Cho dù cuộc khủng hoảng tài chính tín dụng đã bắt đầu từ nửa cuối 2007 thì năm này vẫn là năm đánh dấu đỉnh cao của chu kỳ liên tục tăng trưởng FDI với dòng vốn toàn cầu tăng 30% và đạt 1.833 tỷ đô, phá kỷ lục cũ của đỉnh cao 2000 ( 1411 tỷ đô ). Trước đó, năm 2006 cũng chứng kiến FDI thế giới tăng trưởng tới 38% và đạt 1.306 tỷ đô. Cả 3 khu vực kinh tế chủ chốt là: nhóm các nước phát triển, nhóm các nước đang phát triển và các nên kinh tế đang chuyển đổi Đông Nam Âu, khối Commonwealth of Independent Stat (CIS) (gồm 12/15 nước thuộc liên bang Xô Viết cũ, trong đó có Nga là đầu tàu) đều thấy rõ sự tăng trưởng của dòng vốn FDI đổ vào .Tăng trưởng FDI là tấm gương phản ánh sự tăng trưởng tương đối khả quan của kinh tế thế giới và sự phát triển vững mạnh của các tập đoàn đa quốc gia (!!!). Trong đó, M&A tiếp tục là hình thức chủ yếu của dòng vốn FDI, nhưng hình thức đầu tư mới cũng đang tăng lên, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Và đi cùng với lợi nhuận cao của các tập đoàn đa quốc gia, thì lãi không chia (để tái đầu tư) đạt tới 30% dòng vốn vào trên toàn thế giới, năm 2006 là gần 50% đối với các nước đang phát triển nói riêng. Ở một mức độ nào đó, kỷ lục FDI 2007 tính bằng đồng đôla cũng do một phần sự trượt giá của đồng đô so với các đồng tiền mạnh khác. Nhưng kể cả nếu tính bằng đồng Euro thì FDI toàn cầu 2007 cũng vẫn tăng khoảng 23%. (Table 1)
- Với nhóm các nước phát triển, dòng vốn FDI chảy vào trong năm 2007 đạt 1.248 tỷ đô. Năm 2006 con số này là 857 tỷ. Trong đó Mỹ tiếp tục là nước nhận FDI nhiều nhất, tiếp theo đến Anh, Pháp, Canada và Hà Lan. Khối EU là khu vực nhận FDI lớn nhất, chiếm gần 2/3 dòng vốn FDI vào khu vực các nước phát triển. Các tập đoàn đa quốc gia (TNC) nguồn gốc từ nhóm này cũng là chính là đầu tàu của FDI toàn cầu, chiếm tới 84% dòng vốn FDI chảy ra. Các nước đầu tư lớn nhất là Mỹ, Anh, Pháp và Đức.
- Với nhóm các nước đang phát triển, dòng vốn FDI chảy vào trong năm 2007 cũng đạt tới một đỉnh cao mới: 500 tỷ đô, tăng 21% so với 2006. Khi năm 2006 là 379 tỷ đô. Trong đó Trung Quốc là nước nhận FDI nhiều nhất, tiếp theo là Hồng Kông, và Singapore. Cùng với đó, nhóm này cũng dần khẳng định vị thế của mình trong nguồn chảy FDI với lượng vốn đầu tư ra đạt kỷ lục 253 tỷ đô, chủ yếu nhờ sự bành trướng của các TNC đến từ châu Á mà dẫn đầu là Hồng Kông.
- Với nhóm các nước Đông Nam Âu và CIS, vốn FDI chảy vào cũng tăng vọt tới 50%, đạt 86 tỷ đô năm 2007. Khu vực này đã 7 năm liên tiếp tăng trưởng. Trong đó nước nhận FDI nhiều nhất là Liên Bang Nga. Đồng thời với sự nhảy vọt của lượng vốn chảy vào, tổng lượng vốn chảy ra của nhóm này cũng tăng tới 51 tỷ đô, gấp hơn 2 lần 2006.
60 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1902 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xu thế FDI thế giới 3 năm gần đây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục Lục Trang
I. XU THẾ FDI THẾ GIỚI 3 NĂM GẦN ĐÂY 1
1. Tổng quan tình hình FDI toàn cầu 2
2. Mua lại và sát nhập (M&A) khẳng định là hình thức chủ yếu của FDI trong giai đoạn hiện nay. 7
3. Sức mạnh chi phối dòng chảy FDI toàn cầu của các TNCs ( Công ty xuyên quốc gia) 10
4. Sự nổi lên của các quỹ SWFs như một hình thức mới trong các hình thức đầu tư trực tiếp. 16
5. Dù vẫn tồn tại các rào cản nhưng nhìn chung các chính sách đều được sửa đổi nhằm thu hút FDI. 19
6. Thực tế cụ thể dòng vốn FDI ở các khu vực trên thế giới 3 năm vừa qua. 21
7. Đối diện chướng ngại vật mang tên Khủng Hoảng Kinh Tế Thế Giới 2008, các kịch bản có thế xảy ra cho bộ mặt FDI toàn cầu trong những năm tiếp theo. 32
II. VIỆT NAM NÊN ỨNG XỬ NHƯ NÀO ĐỂ DUY TRÌ THU HÚT FDI TRONG TÌNH HÌNH KINH TẾ THẾ GIỚI BẤT ỔN HIỆN NAY. 34
Danh sách bảng số liệu
Top 20 nước trong dòng vốn FDI toàn cầu, 2005-2006, 2006-2007 4
Table 1. FDI flows, by region and selected contries, 1995-2007 5
Table 1b. FDI inflows and cross-border M&As, by region and major economy, 2007-2008 6
Table 3. The world’s top 25 non-financial TNCs, ranked by foreign asset, 2006 14
Table 4. The top 25 non-financial TNCs from developing contries, ranked bye foreign asset, 2006 15
Figure 2. FDI flows by SWFs, 1987-2007 18
Global FDI inflows, 1990-2008, and scenarios for pediod 2009-2012 33
XU THẾ FDI THẾ GIỚI 3 NĂM GẦN ĐÂY
Tổng quan tình hình FDI toàn cầu
Những ngày tháng tươi đẹp 2006-2007
Cho dù cuộc khủng hoảng tài chính tín dụng đã bắt đầu từ nửa cuối 2007 thì năm này vẫn là năm đánh dấu đỉnh cao của chu kỳ liên tục tăng trưởng FDI với dòng vốn toàn cầu tăng 30% và đạt 1.833 tỷ đô, phá kỷ lục cũ của đỉnh cao 2000 ( 1411 tỷ đô ). Trước đó, năm 2006 cũng chứng kiến FDI thế giới tăng trưởng tới 38% và đạt 1.306 tỷ đô. Cả 3 khu vực kinh tế chủ chốt là: nhóm các nước phát triển, nhóm các nước đang phát triển và các nên kinh tế đang chuyển đổi Đông Nam Âu, khối Commonwealth of Independent Stat (CIS) (gồm 12/15 nước thuộc liên bang Xô Viết cũ, trong đó có Nga là đầu tàu) đều thấy rõ sự tăng trưởng của dòng vốn FDI đổ vào .Tăng trưởng FDI là tấm gương phản ánh sự tăng trưởng tương đối khả quan của kinh tế thế giới và sự phát triển vững mạnh của các tập đoàn đa quốc gia (!!!). Trong đó, M&A tiếp tục là hình thức chủ yếu của dòng vốn FDI, nhưng hình thức đầu tư mới cũng đang tăng lên, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Và đi cùng với lợi nhuận cao của các tập đoàn đa quốc gia, thì lãi không chia (để tái đầu tư) đạt tới 30% dòng vốn vào trên toàn thế giới, năm 2006 là gần 50% đối với các nước đang phát triển nói riêng. Ở một mức độ nào đó, kỷ lục FDI 2007 tính bằng đồng đôla cũng do một phần sự trượt giá của đồng đô so với các đồng tiền mạnh khác. Nhưng kể cả nếu tính bằng đồng Euro thì FDI toàn cầu 2007 cũng vẫn tăng khoảng 23%. (Table 1)
Với nhóm các nước phát triển, dòng vốn FDI chảy vào trong năm 2007 đạt 1.248 tỷ đô. Năm 2006 con số này là 857 tỷ. Trong đó Mỹ tiếp tục là nước nhận FDI nhiều nhất, tiếp theo đến Anh, Pháp, Canada và Hà Lan. Khối EU là khu vực nhận FDI lớn nhất, chiếm gần 2/3 dòng vốn FDI vào khu vực các nước phát triển. Các tập đoàn đa quốc gia (TNC) nguồn gốc từ nhóm này cũng là chính là đầu tàu của FDI toàn cầu, chiếm tới 84% dòng vốn FDI chảy ra. Các nước đầu tư lớn nhất là Mỹ, Anh, Pháp và Đức.
Với nhóm các nước đang phát triển, dòng vốn FDI chảy vào trong năm 2007 cũng đạt tới một đỉnh cao mới: 500 tỷ đô, tăng 21% so với 2006. Khi năm 2006 là 379 tỷ đô. Trong đó Trung Quốc là nước nhận FDI nhiều nhất, tiếp theo là Hồng Kông, và Singapore. Cùng với đó, nhóm này cũng dần khẳng định vị thế của mình trong nguồn chảy FDI với lượng vốn đầu tư ra đạt kỷ lục 253 tỷ đô, chủ yếu nhờ sự bành trướng của các TNC đến từ châu Á mà dẫn đầu là Hồng Kông.
Với nhóm các nước Đông Nam Âu và CIS, vốn FDI chảy vào cũng tăng vọt tới 50%, đạt 86 tỷ đô năm 2007. Khu vực này đã 7 năm liên tiếp tăng trưởng. Trong đó nước nhận FDI nhiều nhất là Liên Bang Nga. Đồng thời với sự nhảy vọt của lượng vốn chảy vào, tổng lượng vốn chảy ra của nhóm này cũng tăng tới 51 tỷ đô, gấp hơn 2 lần 2006.
Một năm 2008 u ám và có thể sẽ còn u ám hơn trong thời gian tới.
2008 đặt dấu chấm hết cho chu kỳ tăng trưởng mạnh mẽ của FDI toàn cầu với tổng lượng vốn đầu tư sụt giảm 21% so với 2007, chỉ đạt 1449 tỷ đô. Dưới ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, sức đầu tư của các tập đoàn đã bị yếu đi rất nhiều bởi những hạn chế về nguồn tài chính, ở cả bên trong lẫn bên ngoài, hơn thế nữa khuynh hướng đầu tư của họ đã bị tác động nặng nề do các rủi ro tăng cao và sự thất bại trong dự đoán tăng trưởng kinh tế.
Nằm chính giữa tâm chấn của cuộc khủng hoảng, nhóm các nước phát triển phải gánh chịu sự sụt giảm dòng vốn FDI chảy vào lên tới 33%, đáng kể nhất là Phần Lan, Đức, Hungary, Italy, và Anh.
Nhóm các nước đang phát triển bị tác động muộn hơn và ít hơn, nhưng đó chỉ là điều tồi tệ nhất vẫn đang chờ họ mà thôi. Mức tăng trưởng FDI của nhóm này trong năm 2008 vẫn đạt mức dương 3,6%. (Table 1b)
Top 20 nước trong dòng vốn FDI toàn cầu, 2005-2006
Top 20 nước trong dòng vốn FDI toàn cầu, 2006-2007
Table1b. FDI inflows and cross-border M&As, by region and major economy, 2007-2008 (Billions of dollar)
2. Mua lại và sát nhập (M&A) khẳng định là hình thức chủ yếu của FDI trong giai đoạn hiện nay
Theo báo cáo đầu tư thế giới của UNCTAD, xét về phương thức gia nhập thị trường, sáp nhập và mua lại (M&A) được coi là hình thức chủ yếu của dòng vốn FDI trong giai đoạn 2006-2008.
Năm 2006:
Hoạt động mua lại và sát nhập qua biên giới gia tăng đã góp phần làm tăng dòng vốn FDI trên toàn cầu. Năm 2006, các giao dịch M&A tăng mạnh cả về số lượng (tăng 14% so với năm 2005, đạt 6974 giao dịch) và giá trị (tăng 23%, đạt 880 tỷ USD, chiếm 67% so với tổng lượng vốn FDI trên toàn thế giới). Khác với sự bùng nổ M&A cuối thập niên 90 mà các giao dịch được thực hiện bằng việc trao đổi cổ phiếu, các giao dịch M&A trong giai đoạn hiện nay phần lớn thực hiện bằng tiền mặt và các khoản nợ. Có tới 172 vụ M&A có trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm khoảng 2/3 tổng giá trị M&A qua biên giới, đạt giá trị kỷ lục trong năm 2006.
Sự gia tăng các dòng vốn của các quỹ đầu tư tư nhân cũng như các công ty đang niêm yết trên các sàn chứng khoán thế giới chính là nguyên nhân làm gia tăng xu hướng M&A giữa các tập đoàn và doanh nghiệp lớn trên toàn cầu. Bên cạnh đó, lãi suất của các đồng tiền chủ chốt trên thế giới thấp kỷ lục trong năm nay cũng góp phần đẩy các tổ chức, cá nhân rót tiền thêm vào các công ty để nắm giữ cổ phần, cổ phiếu thay cho gửi tiền vào ngân hàng lấy lãi.
M&A diễn ra ở khắp các ngành và các khu vực trên thế giới. Ở Bắc Mỹ, hoạt động M&A qua biên giới trong ngành công nghiệp khai khoáng tăng gấp đôi. Ở châu Âu, nước Anh là điểm dừng chân chính của M&A trong khi các công ty Tây Ban Nha lại tỏ ra là những nhà kinh doanh mua lại năng động. Số vụ mua lại qua biên giới mà các công ty này thực hiện (chẳng hạn như vụ Telefónica và Ferrovial) có giá trị lên tới 78 tỷ USD, một kỷ lục cho đất nước này. Bên cạnh đó, các công ty thuộcnhững nền kinh tế đang phát triển và nền kinh tế chuyển đổi cũng đã tham gia ngay càng nhiều vào các giao dịch này, con số lớn nhất của năm 2006 là 17 tỷ USD– do CVRD (Brazil) mua lại Inco (Canada).
Một xu hướng đáng chú ý trong hoạt động M&A toàn cầu đó là vai trò ngày càng gia tăng của các quỹ đầu tư tư nhân (PEF-private equity fund) và các quỹ đầu tư tập thể (CIF-collective investment fund). Năm 2006, các công ty này đóng góp 158 tỷ USD vào giá trị M&A qua biên giới, tăng 18% so với năm 2005. Sự khao khát những nguồn lợi tức lớn hơn và khả năng thanh khoản cao trên thị trường tài chính thế giới đã tạo động lực mạnh mẽ cho những hoạt động mua lại này. Các quỹ đầu tư tư nhân đang ngày càng thâu tóm được nhiều các công ty đang niêm yết trên các sàn chứng khoán thế giới, đi ngược lại với chiến lược cũ của họ về việc đầu tư cho những tài sản có lợi tức và rủi ro cao. Các quỹ đầu tư tư nhân dường như đang chứng tỏ một vai trò ngày càng rõ rệt trong lĩnh vực M&A. Tuy nhiên phạm vi của những hoạt động này không thực sự bền vững bởi nhiều yếu tố như: sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và giá của những tài sản mua lại ngày càng tăng, cũng như một thực tế là những ưu đãi về tài chính của các chính phủ đối với các tổ chức này không còn được lâu nữa. Việc đầu tư của các quỹ đầu tư tư nhân thường giống đầu tư chứng khoán hơn là FDI, nó thường có tầm nhìn tương đối ngắn hạn. Điều này nảy sinh một vài mối lo ngại về ảnh hưởng của loại đầu tư như vậy, cụ thể là có thể làm xáo trộn công ty bị mua lại và sự sa thải công nhân. Khi việc M&A của các quỹ đầu tư tư nhân còn là một hiện tượng tương đối mới mẻ, cần có nhiều nghiên cứu hơn để hiểu rõ về tác động của nó.
Năm 2007:
Dòng vốn FDI trên thế giới vượt quá kỷ lục thời hoàng kim 2000 có một phần đóng góp rất lớn của hoạt động M&A qua biên giới. Giá trị đóng góp của M&A lên tới 1.637 tỷ USD, chiếm khoảng 90% so với tổng lượng vốn FDI trên toàn thế giới, chứng tỏ vai trò ngày càng lớn của M&A đối với hoạt động FDI. So với mức kỷ lục năm 2000, giá trị này tăng 21%. Như vậy, nhìn chung, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, khởi nguồn từ sự sụp đổ thị trường bất động sản ở Hoa Kỳ, đã chưa có một ảnh hưởng rõ ràng nào đối với hoạt động M&A xuyên biên giới trên toàn cầu. Ngược lại, trong năm 2007, rất nhiều giao dịch lớn đã diễn ra. Giá trị sáp nhập tại châu Âu lần đầu tiên đã vượt qua cả Mỹ, thị trường luôn diễn ra các hoạt động M & A sôi động nhất thế giới từ trước tới nay. Giai đoạn 6 tháng đầu của năm 2007, ở Châu Âu diễn ra rất nhiều thương vụ khổng lồ, đặc biệt là thương vụ ngân hàng Hà Lan ABN Amro được ngân hàng Anh Barclays mua lại với giá 98 tỷ USD hồi tháng 4/2007. Nếu hoàn tất mọi thủ tục thành công, đây sẽ là vụ sáp nhập ngân hàng lớn nhất trong lịch sử thế giới.
Hãng cung cấp thông tin Thomson Financial cho biết, những vụ sáp nhập với giá trị hợp đồng lớn bằng GDP cả một năm của một nước đang phát triển sẽ có xu hướng xuất hiện nhiều hơn trong thời gian tới.Theo xu hướng này, năm 2007, nhiều doanh nghiệp cũng đang hướng tới việc mua bán sáp nhập như một cách hữu hiệu để mở rộng sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh những lý do giống như năm 2006 xu hướng cổ phần hoá, tư nhân hoá đang trở nên phổ biến hơn ở nhiều nước cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến giá trị các vụ sáp nhập trên thế giới phá kỷ lục. Tại các nền kinh tế đang phát triển, xu hướng này đã tạo nguồn hàng dồi dào hơn cho các nhà đầu tư đang có tiền nhàn rỗi.
Năm 2008:
Mặc dù vẫn chiếm tới 81% tổng lượng FDI toàn thế giới nhưng hoạt động M&A trong năm này chỉ đạt 1184 tỷ đô, chứng kiến mức giảm lên tới gần 28% so với năm 2007. Nằm trong tâm chấn của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, giá trị các thương vụ M&A qua biên giới thuộc nhóm các nước phát triển sụt giảm tới 33%. Điều này như là hậu quả của thực trạng doanh thu giảm mạnh, khó khăn trong vay tài chính để đầu tư của các TNCs. Tuy nhiên hoạt động M&A qua biên giới ở nhóm các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi vẫn tăng tới 16%, đat 177 tỷ đô, chủ yếu ở các nước châu Á và Mỹ Latinh, nhờ sự tăng trưởng dương trong thu hút vốn FDI của nhóm nước BRIC – Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, kéo lại chút ít bộ mặt hoạt động M&A toàn cầu. (Table 1b)
(www.ASSET.vn theo ICE tổng hợp)
3. Sức mạnh chi phối dòng chảy FDI toàn cầu của các TNCs ( Công ty xuyên quốc gia)
Theo UNCTAD, TNCs( Transnational Corporations) hay còn gọi là các công ty xuyên quốc gia được định nghĩa như sau: “ TNC là công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc vô hạn bao gồm công ty mẹ và các chi nhánh ở nước ngoài. Các công ty mẹ là các công ty mà việc kiểm soát tài sản của các thực thể kinh tế khác ở nước ngoài thường được thực hiện thông qua việc góp cổ phần của chúng. Mức vốn góp cổ phần có thể từ 10% hoặc cao hơn xem như ngưỡng để kiểm soát tài sản của các công ty khác.”
Các công ty xuyên quốc gia (TNCs) ngày càng đóng vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế toàn cầu và của từng quốc gia. Với việc sở hữu 1/3 tài sản thế giới, các TNCs luôn là mục tiêu thu hút và săn đuổi của các quốc gia trên thế giới. Và vì có những lợi thế về vốn, kỹ thuật hiện đại, trình độ quản lý tiến tiến và mạng lưới thị trường rộng khắp này nên các TNCs cũng luôn tích cực đầu tư ra bên ngoài nhằm tối đa hoá lợi nhuận trên phạm vi toàn cầu. Trong những năm gần đây, các TNCs luôn đóng vai trò chủ thể của các dòng vốn đầu tư trên toàn thế giới. Nguồn vốn FDI từ các công ty này liên tục tăng cao. Hiện nay, hàng năm, nguồn vốn FDI từ TNCs luôn chiếm trên 90% tổng vốn FDI của toàn thế giới.
*) Các đầu tàu TNCs thế giới liên tục phát triển và mở rộng:
Nền sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ của khoảng 79.000 TNCs và 790.000 chi nhánh quốc tế của chúng liên tục tăng trưởng và đạt doanh thu tới 31.000 tỷ đô năm 2007, tăng 21% so với 2006. Tổng giá trị gia tăng có nguồn gốc từ nước ngoài trên toàn cầu chiếm khoảng 11% GDP thế giới, và tổng số lao động bên ngoài nước tăng tới 82 triệu người. (Table 2)
Hoạt động kinh doanh của 100 TNCs lớn nhất cũng tăng trưởng đáng kể trong năm 2006, với tổng số doanh thu và nhân công ngoài nước tăng gần 9% so với 2005. Hơn thế nữa, 100 TNCs lớn nhất đến từ nhóm các nước đang phát triển tăng trưởng rất mạnh, với tổng tài sản ngoài nước đạt khoảng 570 tỷ đô – tăng 21% so với năm 2005 và chứng kiến sự thống trị của các công ty đến từ Đông và Đông Nam Á trong top 25 TNCs. (Table 3 & Table 4)
*) Các TNCs đến từ nhóm các nước đang phát triển tiếp tục trên đà khẳng định mình với thế giới
Dòng lưu chuyển FDI trên thế giới chủ yếu được điều phối bởi các TNCs của các nước phát triển. Năm 1980 dòng vốn FDI đầu tư ra nước ngoài của các nước phát triển chiếm 79.9% tổng vốn FDI của thế giới, con số này giai đoạn 1995- 2000 là 89.2%, năm 2005 là 85%, và năm 2007 là 84.8%.Tuy nhiên, trong những năm gần đây, sự tham gia của các nước đang phát triển ngày càng được tăng cường. Tỷ trọng vốn FDI của các TNCs có xuất xứ từ các nước đang phát triển đã liên tục tăng lên từ 20,3% vào những năm 1978-1980 lên 25.6% giai đoạn 1996-2000, và 35,9% vào năm 2003-2005, đến năm 2007 thì tỷ lệ đó là 27.2%. Các nước đang phát triển thì các nước Châu Á và Châu Đại Dương chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đến là Mỹ La tinh & Caribee, các nước ở Đông & Nam Âu và các nước Châu Phi. Xét về tỷ lệ trong tổng vốn cố định (Gross fixed capital formation - GFCF) thì vốn đầu tư ra nước ngoài của các nước đang phát triển còn chiếm tỷ lệ cao hơn một số nước phát triển. Ví dụ năm 2001-2003, tỷ lệ GĐP/GFCF của Singapore là 36,6% ; Hồng Kông là 28,2% ; Chi lê là 7,4% ; Malaysia là 5,3% trong khi của Mỹ là 6,6% ; Đức là 4,1% và Nhật Bản là 3,2%.
TNCs của các nền kinh tế đang phát triển hiện có tốc độ quốc tế hoá đầu tư khá mạnh mẽ mà đi đầu là các TNCs của các nước phát triển ở Châu Á. Trong 6 năm 2002-2007: Vốn FDI đầu tư ra nước ngoài của các TNCs Châu Á trung bình là 91.13 tỷ USD/năm chiếm hơn 70% tổng vốn FDI ra của nhóm nước đang phát triển,Các TNCs Châu Mỹ Latinh và Carribe đóng góp 35.47tỷ USD đầu tư ra nước ngoài trong khi đầu tư của Châu Phi là không đáng kể và chủ yếu là đến từ Nam Phi.
*)Dòng vốn FDI của các TNCs tập trung chủ yếu vào các nước công nghiệp phát triển:
Các nước phát triển không chỉ là chủ thể chính trong hoạt động đầu tư trực tiếp mà còn là những nước nhận phần lớn dòng vốn FDI. Vào năm 2000 khi dòng vốn FDI vào của toàn thế giới đạt con số kỷ lục 1.388 tỷ USD thì vốn chảy vào các nước phát triển chiếm tới 77,3% đạt 1.108 tỷ USD. Những năm tiếp theo khi dòng vốn FDI trên toàn thế giới giảm thì vốn FDI vào các nước này cũng giảm theo nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu dòng vốn FDI trên thế giới:ví dụ năm 2000 là 70%, năm 2002 là 64.4%. Sau đó khi FDI tăng nhanh trở lại, nguồn vốn FDI lại tiếp tục được đổ vào các nước phát triển, 2005 là 63.8% và đến năm 2007 là 68.1%. Năm 2008 con số này giảm xuống mức thấp kỷ lục còn 57,9% do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới mà nhóm các nước phát triển là tâm chấn. Mặc dù hiện nay các nước đang phát triển ngày càng trở nên hấp dẫn nhưng các nước phát triển vẫn chiếm phần lớn số vốn đầu tư. Nguyên nhân có thể kể đến như sau:
Thứ nhất: Sự chuyển biến từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức làm mất dần lợi thế của các nước đang phát triển về lao động và tài nguyên.
Thứ hai: Do tác động của các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật nên những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao ngày càng chiếm lĩnh thị trường và mang lại lợi nhuận cao cho nhà sản xuất.
Thứ ba: Các nước phát triển có nhiều điều kiện hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư như cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt, hệ thống pháp luật được xây dựng chặt chẽ và nhất quán, trình độ khoa học kỹ thuật cao, trình độ tay nghề của người lao động và người quản lý cao…
Thứ tư: Chính sách bảo hộ mậu dịch của các nước này rất tinh vi. Do vậy, đầu tư vào các nước này sẽ giúp các TNCs thâm nhập được vào thị trường nội địa và tránh được những quy định khắt khe về hàng nhập khẩu (môi trường, bao bì, nguyên vật liệu nội địa, kiểm dịch vệ sinh)…
Thứ năm: Các nước phát triển có nền kinh tế cạnh tranh, có khả năng ứng phó linh hoạt với những biến động của thị trường thế giới.
*) Sự thay đổi về lĩnh vực đầu tư:
Cơ cấu đầu tư nước ngoài vào các ngành có sự thay đổi lớn theo sự điều chỉnh chiến lược của các TNCs. Vào những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các TNcs trên thế giới tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực công nghiệp khai thác và chế tạo. Trong những thập kỷ gần đây, TNCs đã chuyển sang hoạt động rộng ở cả phạm vi lãnh thổ và hình thức kinh doanh. Thêm vào đó là sự phát triển mạnh mẽ của thị trường tài chính quốc tế nên hình thức đầu tư gián tiếp ngày càng gia tăng. Những ngành dịch vụ, chế tạo với công nghệ hiện đại, các ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm rất được chú ý phát triển.
Trong bản Báo cáo Đầu tư thế giới 2008, có ghi: “ Các công ty sản xuất và các công ty dầu lửa như General Electric, British Petroleum, Shell, Toyota và Ford Motor vẫn giữ những vị trí đứng đầu trong bảng xếp hạng của UNCTAD về 25 TNCs lớn nhất trên thế giới. Tuy nhiên, hiện nay, TNCs hoạt động trong các ngành dịch vụ, kể cả trong xây dựng cơ sở hạ tầng, cũng đã có những bước tăng đáng kể trong thập kỷ qua:với 20 công ty trong số top 100 năm 2006 trong khi năm 1997 chỉ có 7 công ty.”
4. Sự nổi lên của các quỹ SWFs như một hình thức mới trong các hình thức đầu tư trực tiếp.
a. Một vài thông tin:
Quỹ SWF (Sovereign Wealth Fund) là một loại quỹ đầu tư thuộc sở hữu của chính phủ một nước bao gồm các loại tài sản tài chính như chứng khoán, trái phiếu, bất động sản, các kim loại quý và các công cụ tài chính khác. Các Quỹ SWF hiện nay đang lan rộng tầm ảnh hưởng của mình, đối tượng đặc biệt họ nhắm tới là các công ty tài chính trên phố Wall như Citigroup, Morgan Stanley và Merrill Lynch bởi các công ty này đang thiếu tiền trầm trọng từ cuộc khủng hoảng tín dụng dưới chuẩn.
Một số quỹ SWF là do Ngân hàng trung ương nắm quyền kiểm soát bởi Ngân hàng trung ương có lợi thế là kiểm soát được tình hình tài chính của hệ thống các ngân hàng trong quốc gia đó. Loại quỹ này đóng vai trò quan trọng trong một quốc gia có nền kinh tế lớn và các thị trường tài chính quan trọng của cá quốc gia đó.
Một số quỹ SWF khác được thành lập từ khoản tiền tiết kiệm của chính phủ, danh mục đầu tư của loại quỹ này rất đa dạng vì mục đích chủ yếu là thu được lợi nhuận. Chính vì thế mà loại quỹ này đóng vai trò không quan trọng lắm trong việc quản lý tình hình tài chính của một quốc gia.
Nguồn tiền tích lũy của các loại quỹ này có thể xuất phát từ nguồn vốn ban đầu, hoặc có thể là từ các tài khoản tiền gửi nước ngoài, vàng, SDRs và IMF cùng với các tài sản quốc gia khác như: quỹ hưu trí, quỹ dự trữ dầu, hoặc các tập đoàn công nghiệp và tài chính do các ngân hàng trung ương và các cơ quan quản lý tiền tệ kiểm soát. Đây là những tài sản thuộc chủ quyền của một quốc gia và có thể được chuyển sang dự trữ dưới các dạng ngoại tệ mạnh như đồng đô la Mỹ, đồng Yên Nhật hoặc đồng Euro.
Hình thức của những khoản đ