Sự nghiệp giáo dục có vị trí quan trọng trong chiến lược xây dựng con người, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Chính vì vậy Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 2 khoá VIII, đã nhấn mạnh: ".Thực sự coi Giáo dục - Đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhận thức sâu sắc Giáo dục - Đào tạo cùng với khoa học công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho Giáo dục - Đào tạo là đầu tư cho phát triển.".
24 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 7844 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xử lý tình huống trong quản lý giáo dục về vấn đề dạy thêm, học thêm tràn lan ở trường Tiểu học B, huyện Thạch Thất, Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I : Lời nói đầu
Sự nghiệp giáo dục có vị trí quan trọng trong chiến lược xây dựng con người, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Chính vì vậy Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 2 khoá VIII, đã nhấn mạnh: "........Thực sự coi Giáo dục - Đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhận thức sâu sắc Giáo dục - Đào tạo cùng với khoa học công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho Giáo dục - Đào tạo là đầu tư cho phát triển.....".
Với mục tiêu: “Phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.”, thì việc tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về giáo dục là đặc biệt cần thiết.
Quản lý Nhà nước trong hoạt động giáo dục được hiểu là sự điều chỉnh có tính pháp quyền của bộ máy Nhà nước đối với hoạt động Giáo dục & Đào tạo của xã hội. Sự điều chỉnh đó có thể thực hiện theo một dải tần đủ rộng, bao quát ở tầm hoạt động vĩ mô cấp quốc gia, đến tầm hoạt động vi mô ở cấp chính quyền cơ sở gần dân nhất. Sự điều chỉnh đó diễn ra dưới hình thức các quy phạm pháp luật, hoạt động Pháp luật và hành chính áp dụng vào Giáo dục & Đào tạo.
Trong những năm qua Giáo dục & Đào tạo tiếp tục phát triển và được đầu tư nhiều hơn, cơ sở vật chất được tăng cường, quy mô đào tạo mở rộng. Trình độ dân trí được nâng lên, góp phần không nhỏ vào công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước. Trong đó Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống Giáo dục quốc dân và là bậc học xây dựng nền móng cho những bậc học tiếp theo. Giáo dục tiểu học là điều kiện cơ bản để nâng cao dân trí, là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng cho việc đào tạo trẻ em trở thành công dân tốt của đất nước, hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển nhân cách toàn diện con người Việt Nam XHCN
Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, nền kinh tế nước ta chuyển đổi từ tập trung, quan liêu báo cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Công cuộc phát triển kinh tế xã hội đã đạt được những thành tựu rất quan trọng, tuy nhiên vẫn còn nhiều yếu kém, bất cập. Chất lượng Giáo dục & Đào tạo còn thấp, nhiều vấn đề hạn chế, yếu kém chậm được khắc phục, trong đó có vấn đề dạy thêm, học thêm, như Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X có nêu: "......Công tác quản lý giáo dục đào tạo chậm đổi mới và còn nhiều bất cập,..........và tình trạng học thêm, dạy thêm tràn lan kéo dài, chậm được khắc phục."
Trong thời gian vừa qua dư luận, báo chí đã tốn không ít giấy mực để bàn về dạy thêm, học thêm. Có ý kiến cho rằng việc dạy thêm, học thêm là nhu cầu chính đáng của người dân, bao gồm cả người học lẫn người dạy. Song cũng có ý kiến cho rằng việc dạy thêm, học thêm là không cần thiết, vì nó tạo áp lực học hành quá lớn cho học sinh.
Bản chất của việc dạy thêm, học thêm không có gì đáng phê phán, nếu như nó được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, quy định của ngành Giáo dục & Đào tạo đề ra, và được xuất phát từ nhu cầu hoàn thiện, củng cố, khắc sâu, bổ xung kiến thức của người học, động cơ không vụ lợi của người dạy. Học thêm "Tích cực" sẽ góp phần nâng cao mặt bằng kiến thức của người học, đồng thời sẽ là động cơ để giáo viên không ngừng tự học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Tuy nhiên, điều đáng bàn là hoạt động dạy thêm, học thêm ở nhiều nơi hiện nay đang diễn ra tràn lan. Có nhiều lý do dẫn đến hoạt động dạy thêm, học thêm diễn ra tràn lan, khó kiểm soát. Về phía gia đình: Một số với mong muốn con mình được giỏi giang bằng bạn bằng bè, nhất là phải giành được kết quả cao trong các kỳ thi, nên khuyến khích con đi học và không ngần ngại bỏ ra một khoản tiền đóng học phí cho con. Một số gia đình thì cho con đi học theo "Phong trào", người ta cho con đi học thêm, thì mình cũng cho con đi học thêm, thậm chí có những gia đình , vì sợ con ở nhà " Nhàn cư vi bất thiện" nên cũng cho con đi học, để thầy cô quản lý hộ. Về phía giáo viên, ở nơi này, nơi khác vẫn còn một số vì đồng tiền lôi cuốn......nên đã lôi kéo, thậm chí dùng "Tiểu xảo" để ép học sinh học thêm.
Qua thời gian học tập lớp Trung cấp lý luận chính trị ngành Giáo dục- Đào tạo Thạch Thất, do trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong - Hà Nội mở, đã giúp tôi tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích cho công tác của mình và mở rộng thêm hiểu biết về công tác quản lý nhà nước ở các lĩnh vực khác một cách toàn diện hơn. Từ một tình huống cụ thể ở địa phương, liên quan đến việc dạy thêm, học thêm tràn lan, nên tôi mạnh dạn chọn đề tài: "Xử lý tình huống trong quản lý giáo dục về vấn đề dạy thêm, học thêm tràn lan ở trường Tiểu học B -huyện Thạch Thất - TP Hà Nội." để cùng tham gia giải quyết, tháo gỡ vướng mắc, góp phần nhỏ bé vào công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô giáo Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong - Hà Nội, đặc biệt là cô An Bích Ngọc - Giảng viên chính Khoa Nhà nước - Pháp luật, đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn tôi hoàn thành tiểu luận này.
II: Mô tả tình huống.
Xã B huyện Thạch Thất-TP Hà Nội, trước đây vốn là một địa phương thuần nông, đa số dân sống về nông nghiệp, một số nhỏ có nghề phụ, như thợ mộc, thợ nề, buôn bán nhỏ. Nhưng kể từ khi có chính sách cắm đất dãn dân ra mặt đường liên thôn, liên xã....., cơ chế đổi mới của Đảng đi vào cuộc sống, thì cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển đổi mạnh, ngành nghề đa dạng hơn. Các khu xóm mới ra đời, người ở nơi khác kéo về mua đất, dân trong làng kéo ra ven lộ lập nghiệp, đời sống nhân dân nói chung được nâng lên. Tuy nhiên sự chênh lệch giàu nghèo và thu nhập của người dân ngày càng lớn, từ đó quan điểm đầu tư cho thế hệ tương lai cũng bắt đầu có sự thay đổi, nhiều gia đình đã thực sự quan tâm đến việc học hành của con em mình. Và cũng kể từ đó tính phức tạp của cuộc chạy đua "Cái chữ "đã xuất hiện, chi phối đội ngũ giáo viên làm công tác giáo dục ở xã B và các xã lân cận.
Năm học 2008-2009 Trường Tiểu học B - huyện Thạch Thất-TP Hà Nội có 21 lớp, với 642 học sinh. Đối tượng cha mẹ học sinh ở đây tương đối đa dạng, phần lớn là con em các gia đình làm nông nghiệp, kinh doanh, buôn bán, số còn lại là con em cán bộ công chức, viên chức nhà nước.
Vào giữa tháng 9 /2008, qua nghe phản ánh từ phía giáo viên dạy và một số học sinh trong lớp, thì thấy khối 4,5 của nhà trường có một hiện tượng: Mỗi lớp có khoảng gần 1/3 số học sinh hay ngủ gật trong lớp, đến giờ ra chơi là lăn ra ngủ. Quan sát diện mạo thấy các em có vẻ mệt mỏi, một vài em thì đi học thất thường, nghỉ học không lý do. Hỏi giáo viên chủ nhiệm về tình hình học tập của các em này, thì cô cho biết: Có em thì nhận thức tiến bộ hơn, song cũng có em thì lại học kém đi. Đến gia đình các em này tìm hiểu, thì gia đình cho biết là các em sáng học chính khoá, chiều đi học thêm, tối học khuya quá nên mới như vậy, gia đình hứa sẽ quan tâm nhắc nhở các em để không xảy ra hiện tượng này nữa. Nhưng chỉ được một vài buổi, sau các em đâu lại đóng đấy.
Trước tình hình nói trên, ban giám hiệu nhà trường hội ý và giao cho giáo viên chủ nhiệm các lớp gửi giấy mời họp phụ huynh học sinh bất thường, để tìm hiểu nguyên nhân sự việc trên. Qua nghe phản ánh từ phía phụ huynh học sinh, các thầy cô nhận được thông tin như sau:
* Một bộ phận phụ huynh học sinh khối 5 tâm sự: Chúng tôi đều bận công việc cả ngày, đầu tắt mặt tối, thấy các cháu về bảo các thầy cô ở trường dạy không hay, chúng con chẳng hiểu bài nên chúng con muốn học thêm ở nhà thầy M, thầy ấy dạy giỏi lắm, nhà thầy ấy mở rất nhiều lớp, khối nào cũng có lớp học thêm. Thấy các cháu hăng hái đi học nên chúng tôi cũng chiều, vả lại mình chẳng có thời gian quan tâm đến chúng thì đành cho đi học thêm.Chúng tôi thấy chúng dắt díu nhau đi học nhộn nhịp vui vẻ lắm nên cũng an tâm. Hôm nay nghe các thầy cô thông báo tôi mới biết sự thể lại như vậy.
* Một số phụ huynh khác cho rằng: Nhà trường không tổ chức dạy phụ đạo cho các cháu tại trường, nên đành phải cho chúng đến nhà thầy cô... để học thêm. Tiền đóng góp thì nhiều, đường xá lại xa xôi, điều kiện kinh tế của gia đình lại khó khăn, mặt khác còn phải bố trí để đưa đón các cháu nên rất mệt mỏi, nhưng để chúng tự đi thì không yên tâm. Biết làm thế nào được...
* Một số phụ huynh không dám phát biểu ý kiến tại lớp, mà thì thầm với nhau, và qua câu chuyện họ phản ánh : Một số thầy cô trong trường tổ chức dạy thêm, nhưng thu mức học phí cao, nhà lại chật, lớp đông, không biết học như vậy có chất lượng không?
Đó là tình huống xảy ra ở trường Tiểu học B- huyện Thạch Thất. Giả định bạn là Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng nhà trường nói trên, khi nghe những thông tin này bạn có suy nghĩ gì ? và tìm hướng giải quyết như thế nào? cần có những mục tiêu, phương án và kế hoạch cụ thể ra sao?. Đứng trên góc độ là cán bộ quản lý của trường Tiểu học B nói trên cần xác định mục tiêu xử lý tình huống như sau:
III: Xác định mục tiêu xử lý tình huống
Trước tình hình thực tế như vậy, là một người làm công tác quản lý Nhà nước trong ngành giáo dục cần xác định rõ mục tiêu của việc xử lý tình huống dạy thêm, học thêm tràn lan như đã nêu của trường Tiểu học B, cụ thể là:
- Trước hết phải hiểu rõ bản chất của việc dạy thêm, học thêm, sự khác nhau về cơ bản giữa dạy thêm, học thêm với việc dạy thêm, học thêm tràn lan. Dạy thêm, học thêm tràn lan là hoạt động dạy thêm, học thêm với tất cả các đối tượng, các môn học, quá thời gian qui định như đã nêu trong quyết định số: 03/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về dạy thêm, học thêm; Quyết định số 132/2007/QĐ-UBND ngày 13/11/2007 của UBND Thành phố Hà Nội ban hành quy định về quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn thành phố Hà Nội, Công văn số 1436/CV-BGD&ĐT về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện dạy thêm, học thêm trong hè. Tuy nhiên phong trào dạy thêm, học thêm không những không lắng xuống mà còn phát triển mạnh hơn và ngày càng khó kiểm soát, các phương tiện thông tin đại chúng liên tục có chương trình xoay quanh việc tìm giải pháp hạn chế việc dạy thêm, học thêm. Các cấp quản lý giáo dục cũng liên tục nhận được các đơn thư phản ánh việc dạy thêm, học thêm tràn lan. Tình trạng này đã nêu trong Nghị quyết TW 2 khóa VIII của Đảng: “ Dạy thêm, học thêm tràn lan, tốn nhiều thời gian và tiền bạc của phụ huynh, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của học sinh và quan hệ thầy trò". Chính vì vậy cần phải xác định rõ các khái niệm quản lý Nhà nước trong giáo dục và vai trò của Nhà nước trong quản lý giáo dục có thể phân biệt như sau:
- Quản lý Nhà nước trong giáo dục là sử dụng công quyền trong việc quản lý toàn bộ các hoạt động của xã hội trong lĩnh vực giáo dục.
- Nhà nước giữ vai trò chỉ đạo, định hướng sự phát triển giáo dục của toàn xã hội bằng con đường lập pháp, hành pháp ( và tư pháp nếu cần). Xã hội tham gia vào việc quản lý giáo dục theo nghĩa cộng đồng. Chia xẻ trách nhiệm với bộ máy Nhà nước, quản lý, điều hành, hỗ trợ các hoạt động giáo dục thông qua các hình thức tự nguyện tham gia, hoặc chấp hành, chia xẻ các tác động pháp chế. Điều đặc biệt rõ ràng là cộng đồng giữ một vai trò to lớn nhất trong việc tham gia quản lý giáo dục ngoài nhà trường, giáo dục gia đình, quản lý cơ sở vật chất của nhà trường…, hơn thế nữa xã hội còn có đóng góp thiết thực bằng các nguồn lực của mình vào việc phát triển giáo dục ở cộng đồng dân cư. Vì vậy:
* Mục tiêu trước mắt:
- Kiểm tra việc dạy thêm, học thêm của 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên do nhà trường quản lý.
- Đình chỉ ngay việc dạy thêm đối với các cán bộ, giáo viên, nhân viên vi phạm Quyết định số 03/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành Quy định về dạy thêm, học thêm; Quyết định số 132/2007/QĐ-UBND ngày 13/11/2007 của UBND thành phố Hà nội ban hành quy định về quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Xử lý kỷ luật các cán bộ, giáo viên, nhân viên vi phạm theo thẩm quyền quy định tại Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ công chức và Thông tư số 03/2006/TT-BNV ngày 08/02/2006 của Bộ nội vụ về hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 35/2005/NĐ-CP. Nếu vượt quá thẩm quyền của nhà trường, thì báo cáo với cơ quan cấp trên để xử lý kỷ luật theo luật định.
- Họp hội đồng sư phạm nhà trường, họp phụ huynh học sinh để thông báo kết quả kiểm tra về dạy thêm, học thêm trong thời gian vừa qua. Đồng thời tuyên truyền. phổ biến các quy định hiện hành về dạy thêm, học thêm, để họ nắm được trách nhiệm của nhà trường là gì, trách nhiệm của giáo viên tham gia dạy thêm là gì, trách nhiệm của học sinh và cha mẹ học sinh tham gia học thêm là gì và thực hiện cho đúng.
- Phải có kế hoạch, phương án trước mắt trong công tác quản lý, chỉ đạo để nâng cao chất lượng dạy và học. Đảm bảo dạy đúng đủ chương trình, đảm bảo lượng kiến
thức của bài học trong buổi dạy chính khoá, ban giám hiệu nhà trường quản lý chặt chẽ chương trình, thời khóa biểu, tăng cường kiểm tra, dự giờ thăm lớp để uốn nắn kịp thời.
* Mục tiêu lâu dài:
- Đưa công tác tổ chức dạy thêm, học thêm dưới sự quản lý chặt chẽ của nhà trường theo đúng Quyết định số 03/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành Quy định về dạy thêm, học thêm; Quyết định số 132/2007/QĐ-UBND ngày 13/11/2007 của UBND thành phố Hà nội ban hành quy định về quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Tận dụng CSVC hiện có của nhà trường, đề nghị địa phương tạo điều kiện xây dựng thêm CSVC cho học sinh được học 2 buổi/ngày, vừa đảm bảo về mặt kiến thức, sức khỏe cho học sinh, vừa phù hợp với yêu cầu, khả năng đóng góp của phụ huynh học sinh.
- Tạo dựng và lấy lại niềm tin của nhân dân địa phương, của các cấp lãnh đạo đối với các thầy cô giáo và nhà trường.
- Quản lý tổ chức tốt việc dạy và học chính khoá, tăng cường đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng triệt để đồ dùng dạy học hiện có, khuyến khích làm thêm đồ dùng dạy học,tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học.
- Tăng cường các buổi sinh hoạt tập thể, văn hoá văn nghệ, thể thao tạo môi trường vui chơi giải trí lành mạnh cho các em học sinh.
- Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên để họ yên tâm công tác, yêu nghề, phát huy trí thông minh, sáng tạo trong công tác.
IV: Phân tích nguyên nhân và hậu quả của tình huống:
Để có kế hoạch, phương án xứ lý tình huống có hiệu quả trước tiên cần xác minh tính sát thực của nội dung mà cha mẹ học sinh đã phản ánh. Sau đó đánh giá mức độ sai phạm để đưa ra giải pháp xứ lý tình huống và ngăn chặn những tình huống tương tự xảy ra tiếp theo. Xác định rõ nguyên nhân và hậu quả của tình huống đã xảy ra. Cụ thể là:
1. Nguyên nhân:
* Nguyên nhân khách quan:
- Do chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung, quan liêu báo cấp sang nền kinh tế thị trường, mà việc học thêm là nhu cầu của một bộ phận không nhỏ học sinh và phụ huynh học sinh. Theo quy luật đã có "cầu" thì khắc có "cung".
- Dân số phát triển, công ăn việc làm ngày càng khó khăn, đất nông nghiệp ngày càng ít đi, nếu học không khá hoặc giỏi ở bậc tiểu học và THCS sẽ không tiếp tục theo học được tại các trường trung học phổ thông công lập. Trình độ dân trí ngày càng cao, khi mọi gia đình đều thấy rằng đầu tư cho sự học hành của con cái là sự đầu tư chính đáng và có hiệu quả kinh tế nhất.
- Mức thu nhập giữa người lao động nông nghiệp và công chức nhà nước ngày càng chênh lệch. Nên mọi người đều có ham muốn cho con mình bứt khỏi cuộc sống gắn với nông nghiệp. Muốn vậy phải đầu tư cho con em mình học tập ngay từ bậc tiểu học.
- Chương trình nhiều môn quá tải so với khả năng tiếp thu của học sinh. Với thời gian cho phép của tiết học, giáo viên khó có thể truyền tải hết nội dung kiến thức của bài một cách kỹ lưỡng, sâu sắc cho học sinh. (ngay cả đối với giáo viên khá và giỏi)
* Nguyên nhân chủ quan:
- Nhận thức của một bộ phận phụ huynh học sinh chưa đúng đắn về việc học hành của con cái, đặc biệt là lối suy nghĩ: Phải đi học thêm mới học giỏi, mới được lên lớp. dẫn đến lo lắng một cách thái quá.
- Do nhận thức của một số giáo viên còn hạn chế, chạy theo lợi nhuận đồng tiền, chạy theo xu hướng thương mại hóa giáo dục, phai nhạt lý tưởng, bất chấp các qui định về dạy thêm, học thêm đã liên tục mở các lớp dạy thêm. Thậm chí còn trù dập hay thiếu sự quan tâm đến những học sinh không đi học thêm ở nhà mình.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện các Quyết định số 03/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành Quy định về dạy thêm, học thêm; Quyết định số 132/2007/QĐ-UBND ngày 13/11/2007 của UBND thành phố Hà nội ban hành quy định về quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn thành phố Hà Nội. còn hạn chế.
- Công tác xã hội hóa giáo dục chưa tốt.
- Công tác quản lý chỉ đạo của các nhà trường về mảng dạy thêm, học thêm còn lỏng lẻo.
- Đời sống và chính sách đãi ngộ đối với giáo viên chưa đáp ứng với vai trò vị trí.
- Đầu tư ngân sách cho giáo dục chưa đáp ứng so với yêu cầu hiện nay.
- Việc dạy thêm, học thêm tràn lan còn có nguyên nhân từ phía người học và gia đình người học.ở bậc tiểu học, phụ huynh học sinh thường không có điều kiện chăm sóc con cái cả ngày, do phải đi làm nên việc gửi con cái đến nhà thầy, cô giáo học thêm cũng là hình thức gửi con vào nhà trẻ. Bên cạnh đó, sức ép của việc con cái phải đỗ đại học, trường điểm khiến nhiều phụ huynh ép con cái mình phải học thêm ngày đêm, không chỉ học ở trường, ở nhà mà còn đón giáo viên về nhà dạy.
Tất cả những nguyên nhân trên, dẫn đến muốn cho con em mình sau này có chỗ đứng, có công ăn việc làm trong xã hội. Không còn con đường nào khác là cho các cháu đi học, học bằng mọi cách để có trình độ thực sự, có như vậy sau này các cháu mới có cơ hội tìm được việc làm.
Như vậy học thêm trở thành nhu cầu thực sự của một bộ phận không nhỏ học sinh, mà đã có “cầu” thì bắt buộc phải có “cung” đó là sự tất yếu. Chính vì vậy mà nhiệm vụ của các trường, đặc biệt là người hiệu trưởng cần phải có giải pháp quản lý chặt chẽ việc dạy và học thêm trong và ngoài nhà trường của mình theo đúng các quy định hiện hành.
2.Hậu quả:
- Việc dạy thêm, học thêm nêu trên đã vi phạm vào Chỉ thị 15 của Bộ Giáo dục & Đào tạo về chống dạy thêm, học thêm tràn lan, vi phạm Quyết định số 03/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành Quy định về dạy thêm, học thêm; Quyết định số 132/2007/QĐ-UBND ngày 13/11/2007 của UBND thành phố Hà nội ban hành quy định về quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Nhà trường không quản lý được chất lượng dạy và học của các buổi dạy thêm học thêm. Mặt khác gia đình cũng khó bề kiểm soát được việc học thêm của con em mình, đã có nhiều em không đến nhà thấy cô học thêm, mà sử dụng tiền đó để đi chơi điện tử và xa đà vào các tệ nạn xã hội.
- Việc dạy thêm, học thêm tràn lan gây tốn tiền cho gia đình học sinh một cách không cần thiết, nhất là đối với những gia đình có thu nhập thấp.
- Làm mất cân đối trong thu nhập của giáo viên, mạnh ai người ấy làm, giáo viên nào chấp hành tốt thì lại không có thu nhập thêm, dẫn đến mất đoàn kết nội bộ trong giáo viên, ảnh hưởng xấu đến môi trường sư phạm.
- Việc dạy thêm, học thêm tràn lan với cường độ cao gây nên tình trạng vượt quá sức tiếp thu của học sinh, làm cho các em không có thời gian vui chơi giải trí, không có điều kiện rèn luyện thể lực, thần kinh căng thẳng, có trường hợp còn bị loạn trí vì học thêm quá nhiều. Học sinh bị nhồi nhét kiến thức, không còn thời gian tự học, tự nghiên cứu, dẫn đến giảm khả năng độc lập suy nghĩ, tư duy sáng tạo của học sinh.
- Ngoài ra nhà nước còn bị thất thu về thuế do không quản lý được hoạt động dạy thêm, học thêm.
- Những tiêu cực trong việc dạy thêm, học thêm đã làm giảm lòng tin của nhân dân đối với đội ngũ nhà giáo, đối với nhà trường và các cấp lãnh đạo.
V: xây dựng phương án
và lựa chọn phương án giải quyết tình huống
Vấn đề dạy thêm, học thêm tràn lan là vấn đề lo ngại, trăn trở của các nhà quản lý và cũng là vấn đề bức xúc của t