang làm. Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 phân loại nợ 5 loại theo 2 phương pháp định tính và định lượng.
* Phương pháp định lượng
- Nhóm 1: nợ đủ tiêu chuẩn bao gồm nợ trung hạn được đánh giá có khả năng thu hồi đủ gốc và lãi đúng hạn và các khoản nợ có thể phát sinh trong tương lai như các khoản bảo lãnh cam kết cho vay, chấp nhận thanh toán.
- Nhóm 2 nợ cần chú ý bao gồm nợ quá hạn < 90 ngày và nợ có cấu lại thời hạn nợ.
- Nhóm 3 nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm nợ quá hạn từ 90 -180 ngày người nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn < 90 ngày.
- Nhóm 4: nợ nghi ngờ, bao gồm nợ quá hạn từ 180 - 360 ngày.
- Nhóm 5: nợ có khả năng mất vốn bao gồm nợ quá hạn > 360 ngày và nợ cơ cấu thời hạn trả nợ > 180 ngày người nợ khoanh chờ chi phí xử lý.
* Phương pháp định tính
Nợ cũng được phân thành 5 nhóm tương ứng như phương pháp định lượng, nhưng không nhất thiết căn cứ vào số ngày quá hạn chưa thanh toán nợ mà căn cứ trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và chính sách dự phòng ruiro và tổ chức tín dụng được ngân hàng nhà nước chấp nhận.
- Nhóm 1: nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm nợ được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng hạn.
- Nhóm 2: nợ cần chú, bao gồm nợ được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.
- Nhóm 3 nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm nợ được đánh giá là không có khả năng thu hồi gốc và lãi cho đến khi đến hạn.
- Nhóm 4: nợ nghi ngờ, bao gồm nợ được đánh là có khả năng tổn thất cao
- Nhóm 5: nợ có khả năng mất vốn, bao gồm nợ được đánh giá là không có khả năng thu hồi, mất vốn.
Trong đó nợ từ nhóm 3 -5 là nợ xấu với các khoản nợ xấu này là yếu tố chủ yếu gây ra rủi ro tín dụng.
Có nhiều tiêu chí đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại:
- Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ.
- Tỷ lệ nợ xấu trên vốn chủ sở hữu
- Tỷ lệ nợ xấu trên quỹ dự phòng tổn thất
- Nợ đáng nghi nợ có khả năng chuyển thành nợ xấu cao
- Nợ không có tài sản bảo đảm.
Để tránh các khoản nợ xấu, hay tránh rủi ro tín dụng, ngân hàng cố gắng "thấy" được càng rõ, càng kĩ càng tốt, khách hàng phá sản, lừa đảo và không chịu trả nợ (thuộc nhóm 5 - nợ có khả năng mất vốn) là biểu hiện rõ nhất, ngoài ra còn có các khoản nợ ngắn hạn không trả được ở các cấp độ (thuộc nhóm 3, 4: nợ dưới tiêu chuẩn và nợ nghi ngờ). Nhiều ngân hàng cho rằng, nếu một khoản nợ đến hạn không trả được, thì các khoản nợ khác chưa đến hạn cũng được coi là có rủi ro. Thậm chí, dù nợ chưa đến hạn hoặc đến hạn vẫn trả được, song tình hình tài chính yếu kém, môi trường kinh doanh có biến động không thuận lợi cho khách hàng thì khoản nợ đó cũng được coi là có rủi ro. Do đó vấn đề không phải là con số nợ xấu chiếm 2% hay 7% tổng dư nợ mà nợ xấu được định lượng ở độ rộng hay hẹp. Dù theo phương pháp nào thì kết quả phụ thuộc rất nhiều vào việc cán bộ ngân hàng có thực sự nghiêm túc trong nhìn nhận nợ xấu, rủi ro tín dụng hay không, từ đó có chính sách quản trị rủi ro như thế nào.
2. Sự cần thiết phải xử lí "nợ xấu" trong Ngân hàng thương mại
2.1. Ảnh hưởng của "nợ xấu" tới hoạt động của các Ngân hàng thương mại
Nếu các khoản nợ xấu này lớn, tức là khả năng thu hồi các khoản nợ khách hàng của ngân hàng thấp. Do đó ngân hàng phải dùng vốn để trang trải cho các khoản thất thoát này thì đến một chừng mực nào đó sẽ không thể thực hiện việc "xóa sổ" những khoản thất thoát này, ngân hàng có thể bị lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán cho người gửi tiền.
Ngân hàng là ngành kinh tế nhạy cảm, phụ thuộc vào những lòng tin, do đó khi thông tin khả năng trả nợ ngân hàng là không chắc chắn, người gửi tiền sẽ đổ xô đi rút tiền làm ngân hàng lâm vào tình trạng phá sản.
Ngoài ra ngân hàng Trung ương của bất kì quốc gia nào cũng đều có nhiệm vụ bảo đảm hệ thống ngân hàng hoạt động một cách an toàn và ổn định. Vì nếu có sự thất thoát trong hoạt động tín dụng nào đó dù chỉ là 1 ngân hàng và ở 1 mức độ nhất định nào đó cũng sẽ đe doạ tới sự tan toàn và ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng.
2.2. Xu thế hội nhập hiện nay cho thấy cần thiết phải nghiên cứu tỉ mỉ và cẩn thận vấn đề này.
Thế giới hiện nay là thế giới của toàn cầu hoá và hội nhập hoá Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật này 11/06 Việt Nam chính thức gia nhập WTO - Tổ chức thương mại thế giới, đánh dấu bước ngoặt lớn của nền kinh tế Việt Nam khi bước vào một sân chơi mới đồng thời đặt ra nhiều cơ hội nhưng cũng đầu thách thức. Cải cách khu vực ngân hàng thương mại là một trong những chủ trương cải cách khu vực Ngân hàng thương mại là một trong những chủ trương cải cách hàng đầu mà Chính phủ luôn theo đuổi với mục tiêu từng bước hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng. Bởi vậy vấn đề nợ xấu lớn trong các Ngân hàng thương mại là một thách thức trên con đường hội nhập. Có xử lí được vấn đề này, năng lực đấu tranh của các Ngân hàng thương mại mới được cải thiện. Sau năm 2010, các hạn chế, phân biệt giữa ngân hàng trong và ngoài nước bị xoá bỏ, chấm dứt sự bảo hộ ở nhà nước, các Ngân hàng thương mại sẽ thực sự đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt. Do đó, ngay từ bây giờ, giải quyết những tồn tại, hạn chế trong hệ thống Ngân hàng thương mại là rất cần thiết, đặc biệt là vấn đề xử lý nợ xấu cần được quan tâm, chú ý hơn.
3. Nội dung xử lí nợ xấu đối với Ngân hàng thương mại
Khi xử lí các khoản nợ xấu, Ngân hàng thương mại có 2 sự lựa chọn tổng quan: khai thác hoặc thanh lí khai thác là một quá trình làm việc với người vay cho đến khi khoán cho vay được trả một phần hay toàn bộ người không dựa vào các công cụ pháp lí để ép buộc thu ngân thanh lí là ép người vay tuân theo các điều khoản của hợp đồng cho vay, áp dụng và thực hiện tất cả biện pháp pháp lí để đạt mục tiêu
Các yếu tố chính ảnh hưởng đến sự lựa chọn mà ngân hàng sẽ theo đuổi để xử lí những khoản cho vay. Nổi bật nhất là khó khăn trong việc thu ngân và tổn thất có thể xảy ra đối với khoản cho vay, trong trường hợp này ngân hàng phải áp dụng hình thức thu ngân bắt buộc theo luật. Bên cạnh đó có các yếu tố như sự thật thà và thái độ của người vay đối với các khoản nợ, sức mạnh tài chính là khả năng chi trả của người vay, mặc dù cần thiết thời gian đáng kể, giá trị của người vay đối với ngân hàng, chi phí kèm theo việc thu ngân hàng khôi phục cho người vay và phương pháp nào sẽ đem lại lợi ích lớn nhất cho ngân hàng trên số vốn đã và đang bị khó khăn. Một yếu tố cuối cùng cần phải quan tâm là thái độ của chủ nợ, mà điều này xảy ra rất nhiều. Trong việc xử lí ngoài phạm vi của toà án, sự sắp xếp các việc phải làm cần được những người liên quan chấp nhận. Một người phản đối có thể làm cho kế hoạch không được thực hiện phải thuyết phục của chủ nợ này rằng, họ được lợi bằng cách cộng tác với một kế hoạch được đề nghị hơn là hoạt động đơn phương.
* Tổ chức khai thác
Khi người vay gặp khó khăn về tài chính, ngân hàng có thể và thường tham gia tổ chức khai thác, dĩ nhiên phải đặt trong giả thuyết người vay thật thà thái độ của họ đối với khoản nợ và chi trả là thoả đáng. Điều này đặc biệt đúng, nếu như người vay có vốn lớn trong doanh nghiệp, một số tài sản cố định có giá trị, một tổ chức có thể tạo lợi nhuận đủ số lượng để hoàn trả khoản vay đáng nghi vấn, cũng như những khoản cho vay khác cần cho việc duy trì doanh nghiệp, nếu gnười vay không thể trả nợ theo nghĩa sự vỡ nợ thì ngân hàng nên thực hiện thanh lí.
Hầu hết các khoản cho vay khó đòi tại ngân hàng thương mại được xử lí bằng phương pháp khai thác, nghĩa là người vay được phép tự khắc phục khó khăn tài chính và hoàn trả các khoản nợ ngân hàng càng nhanh càng tốt. Vì tổ chức khai thác không phải là một công cụ pháp lí,nó có thể có một số hình thức khác nhau giữa những khoản cho vay các biện pháp có thể bao gồm lời khuyên trên nhiều chủ đề nhằm tác động đến khả năng tạo ra và thu lợi tức của người vay, gia hạn hoặc điều chỉnh hợp đồng cho vay để giảm bớt quy mô hoàn trả cấp phát thêm vốn nhằm tạo cho người vay có được vị thế tài chính mạnh hơn ngân hàng nắm phần chủ động trong hoạt động kinh doanh nó, cho đến khi bảo đảm rằng, khoản cho vay sẽ được hoàn trả.
Khi bất cứ khoản cho vay nào đến giai đoạn khó khăn, lập tức ngân hàng áp dụng biện pháp để bảo đảm thế chấp và một thoả thuận bảo đảm trên mọi tích sản khả dụng của người cho vay.
* Tổ chức thanh lý
Nếu ngân hàng thấy rõ là việc tổ chức khai thác không tiện lợi, sự thanh lí dưới 1 trong vài hình thức có thể được coi là cách hay nhất để xử lí một khoản cho vay đã trở thành nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn (thuộc nhóm 4 và 5). Khi phương pháp này được lựa chọn, có nghĩa là ngân hàng đã quyết định sau khi cần nhất tất cả mọi yếu tố kể trên người nhận thấy rằng khả năng cải thiện tình hình tài chính của người vay là xa vời, việc gia hạn hợp đồng cho vay hay cấp thêm vốn là mạo hiểm ngân hàng sẽ bớt được một tỷ lệ % vốn cấp phát, biện pháp thanh lí là tối ưu nhất. Sự thanh lí thường được nhanh chóng thực hiện trong những trường hợp tư tưởng không sẵn lòng chi trả đã rõ, hành động lừa đảo hay không thật thà đã bộc lộ, tình trạng vỡ nợ đã hiện ra, tình hình tài chính của người vay là vô vọng, hay không có ý muốn trả nợ.
Có một số biện pháp thực hiện việc thanh lí
Nếu khoản cho vay được bảo đảm, có thể bán nó đi, thường thì nó không đem lại mức giá thị trường hợp lí. Trong trường hợp khối lượng nhận được từ việc bán vật thế chấp không đủ thanh toán nợ, ngân hàng có thể nhận phán quyết của toà án về khoản chênh lệch phán quyết như thế cho phép ngân hàng quyền thu thêm nếu người vay có các tích sản.
Nhân việc ngân hàng có thể thực hiện thanh lí với sự giúp đỡ của chuyên gia tư vấn pháp luật của ngân hàng hay bộ phận liên quan đến những khoản cho vay có vấn đề và thành viên của bộ phận tham mưu có chuyên môn về lĩnh vực này. Cuối cùng một nhân viên thanh lí chuyên nghiệp được ngân hàng thuê xử lí việc thanh lí.
Một hình thức thanh lí khác là tái sở hữu các hàng hoá tiêu dùng lâu bền trong một số trường hợp tư liệu sản xuất, được bán theo hợp đồng bán có điều kiệnvà mua lại từ một nhà buôn. Quá trình này được thực hiện bằng cách giữ lại hàng hoá sau đó tiến hành bán với giá nào đó hy vọng có thể trả hết nợ.
Trong trường hợp ngân hàng quyết định sử dụng biện pháp xử lý để thu hồi số nợ vaykhông bảo đảm, phán quyết cần phải có từ toà án thích hợp. Phán quyết này cho phép nắm giữ người bán tài sản của người thiếu nợ với số lượng phù hợp với quyết định của toà án hay trừ vào lương theo mức được luật pháp cho phép.
Nếu ngân hàng là một trong số các chủ nợ và ai cũng muốn lấy lại tiền và có vị thế mạnh tương ứng như ngân hàng thì một uỷ ban chủ nợ có thể được thành lập. Cách giải quyết này không áp dụng cho trường hợp phá sản và cũng có thể áp dụng phương pháp khai thác.
Phá sản có 2 hình thức bồi thường cơ bản cho các chủ nợ, thanh lí và hồi phục. Phá sản có thể miễn cưỡng hay cố ý. Nó là biện pháp cuối cùng theo quan điểm của các chủ nợ. Ngân hàng hay bất cứ chủ nợ nào khác bao giờ cũng mong muốn nhận được phần đáng kể các khoản cho vay từ quá trình thanh lí nhưng thực tế thường không được như mong muốn.
Trong nhiều trường hợp, nó được áp dụng khi các chủ nợ không thể đạt thoả thuận hợp lý liên quan đến các biện pháp phải thực hiện để thu hồi được vốn vay, hay khi 1 chủ nợ nhỏ nào đó từ chối tiến hành một thoả thuận hợp tác hay khi người vay từ chối làm việc với chủ nợ để cố gắng giải quyết khó khăn tài chính.
II. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XỬ LÍ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1. Thực trạng và giải pháp
Tình hình "nợ xấu" trong thời gian gần đây đã được đề cập đến nhiều nhưng hầu như bài toán hóc búa này chưa có lời giải cuối cùng và sự gia tăng các món nợ xấu trong các ngân hàng vẫn đang tiếp diễn. Cho đến tháng 12/2006, thì nước ta đã hình thành một hệ thống ngân hàng rộng khắp cả nước với NHTM nhà nước chiếm thị phần 80%, trong tổng vốn tự có chỉ trên 1 tỷ USD, chưa đạt hệ số an toàn vốn tối thiểu (8%) khả năng tăng vốn và xử lý nợ xấu yếu, 37 NHTM cổ phần, 5 ngân hàng liên doanh, 31 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 46 văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài, 6 công ty tài chính, 10 công ty cho thuê tài chính và hơn 900 quỹ tín dụng nhân dân.
Tính theo tiêu chuẩn trong nước thì tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại qua các năm là: 13,7% năm 1999; 7,6 năm 2002; 5,8% năm 2003. Tỷ lệ nợ quá hạn ở các ngân hàng trung ương Việt Nam cao gấp 4 lần vốn tự có (vốn chủ sở hữu của ngân hàng).
Tính đến cuối tháng 6/2004, nợ vốn vay xây dựng cơ bản thuộc 5 ngân hàng thương mại nhà nước đối với các đơn vị thi công là khoảng 24.500 tỷ đồng, trong đó nợ quá hạn là 1344 tỷ đồng. Đối với ngân hàng công thương Việt Nam, đến cuối nâm 2004, tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ cho vay là 4%. Tính theo tiêu chuẩn kế toán quốc tế IAS thì tỷ lệ nợ xấu thực tế của các ngân hàng thương mại quốc doanh dao động ở mức 40%; tổng dư nợ gấp 8 lần tiêu chuẩn an toàn cho phép trong đó 58% là nợ quá hạn không có khả năng thu hồi.
Theo báo cáo của Quốc hội, tổng số nợ vốn đầu tư xây dựng cơ bản có liên quan đến nguồn ngân sách đến hết năm 2003 là 11.000 tỷ đồng; trong đó khối Bộ, ngành Trung ương nợ 3500 tỷ đồng, khối tỉnh, thành phố nợ 7500 tỷ đồng. Đáng chú ý có địa phương nợ lớn, số nợ gấp nhiều lần vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong kế hoạch. Một số tổng công ty lớn và nhiều công ty xây dựng cơ sở hạ tầng đã và đang đối mặt với sự suy yếu nghiêm trọng về tài chính. Tổng công ty công trình giao thông số 5 đã lâm vào tình trạng suy kiệt tài chính trong năm 2003 với khoản nợ ngân hàng lên tới 2200 tỷ đồng, nhưng bản thân công ty này cũng là chủ nợ của các khoản nợ khó đòi 1930 tỷ đồng (tại thời điểm 6/2003). Theo Bộ tài chính đến 10/2004, tổng số nợ tồn đọng của riêng khối doanh nghiệp nhà nước là 28 785 tỷ đồng tăng hơn 7000 tỷ so với số liệu tại thời điểm thống kê năm 2003.
Trong tín dụng ngân hàng, Việt Nam được đánh giá là độc quyền cho vay. Ngành Ngân hàng Việt Nam bị chi phối bởi 4 ngân hàng thương mại lớn đó là: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank); Ngân hàng ngoại thương (Vietcombank), Ngân hàng Công thương (Incombank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV). Bốn Ngân hàng này chiếm khoảng 70% thị phần cho vay trong nước. Nhóm cho vay lớn thứ 2 là các ngân hàng nước ngoài với thị phần 15%, tiếp theo là ngân hàng cổ phần với 12% và các ngân hàng liên doanh đóng góp 3%. Bốn ngân hàng thương mại QP chiếm 3/4 thị phần tín dụng cho vay và huy động của ngân hàng các ngân hàng này có bảng cân đối kế toán khá yếu kém; phản ánh sự kế thừa các khoản cho vay trực tiếp đối với các dự án hỗ trợ của nhà nước. Đến cuối năm 2000 những ngân hàng này đã có những khoản cho vay không hoàn lại lên tới 23 000 tỷ, tương đương 2 lần số vốn của họ chiếm 5% GDP, và 15% tất cả các khoản tín dụng cung ứng cho nền kinh tế. Trong thời gian qua ngân hàng nhà nước chủ trương phân loại các khoản cho vay, với tiêu chuẩn quốc tế hơn và chấp nhận các kế hoạch dự phòng mất mát các khoản cho vay đưa vào sử dụng dần dần. Mặc dù vậy theo đánh giá của WB "chuẩn mực phân loại khoản cho vay còn mơ hồ". Nhiều nghiên cứu khẳng định rằng, nếu kiểm toán 4 Ngân hàng Thương mại QD theo tiêu chuẩn quốc tế, kết quả có thể tất cả đều có vốn âm.
Mặc dù hiện nay hệ thống ngân hàng đã và đang tiếp tục được cải cách theo chuẩn quốc tế, xây dựng như quy định 493 về phân loại nợ và trích lập dự phòng đã ra đời, nhưng cho đến 31/12/2005, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ ở khối ngân hàng thương mại cổ phần chủ yếu < 2%, của các ngân hàng thương mại quốc doanh bình quân 5,4% song hoạt động tín dụng ở các ngân hàng thương mại hiện tiềm ẩn nhiều rủi ro. Con số tỷ lệ nợ xấu cho thấy là tương đương với những ngân hàng uy tín cao trong khu vực và quốc tế nhưng nó mới chỉ xác định theo tiêu chí định lượng thời gian quá hạn của khoản vay mà chưa xác định theo tiêu chí định tính theo quy định của Quyết định 493. Các yếu tố ảnh hưởng đến những báo cáo về các con số này là hệ thống phân loại, khái niệm hiện dùng không nhất quán và tính so sánh giữa các thời điểm khác nhau. Như vậy tỷ lệ hay các con số đưa ra liệu có đúng? Nếu tính theo tỷ lệ dự tính ở IMF, nợ xấu cả nội và ngoại bang ở ngân hàng thương mại quốc doanh khoảng 6,2 tỷ USD tức 13% GDP. Với một tốc độ tăng trưởng tín dụng hàng năm khá cao (20%) và tỷ lệ tăng nợ xấu cao hơn tăng trưởng tín dụng đây là tình trạng đáng báo động cần các biện pháp ngừa phòng khủng hoảng tài chính.
Như vậy Việt Nam có thể hơi quá lạc quan với tình hình nợ xấu và nguy cơ khủng hoảng tài chính vì nợ tồn đọng và nợ xấu thực tế có thể lớn hơn nhiều so với báo cáo.
2. Nguyên nhân ở thực trạng trên
* Sự hoạt động kinh doanh không có hiệu quả ở các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng, có thể thấy qua bảng thể hiện tỷ lệ nợ quá hạn/tổng doanh nghiệp sau:
Năm
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2002
2003
1. Tổng dư nợ (tỷ VNĐ) toàn bộ nền kinh tế
139.180
184.936
225.704
286.614
365.300
2. Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng DN
13,2%
10,75%
8,7%
8,15%
8,02%
* Về phía doanh nghiệp
- Nguyên nhân khách quan: Doanh nghiệp vay vốn gặp rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình: thiên tai, hoả hoạn, chiến tranh,… do vậy việc sử dụng vốn vay không đạt hiệu quả, có thể mất hoàn toàn vốn. Hoặc sự biến động và sức ép cạnh tranh ngày càng tăng của thị trường, hoặc môi trường kinh doanh, làm cho doanh nghiệp không có