Đề tài Xuất khẩu là một hoạt động vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế của một đất nước. Trong những năm gần đây tiến trình hội nhập kinh tế diễn ra rất mạnh mẽ trên thế giới nổi lên một số nước công nghiệp mới mà nền kinh tế của họ chủ yếu là sản xuất

Việt Nam là nước đang phát triển đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu, trình độ thấp. Dựa vào điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp tham gia vào thị trường quốc tế. Trước kia với chế độ tập trung quan liêu bao cấp, thị trường Việt Nam chỉ gói gọn thị trường trong nước, nền kinh tế đình trệ, dần dần đâm vào khủng hoảng và suy thoái. Với sự lãnh đạo tài tình của Đảng cộng sản Việt Nam đã tìm ra con đường đúng đắn mở rộng thị trường ngoài nước để giao lưu, học hỏi và trao đổi sản phẩm, đẩy mạnh quá trình phát triển của sản xuất. Nông nghiệp không nằm ngoài sự vận động đó. Sản phẩm nông nghiệp Việt Nam nổi tiếng trên trường quốc tế vì giá rẻ và sản phẩm thủ công chiếm tỉ trọng lớn, chất dinh dưỡng được đảm bảo,. Tuy nhiên các mặt hàng nông sản của Việt Nam khi tham gia vào thị trường quốc tế không chỉ gặp những thuận lợi nhất định mà còn gặp rất nhiều khó khăn. Để nghiên cứu sâu hơn về các mặt hàng nông sản Việt Nam chúng tôi quyết định thực hiện đề tài này nhằm mục đích nhận biết rõ những thuận lợi và khó khăn của các mặt hàng nông sản Việt Nam vốn là thế mạnh của kinh tế cả nước để từ đó Nhà nước và cơ quan chức năng có những điều chỉnh phù hợp để nâng cao năng suất cũng như giá trị sản lượng nông sản xuất khẩu thu lại nhiều lợi ích cho đất nước. Là sinh viên chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn nhóm chúng tôi quyết định làm đề tài này để tìm hiểu sâu thêm và củng cố thêm kiến thức đã thu thập được. Đó là mục đích để thực hiện nghiên cứu đề tài này.

doc47 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1393 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xuất khẩu là một hoạt động vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế của một đất nước. Trong những năm gần đây tiến trình hội nhập kinh tế diễn ra rất mạnh mẽ trên thế giới nổi lên một số nước công nghiệp mới mà nền kinh tế của họ chủ yếu là sản xuất , để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: Vấn đề xuất khẩu 6 mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam sau khi gia nhập WTO PHẦN MỞ ĐẦU Việt Nam nằm ở một vị trí có điều kiện thuận lợi để sản xuất và xuất khẩu nông sản. Các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam đã đóng góp rất lớn vào giá trị xuất khẩu hàng hóa và thu ngoại tệ cho đất nước. Sau 4 năm gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO ngành nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể đóng góp vào nền kinh tế quốc dân, bên cạnh đó còn một số hạn chế và thách thức đối với ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung và các sản phẩm chủ lực trong xuất khẩu từ Nông nghiệp nói riêng. Đóng góp to lớn vào giá trị xuất khẩu của cả nước thì cần nhắc tới 6 mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam như: Gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, chè và hạt điều. Lý do chọn đề tài: Việt Nam là nước đang phát triển đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu, trình độ thấp. Dựa vào điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp tham gia vào thị trường quốc tế. Trước kia với chế độ tập trung quan liêu bao cấp, thị trường Việt Nam chỉ gói gọn thị trường trong nước, nền kinh tế đình trệ, dần dần đâm vào khủng hoảng và suy thoái. Với sự lãnh đạo tài tình của Đảng cộng sản Việt Nam đã tìm ra con đường đúng đắn mở rộng thị trường ngoài nước để giao lưu, học hỏi và trao đổi sản phẩm, đẩy mạnh quá trình phát triển của sản xuất. Nông nghiệp không nằm ngoài sự vận động đó. Sản phẩm nông nghiệp Việt Nam nổi tiếng trên trường quốc tế vì giá rẻ và sản phẩm thủ công chiếm tỉ trọng lớn, chất dinh dưỡng được đảm bảo,.. Tuy nhiên các mặt hàng nông sản của Việt Nam khi tham gia vào thị trường quốc tế không chỉ gặp những thuận lợi nhất định mà còn gặp rất nhiều khó khăn. Để nghiên cứu sâu hơn về các mặt hàng nông sản Việt Nam chúng tôi quyết định thực hiện đề tài này nhằm mục đích nhận biết rõ những thuận lợi và khó khăn của các mặt hàng nông sản Việt Nam vốn là thế mạnh của kinh tế cả nước để từ đó Nhà nước và cơ quan chức năng có những điều chỉnh phù hợp để nâng cao năng suất cũng như giá trị sản lượng nông sản xuất khẩu thu lại nhiều lợi ích cho đất nước. Là sinh viên chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn nhóm chúng tôi quyết định làm đề tài này để tìm hiểu sâu thêm và củng cố thêm kiến thức đã thu thập được. Đó là mục đích để thực hiện nghiên cứu đề tài này. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn và lý luận về công tác xuất khẩu nông sản Việt Nam ra thị trường quốc tế sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, từ đó tìm ra những thuận lợi khó khăn của 6 mặt hàng nông sản chủ lực để tìm cách hạn chế khó khăn và tận dụng cơ hội để nâng cao giá trị xuất khẩu và góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước. Nhiệm vụ nghiên cứu: Phân tích cơ sở lý luận để làm rõ các quan điểm, nhận định, tiên đoán của các nhà kinh tế về vấn đề xuất khẩu của Việt Nam khi tham gia nhập WTO. Phân tích những thuận lợi, khó khăn của 6 mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam khi tham gia xuất khẩu. Đề xuất một số giải pháp và kết luận cần thiết khi thực hiện đề tài. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là những bài báo, đề tài của các tác giả nói về tình hình xuất khẩu nông sản Việt Nam, tập trung nghiên cứu các bài viết về 6 nông sản chủ lực nêu trên. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thị trường xuất khẩu của 6 mặt hàng nông sản chủ lực: gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, chè, điều của Việt Nam kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO, tức từ ngày 7/11/2006. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thống kê Phương pháp thu thập số liệu Phương pháp phân tích Phương pháp quan sát,.. Dựa vào các số liệu thu thập được phân tích vấn đề từ đó tìm ra những kết luận cần thiết để giải quyết vấn đề. B. NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN Trong một nền kinh tế mở thì hoạt động xuất nhập khẩu là không thể thiếu được và đóng một vai trò quan trọng ảnh hưởng to lớn đến tăng trưởng của một nước Xuất khẩu, trong lý luận thương mại quốc tế là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho nước ngoài, trong cách tính toán cán cân thanh toán quốc tế theo IMF là việc bán hàng hóa cho nước ngoài. (theo điều 28, mục 1, chương 2 luật thương mại Việt Nam 2005) xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ việt nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Trong tính toán tổng cầu,xuất khẩu được coi là nhu cầu bên ngoài, đối với những nền kinh tế mà cầu nội địa yếu, thì xuất khẩu có ý nghĩa quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế. Chính vì thế, nhiều nước đang phát triển theo đuổi chiến lược công nghiệp hoá hướng vào xuất khẩu Việt Nam là một nước có tiềm năng về xuất khẩu nông sản.Tuy nhiên ,lại chưa phát huy được hết ưu thế đó của mình. Sự gia nhập vào tổ chức thương mại vừa là cơ hội lớn vừa là thách thức không nhỏ cho nền kinh tế Việt Nam trong hoạt động xuất nhập khẩu.Nếu chúng ta không nghiêm khắc nhìn lại và khắc phục thì những ưu thế về thị trường hoa quả sẽ không còn nữa. Các nước láng giềng của Việt Nam như Trung Quốc ,Thái Lan…vừa là thị trường của ta vừa là đối thủ mạnh cạnh tranh với ta trên thị trường này.Họ đã có rất nhiều thay đổi trong các chính sách để thích nghi trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ hiện nay, đặc biệt là trong “sân chơi” WTO Tìm hiểu một chút về WTO Tên đầy đủ là: World Trade Organization WTO – Hiệp hội thương mại thế giới là sân chơi chung cho thị trường toàn cầu. Là Tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh điều chỉnh những hoạt động buôn bán đa phương mang tính chất tương đối tự do, công bằng và tuân thủ những luật lệ rõ ràng. Là Tổ chức Quốc tế duy nhất quản lý luật lệ giữa các quốc gia trong thương mại quốc tế, đó là những hiệp định đã và đang tiếp tục được đàm phán và ký kết giữa các quốc gia hoặc lãnh thổ quan thuế thành viên. Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi gia nhập WTO Thuận lợi không nhiều Đầu tư nước ngoài sẽ gia tăng trong lĩnh vực nông nghiệp, đem vào công nghệ mới, tiên tiến để thúc đẩy ngành chế biến nông sản, nhờ đó giúp mở mang những vùng đất hoang hóa, sản xuất những sản phẩm nông nghiệp độc đáo mà những công ty này đang có thị trường, đưa hàng nông sản Việt Nam ra thị trường thế giới nhiều hơn sau. Khi Việt Nam gia nhập WTO, những lợi ích tiềm năng như mở rộng thị trường cho những mặt hàng xuất khẩu truyền thống nông nghiệp và thủy sản, đồng thời chúng ta có cơ hội tiếp cận cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO (về lâu dài) giúp tránh được những vụ kiện vô lý như cá tra - cá ba sa giữa Việt Nam và Mỹ. Một khi ngành nông nghiệp đứng vững trên sân chơi WTO thì kinh tế nông nghiệp trở thành động lực chính thúc đẩy công cuộc xóa đói giảm nghèo. Lúc đó, nông nghiệp là chìa khóa tạo ra sự ổn định và phát triển vùng nông thôn. Trong bối cảnh đó, ngành nông nghiệp có thêm nhiều cơ hội phát triển Cùng với những ưu thế sẵn có của nông sản Việt Nam, việc gia nhập WTO tiếp tục tạo đà thuận lợi cho xuất khẩu nông sản. Bên cạnh những bạn hàng truyền thống, hầu hết các ngành hàng xuất khẩu trong năm nay đều tiếp nhận thêm những bạn hàng mới. Nếu như nhiều năm trước đây, xuất khẩu cao su của Việt Nam chủ yếu tập trung vào thị trường Trung Quốc thì năm qua đã có sự chuyển dịch rõ rệt. Từ đầu năm đến nay sản lượng cao su xuất khẩu sang Trung Quốc giảm chỉ còn khoảng 59%, trong khi xuất sang các thị trường khác như Hàn Quốc, Đài Loan, Malaixia, Đức lại tăng đáng kể. Đặc biệt, sản lượng cao su xuất sang thị trường Malaixia trong năm nay đã tăng 3 lần so với năm trước và đây được đánh giá là thị trường chiến lược của cao su Việt Nam trong tương lai. Với ngành chè, những nỗ lực cải thiện chất lượng chè Việt Nam sau khi gia nhập WTO còn mang lại kết quả rõ nét hơn. Theo Hiệp hội hội Chè Việt nam, sau những nỗ lực của ngành chè trong việc đầu tư phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến chè theo quy hoạch, đồng thời tổ chức lại ngành chè theo hướng từng bước hiện đại hoá, tăng nhanh tỷ lệ các sản phẩm chè tinh chế, có chất lượng cao và đa dạng hoá sản phẩm, năm nay giá chè xuất khẩu của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể với mức tăng khoảng 25%, tương ứng mức tăng 270-280 USD/tấn. Thách thức quá lớn Khó khăn về trình độ phát triển Mặc dù đã trải qua gần 20 năm mở cửa và đổi mới, nhưng hiện nay, Việt Nam vẫn là nước đang phát triển ở trình độ thấp. Gần 80% dân số vẫn sống dựa vào nông nghiệp, nền kinh tế thị trường đang trong giai đoạn hình thành và còn nhiều ảnh hưởng của thời kinh tế tập trung bao cấp. Tình trạng độc quyền vẫn tồn tại khá nặng nề trong một số lĩnh vực, nhất là tài chính, ngân hàng, điện, bưu chính viễn thông; khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp còn rất thấp; hệ thống pháp luật hiện hành chưa đáp ứng các yêu cầu của hội nhập… Tất cả các yếu tố ấy làm cho tiến trình hoàn tất các thủ tục và đáp ứng các điều kiện tham gia WTO của ta chậm trễ. Những yêu cầu về mở cửa thị trường do các thành viên WTO đưa ra rất cao, trong khi Việt Nam chỉ đủ sức đưa ra những cam kết thấp Bất lợi của người đi sau Việc gia nhập WTO sau 148 nước, trong đó có những nước tiềm năng xuất khẩu lớn như Thái Lan, Trung Quốc… càng làm tăng sự bất lợi của Việt Nam. Việc Trung Quốc trở thành thành viên chính thức của WTO năm 2001 đã khiến Việt Nam khó khăn hơn trong việc cạnh tranh với hàng hóa Trung Quốc vốn đang tràn ngập thị trường thế giới với giá rẻ. Việt Nam và Trung Quốc vốn tương đối giống nhau về trình độ kinh tế cũng như các mặt hàng xuất khẩu. Xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có bốn sản phẩm giống của Trung Quốc, đó là hàng dệt may, giày dép, gốm sứ và hàng điện tử. Cả Việt Nam và Trung Quốc đều có mục tiêu là xuất sang các thị trường Nhật, ASEAN, EU, Mỹ. Là thành viên của WTO, Trung Quốc được hưởng những mức thuế ưu đãi khi xuất sang các nước này, do vậy cuộc cạnh tranh sẽ ngày càng trở nên gay gắt. Cạnh tranh với các nước phát triển và đang phát triển Gia nhập WTO nghĩa là tham gia một sân chơi bình đẳng. Nhiều nước đang phát triển có cùng trình độ như Việt Nam, có các chủng loại hàng hóa, dịch vụ tương tự như chúng ta, nhưng họ đã gia nhập WTO trước và đã được hưởng một số ưu đãi. Việt Nam sẽ là đối thủ cạnh tranh với các nước đang phát triển khác về hàng xuất khẩu vào các thị trường lớn như Mỹ, EU… Để duy trì lợi thế cạnh tranh, các nước này không muốn chúng ta có những điều kiện ưu đãi hơn họ khi chúng ta gia nhập WTO. Vì vậy, trong quá trình đàm phán đa phương và song phương, Việt Nam cần khẳng định quyết tâm tham gia một sân chơi bình đẳng, tôn trọng lợi ích của các quốc gia khác, đặc biệt là với các đối tác có tiềm năng xung đột cạnh tranh nhưng đồng thời phải thuyết phục để họ hiểu thực trạng kinh tế Việt Nam và có những nhân nhượng thỏa đáng. Khi gia nhập WTO, Việt Nam cũng sẽ phải cạnh tranh với các nước đã phát triển, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp mà Việt Nam có thế mạnh. Việt Nam mong muốn giữ nguyên mức trợ cấp xuất khẩu như hiện nay và dần dần giảm xuống phù hợp với các điều khoản của WTO. Thế nhưng, tại một số nước phát triển, nông sản vẫn tiếp tục được trợ giá và rõ ràng hàng nông sản Việt Nam xuất sang các nước phát triển sẽ khó cạnh tranh được với hàng nông sản nội địa vốn vẫn đang được các nước này bảo hộ. Mâu thuẫn giữa năng lực thực thi và năng lực cam kết Để tham gia WTO, Việt Nam không những phải hoàn thiện khung luật pháp đáp ứng điều kiện của một nước thành viên mà còn phải nghiêm túc thực hiện cam kết đó. Để đáp ứng các yêu cầu trên, Chính phủ Việt Nam đã đề ra Chương trình xây dựng luật pháp để gia nhập WTO với hai phần: luật phục vụ nghĩa vụ của các nước thành viên WTO (bắt buộc) như: Luật về an toàn thực phẩm: suốt trong quá trình sản xuất, trái cây và rau quả Việt Nam phải có Chứng chỉ “nông nghiệp an toàn” hay “nông nghiệp tốt” (Good Agricultural Practices, GAP) để chứng minh mặt hàng này luôn an toàn vệ sinh. Luật về chất lượng: mặt hàng nông sản Việt Nam phải cần rất nhiều chứng chỉ, chẳng hạn như chứng chỉ xác nhận nguồn gốc giống (chứng chỉ xác nhận giống không thuộc loại cây biến đổi gen, GMO), chứng chỉ báo cáo chất lượng (hàm lượng protein, chống oxy hóa, vitamine, đồng bộ về giống, độ chín, kích cỡ và màu sắc)... để chứng minh mặt hàng có chất lượng cao và bổ dưỡng. Luật về số lượng: lượng hàng hóa lưu hành trong thị trường nông sản thế giới ngày nay vừa lớn về số (trăm tấn, ngàn tấn, vạn tấn), vừa đồng bộ (giống, kích cỡ, màu sắc, bao bì) và chính xác về thời gian giao hàng (đúng ngày quy định hoặc thứ Tư mỗi tuần, tuần đầu mỗi tháng...). Luật về giá cả: để yểm trợ cho cạnh tranh, giá cả trở nên một yếu tố quyết định. Đây là một thứ “luật bất thành văn” của bất cứ một cơ sở sản xuất hay một quốc gia nào trên thế giới muốn tham dự cuộc chơi. Nông dân Việt Nam phải hết sức quan tâm đến điểm này để mặt hàng luôn có giá rẻ - vốn là một lợi thế của Việt Nam trong mấy năm qua.  Trong bốn luật chơi kể trên, cái khó nhất cho nông nghiệp Việt Nam hiện nay là chu trình “nông nghiệp an toàn” hay “nông nghiệp tốt”, GAP. Đây là một chương trình kiểm tra an toàn thực phẩm xuyên suốt từ A đến Z của dây chuyền sản xuất, bắt đầu từ khâu chuẩn bị nông trại, canh tác đến khâu thu hoạch, sau thu hoạch, tồn trữ, kể cả những yếu tố liên quan đến sản xuất như môi trường, các chất hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, bao bì và ngay cả điều kiện làm việc và phúc lợi của người làm việc trong nông trại. Như vậy, chu trình nông nghiệp an toàn GAP là một bộ hồ sơ trình bày công nghệ sản xuất của nông trại đồng thời cũng là bộ hồ sơ ghi chép chi tiết những hoạt động của nông trại đó. Một số các nước ASEAN như Malaysia, Thái Lan, Singapore và Indonesia tuy có biên soạn chương trình GAP cho mình, nhưng việc xuất khẩu rau quả và trái cây của họ vẫn không thuận lợi hơn vì những chu trình này đã không đáp ứng các đòi hỏi khắt khe của thị trường châu Âu, Hoa Kỳ và Nhật Bản - là những thị trường vùng ôn đới có điều kiện khí hậu, khoa học kỹ thuật nông nghiệp và văn hóa ẩm thực khác biệt. Cam kết khi gia nhập WTO không cho phép Chính phủ Việt Nam trợ cấp xuất khẩu. Tuy nhiên, Chính phủ được phép trợ cấp khuyến nông và phục vụ phát triển nông nghiệp. Vậy thì xây dựng chiến lược phát triển mạnh ngành trái cây, rau quả và hoa; nhanh chóng hoàn thành chu trình nông nghiệp an toàn VietGAP; và dấy lên một phong trào tập huấn VietGAP đều khắp cho nông dân mới là trợ cấp WTO đúng kiểu nhất để Chính phủ giúp nông dân tham gia vào một cuộc chơi tuy hào hứng nhưng đầy bất trắc rủi ro. Việt Nam hứa sẽ tuân thủ các cam kết của mình ngay sau khi gia nhập WTO cho dù các cam kết này có thể mâu thuẫn với pháp luật hiện hành. Tuy vậy, việc thực thi các cam kết là khó vì yêu cầu của các nước rất cao trong khi hệ thống pháp luật của ta chưa hoàn chỉnh, nhiều quy định mới được thông qua, hoặc mới ban hành nhưng chưa được áp dụng trong thực tiễn. Theo Hiệp định về các khía cạnh sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (TRIPs) của WTO, các nước thành viên phải có hệ thống bảo vệ bản quyền, bằng phát minh, sáng chế, nhãn mác hàng hóa… rất nghiêm ngặt. Thế nhưng, ở nước ta, việc sản xuất hàng giả, hàng nhái, ăn cắp bản quyền, mẫu mã… vẫn diễn ra tràn lan và chưa được giải quyết triệt để. Tình hình trên làm cho các doanh nghiệp Việt Nam khó có thể cạnh tranh bình đẳng và đúng luật trên thị trường thế giới. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU 6 MẶT HÀNG NÔNG SẢN CHỦ LỰC 1. Gạo Mặt hàng nông sản nước ta nhìn chung có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Trong 15 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực thì có hơn một nửa là hàng nông sản, bao gồm: gạo, cà phê, nhân điều, hồ tiêu, cao su,, chè, rau quả, lạc nhân. Một số mặt hàng xét về quy mô có thể tác động đến thị trường và giá cả trên thế giới như gạo, cà phê Robusta, hồ tiêu, cao su, nhân điều. Sau ba năm gia nhập WTO, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng nông sản Việt Nam cũng đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Trong các mặt hàng nông sản thì gạo chiếm tỷ trọng cao nhất, gạo không những góp phần ổn định tình hình lương thực trong nước mà còn chiếm tỷ lệ cao trong sản lượng lương thực thế giới. Mặt hàng này đã đem lại cho nền kinh tế Việt Nam nguồn ngoại tệ tương đối cao đồng thời góp phần làm tăng vị thế của Việt Nam trong thị trường thế giới. Điều đó cho thấy mặt hàng lúa gạo đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống người dân Việt Nam cũng như trong công cuộc phát triển kinh tế Việt Nam. Trong nhiều năm, Việt Nam luôn là nước xuất khẩu gạo lớn đứng thứ 2 trên thế giới, có sức cạnh tranh mạnh mẽ với các cường quốc sản xuất lúa gạo như Thái Lan và Ấn Độ. 1.1 Thành tựu sau ba năm gia nhập WTO Năm 2007 Năm 2007, cả nước đã xuất khẩu được 4,54 triệu tấn gạo với kim ngạch 1,47 tỷ USD, giảm 0,64% về lượng nhưng tăng 15,2% về trị giá so với năm 2006. Đơn giá xuất khẩu trung bình đạt cao nhất từ trước tới nay, đạt trung bình 324 USD/tấn, tăng 20,44% so với giá xuất khẩu trung bình năm 2006 và tăng 22,72% so với giá xuất khẩu trung bình năm 2005. Về chủng loại Năm 2007, xuất khẩu gạo 15% tấm đạt 1,512 triệu tấn với kim ngạch 501,5 triệu USD, tăng 15,04% về lượng và tăng 37,96% về trị giá so với năm 2006; tăng 21,84% về lượng và tăng 44,67% về trị giá so với năm 2005. Năm 2007, loại gạo này được xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường Indonesia (900.225 tấn, trị giá 281 triệu USD): Cuba (407.460 tấn, trị giá 160 triệu USD); Malaixia (50.490 tấn, trị giá 15 triệu USD)…. Về thị trường Đứng đầu về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam năm 2007 là Philippine với 1,454 triệu tấn, trị giá 464,87 triệu USD,giảm 3,71% về lượng nhưng tăng 8,3% về trị giá so với năm 2006. Xuất khẩu sang thị trường này chủ yếu là gạo 25% tấm. Xuất khẩu sang Indonesia năm 2007 tăng khá mạnh, đạt 1,11 triệu tấn gạo với trị giá 360,66 triệu USD, tăng tới 226,6% về lượng và tăng 244,75% về trị giá so với năm 2006; còn so với năm 2005 tăng 1029,39% về lượng và tăng 1220,74% về trị giá. Thị trường này chủ yếu nhập khẩu gạo 15% tấm và gạo nếp 10% tấm. Năm 2008 Sản lượng lúa cả nước là 38 triệu tấn, xuất khẩu gạo đạt kim ngạch 4,709 triệu tấn với giá trị là 2,882 tỉ USD. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2008 cũng đạt mức cao, bình quân là 550 USD/tấn, gần gấp đôi so với năm 2007. Thị Trường xuất khẩu năm 2008 Năm 2009 Cả nước hiện có 216 doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Năm 2009, thị trường hàng hoá thế giới chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế nghiêm trọng, trong đó có lúa gạo. Dưới sự điều hành xuất khẩu linh hoạt của Chính phủ, năm qua, cả nước đã xuất khẩu được 6,052 triệu tấn gạo, là năm xuất khẩu nhiều nhất từ trước đến nay; trong đó chủng loại gạo cao cấp chiếm đến 40, 25%. Tổng giá trị xuất khẩu đạt 2,463 tỉ USD (giá FOB); về số lượng tăng 29,35% so năm 2008. Theo dự báo của ngành nông nghiệp, lượng lúa hàng hoá cần tiêu thụ trong năm 2010 là hơn 11, 5 triệu tấn và sản lượng tồn từ năm 2009 chuyển sang thì lượng gạo hàng hoá cần tiêu thụ trong năm 2010 là 7,25 triệu tấn. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong tháng 4 năm 2010 lượng xuất khẩu gạo của cả nước đạt 700 ngàn tấn, đạt giá trị 385 triệu USD, đưa tổng lượng gạo xuất khẩu 4 tháng đầu năm lên 2,14 triệu tấn, thu về 1,18 tỷ USD. Riêng các doanh nghiệp thành viên của Hiệp hội Lương thực Việt Nam  (VFA) trong 4 tháng năm 2010 đã ký hợp đồng xuất khẩu hơn 3,9 triệu tấn gạo các loại và hiện đã xuất đi được gần 2 triệu tấn. So với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu gạo 4 tháng đầu năm 2010 giảm 13,85% về số lượng, nhưng giá trị FOB chỉ giảm 1,26%, trị giá CIF tăng 0,23%. Trong đó, các hợp đồng tập trung chiếm trên 60 % (tăng 2,3%) và hợp đồng thương mại trên 39% (giảm hơn 30% so với năm trước). Giá xuất khẩu bình quân đạt 466,95 USD/tấn, tăng 59,53 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2009. Việc ký kết và giao hàng các hợp đồng thương mại có dấu hiệu khôi phục trở lại trong tháng 3 và tháng 4 năm 2010. Hợp đồng thương mại tháng 3 tăng hơn 139% so với tháng 2 và tháng 4 tăng hơn 39,8% so với tháng 3 năm 2010. Điều này cho thấy, xuất khẩu gạo của nước ta đang có những tín hiệu lạc quan. Hiện nay, thị trường cũng thể hiện một
Tài liệu liên quan