Đề tài Xử lý tình huống trong việc giải phóng mặt bằng công trình xây dựng kè và cống thoát nước rạch đình kênh đông, rạch đình kênh tây thuộc khóm 4 - Phường 1 - thị xã Sa Đéc

Trong thực tiễn xã hội ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội, tất yếu cũng nảy sinh nhiều sự vụ, sự việc bức xúc, phức tạp liên quan đến những vấn đề quan trọng trong đời sống hàng ngày của mỗi người dân chúng ta. Trong đó, có những vấn đề nổi cộm và còn tồn đọng kéo dài, liên quan đến công tác đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý sử dụng đất đai, đó là vấn đề về đền bù, giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội. Để phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững, một trong những nội dung cần tập trung thực hiện đó là vấn đề đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, nhất là đầu tư hệ thống đường giao thông, các công trình phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, phúc lợi công cộng, phục vụ dân sinh . Đây là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng, là động lực thúc đẩy sự phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống kinh tế-xã hội của một địa phương, quốc gia. Muốn thực hiện đầu tư đạt hiệu quả cao, một trong những khâu được xem là quan trọng nhất, cần phải tập trung thực hiện tốt, đó là khâu giải phóng mặt bằng, từ việc khảo sát, đo đạc, kiểm kê, áp giá bồi thường, quyết định thu hồi đất, đến khâu giải quyết các khiếu nại có liên quan, bàn giao mặt bằng, để đẩy nhanh tiến độ triển khai thi công, sớm hoàn thành công trình, đưa vào sử dụng Đây cũng là những vấn đề rất thiết thực, bức xúc, nhưng lại rất đa dạng, diễn ra phức tạp, kéo dài và phát sinh khiếu nại liên tục. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, quy định, ban hành nhiều loại văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến đất đai, về vấn đề bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong việc thu hồi đất, giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng xây dựng công trình. Các cơ quan có thẩm quyền, các ngành chức năng đã có nhiều cố gắng trong việc tìm hiểu, nghiên cứu, tìm ra nhiều giải pháp hữu hiệu nhất để tập trung thực hiện, nhưng thực tế vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định; thậm chí có một số vụ, việc phát sinh trong công tác giải phóng mặt bằng kéo dài, gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc giải quyết, xử lý cho dứt điểm. Về phía bản thân, mặc dù đang công tác ở cơ quan Đảng, nhưng cũng là người đang thực thi chức năng, nhiệm vụ là: trực tiếp tham mưu, phục vụ cho Thường trực Thị uỷ, Ban Thường vụ Thị uỷ Sa Đéc lãnh đạo, chỉ đạo phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế-xã hội ở địa phương; trong đó, có nội dung tham mưu đề xuất các giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, khắc phục những tồn tại, hạn chế, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng để khẩn trương thi công hoàn thành các công trình xây dựng cơ bản ở thị xã Sa Đéc. Qua việc nhận thức được những yêu cầu bức xúc, tầm quan trọng và ý nghĩa của vấn đề nêu trên; với những kiến thức về lý luận quản lý Nhà nước đã được các Thầy, Cô truyền đạt, trang bị, cùng với việc nghiên cứu các tài liệu và tình hình thực tiễn ở địa phương, tôi quan tâm và chọn Đề tài: “Xử lý tình huống trong việc giải phóng mặt bằng Công trình xây dựng kè và cống thoát nước rạch Đình kênh Đông, rạch Đình kênh Tây thuộc khóm 4-phường 1-thị xã Sa Đéc” để làm đề tài cuối khoá “Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính-khoá 12 năm 2011 .

doc29 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 10315 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xử lý tình huống trong việc giải phóng mặt bằng công trình xây dựng kè và cống thoát nước rạch đình kênh đông, rạch đình kênh tây thuộc khóm 4 - Phường 1 - thị xã Sa Đéc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC ---- LỜI MỞ ĐẦU 1 I. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG 4 1.1. Hoàn cảnh xuất hiện của tình huống 4 1.2. Mô tả tình huống 5 II. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG 6 2.1. Mục tiêu phân tích tình huống 6 2.2. Cơ sở lý luận 7 2.3. Phân tích diễn biến tình huống 11 2.4. Nguyên nhân dẫn đến xảy ra tình huống 16 2.5. Hậu quả tình huống 17 III. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG 18 3.1. Mục tiêu xử lý tình huống 18 3.2. Xây dựng phương án xử lý tình huống 18 3.3. Lựa chọn phương án xử lý 21 IV. KIẾN NGHỊ 23 4.1. Kiến nghị với Đảng, Nhà Nước 23 4.2. Kiến nghị với cơ quan chức năng 24 V. KẾT LUẬN 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO LỜI MỞ ĐẦU Trong thực tiễn xã hội ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội, tất yếu cũng nảy sinh nhiều sự vụ, sự việc bức xúc, phức tạp liên quan đến những vấn đề quan trọng trong đời sống hàng ngày của mỗi người dân chúng ta. Trong đó, có những vấn đề nổi cộm và còn tồn đọng kéo dài, liên quan đến công tác đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý sử dụng đất đai, đó là vấn đề về đền bù, giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội. Để phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững, một trong những nội dung cần tập trung thực hiện đó là vấn đề đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, nhất là đầu tư hệ thống đường giao thông, các công trình phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, phúc lợi công cộng, phục vụ dân sinh…. Đây là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng, là động lực thúc đẩy sự phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống kinh tế-xã hội của một địa phương, quốc gia. Muốn thực hiện đầu tư đạt hiệu quả cao, một trong những khâu được xem là quan trọng nhất, cần phải tập trung thực hiện tốt, đó là khâu giải phóng mặt bằng, từ việc khảo sát, đo đạc, kiểm kê, áp giá bồi thường, quyết định thu hồi đất, đến khâu giải quyết các khiếu nại có liên quan, bàn giao mặt bằng, để đẩy nhanh tiến độ triển khai thi công, sớm hoàn thành công trình, đưa vào sử dụng… Đây cũng là những vấn đề rất thiết thực, bức xúc, nhưng lại rất đa dạng, diễn ra phức tạp, kéo dài và phát sinh khiếu nại liên tục. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, quy định, ban hành nhiều loại văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến đất đai, về vấn đề bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong việc thu hồi đất, giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng xây dựng công trình. Các cơ quan có thẩm quyền, các ngành chức năng đã có nhiều cố gắng trong việc tìm hiểu, nghiên cứu, tìm ra nhiều giải pháp hữu hiệu nhất để tập trung thực hiện, nhưng thực tế vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định; thậm chí có một số vụ, việc phát sinh trong công tác giải phóng mặt bằng kéo dài, gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc giải quyết, xử lý cho dứt điểm. Về phía bản thân, mặc dù đang công tác ở cơ quan Đảng, nhưng cũng là người đang thực thi chức năng, nhiệm vụ là: trực tiếp tham mưu, phục vụ cho Thường trực Thị uỷ, Ban Thường vụ Thị uỷ Sa Đéc lãnh đạo, chỉ đạo phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế-xã hội ở địa phương; trong đó, có nội dung tham mưu đề xuất các giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, khắc phục những tồn tại, hạn chế, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng để khẩn trương thi công hoàn thành các công trình xây dựng cơ bản ở thị xã Sa Đéc. Qua việc nhận thức được những yêu cầu bức xúc, tầm quan trọng và ý nghĩa của vấn đề nêu trên; với những kiến thức về lý luận quản lý Nhà nước đã được các Thầy, Cô truyền đạt, trang bị, cùng với việc nghiên cứu các tài liệu và tình hình thực tiễn ở địa phương, tôi quan tâm và chọn Đề tài: “Xử lý tình huống trong việc giải phóng mặt bằng Công trình xây dựng kè và cống thoát nước rạch Đình kênh Đông, rạch Đình kênh Tây thuộc khóm 4-phường 1-thị xã Sa Đéc” để làm đề tài cuối khoá “Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính-khoá 12 năm 2011 . Nội dung của Đề tài nhằm mô tả, phân tích quá trình diễn biến, nguyên nhân, hậu quả của tình huống, đồng thời đưa ra phương án giải quyết khả thi, tối ưu, cùng với bài học kinh nghiệm tổ chức thực hiện, những đề xuất kiến nghị mang tính chung nhất, góp phần tổ chức thực hiện, giải quyết đạt hiệu quả cao nhất các vấn đề liên quan đến công tác áp giá bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, đặc biệt là đối với các khiếu nại phát sinh trong việc giải phóng mặt bằng để thi công Công trình xây dựng kè và cống thoát nước rạch Đình kênh Đông, rạch Đình kênh Tây thuộc khóm 4-phường 1-thị xã Sa Đéc nói riêng và nói chung cho nhiều công trình khác nữa. Thật vậy, đây là vấn đề hết sức tế nhị, thiết thực, quan trọng, nhưng cũng rất đa dạng, phức tạp khi tổ chức thực hiện, nhất là đối với bản thân cần phải tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu sâu sắc và toàn diện hơn nữa mới có thể hiểu thấu đáo và phân tích được đầy đủ. Cho nên, về phương pháp nghiên cứu của Đề tài này, tôi chỉ nêu lên được những vấn đề mang tính chung nhất, trên cơ sở kết hợp những kiến thức về lý luận quản lý Nhà nước đã được truyền đạt với thực tiễn nhận thức về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và tình hình thực tế ở địa phương, đồng thời có tiếp thu, kế thừa những kết quả nghiên cứu cùng vấn đề này từ các tài liệu khác của những người đi trước, đó là cố gắng bước đầu của bản thân và cũng là cơ sở cho việc vận dụng vào công tác sau này. Mặc dù đối tượng, phạm vi nghiên cứu tình huống của Đề tài không quá rộng, nhưng thực tiễn tình huống lại rất phong phú, khá phức tạp mà năng lực của bản thân còn nhiều khiếm khuyết, hạn chế; kính mong Quý Thầy, Cô, Bạn đọc thông cảm và bỏ qua đối với những sai sót nhất định, không sao tránh khỏi của lần đầu tiên viết về chuyên đề lĩnh vực này. Xin chân thành cám ơn Quý Thầy, Cô Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Ban Giám hiệu, giáo viên, cán bộ, công nhân viên trường Chính trị tỉnh Đồng Tháp đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành Chương trình học tập này. Xin trân trọng kính chào! NỘI DUNG TÌNH HUỐNG Hoàn cảnh xuất hiện của tình huống Thị xã Sa Đéc là một trong hai đô thị trung tâm kinh tế, văn hoá của Tỉnh Đồng Tháp; có tiềm năng, lợi thế phát triển mạnh về công nghiệp-xây dựng, thương mại-dịch vụ; vị trí địa lý và hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ khá thuận lợi trong liên kết và hợp tác cùng phát triển với các huyện phía Nam thuộc Vùng Sa Đéc của Tỉnh (gồm: thị xã Sa Đéc, huyện Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành) và các trung tâm phát triển kinh tế Vùng Đồng bằng sông Cửu long (thành phố Cần Thơ, Long Xuyên, thị xã Vĩnh Long). Đầu tư phát triển thị xã Sa Đéc giữ vững và phát huy vai trò trung tâm kinh tế năng động, xứng đáng là đô thị loại III “xanh, sạch, đẹp”, có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt và là động lực thúc đẩy nhanh sự phát triển chung của toàn Vùng Sa Đéc và cả Tỉnh. Trong những năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, hỗ trợ đầu tư của Trung ương, của Tỉnh, cùng với sự nỗ lực và quyết tâm cao của các cấp, các ngành và nhân dân Sa Đéc đã tập trung thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của thị xã theo Kế hoạch đề ra. Kinh tế của thị xã luôn giữ vững ổn định và phát triển theo chiều hướng thuận lợi, năm sau cao hơn năm trước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2005-2010 đạt 19,56%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, bảo đảm tính hợp lý, hiệu quả; việc huy động, sử dụng các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển được tập trung thực hiện, đem lại những kết quả đáng phấn khởi; kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội được quan tâm đầu tư, thúc đẩy nhanh tiến trình đô thị hoá, vị thế của Sa Đéc được nâng lên; trong đó, lĩnh vực công nghiệp-xây dựng, chỉnh trang, tạo vẻ mỹ quan, phát triển đô thị, bảo vệ môi trường được thị xã chọn làm mũi đột phá, tạo tiền đề thuận lợi cho bước phát triển nhanh và bền vững ở các lĩnh vực khác. Xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, tình hình thực tế của địa phương và nhu cầu bức xúc của nhân dân, nhất là trong lĩnh vực cấp thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị; ngoài nguồn vốn đầu tư của Trung ương, của Tỉnh, thị xã Sa Đéc đã tập trung huy động tốt các nguồn vốn khác để đầu tư phát triển mạnh cho lĩnh vực này; trong đó, thị xã đã tranh thủ được nguồn vốn đầu tư từ Dự án nước sạch và vệ sinh môi trường do Chính phủ Úc (Australia) tài trợ tại 03 thị xã của Đồng bằng sông Cửu long gồm: thị xã Bạc Liêu, Hà Tiên và Sa Đéc. Dự án bắt đầu chính thức đi vào hoạt động vào tháng 10 năm 2000. Tại thị xã Sa Đéc, Dự án có 06 mục tiêu phát triển chính, bao gồm: cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, chất thải rắn, xây dựng bờ kè, tăng cường năng lực và phát triển cộng đồng. Đến nay, thị xã đã có 06/06 dự án, công trình, hạng mục công trình do Chính phủ Úc tài trợ đang được triển khai thực hiện; trong đó, có Công trình xây dựng kè và cống thoát nước rạch Đình kênh Đông, rạch Đình kênh Tây thuộc khóm 4-phường 1-thị xã Sa Đéc-tỉnh Đồng Tháp. Công trình này trong quá trình tổ chức kiểm kê, áp giá bồi thường đã phát sinh vấn đề khiếu kiện của một số hộ dân nằm trong khu vực giải toả, đòi hỏi các cấp, các ngành chức năng phải tập trung giải quyết nhằm đẩy nhanh tiến độ hoàn thành khâu giải phóng mặt bằng, để bàn giao cho đơn vị thi công tiến hành xây dựng công trình và đây là tình huống của Đề tài được chọn. Mô tả tình huống Rạch Đình kênh Đông-kênh Tây thuộc khóm 5, phường 1, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp bị ô nhiễm khá nghiêm trọng do thiếu nguồn nước lưu thông và có nhiều hộ dân sinh sống cặp 02 bờ rạch nhưng chưa ý thức cao trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường, xả rác xuống rạch, gây mất vẻ mỹ quan đô thị. Uỷ ban nhân dân phường 1 đã đề xuất Thị uỷ, Uỷ ban nhân dân thị xã có Kế hoạch giải toả các hộ sống cặp Rạch này để xây dựng kè 02 bên rạch, nhằm khắc phục ô nhiễm môi trường, tạo cảnh quan đô thị. Xuất phát từ tình hình trên, Thị uỷ, Uỷ ban nhân dân thị xã đã thống nhất chủ trương và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo khẩn trương tổ chức thực hiện. Thực hiện chủ trương của Thị uỷ, Uỷ ban nhân dân thị xã; Uỷ ban nhân dân phường 1 đã mời tất cả 256 hộ dân nằm trong khu vực xây dựng công trình để tổ chức cuộc họp công bố chủ trương này và bước đầu các hộ dân đều tán thành. Các ngành chức năng, các cơ quan, đơn vị có liên quan đã tập trung tổ chức thực hiện các bước quy trình đầu tư theo tiến độ Kế hoạch đề ra; tham mưu Uỷ ban nhân dân thị xã ban hành các quyết định thu hồi đất đối với các hộ dân sống cặp 02 bên rạch. Sau khi nhận quyết định thu hồi đất, bồi thường thiệt hại, có 59/256 hộ dân khu vực công trình khiếu nại về đơn giá đền bù, sai lệch diện tích đất, loại đất, yêu cầu thêm về đền bù hoa màu, vật kiến trúc, bố trí tái định cư… Uỷ ban nhân dân thị xã đã tập trung chỉ đạo giải quyết hợp lý, thoả đáng; 58/59 hộ khiếu nại đã đồng ý nhận tiền bồi thường theo quyết định thu hồi đất và đã di dời, bàn giao mặt bằng cho đơn vị xây dựng. Riêng còn 01 trường hợp của hộ Bà Trần Thị Bảy, ngụ số nhà 470/9 khóm 4-phường 1-thị xã Sa Đéc, sau khi nhận Quyết định của Uỷ ban nhân dân thị xã về việc thu hồi đất, bồi thường thiệt hại; mặc dù hộ này đã thực hiện việc di dời nhà ở, công trình phụ, vật kiến trúc nằm trên phần đất quy hoạch nhưng vẫn chưa chịu bàn giao mặt bằng, với nội dung Bà nêu trong đơn khiếu nại là: Nhà nước chưa cho Bà nhận số tiền bồi thường đã ghi như trong Quyết định (do có phát sinh tranh chấp về đất đai trong nội bộ gia đình, Toà án nhân dân thị xã đang thụ lý giải quyết, nên cơ quan chức năng không cho Bà Bảy nhận tiền) và yêu cầu cơ quan chức năng sớm cho Bà nhận tiền bồi thường và một số yêu cầu khác (05 nội dung). Sau khi nhận được đơn khiếu nại, Uỷ ban nhân dân thị xã đã ra Quyết định thành lập Tổ công tác của thị xã gồm các thành viên ở các ngành: Thanh tra, Tài chính-Kế hoạch, Tài nguyên-Môi trường, Quản lý đô thị thị xã và Uỷ ban nhân dân phường 1 để giải quyết việc khiếu nại. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG Mục tiêu phân tích tình huống Sau khi thu thập những sự việc đã xảy ra, thêm một số thông tin được điều tra từ những người lân cận, đảm bảo tính hợp lý, sát thực; mục tiêu phân tích của tình huống cần hướng tới một số vấn đề sau: Đối với trường hợp khiếu nại của các hộ dân nằm trong khu vực giải toả xây dựng công trình, đặc biệt là của bà Trần Thị Bảy, cần tìm hiểu sâu sát thông tin, tình hình diễn biến, thu thập đầy đủ các chứng cứ, giấy tờ, những người có liên quan để phân tích, chứng minh nội dung khiếu nại là có cơ sở pháp lý hay không để xem xét việc khiếu nại là đúng hay sai. Từ đó áp dụng các quy định của pháp luật hiện hành để tiến hành các bước theo quy trình giải quyết một cách hợp lý, đảm bảo theo luật định. Đồng thời qua đó chứng minh và trả lời cho các hộ có liên quan hiểu rõ việc các hộ khiếu nại là đúng hay sai. Cơ sở lý luận Theo Luật Khiếu nại tố cáo năm 1998 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2004 và năm 2005): - Các khái niệm: + “Khiếu nại” là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. + “Tố cáo” là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. + “Người khiếu nại” là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện quyền khiếu nại. + “Người bị khiếu nại” là cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật bị khiếu nại. + “Người giải quyết khiếu nại” là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. + “Quyết định hành chính” là quyết định bằng văn bản của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính. + “Quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng” là quyết định có hiệu lực thi hành và người khiếu nại không được quyền khiếu nại tiếp. + “Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật” bao gồm quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, quyết định giải quyết khiếu nại lần hai mà trong thời hạn do pháp luật quy định người khiếu nại không khiếu nại tiếp, không khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án” (Điều 1, Luật Khiếu nại tố cáo sửa đổi, bổ sung năm 2005). - Quyền khiếu nại: Khoản 1 Điều 1 quy định “Công dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính Nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”. - “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm kiểm tra, xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật của mình, nếu thấy trái pháp luật thì kịp thời sửa chữa, khắc phục để tránh phát sinh khiếu nại” (Điều 3) - “Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tiếp người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; tiếp nhận và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật khiếu nại, tố cáo; xử lý nghiêm minh người vi phạm; áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra; bảo đảm cho quyết định giải quyết được thi hành nghiêm chỉnh và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình” (Điều 5 ). - Người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo mà không giải quyết, thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết hoặc cố tình giải quyết trái pháp luật phải bị xử lý nghiêm minh, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật” (Điều 6). - “Cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến việc khiếu nại, tố cáo theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó” (Điều 7). - “Quyết định giải quyết khiếu nại phải được mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng. Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật phải được cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan nghiêm chỉnh chấp hành. Người có trách nhiệm thi hành quyết định giải quyết khiếu nại mà không thi hành phải bị xử lý nghiêm minh” (Khoản 1, Điều 8). + Người giải quyết tố cáo phải xem xét, kết luận về nội dung tố cáo, nếu có vi phạm thì phải kịp thời xử lý hoặc yêu cầu người có thẩm quyền xử lý người vi phạm. + Người bị thiệt hại được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. - Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức, chỉ đạo việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi địa phương mình (Khoản 2, Điều 8). - Thanh tra nhà nước các cấp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình thanh tra việc chấp hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước; xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật (Điều 10). - Người khiếu nại có các quyền và nghĩa vụ sau (Điều 10): + Quyền: Tự mình khiếu nại …; Biết các bằng chứng để làm căn cứ giải quyết khiếu nại; đưa ra bằng chứng về việc khiếu nại và giải trình ý kiến của mình về bằng chứng đó; Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật; Khiếu nại tiếp hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và pháp luật về tố tụng hành chính; Rút khiếu nại trong quá trình giải quyết khiếu nại… + Nghĩa vụ: Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết; Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp thông tin, tài liệu đó; Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.” - Người bị khiếu nại có các quyền và nghĩa vụ sau: + Quyền: Biết các căn cứ khiếu nại của người khiếu nại; Đưa ra bằng chứng về tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại; Nhận quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai hoặc bản án, quyết định của Toà án đối với khiếu nại mà mình đã giải quyết nhưng người khiếu nại tiếp tục khiếu nại hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án. + Nghĩa vụ: Tiếp nhận, thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại về việc thụ lý để giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại; Giải trình về tính hợp pháp, đúng đắn của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi người giải quyết khiếu nại lần hai yêu cầu; Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật. Như vậy, theo quy định của các Điều Luật nêu trên, thì các hộ dân nằm trong khu vực giải toả công trình xây dựng kè rạch Đình kênh Đông-kênh Tây ở phường 1 thị xã Sa Đéc có quyền khiếu nại quyết định thu hồi đất, bồi thường thiệt hại của tổ chức, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Đây là những đối tượng chịu tác động trực tiếp của Quyết định hành chính về bồi hoàn, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng do Uỷ ban nhân dân thị xã Sa Đéc ban hành; vì họ có căn cứ cho rằng quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm; đồng thời đã thực hiện khiếu nại đúng theo những thủ tục, trình tự mà pháp luật quy định như: thời hiệu khiếu nại, thời hạn khiếu nại, gửi đơn khiếu nại, đơn khiếu nại phải được gửi đến đúng người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại… - Căn cứ giải quyết Khiếu nại tố cáo: + Luật Khiếu nại tố cáo năm 1998 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2004 và năm 2005); + Nghị định số 136/2006/NĐ-CP