Đề tài Xuất khẩu lạc nhân của Công ty VILEXIM - Cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO

Xuất khẩu là một hoạt động vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế của một đất nước. Trong những năm gần đây tiến trình hội nhập kinh tế diễn ra rất mạnh mẽ trên thế giới nổi lên một số nước công nghiệp mới mà nền kinh tế của họ chủ yếu là sản xuất hàng hóa để xuất khẩu như Đài loan, Hàn quốc, Singapore, Thái lan . Việt Nam cũng đang chuẩn bị gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO vì vậy Đảng và Nhà nước ta luôn đặt vai trò xuất khẩu là một trong những trọng tâm của nền kinh tế đặc biệt là xuất khẩu nông sản bởi vì Việt Nam là nước với hơn 80% dân số sống bằng nghề nông, rất có thế mạnh và tiềm năng về xuất khẩu nông sản như gạo, hạt tiêu, lạc nhân, điều Xuất khẩu đem lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước, tăng thêm thu nhập cho bà con nông dân, giảm bớt dư thừa nông sản, tăng nguồn thu thuế cho chính phủ, đồng thời làm cân bằng cán cân thương mại. Vì xuất khẩu quan trọng như vậy nên em đã lựa chọn đề tài nghiên cứu của mình là “Xuất khẩu lạc nhân của Công ty VILEXIM - Cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO”. Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là tình hình xuất khẩu lạc nhân tại Công ty cổ phần & Hợp tác đầu tư VILEXIM dưới tác động của việc Việt Nam trở thành thành viên chinh thức của WTO. Thời gian nghiên cứu: trong khoảng thời gian năm năm từ 2001-2005. Mục đích: Nghiên cứu tình hình, thực trạng xuất khẩu lạc nhân của Công ty VILEXIM, từ đó đưa ra các giải pháp tăng cường xuất khẩu, tăng doanh thu, lợi nhuận từ việc xuất khẩu lạc nhân. Qua đây nhận định được những khó khăn tồn tại, tìm ra các nguyên nhân gây ra khó khăn, tồn tại, từ đó đề ra các giải pháp khắc phục khó khăn vướng mắc. Đồng thời nêu ra các cơ hội và thách thức đối với việc xuất khẩu lạc nhân tại VILEXIM khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO. Từ đó kiến nghị các giải pháp nhằm đẩy mạnh, tăng cường, nâng cao hiệu quả xuất khẩu lạc nhân của VILEXIM. Phương pháp nghiên cứu là sử dụng phương pháp thống kê, liệt kê sử dụng số liệu bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ để mô tả tình hình, khả năng xuất khẩu. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp tự luận để đưa ra các giải pháp cụ thể. Qua đề tài này các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam nói chung và xuất khẩu lạc nhân khác nói riêng có thể tham khảo các nguyên nhân, nhận định để tìm ra hướng đi đúng cho doanh nghiệp mình. Kết cấu đề tài gồm 3 chương: Chương I. Tổng quan các vấn đề lý thuyết và vai trò của xuất khẩu lạc đối với nền kinh tế Việt Nam Chương II. Tình hình xuất khẩu lạc nhân của công ty VILEXIM Chương III: Cơ hội và thách thức của xuất khẩu lạc nhân tại Công ty VILEXIM khi Việt Nam gia nhập WTO Qua thời gian làm chuyên đề tốt nghiệp đã giúp em hiểu hơn về tình hình xuất khẩu lạc nhân của VILEXIM và hiểu hơn về phương pháp nghiên cứu của một đề tài. Do kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong các thầy cô giáo và các bạn quan tâm đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn.

doc70 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1756 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xuất khẩu lạc nhân của Công ty VILEXIM - Cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN Quá trình thực hiện chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: “ Xuất khẩu lạc nhân của Công ty VILEXIM – Cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO” em xin cam đoan các số liệu sử dụng trong chuyên đề là hoàn toàn trung thực do công ty VILEXIM cung cấp và từ các nguồn tham khảo. Chuyên đề do bản thân tự tìm tòi nghiên cứu hoàn thành nếu có hành vi sao chép luận văn hay đề án đã có sẵn thì sẽ hoàn toàn chịu mọi trách nhiệm cũng như kỷ luật, xử lý của Bộ môn Kinh doanh quốc tế, Khoa Kinh tế & Kinh doanh quốc tế và Trường Đại Học Kinh tế Quốc Dân. Hà nội, ngày 28 tháng 4 năm 2006 Sinh viên: Hoàng Mạnh Hùng LỜI CẢM ƠN Trong quá trình làm chuyên đề tốt nghiệp ngoài sự cố gắng của bản thân thì em đã được cô Nguyễn Thị Thanh Hà và các cô chú, anh chị Phòng Kinh doanh 3 của Công ty VILEXIM giúp đỡ rất tận tình, chu đáo. Qua đây em xin bày tỏ tấm lòng của mình. - Xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của cô ThS. Nguyễn Thị Thanh Hà đã giúp em hoàn thành đề tài này. - Xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị Phòng kinh doanh 3 của Công ty VILEXIM đã giúp đỡ em trong những ngày em thực tập tại phòng. Và đã tận tình chỉ bảo, cung cấp số liệu cho em để hoàn thành tốt đề tài. - Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo tại Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế và của Trường ĐH KTQD đã dạy dỗ, truyền lại cho em những kiến thức để có được như ngày hôm nay. - Xin chân thành cảm ơn các bạn tại lớp Kinh doanh quốc tế 44 đã có những đóng góp để đề tài được thành công. - Cuối cùng xin chân thành cảm ơn Bố mẹ em đã nuôi nấng dạy dỗ để em được như ngày hôm nay. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Xuất khẩu là một hoạt động vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế của một đất nước. Trong những năm gần đây tiến trình hội nhập kinh tế diễn ra rất mạnh mẽ trên thế giới nổi lên một số nước công nghiệp mới mà nền kinh tế của họ chủ yếu là sản xuất hàng hóa để xuất khẩu như Đài loan, Hàn quốc, Singapore, Thái lan…. Việt Nam cũng đang chuẩn bị gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO vì vậy Đảng và Nhà nước ta luôn đặt vai trò xuất khẩu là một trong những trọng tâm của nền kinh tế đặc biệt là xuất khẩu nông sản bởi vì Việt Nam là nước với hơn 80% dân số sống bằng nghề nông, rất có thế mạnh và tiềm năng về xuất khẩu nông sản như gạo, hạt tiêu, lạc nhân, điều…Xuất khẩu đem lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước, tăng thêm thu nhập cho bà con nông dân, giảm bớt dư thừa nông sản, tăng nguồn thu thuế cho chính phủ, đồng thời làm cân bằng cán cân thương mại. Vì xuất khẩu quan trọng như vậy nên em đã lựa chọn đề tài nghiên cứu của mình là “Xuất khẩu lạc nhân của Công ty VILEXIM - Cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO”. Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là tình hình xuất khẩu lạc nhân tại Công ty cổ phần & Hợp tác đầu tư VILEXIM dưới tác động của việc Việt Nam trở thành thành viên chinh thức của WTO. Thời gian nghiên cứu: trong khoảng thời gian năm năm từ 2001-2005. Mục đích: Nghiên cứu tình hình, thực trạng xuất khẩu lạc nhân của Công ty VILEXIM, từ đó đưa ra các giải pháp tăng cường xuất khẩu, tăng doanh thu, lợi nhuận từ việc xuất khẩu lạc nhân. Qua đây nhận định được những khó khăn tồn tại, tìm ra các nguyên nhân gây ra khó khăn, tồn tại, từ đó đề ra các giải pháp khắc phục khó khăn vướng mắc. Đồng thời nêu ra các cơ hội và thách thức đối với việc xuất khẩu lạc nhân tại VILEXIM khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO. Từ đó kiến nghị các giải pháp nhằm đẩy mạnh, tăng cường, nâng cao hiệu quả xuất khẩu lạc nhân của VILEXIM. Phương pháp nghiên cứu là sử dụng phương pháp thống kê, liệt kê sử dụng số liệu bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ để mô tả tình hình, khả năng xuất khẩu. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp tự luận để đưa ra các giải pháp cụ thể. Qua đề tài này các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam nói chung và xuất khẩu lạc nhân khác nói riêng có thể tham khảo các nguyên nhân, nhận định để tìm ra hướng đi đúng cho doanh nghiệp mình. Kết cấu đề tài gồm 3 chương: Chương I. Tổng quan các vấn đề lý thuyết và vai trò của xuất khẩu lạc đối với nền kinh tế Việt Nam Chương II. Tình hình xuất khẩu lạc nhân của công ty VILEXIM Chương III: Cơ hội và thách thức của xuất khẩu lạc nhân tại Công ty VILEXIM khi Việt Nam gia nhập WTO Qua thời gian làm chuyên đề tốt nghiệp đã giúp em hiểu hơn về tình hình xuất khẩu lạc nhân của VILEXIM và hiểu hơn về phương pháp nghiên cứu của một đề tài. Do kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong các thầy cô giáo và các bạn quan tâm đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2006 Sinh viên: Hoàng Mạnh Hùng CHƯƠNG I. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU LẠC ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM I: Xuất khẩu 1. Khái niệm và các hình thức xuất khẩu 1.1 Khái niệm: Xuất khẩu là hoạt động đưa các hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác ( Theo giáo trình Kinh doanh quốc tế, tập 2, NXB Lao động – Xã hội, 2003, Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Thị Hường Theo giáo trình Marketing quốc tế, NXB Thống Kê 2002, Chủ biên: PGS.TS. Trần Minh Đạo – TS. Vũ Trí Dũng. ). Hoặc xuất khẩu là hình thức đầu tiên thâm nhập thị trường quốc tế thông qua hoạt động tiêu thụ những hàng hóa được sản xuất ở trong nước ra thị trường bên ngoài. (2). 1.2 Các hình thức xuất khẩu Có hai hình thức xuất khẩu đó là: Xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp. 1.2.1 Xuất khẩu trực tiếp Xuất khẩu trực tiếp là hoạt động bán hàng trực tiếp của một công ty cho khách hàng của mình ở thị trường nước ngoài. Thông thường để xuất khẩu trực tiếp hàng hóa các công ty thường sử dụng hình thức: - Đại diện bán hàng Đại diện bán hàng là hình thức bán hàng không mang danh nghĩa của mình mà lấy danh nghĩa của người ủy thác nhằm nhận lương và một phần hoa hồng trên cơ sở hàng hóa bán được. Trên thực tế, đại diện bán hàng hoạt động như là nhân viên bán hàng của công ty ở thị trường nước ngoài. Công ty sẽ ký hợp đồng trực tiếp với khách hàng ở thị trường nước đó. - Đại lý phân phối Đại lý phân phối là người mua hàng hóa của công ty để bán theo kênh tiêu thụ ở khu vực mà công ty phân định. Công ty khống chế phạm vi phân phối, kênh phân phối ở thị trường nước ngoài. Đại lý phân phối chấp nhận toàn bộ rủi ro liên quan đến việc bán hàng hóa ở thị trường đã phân định và thu lợi nhuận qua chênh lệch giữa giá mua và giá bán. - Nhà bán lẻ nước ngoài Một công ty xuất khẩu cũng có thể bán hàng trực tiếp cho một nhà bán lẻ ở nước ngoài mặc dù trong các loại thương vụ như thế, thì hệ thống người tiêu dùng nói chung thường bị giới hạn. - Bán hàng trực tiếp cho người sử dụng sau cùng Một công ty xuất khẩu có thể bán sản phẩm hoặc dịch vụ của mình trực tiếp cho người sử dụng hoặc tiêu dùng sau cùng ở nước ngoài. Những người mua hàng trực tiếp này có thể là các chính phủ nước ngoài, các cơ quan như bệnh viện, trường học hoặc các doanh nghiệp. Thông thường mỗi sản phẩm bán ra nước ngoài phải kèm theo sự bảo đảm, bảo hành hoặc dịch vụ kèm theo nhà xuất khẩu có thể tổ chức nhờ hệ thống phân phối của mình ở nước ngoài để thực hiện các dịch vụ trên. 1.2.2 Xuất khẩu gián tiếp Xuất khẩu gián tiếp là hình thức bán hàng hóa và dịch vụ của công ty ra nước ngoài thông qua trung gian. Các trung gian là: - Công ty quản lý xuất khẩu: là các công ty nhận uỷ thác và quản lý công tác xuất khẩu hàng hoá. Công ty quản lý xuất khẩu hoạt động trên danh nghĩa của công ty xuất khẩu nên là nhà xuất khẩu gián tiếp. Công ty quản lý xuất khẩu đơn thuần làm các thủ tục xuất khẩu và thu phí dịch vụ xuất khẩu. Bản chất của công ty quản lý xuất khẩu là làm các dịch vụ quản lý và thu một khoản thù lao nhất định từ các hoạt động đó. - Đại lý: là các cá nhân hay tổ chức đại diện cho nhà xuất khẩu thực hiện một hay một số hoạt động nào đó ở thị trường nước ngoài. Đại lý chỉ thực hiện một công việc nào đó cho công ty uỷ thác và nhận thù lao. Đại lý không chiếm và sở hữu hàng hoá. Đại lý là người thiết lập quan hệ hợp đồng giữa công ty và khách hàng ở thị trường nước ngoài. - Khách hàng ngoại kiều: Ðây là hình thức xuất khẩu thông qua các nhân viên của các Công ty nhập khẩu nước ngoài. Họ là những người có hiểu biết về điều kiện cạnh tranh trên thị trường thế giới . Khi thực hiện hình thức này, các doanh nghiệp xuất khẩu cũng cần phải tìm hiểu kỹ khách hàng để thiết lập quan hệ làm ăn bền vững với thị trường nước ngoài. - Hãng xuất khẩu ủy thác: là một tổ chức đại diện cho người mua nước ngoài cư trú tại nước của người xuất khẩu. Hoạt động dựa trên các đơn đặt hàng của khách hàng nước ngoài. Do vậy người mua phải trả tiền hoa hồng cho hãng ủy thác xuất khẩu. Hãng xuất khẩu ủy thác căn cứ vào yêu cầu của khách hàng nước ngoài, gửi các yêu cầu đó cho các nhà sản xuất để mời thầu và lựa chon nhà cung cấp. - Nhà môi giới xuất khẩu: Đó là những cá nhân hoặc công ty thực hiện chức năng kết nối giữa người mua và người bán. Có hai loại nhà môi giới đó là nhà môi giới nhận tiền công và mức độ liên hệ chặt chẽ với nhà xuất khẩu. - Hãng buôn xuất khẩu: là hãng buôn nằm tại nước xuất khẩu, mua hàng của người sản xuất sau đó bán lại cho khách hàng nước ngoài. Các hãng buôn xuất khẩu thực hiện tất cả các chức năng và chựu mọi rủi ro liên quan đến việc xuất khẩu. 2. Quy trình chung của hoạt động xuất khẩu 2.1 Giai đoạn nghiên cứu thị trường và lựa chọn đối tác Nghiên cứu thị trường là công việc hết sức quan trọng của hoạt động xuất khẩu, nó quyết định sự thành bại đến công việc kinh doanh của bất kỳ công ty kinh doanh nào. Để nghiên cứu thị trường nước ngoài trước hết phải đánh giá nhu cầu của thị trường, đó là xem xét quốc gia định xuất khẩu có nhu cầu về hàng hóa đó không. Nếu có thì chúng ta mới tiếp tục nghiên cứu đầy đủ về môi trường kinh doanh để kiểm định về nhu cầu cơ bản về quốc gia đó. Ngoài nhu cầu của thị trường thì chúng ta cung không thể không quan tâm đến môi trường kinh doanh của quốc gia đó là các yếu tố như: các yếu tố về văn hóa, các yếu tố về chính trị và pháp luật như các quy định của chính phủ, bộ máy hành chính của quốc gia đó, sự ổn định chính trị, các yếu tố về kinh tế và tài chính và một vài các yếu tố khác như chi phí vận chuyển, hình ảnh về quốc gia…Để từ đó doanh nghiệp có sự lựa chon đúng đắn thị trường xuất khẩu, có chiến lực kinh doanh đúng đắn và lựa chon đối tác phù hợp để hoạt động xuất khẩu đạt kết quả cao. 2.2 Giai đoạn đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu Sau giai đoạn nghiên cứu tiếp cận thị trường, để chuẩn bị giao dịch các doanh nghiệp cần tiếp xúc với khách hàng bằng biện pháp quảng cáo. Nhưng để tiến hành ký kết hợp đồng mua bán với nhau, nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu thường phải trải qua một quá trình thương thảo về các điều kiện giao dịch. Trong một số tình huống cụ thể được sự nhất trí của cả hai bên tham gia thì đơn chào hàng hay đơn đặt hàng này có thể sẽ trở thành hợp đồng ngoại thương. Trong quy trình xuất khẩu việc trước tiên là Công ty sẽ làm một bản chào hàng gửi đến các khách hàng. Trong chào hàng nêu rõ: tên hàng, quy cách phẩm chất, số lượng, giá cả, điều kiện cơ sở giao hàng, thời hạn giao hàng, thời hạn giao hàng thanh toán, bao bì, ký mã hiệu, thể thức giao nhận hàng... hoặc trong trường hợp Công ty nhận được thư hỏi hàng của khách hàng nước ngoài thì hai bên sẽ tiến hành thoả thuận các điều khoản để đi đến ký kết một hợp đồng cụ thể. Tiếp theo là hai bên sẽ tiến hành đàm phán và sẽ ký kết một hợp đồng xuất khẩu. Việc giao dịch đàm phán nếu có kết quả sẽ dẫn tới việc ký kết một hợp đồng mua bán ngoại thương. Hợp đồng được ký kết phải được làm bằng văn bản đó là hình thức tốt nhất trong việc bảo vệ quyền lợi của hai bên. Nó xác định rõ ràng quyền lợi và nghĩa vụ của bên mua và bên bán, tránh được những hiểu lầm do không thống nhất về quan niệm. Trong một hợp đồng ngoại cần thoả thuận những phần sau: + Số hợp đồng. + Ngày và nơi ký hợp đồng. + Tên và địa chỉ của các bên ký kết. + Các điều khoản của hợp đồng như: Tên hàng, quy cách phẩm chất. Số lượng, bao bì, ký mã hiệu. Giá cả, đơn giá, tổng giá. Thời hạn và địa điểm giao hàng, điều kiện giao nhận. Ðiều kiện thanh toán. Ðiều kiện khiếu nại, trọng tài. Ðiều kiện bất khả kháng. Chữ ký của hai bên. Sau khi thoả thuận và đi đến ký kết hợp đồng xong, hai bên sẽ có trách nhiệm thực hiện hợp đồng đã ký. 2.3 Giai đoạn tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu Trong quá trình này bao gồm các công đoạn: - Xin giấy phép xuất khẩu Giấy phép xuất khẩu là một biện pháp để nhà nước quản lý về xuất khẩu. Vì vậy sau khi hợp đồng xuất khẩu được ký kết, doanh nghiệp phải xin giấy phép xuất khẩu chuyến để thực hiện hợp đồng đó. - Chuẩn bị hàng xuất khẩu Sau khi đã ký kết xong hợp đồng Công ty sẽ tiến hành công việc thu gom hàng để xuất khẩu.Việc mua bán ngoại thương thường được tiến hành trên cơ sở số lượng lớn. Trong khi đó sản xuất hàng xuất khẩu nước ta về cơ bản là một nền sản xuất manh mún, phân tán vì vậy trong nhiều trường hợp muốn làm thành một lô hàng xuất khẩu, chủ hàng xuất khẩu phải tiến hành thu gom tập trung từ nhiều chân hàng (cơ sở sản xuất, trạm thu mua). Cơ sở pháp lý để làm việc đó là ký kết các hợp đồng kinh tế giữa các chủ hàng xuất khẩu với các chân hàng. - Bảo quản và đóng gói hàng hóa    Bảo quản: Ðây là khâu quan trọng trong quá trình xuất khẩu đó là bảo quản hàng hoá sau khi thu mua. Dù là hình thức thu mua nào thì đơn vị cung ứng hàng xuất khẩu vẫn phải gom hàng từ các đại lý thu mua về kho của mình để tiến hành đóng gói những mặt hàng đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sau đó bảo quản trong kho và chịu sự kiểm nghiệm chất lượng (do hợp đồng quy định ). Ðóng gói: Nhân viên đóng gói căn cứ vào yêu cầu đóng gói về loại bao bì đóng gói, khối lượng hàng hóa đóng gói trong mỗi bao mà hợp đồng ngoại quy định, mặt khác căn cứ vào những yêu cầu cụ thể của việc bao gói hàng hóa xuất khẩu để lựa chọn cách bao gói thích hợp cho hàng hoá và cho việc chuyên chở. - Kiểm nghiệm và kiểm dịch hàng hóa Trước khi giao hàng cho đối tác, người xuất khẩu có nghĩa vụ kiểm tra hàng về phẩm chất , số lượng, trọng lượng bao bì; (tức là kiểm nghiệm) và nếu hàng hóa xuất khẩu là động vật, thực vật phải kiểm tra về khả năng lây lan bệnh (tức là kiểm dịch). Việc kiểm nghiệm và kiểm dịch được tiến hành ở hai cấp: ở cơ sở và ở cửa khẩu. Trong đó việc kiểm tra ở cơ sở có vai trò quyết định nhất và có tác dụng triệt để nhất. Còn việc kiểm tra hàng hóa ở cửa khẩu có tác dụng thẩm tra lại kết quả kiểm tra ở cơ sở và thực hiện thủ tục quốc tế. Mục đích của công việc này là nhằm phát hiện sớm các sai sót về chất lượng hàng hóa , nhằm nhanh chóng khắc phục để không ảnh hưởng để tiến độ giao hàng và phát sinh các tranh chấp giữa các bên. - Thuê tàu Công việc tiếp theo là thuê tàu để chuyên chở hàng hóa xuất khẩu đến nơi quy định. Điều kiên thuê tàu phụ thuộc vào hợp đồng đã ký có thể theo điều kiện FOB hay CIF.. - Mua bảo hiểm Hàng hóa chuyên chở bằng đường biển thường gặp rủi ro, tổn thất. Vì vậy bảo hiểm hàng hóa đường biển là loại bảo hiểm phổ biến nhất trong ngoại thương. Nghĩa vụ mua bảo hiểm thuộc về bên nào tùy thuộc vào điều kiện cơ sở giao hàng trong hợp đồng quy định. - Làm thủ tục hải quan xuất khẩu Hàng hóa khi đi ngang qua biên giới quốc gia để xuất khẩu đều phải làm thủ tục hải quan. Việc làm thủ tục hải quan gồm 3 bước sau: + Khai báo hải quan: Chủ hàng khai báo các chi tiêt về hàng hóa lên tờ khai để cơ quan hải quan kiểm tra các thủ tục giấy tờ. Yêu cầu của công việc này là trung thực và chính xác. Nội dung của tờ khai này bao gồm các mục như: Loại hàng, tên hàng, số, khối lượng, giá trị hàng, tên công cụ vận tải, …. + Xuất trình hàng hóa: Hàng hóa xuất khẩu phải được sắp xếp trật tự, thuận tiện cho việc kiểm soát. Chủ hàng phải chựu chi phí và nhân công về việc mở đóng các kiện hàng. Để thực hiện thủ tục kiểm tra và giám sát, chủ hàng phải nộp thủ tục phí hải quan. + Thực hiện các quyết định của hải quan Sau khi kiểm soát giấy tờ và hàng hóa, hải quan sẽ ra các quyết định như: cho hàng được phép qua biên giới, cho hàng đi qua một cách có điều kiện ( như phải sửa chữa…), cho hàng đi qua sau khi chủ hàng đã nộp thuế, lưu kho hải quan, hàng không được xuất khẩu….nghĩa vụ của chủ hàng là phải nghiêm túc thực hiện các quyết định đó. - Giao hàng hóa cho chủ phương tiện Hàng xuất khẩu chủ yếu được giao bằng đường biển hoặc đường sắt. Nếu hàng được giao bằng đường biển, chủ hàng phải tiến hành các việc sau: Căn cư vào các chi tiết hàng xuất khẩu, lập bảng đăng ký hàng chuyên chở cho người vận tải để đổi lấy sơ đồ xếp hàng. Trao đổi với cơ quan điều độ cảng để nắm vững ngày giờ làm hàng. Bố trí phương tiện đem hàng vào cảng, xếp hàng lên tàu. Lấy biên lai thuyền phó và đổi biên lai thuyền phó lấy vận đơn đường biển. Vận đơn đường biển phải là vận đơn hoàn hảo, đã bốc hàng và phải chuyển nhượng được. Nếu hàng được giao bằng container khi chiếm đủ một container chủ hàng phải đăng ký thuê container, đóng hàng vào container và lập bảng kê hàng trong container. Khi hàng giao không chiếm hết một container chủ hàng phải lập “ bản đăng ký hàng chuyên chở”. Sau khi đăng ký được chấp nhận, chủ hàng giao hàng đến ga container cho người vận tải. Nếu hàng hóa được chuyên chở bằng đường sắt, chủ hàng phải kịp thời đăng ký với cơ quan đướng sắt để xin cấp toa xe phù hợp với tính chất hàng hóa và khối lượng hàng hóa. Khi đã được cấp toa xe, chủ hàng tổ chức bốc xếp hàng hóa, niêm phong cặp chì và làm các chứng từ vận tải, trong đó chủ yếu là vận đơn đướng sắt. - Lập bộ chứng từ thanh toán cho hàng xuất khẩu Chứng từ hàng hóa có tác dụng nói rõ đặc điểm về giá trị, chất lượng và số lượng hàng hóa. Những chứng từ này do người bán xuất trình và người mua sẽ trả tiền khi nhận được chứng từ. Bộ chứng từ thường gồm: Hóa đơn thương mại (Commercial invoice) Bảng kê chi tiết (Specification) Bảng kê đóng gói (Packing list) Vận đơn đường biển (Bill of lading ) hoặc Vận đơn đường sắt ( Waybill ). Giấy chứng nhận phẩm chất (Certificate of quality) Giấy chứng nhận số lượng (Certificate of quantity) Giấy chứng nhận trọng lượng (Certificate of weight) Giấy chứng nhận nguồn gốc (Certificate of origin) 3. Những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp - Năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp Năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp là yếu tố then chốt, quan trọng nhất ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp yếu, thiếu vốn, trình độ cán bộ làm xuất khẩu yếu kém …. thì không thể thực hiện thành công các hợp đồng xuất khẩu nhỏ chứ chưa nói đến các hợp đồng xuất khẩu lớn. Ngược lại các doanh nghiệp có vốn dồi dào, có trình độ cán bộ công nhân viên giỏi nghiệp vụ, ngoại ngữ, có uy tín thì dễ thiết lập, thực hiện được các hợp đồng, ngày càng gia tăng uy tín và doanh thu cho doanh nghiệp. - Ảnh hưởng thị trường trong và ngoài nước Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế như ngày nay thị trường trong và ngoài nước luôn có tác động ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Khi tiến hành kinh doanh hay quyết định thâm nhập vào một thị trường nào đó thì doanh nghiệp phải hết sức cẩn thận doanh nghiệp phải những chính sách và phương thức kinh doanh đúng đắn ở từng thị trường . Để công việc kinh doanh được thành công thì doanh nghiệp phải tiến hành nghiên cứu thị trường thật kỹ như tìn hiểu nhu cầu của thị trường, môi trường văn hóa, chính trị, pháp luật, môi trường cạnh tranh,…. - Đối thủ cạnh tranh Khi tiến hành kinh doanh không một doanh nghiệp nào lại không có các đối thủ cạnh tranh. Có cạnh tranh mới có phát triển, tuy nhiên trong thời đại mở cửa ngày nay sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng kinh doanh trong một lĩnh vực và ngành hàng là vô cung khốc liệt, doang nghiệp nào không trụ vững và không có các hướng đi đúng đắn chắc chắn sẽ bị đào thải. Do vậy khi đưa ra các quyết định kinh doanh ngoài việc xem xét các chính sách của chính phủ thì doanh nghiệp cũng cần phải chú ý tới các chiến lược, hành vi của đối thủ cạnh tranh để các quyết định đó có thể thực hiện được và phù hợp với điều kiện thị trường. II. Vai trò xuất khẩu lạc đối với nền kinh tế Việt Nam 1. Tiềm năng và ưu
Tài liệu liên quan