Hàng may mặc của công ty Sản xuất-Xuất nhập khẩu dệt may là một trong những mặt hàng có năng lực cạnh tranh cao so với nhiều mặt hàng khác. Trong nhiều năm, hàng may mặc xuất khẩu trở thành mặt hàng mũi nhọn trong xuất khẩu hàng hoá của công ty, hàng may mặc luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty.
63 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1721 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xuất khẩu hàng dệt may của Công ty Sản xuất - xuất nhập khẩu dệt may VINATEXIMEX trên thị trường EU, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xuất khẩu hàng dệt may của Công ty Sản xuất - XNK dệt may VINATEXIMEX trên thị trường EU
MỤC LỤC
Danh mục bảng biểu đồ
Bảng 1.2: Cơ cấu mặt hàng kinh doanh của công ty qua các năm(2004-2007) 7
Bảng 1.3: Cơ cấu lao động của công ty qua các năm( 2005-2008) 8
Bảng 1.4 : Cơ cấu nguồn vốn của công ty Vinateximex (2005- 2008) 11
Bảng 1.5: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 12
Bảng 2.1 :Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của công ty VinatexImex Từ năm 2004-2008 23
Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dệt may của công ty VinatexImex sang các thị trường chính qua các năm 2004-2008 23
Biểu đồ 2.1: Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng may của công ty sang thị trường EU qua các năm(2004-2008) 25
Bảng 2.3: Kim nghạch xuất khẩu hàng dệt may qua một số nước EU năm 2008 26
Bảng 2.4: Gía trị xuất khẩu theo mặt hàng may của công ty sang thị trường EU qua các năm(2006-2008) 27
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu chi phí mặt hàng may của công ty năm 2007 32
LỜI MỞ ĐẦU
Hàng may mặc của công ty Sản xuất-Xuất nhập khẩu dệt may là một trong những mặt hàng có năng lực cạnh tranh cao so với nhiều mặt hàng khác. Trong nhiều năm, hàng may mặc xuất khẩu trở thành mặt hàng mũi nhọn trong xuất khẩu hàng hoá của công ty, hàng may mặc luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty.
Thị trường EU là một trong những thị trường chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động thương mại của công ty. EU được xem là một trong những thị trường trọng điểm đối với mặt hàng may mặc xuất khẩu của công ty do EU mở rộng từ 15 quốc gia thành viên lên 27 quốc gia, là thị trường đông dân cư, mức chi tiêu cho hàng may mặc lớn. EU là một thị trường rộng lớn, đa dạng có nhiều triển vọng cho hàng xuất khẩu của công ty... nhưng cũng là một thị trường "sang trọng" và "khó tính". Chinh phục thị trường này là một điều không dễ, nhất là khi công ty phải cạnh tranh với hàng may mặc của Trung Quốc, một cường quốc về các mặt hàng xuất khẩu.
Tuy nhiên, trong nhiều năm kim ngạch và thị phần xuất khẩu hàng may mặc của công ty sang thị trường EU tăng giảm không ổn định.
Để góp phần vào việc nâng cao hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của công ty trên thị trường quốc tế nói chung và thị trường EU nói riêng nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO. Em đã quyết định chọn đề tài: “ Xuất khẩu hàng dệt may của công ty Sản xuất-Xuất nhập khẩu dệt may VINATEX IMEX trên thị trường EU”.
* Mục đích nghiên cứu.
Nêu lên thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của công ty trên thị trường EU, từ đó đưa ra các giải pháp để nâng cao hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của công ty trên thị trường EU.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu thực tiễn hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của công ty trên thị trường EU.
- Phạm vi nghiên cứu là tập trung vào thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của công ty trên thị trường EU và các giải pháp để nâng cao hoạt động xuất khẩu hàng dệt may cho công ty trên thị trường, đồng thời đưa ra một số kiến nghị đối với chính phủ và các bộ ngành liên quan.
- Thời gian nghiên cứu là từ năm 2003 đến năm 2008.
* Bố cục của chuyên đề.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục chuyên đề chia làm ba chương:
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY SX _ XNK DỆT MAY VINATEX IMEX
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA CÔNG TY SX _ XNK DỆT MAY VINATEX IMEX SANG THỊ TRƯỜNG EU
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA CÔNG TY SX _ XNK DỆT MAY VINATEX IMEX SANG THỊ TRƯỜNG EU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY SẢN XUẤT – XUẤT NHẬP KHẨU DỆT MAY VINATEX IMEX
1.1. Giới thiệu khái quát về công ty Sản xuất-Xuất nhập khẩu dệt may
1.1.1. Thông tin chung về công ty
Công ty Sản xuất Xuất nhập khẩu Dệt May là doanh nghiệp Nhà nước, đơn vị hạch toán phụ thuộc của Tổng công ty Dệt May Việt Nam và là đơn vị kinh doanh thương mại hoạt động theo luật doanh nghiệp Nhà nước.
Tên giao dịch quốc tế: The Garment-Textiles Import-and Production Corporation; Tên viết tắt:VINATEXIMEX.
Trụ sở chính được đặt tại: số 20 Đường Lĩnh Nam-Quận Hoàng Mai-Tp Hà Nội
Giấy phép đăng ký kinh doanh số 0116000693
Văn phòng tại TP Hồ Chí Minh: P.205, Số 4, Lê Lợi, Phường Bến Nghé, Quận 1 , Tp Hồ Chí Minh
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Được thành lập từ ngày 29 tháng 4 năm 1995, đến ngày 21 tháng 2 năm 2006 hợp nhất Công ty Xuất nhập khẩu Dệt May và Công ty Dịch vụ Thương mại số 1 thành Công ty Sản xuất Xuất nhập khẩu Dệt May .
Công ty Sản xuất Xuất nhập khẩu Dệt May tiền thân là công ty Xuất nhập khẩu Dệt May. Khi mới thành lập công ty Xuất nhập khẩu Dệt May đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Tổng công ty và sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan hữu quan. Lúc mới thành lập công ty chỉ có 4 phòng bao gồm phòng Tài chính kế toán, phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp, phòng Xuất nhập khẩu dêt-may, phòng kinh doanh vật tư dệt may. Số vốn ban đầu của công ty như sau:
Tổng số vốn pháp định ban đầu của công ty: 1.562.500 triệu đồng
Trong đó: Vốn cố định: 1.015.360 triệu đồng
Vốn lưu động: 547.140 triệu đồng
Vốn điều lệ: 30.338 triệu đồng
Đến năm 2002 công ty thành lập thêm 2 phòng mới là phòng Tổ chức hành chính và phòng Kế hoạch thị trường nay gọi là phòng kế hoạch tổng hợp
Đến năm 2003 công ty thành lập thêm phòng dự án để đảm bảo các hoạt động kinh doanh trong công ty không bị chồng chéo tránh một phòng phải đảm nhận nhiều công việc một lúc làm giảm hiệu quả kinh doanh của công ty.
Với sự phát triển không ngừng qua các năm, theo đó quy mô của công ty ngày càng lớn mạnh.
Bảng 1.1. Cơ cấu nguồn vốn của công ty Vinateximex (2005- 2008)
Stt
Năm
Vốn
2005
2006
2007
2008
triệu đồng
%
triệu đồng
%
triệu đồng
%
triệu đồng
%
1
Vốn CSH
25.330
11,91
45.137
21,08
66.150
25,39
72.028
23,67
2
vốn vay tín dung
119.773
56,31
169.230
79,04
241.941
92,86
256.341
84,30
3
Vốn lưu động
208.463
98,01
210.002
98,08
253.781
97,4
294.372
96,81
4
Vốn cố định
4.229
1,99
4.116
1,92
6.773
2,60
9.714
3,20
Tổng nguồn vốn
212.692
100
214.118
100
260.554
100
304.086
100
{Nguồn: Phòng tài chính kế toán công ty VinatexImex}
1.1.3. Mô hình tổ chức sản xuất và bộ máy quản trị
1.1.3.1. Mô hình tổ chức sản xuất:
Công ty sau khi chào hàng, nhận được đơn hàng tiến hành xúc tiến tìm các nguồn hàng hoặc tìm các đối tác để sản xuất sản phẩm sau đó giao thành phẩm cho khách hàng. Để thuận tiện cho việc giao nhận hàng và tìm đối tác làm ăn công ty đã có 2 văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh và Hải Phòng. Các doanh nghiệp mà công ty thường hợp tác để sản xuất hàng của như công ty May Vị Hoàng ở Hà Nội, công ty May Thái Hà ở Thái Bình, công ty May Hoa Phượng ở Nam Định... để đảm bảo đáp ứng đơn hàng cho khách hàng một cách tốt nhất.
1.1.3.2. Bộ máy quản trị:
1.1.4. Lĩnh vực kinh doanh của công ty
Công ty có nhiệm vụ kinh doanh rất nhiều các ngành, nghề, lĩnh vực quy định trong Giấy phép đăng ký kinh doanh cụ thể gồm các mặt sau:
-Công nghiệp dệt may
Kinh doanh nguyên liệu, vật tư, thiết bị, phụ tùng, phụ liệu, hoá chất, thuốc nhuộm và các sản phẩm cuối cùng của ngành dệt may, sản xuất kinh doanh hàng dệt may gồm các chủng loại xơ, vải, hàng may mặc, dệt kim, chỉ khâu, khăn bông len, thảm đay tơ, tơ tằm.
Kinh doanh nguyên liệu bông xơ, kiểm nghiệm chất lượng bông xơ phục vụ cho sản xuẩt kinh doanh và nghiên cứu khoa học.
-Xuất nhập khẩu
Hàng dệt may(gồm các chủng loại bông xơ, sợi,vải, hàng may mặc, dệt kim,chỉ khâu, khăn bông, len, thảm, đay tơ, tơ tằm, nguyên liệu), thiết bị phụ tùng ngành dệt may, phụ liệu, hoá chất, thuốc nhuộm. Hàng công nghệ thực phẩm, Nông, lâm, hải sản, Thủ công mỹ nghệ, Ô tô, xe máy, các mặt hàng tiêu dùng khác,Trang thiết bị văn phòng, Thiết bị tạo mẫu thời trang,Phương tiện vận tải, vật liệu điện, điện tử, cao su.
-Dịch vụ
Thi công, lắp đặt hệ thống điện dân dụng, công nghiệp phục vụ ngành dệt may, Thi công lắp đặt hệ thống điện lạnh, Tư vấn, Thiết kế quy trình công nghệ, bố trí máy móc thiết bị cho ngành dệt may, da giầy, lắp đặt hệ thống điện công nghiệp, hệ thống cẩu, thang nâng hạ, thang máy. Sản xuất kinh doanh, sửa chữa, lắp đặt các sản phẩm cơ khí và máy móc thiết bị công nghiệp. Thực hiện các dịch vụ thương mại và công việc có tính chất công nghiệp dịch vụ đào tạo nghề may công nghiệp. Uỷ thác mua bán xăng dầu. Kinh doanh kho vận, kho ngoại quan, Dịch vụ du lịch, khách sạn, nhà hàng, văn phòng, vận tải, du lịch lữ hành trong nước.
-Kinh doanh thương mại
Kinh doanh hàng công nghệ phẩm: Nông, lâm, hải sản,Thủ công mỹ nghệ, Ô tô, xe máy, Các mặt hàng công nghệ tiêu dùng khác, Thiết bị phụ tùng ngành dệt may, Trang thiết bị văn phòng, Văn phòng phẩm, Thiết bị tạo mẫu thời trang, Phương tiện vận tải, Vật liệu điện, điện tử, đồ nhựa, cao su, Nước uống dinh dưỡng và mỹ phẩm các loại, Phụ tùng, máy móc, thiết bị phục vụ công nghiệp, Dụng cụ quang học, hệ thống kiểm tra đo lường phục vụ các công tác thí nghiệm, Phế liệu và thành phẩm sắt, thép và kim loại mầu.
Cho thuê nhà phục vụ các mục đích kinh doanh( kiốt, trung tâm thương mại), Cho thuê kho, bãi đậu xe, dịch vụ giữ xe, Mua bán hàng dệt may thời trang, thực phẩm công nghệ, hoá mỹ phẩm, nông ,lâm, hải sản, thủ công mỹ nghệ, thiết bị văn phòng, văn phòng phẩm, vật liệu điện, điện tử, đồ nhựa, hàng công nghiệp tiêu dùng khác, Cho thuê nhà xưởng, Dịch vụ cho thuê nhà ở.
Bảng 1.2: Cơ cấu mặt hàng kinh doanh của công ty qua các năm(2004-2007)
ĐVT: 1000 USD
Stt
Năm
Mặt hàng
2004
2005
2006
2007
1
May mặc
19.789
17.009
22.145
25.681
2
Hàng dệt
12.123
13.012
15.789
18.053
3
Thiết bị dệt may
3.789
6.501
7.560
9.325
4
Mặt hàng khác
259
430
498
578
Tổng giá trị
35.960
35.952
45.992
53.637
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm (2004-2007)
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy một cách tổng quát rằng trong số các mặt hàng kinh doanh của công ty thì hàng may mặc là mặt hàng sản xuất và kinh doanh chủ yếu của công ty, và do đó nó cũng là mặt hàng góp phần tạo ra doanh thu chủ yếu cho công ty. Tiếp đến là các mặt hàng dệt và thiết bị dệt may cũng chiếm đáng kể, còn các mặt hàng khác như mũ, vải, màn tuyn... cũng được công ty kinh doanh thêm để tăng doanh thu, lợi nhuận thêm cho công ty. Tuy trị giá các mặt hàng kinh doanh của công ty tăng giảm không ổn định nhưng qua các năm tổng giá trị các mặt hàng kinh doanh của công ty vẫn tăng đều đặn tuy năm 2005 tổng trị giá có giảm nhưng không đáng kể. Điều đó, chứng tỏ công ty đã có sự điều chỉnh trong cơ cấu mặt hàng kinh doanh một cách hợp lý.
1.2. Một số Đặc điểm kinh tế và kỹ thuật của công ty
1.2.1. Đặc điểm về lao động
Lao động là yếu tố rất quan trọng trong công ty, vì thế hàng năm công ty đã có những thay đổi hợp lý về cơ cấu lao động và có những chính sách tuyển dụng, khuyến khích lao động để họ lao động với năng suất cao hơn, trên cơ sở đó làm tăng tính cạnh tranh cho các mặt hàng kinh doanh của công ty.
Bảng 1.3: Cơ cấu lao động của công ty qua các năm( 2005-2008)
Stt
Năm
Lao động
2005
2006
2007
2008
Người
%
Người
%
Người
%
Người
%
1
LĐ quản lý
18
15,3
21
16,5
32
24,4
35
18
2
LĐ nam
51
43,2
50
39,4
53
40,5
92
47,4
3
LĐ nữ
67
56,8
77
60,6
78
59,5
102
52,6
4
LĐ có trình độ trên ĐH
2
1,7
4
3,1
5
3,8
8
4,1
5
LĐ có trình độ ĐH
54
45,8
79
62,3
90
68,7
143
73,7
6
LĐ có trình độ dưới ĐH
62
52,5
44
34,6
36
27,5
45
26,3
7
LĐ thành thạo tiếng anh
19
16,1
29
22,8
30
22,9
43
22,2
8
LĐ trên 40 tuổi
49
41,5
63
49,6
64
48,9
108
55,7
Tổng lao động
118
127
131
194
{Nguồn: Phòng tổ chức hành chính công ty VinatexImex}
Qua bảng trên ta thấy: Tình hình lao động của công ty qua các năm có nhiều biến đổi theo chiều hướng có lợi. Số lao động trong công ty tăng liên tục từ 118 lao động năm 2005 tăng lên 194 lao động năm 2008. Tuy nhiên, số lượng lao động trẻ dưới 40 tuổi hơi ít, phần lớn là lao động trên 40 tuổi cụ thể năm 2008 tăng 16% so với năm 2005. Điều này thể hiện công ty có đội ngũ lao động giàu kinh nghiệm, nhưng tính năng động và linh hoạt không cao so với đội ngũ lao động trẻ. Số lao động làm trong lĩnh vực quản lý tăng đều qua các năm từ 18 người năm 2005 tăng lên 35 người vào năm 2008 do yêu cầu thực tế của công ty đó là tăng lĩnh vực kinh doanh, tăng thị trường…
- Về cơ cấu lao động theo giới:
Số lao động nam trong công ty qua các năm đã tăng năm 2005 có 51 lao động nam thì năm 2008 là 92 người. Tuy nhiên số lao động nữ vẫn chiếm đa số, mức độ chênh lệch về số lượng lao động nam và nữ trong công ty qua các năm là không đều nhau năm 2005 số lao động nữ nhiều hơn số lao động nam là 14%, năm 2006 là 21%, năm 2007 là 19%, năm 2008 là 5%.
- về cơ cấu lao động theo trình độ:
Trình độ của người lao động trong công ty ngày càng được cải thiện và nâng cao. Số lượng lao động có trình độ trên ĐH từ lúc có 2 người vào năm 2005 thì sau 3 năm đến năm 2008 số lao động có trình độ trên ĐH là 8 người. Số lao động có trình độ ĐH liên tục tăng qua các năm, từ 43% năm 2005 đến 2008 là 75%. Điều đó chứng tỏ công ty luôn luôn quan tâm đến tuyển dụng, đào tạo để nâng cao trình độ và năng lực cho đội ngũ lao động trong công ty. Số lao động có trình độ từ CĐ trở xuống ngày càng giảm từ 52% năm 2005 xuống còn 26% vào năm 2008, số lao động này chủ yếu làm trong các phòng hành chính, phòng bảo vệ, lái xe… Về số lao động chuyên ngành ngoại thương, ngoại ngữ liên tục tăng qua các năm tăng từ 16% năm 2005 đến 22% năm 2008. Tuy nhiên tăng 10% là hơi ít vì với Doanh nghiệp kinh doanh thương mại chủ yếu các hoạt động liên quan đến lĩnh vực Xuất nhập khẩu thì chuyên ngành ngoại thương và ngoại ngữ là rất cần thiết.
1.2.2. Đặc điểm về công nghệ và thiết bị
Tuy mới hợp nhất nhưng công ty có được cơ sở vật chất khá đầy đủ hầu hết người lao động thuộc bộ phận kinh doanh trong công ty đều được trang bị máy tính cá nhân nối mạng, máy in và điện thoại bàn, các máy điện thoại trong công ty đều nối với nhau để thuận tiện cho việc liên lạc giữa các phòng ban. Các trang thiết bị để sản xuất trực tiếp ra sản phẩm còn hạn chế chỉ có một xưởng sản xuất kinh doanh chỉ nhỏ với trên 20 máy sản xuất chỉ. Khi công ty có đơn hàng lớn thì để đảm bảo cho việc đáp ứng đơn hàng đúng hẹn, công ty liên doanh hoặc thuê công ty khác trong nước sản xuất, đồng thời có đầu tư thêm vốn và trang thiết bị sản xuất hiện đại cho các công ty này, bên cạnh đó công ty còn trực tiếp cử người xuống tận cơ sở sản xuất của các đơn vị để kiểm tra, nếu cần thiết công ty còn thuê thêm lao động. Để phục vụ cho nhu cầu may mẫu thiết kế công ty đã trang bị cho Trung tâm thiết kế mẫu 7 thiết bị máy may, 11 thiết bị máy may chuyên dùng và 3 thiết bị khác là máy cắt vải, bộ bàn là hơi và bàn cắt. Với nhiều thay đổi trong việc đầu tư cho thiết bị và công nghệ như thế sẽ góp phần nâng cao sức cạnh tranh hàng hoá trong công ty.
1.2.3. Đặc điểm về vốn
Vốn của công ty gồm có: vốn của Tổng công ty giao lần đầu, Vốn được Tổng công ty bổ sung, Việc phân phối lợi nhuận được thực hiện theo Quy chế tài chính của Tổng công ty đối với đơn vị hạch toán phụ thuộc.
Bảng 1.4 : Cơ cấu nguồn vốn của công ty Vinateximex (2005- 2008)
Stt
Năm
Vốn
2005
2006
2007
2008
triệu đồng
%
triệu đồng
%
triệu đồng
%
triệu đồng
%
1
Vốn CSH
25.330
11,91
45.137
21,08
66.150
25,39
72.028
23,67
2
vốn vay tín dung
119.773
56,31
169.230
79,04
241.941
92,86
256.341
84,30
3
Vốn lưu động
208.463
98,01
210.002
98,08
253.781
97,4
294.372
96,81
4
Vốn cố định
4.229
1,99
4.116
1,92
6.773
2,60
9.714
3,20
Tổng nguồn vốn
212.692
100
214.118
100
260.554
100
304.086
100
{Nguồn: Phòng tài chính kế toán công ty VinatexImex}
Qua bảng số liệu trên ta thấy: Nguồn vốn của công ty qua các năm đã tăng nhưng không đều qua các năm, năm 2004 và năm 2007 nguồn vốn của công ty tăng đột biến, tăng gần gấp 2 lần so với nguồn vốn năm trước đó do nhu cầu phát triển hoạt động kinh doanh của công ty. Nguồn vốn CSH của công ty tăng đều qua các năm, sau 3 năm nguồn vốn CSH của công ty đã tăng từ 12,24% năm 2004 đến 22,16% năm 2007. Điều đó chứng tỏ công ty đã chủ động hơn về nguồn vốn. Tuy nhiên vốn vay của công ty đã giảm sau 3 năm đã giảm 9,92% từ năm 2005(87,76%) đến năm 2007(77,84%). Vốn vay giảm do năm 2007 tình hình tài chính trong nước và thế giới có nhiều chuyển biến phức tạp, dẫn đến lãi suất vay cao do đó Tổng công ty Dệt May đã giao thêm vốn cho công ty để chủ động hơn trong kinh doanh.
Nguồn vốn lưu động tăng giảm không đều nhau, mức độ tăng giảm giữa các năm chênh lệch nhau rất ít, chứng tỏ tốc độ quay vòng của vốn là tương đối ổn định qua các năm. Tuy nhiên sang năm 2007, vốn cố định của công ty đã tăng chiếm 5,57% tổng nguồn vốn so với các năm trước dó, bởi vì năm 2007 công ty đã đầu tư đổi mới thêm một số trang thiết bị cũ không còn sử dụng được nữa.
Đến năm 2008, do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nên vốn lưu động, vốn chủ sở hữu có giảm nhưng không đáng kể, một phần nữa do công ty đầu tư vào cơ sở hạ tầng, mua sắm thêm nhiều trang thiết bị mới và dây chuyền sản xuất hiện đại nên vốn cố định tăng mạnh từ 2,6% năm 2007 lên 3,2% năm 2008.
1.2.4. Đặc điểm về nguyên phụ liêu
Nguồn nguyên phụ liệu của công ty chủ yếu nhập khẩu là chính, còn nguồn nguyên phụ liệu công ty tự sản xuất được là rất ít chủ yếu là những nguyên phụ liệu đơn giản như khuy áo, cúc áo, khoá, mex, chỉ may... Do đó cũng ảnh hưởng tới sức cạnh tranh cho hàng hoá của công ty.
Bảng 1.5: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
ĐVT: VNĐ
Danh mục
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Tổng tài sản
207.328.188.202
215.304.853.160
217.730.985.737
253.780.805.967
326.381.293.172
Tổng nợ phải trả
150.373.381.008
175.755.157.782
172.027.302.553
217.065.249.079
239.374.375.003
Vốn lưu động
189.372.374.372
208.462.637.281
210.001.683.612
253.780.805.967
294.372.374.115
Doanh thu
682.372.366.873
721.640.371.150
722.156.921.081
886.881.186.221
907.385.558.776
lợi nhuận trước thuế
3.306.117.674
3.667.659.573
3.877.444.246
4.581.408.337
4.599.485.041
Lợi nhuận sau thuế
3.300.271.266
3.347.421.502
3.427.723.658
4.188.796.079
4.273.744.230
{Nguồn: phòng tài chính kế toán công ty VinatexImex}
Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh thu của công ty qua các năm tăng giảm không ổn định tuy nhiên lợi nhuận của công ty lại tăng tương đối đồng đều và công ty đã có những đóng góp nhất định vào ngân sách nhà nước. Với tỷ suất lợi nhuận ngày càng tăng điều đó chứng tỏ công ty đã sử dụng nguồn vốn của mình một cách hiệu quả hơn. Thực hiện các chính sách khuyến khích người lao động có động lực làm việc tạo ra năng suất lao động cao góp phần nâng cao sức cạnh tranh đối với sản phẩm của công ty.
Thành công của công ty là kết quả của quá trình đa dạng hóa sản phẩm đồng thời biết xác định mặt hàng nào là mặt hàng mũi nhọn của công ty và tăng cường đầu tư vào mặt hàng đó với chất lượng cao nhất tạo uy tín cho công ty đối với khách hàng trong nước và quốc tế.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA CÔNG TY SX _ XNK DỆT MAY VINATEX IMEX SANG THỊ TRƯỜNG EU
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến XK hàng dệt may vào thị trường EU
2.1.1. Các nhân tố bên ngoài công ty
2.1.1.1. Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Các đối thủ cạnh tranh trên thế giới: như Trung Quốc, Ấn độ… Những công ty này có nhiều lợi thế hơn hẳn cụ thể: Các công ty của Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh mạnh nhất so với các đối thủ khác trên thị trường EU năm 2006 Trung Quốc chiếm 65% thị phần hàng may mặc của EU, hàng may mặc của Trung Quốc nổi bật với lợi thế chất lượng tốt, mẫu mã đa dạng, phong phú, giá bán thấp và được nhiều khách hàng EU biết đến do có hệ thống kênh phân phối rộng khắp... Còn hàng may mặc của Ấn Độ tuy thị phần trên thị trường EU không bằng Thổ Nhĩ Kỳ, Rumani hay Bănglades nhưng Ấn Độ nhưng vẫn là đối thủ thứ hai của công ty do Ấn Độ là quốc gia trồng bông lớn thứ ba thế giới, và có đội ngũ các nhà thiết kế chuyên nghiệp nên Ấn Độ có ngành công ng