Đề tài Xuất khẩu lao động Việt Nam - Giải pháp tạo việc làm cho người lao động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Việt Nam là một nước có nguồn lao động dồi dào và trẻ. Quá trình đổi mới kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã tạo nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực.Tuy nhiên, một trong những vấn đề nổi cộm nhất hiện nay là tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm còn chiếm tỷ lệ lớn, thu nhập của đại bộ phận dân cư vẫn còn ở mức thấp.

doc29 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1632 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xuất khẩu lao động Việt Nam - Giải pháp tạo việc làm cho người lao động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1.Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài: Việt Nam là một nước có nguồn lao động dồi dào và trẻ. Quá trình đổi mới kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã tạo nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực.Tuy nhiên, một trong những vấn đề nổi cộm nhất hiện nay là tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm còn chiếm tỷ lệ lớn, thu nhập của đại bộ phận dân cư vẫn còn ở mức thấp. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải giải quyết tốt nhu cầu việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động là một trong những giải pháp giải quyết việc làm được nhiều nước đang phát triển trên thế giới quan tâm, và khai thác tối đa.Thông qua xuất khẩu lao động các nước không chỉ giảm bớt gánh nặng việc làm mà còn làm tăng thu nhập cho bản thân người lao động, và gia đình. Ở Việt Nam từ năm 1991 đến nay xuất khẩu lao động theo cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang thu được những kết quả quan trọng: Mỗi năm giải quyết việc làm cho hàng chục vạn lao động, thu về hàng tỷ USD, đời sống của gia đình có người lao động xuất khẩu được cải thiện đáng kể, góp phần xóa đóí giảm nghèo, bản thân người lao động sau khi lao động ở nước ngoài về lại có được một nghề mới; cơ cấu lao động nói chung và cơ cấu lao động nông thôn ở những địa phương có nhiều người đi xuất khẩu lao động nói riêng có sự chuyển đổi rõ rệt. Tuy nhiên, XKLĐ đang đặt ra những vấn đề bất cập cần được giải quyết như hiện tượng lừa đảo ngườI đi XKLĐ để lấy tiền: Người lao động mất không tiền, cơ quan XKLĐ hứa một đằng làm một nẻo, cơ quan XKLĐ bóc lột nặng nề người lao động, cơ quan XKLĐ “đem con bỏ chợ”… Đẩy mạnh XKLĐ bằng cách tạo thị trường mới, phát triển thị trường hiện có, đồng thời có những biện pháp hữu hiệu để giải quyết những vấn đề bất cập nêu trên là đòi hỏi vừa mang tính bức thiết vừa mang tính chiến lược mà các cơ quan chức năng của Nhà Nước cần phải vào cuộc một cách tích cực. Đó cũng là lý do mà em muốn tham góp ý kiến của mình về lĩnh vực này. Do vậy, em chọn đề tài “Xuất khẩu lao động Việt Nam - Giải pháp tạo việc làm cho người lao động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” đề làm đề án chuyên ngành. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: -Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu tầm quan trọng của xuất khẩu lao động trong vấn đề tạo việc làm( xuất khẩu lao động là một hướng tạo việc làm). Nghiên cứu thực trạng xuất khẩu lao động về mặt số lượng và chất lượng từ đó đánh giá đóng góp của xuất khẩu lao động trong vấn đề tạo việc làm. Và đề xuất phương hướng và các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động- một hướng tạo việc làm trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. -Phạm vi nghiên cứu:Nghiên cứu thực trạng của xuất khẩu lao động từ khi Việt Nam tham gia xuất khẩu lao động và chủ yếu trong 3 năm gần đây. 3.Mục đích nghiên cứu: Đánh giá công tác XKLĐ và hướng tạo việc làm trong những năm gần đây. Từ đó đánh giá mặt tích cực và hạn chế, và đưa ra kiến nghị, giải pháp xuất khẩu có hiệu quả, đóng góp tạo việc làm đầy đủ. 4.Phương pháp nghiên cứu: Đề án sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh làm phương pháp luận chung trong nghiên cứu. 5.Kết cấu và nội dung của đề án: Đề tài được chia làm 3 phần: Phần 1: Cơ sở lý luận về xuất khẩu lao động, tạo việc làm và tiến trình hộI nhập kinh tế quốc tế. Phần 2: Đánh giá thực trạng của xuất khẩu lao động ở Việt Nam. Phần 3: Mục tiêu phương hướng, giảI pháp nhằm xuất khẩu lao động có hiệu quả, tạo việc làm cho người lao động trong tiến trình hộI nhập kinh tế quốc tế. Phần I: Cơ sở lý luận về xuất khẩu lao động, tạo việc làm và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. 1.Xuất khẩu lao động( XKLĐ): 1.1.Khái niệm: Xuất khẩu lao động là một hình thức đặc thù của xuất khẩu nói chung và là một bộ phận của kinh tế đối ngoại, mà hàng hóa đem xuất khẩu là sức lao động của con người, còn khách mua là chủ thể người nước ngoài. Nói cách khác XKLĐ là một hoạt động kinh tế dưới dạng dịch vụ cung ứng lao động cho nước ngoài, mà đối tượng của nó là con người. Các nước trên thế giới, kể cả các nước phát triển đến các nước kém phát triển đều tham gia vào hoạt động XKLĐ. Các nước phát triển XKLĐ có trình độ kỹ thuật cao. Các nước kém phát triển XKLĐ dư thừa, trình độ tay nghề thấp, cải thiện điều kiện sống cho gia đình người lao động 1.2 Vai trò và lợi ích của XKLĐ: Hoạt động xuất khẩu đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. -Thứ nhất: XKLĐ là một kênh giải quyết việc làm cho người lao động rất có ý nghĩa, giảm thất nghiệp, xóa đói giảm nghèo. Nguyên nhân của sự nghèo đói là nguồn lực hạn chế, nghèo do trình độ học vấn thấp, việc làm thiếu và không ổn định, dân số tăng nhanh…v.v Trong các nguyên nhân đó thì tình trạng nguồn lực hạn chế và nghèo nàn, việc làm thiếu và không ổn định có thể được cải thiện thông qua XKLĐ. Người lao động đi làm việc ở nước ngoài không đòi hỏi phải đầu tư nhiều vốn nhưng có thu nhập cao hơn làm việc trong nước, tạo khả năng hiện thực để giảm nghèo nhanh chóng. - Thứ hai: XKLĐ cho phép phát huy lợi thế so sánh về công nhân, khai thác tối đa yếu tố ngoại lực trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam có nguồn lao động dồi dào và trẻ, giá nhân công tương đối thấp, đây là lợi thế mà không phải quốc gia nào cũng có được, là tiền đề quan trọng cho XKLĐ. XKLĐ là quá trình tham gia và hội nhập thị trường lao động quốc tế nhằm khai thác tối đa yếu tố ngoại lực, cho phép sử dụng lợi thế so sánh về nhân công để di chuyển một bộ phận lao động Việt Nam ra nước ngoài, vừa giải quyết việc làm, vừa tạo “ khoảng trống” để đưa công nghệ có hàm lượng vốn và kỹ thuật cao vào sản xuất. -Thứ ba: XKLĐ là một kênh đem lại nguồn thu nhập quan trọng cho đất nước. XKLĐ làm tăng thu nhập quốc gia GNI ( Gross National Income) bằng cách làm tăng GDP thông qua các khoản thu dịch vụ gia tăng như phí dịch vụ XKLĐ, tiền bán vé máy bay, các khoản dịch vụ khác phục vụ người lao động và làm tăng thu nhập yếu tố thuần, thông qua các khoản thu nhập của người lao động xuất khẩu gửi về nước. XKLĐ còn góp phần làm tăng nguồn thu ngoại tệ và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, tăng tích lũy và đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển. -Thứ tư: XKLĐ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: nâng cao tay nghề, rèn luyện tác phong công nghiệp cho người lao động. Người lao động đi xuất khẩu sau 2, 3 năm ở nước ngoài, trình độ tay nghề của người lao động được nâng cao, từ những nông dân hoặc thợ mới vào nghề, họ trở thành những người thợ có tay nghề hoặc lành nghề. Mặt khác do người lao động làm việc trong môi trường công nghiệp hiện đại, buộc họ phải tuân thủ nghiêm ngặt kỷ luật công nghệ, tác phong công nghiệp, ý thức tuân thủ pháp luật, đó cũng chính là quá trình rèn luyện tác phong cho người lao động theo tiêu chuẩn của người công nhân hiện đại. -Thứ năm:Góp phần vào sự phát triển và ổn định kinh tế xã hội. Các lao động xuất khẩu, nhiều ngườI khi về nước đã trở thành các nhà đầu tư, các chủ doanh nghiệp, tạo việc làm cho một bộ phận lao động khác đóng góp vào sự phát triển và ốn định kinh tế xã hội -Thứ sáu: XKLĐ là công cụ để chuyển giao công nghệ tiên tiến từ nước ngoài. -Thứ bảy: Tăng cường hội nhập mở rộng giao lưu và quan hệ hợp tác quốc tế giữa các nước. 1.3.Các hình thức XKLĐ : 1.3.1. Đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, bao gồm: Cá nhân người lao động tự tìm việc làm ở nước ngoài. Lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua các doanh nghiệp XKLĐ . Lao động đi làm việc theo công trình thầu, khoán, liên doanh, liên kết, hợp tác trực tiếp, đầu tư ra nước ngoài. Lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua các hiệp định, thỏa thuận, cam kết của chính phủ. Lao động đi làm việc thông qua các hoạt động học tập nâng cao tay nghề. 1.3.2. XKLĐ tại chỗ: Là hình thức các tổ chức kinh tế cung ứng lao động cho các tổ chức kinh tế nước ngoài ở chính nước đó, bao gồm: Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao; tổ chức, cơ quan ngoại giao, văn phòng đại diện…của nước ngoài ở nước đó. 1.4 Một số đặc điểm cơ bản về XKLĐ: - Thứ nhất: Lao động giản đơn xuất khẩu sang các nước phát triển thông thường làm việc trong những môi trường khó khăn, quyền lợi của người lao động dễ bị xâm phạm nếu việc XKLĐ không được tổ chức chu đáo, không có sự cam kết của doanh nghiệp dùng lao động và sự giám sát của các cơ quan của nước sở tại - Thứ hai: vì là lao động giản đơn, trình độ học vấn, trình độ văn hóa của người đi lao động nước ngoài thấp nên khó thích nghi với điều kiện văn hóa, xã hội nước ngoài. Ngoài ra, trình độ văn hóa của người lao động thấp thường dễ bị bóc lột. Thứ ba: Nước XKLĐ hầu hết là những nước không thành công trong chiến lược phát triển kinh tế. Với trình độ văn hóa thấp, người dân các nước này không khỏi lo âu khi rời xứ sở ra nước ngoài làm việc. - Thứ tư: Cho đến nay trong các nước XKLĐ chưa thấy nước nào đưa vấn đề XKLĐ vào trong chiến lược phát triển kinh tế chung, trong đó lao động được đưa đi sẽ đảm bảo rèn luyện tay nghề khi trở về, ngoại hối thu được sẽ được dùng một cách hiệu quả trong việc du nhập chủ nghĩa tư bản và có kế hoạch xuất khẩu lao động trong tương lai. Tạo việc làm: 2.1 Khái niệm: -Việc làm : * Theo điều 13, chương II bộ luật lao động của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi rõ: “ mọi hoạt động lao động tạo ra thu nhập không bị pháp luật cấm đều thừa nhận là việc làm” Việc làm cần được thỏa mãn hai điều kiện: Tạo thu nhập, được pháp luật công nhận. * Theo ILO- tổ chức lao động quốc tế : “ việc làm là họat động lao động được trả công bằng tiền và hiện vật” - Tạo việc làm : Là tạo ra số lượng và chất lượng tư liệu sản xuất, số lượng và chất lượng sức lao động và các điều kiện kinh tế xã hội khác để kết hợp tư liệu sản xuất và sức lao động . - Cơ chế tạo việc làm: là cơ chế 3 bên: Người lao động: Người lao động luôn mong muốn tìm được công việc phù hợp và thu nhập cao. Để đạt được mong muốn này người lao động cần phải dầu tư cho phát triển nghề nghiệp nhất định nào đó như thông qua các lớp học nghề, các khóa đào tạo… Nhà nước: Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi để kết hợp sức lao động và tư liệu sản xuất, thông qua việc tạo hành lang pháp lý, chính sách, luật lệ liên quan… Người sử dụng lao động: Cần có thông tin về thị trường đầu vào và đầu ra để không chỉ tạo việc làm mà còn duy trì và phát triển chỗ làm cho người lao động. Ngoài ra người sử dụng lao động cũng cần phát triển quy mô kinh doanh và đầu tư cơ sở để tạo việc làm cho người lao động nhiều hơn và tốt hơn. 2.2 Vai trò của tạo việc làm : Giảm thất nghiệp: Đáp ứng nhu cầu, quyền lợi và nghĩa vụ làm việc cho người đang trong độ tuổIi lao động Nâng cao thu nhập, vị thế cho người lao động trong xã hội và ngoài xã hội. Nâng cao đời sống người lao động, làm bình ổn xã hội 2.3 Các hướng tạo việc làm : Phát triển ngành nghề phù hợp: Phát triển các ngành công nghiệp: để tạo được nhiều chỗ làm việc cho người lao động, trong những năm trước mắt phải đưa vào các ngành nghề sử dụng lao động. Phát triển mạnh các loại dịch vụ chất lượng cao phục vụ công nghiệp hóa và đời sống của người dân, đồng thời tạo việc làm cho người lao động Phát triển nông nghiệp dựa vào thế mạnh của nước ta Đẩy mạnh đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu của phát triển kinh tế xã hội, bao gồm: Phát huy vai trò của nhà nước trong việc xây dựng và ban hành, hướng dẫn thực hiện các chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện các cấp học tập, tạo tiền đề cho đào tạo nghề, chuyên môn nghiệp vụ cho ngườI lao động. Gắn đào tạo nghề vớI đào tạo việc làm cho người lao động Đẩy mạnh XKLĐ. Đây là một trong những giải pháp được nhiều nước trên thế giới quan tâm và khai thác tối đa. Thông qua XKLĐ, các nước không chỉ giảm bớt được gánh nặng công việc mà còn làm tăng thu nhập cho bản thân người lao động Mặt khác thông qua XKLĐ, người lao động học hỏi và tiếp cận kĩ thuật hiện đại, phương pháp tiên tiến, tác phong công nghiệp. Tăng cường hoạt động của hệ thống thông tin của thị trường lao động Việc đẩy mạnh hoạt động của hệ thống thông tin của thị trường lao động để người lao động và người sử dụng lao động gặp nhau đúng thời gian và không gian. Động viên giúp đỡ người lao động tự tạo việc làm trong các ngành nghề thuộc khu vực kinh tế ngoài nhà nước, đặc biệt khu vực phi chính thức. 3.Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ( HNKTQT): 3.1 Khái niệm: HNKTQT là sự gắn kết nền kinh tế của mỗi quốc gia vào các tổ chức hợp tác khu vực và toàn cầu trong đó mỗí quan hệ giữa các thành viên nên có sự ràng buộc theo những quy định chung của khối. HNKTQT là quá trình các quốc gia thực hiện mô hình kinh tế mở tự nguyện tham gia vào các định chế kinh tế và tài chính quốc tế, thực hiện thuận lợi hóa và tự do hớa thương mại, đầu tư vào các hoạt động kinh tế đất nước khác. 3.2. Lợi ích của quá trình HNKTQT : Khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh của các nước thành viên. Tạo nên sự ổn định trong quan hệ giữa các nước Hình thành cơ cấu kinh tế quốc tế mới. Tạo động lực cạnh tranh, kích thích ứng dụng thành tựu Khoa học công nghệ mới. Điểu chỉnh các chính sách phát triển cho phù hợp với chính sách phát triển của toàn thể kiên kết. HNKTQT tạo ra sự khơi thông các dòng chảy nhân lực trong và ngoài nước, tạo điều kiện mở rộng thị trường chuyển giao công nghệ và các kinh nghiệm quản lý. 4.XKLĐ một hướng tạo việc làm cho người lao động: Ngày 09/11/1991, HộI đồng bộ trưởng ra Nghị định 370/HĐBT ban hành quy chế về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài với mục tiêu: “Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là một hướng giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động và tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước…” Ngày 22/9/1998, Bộ chính trị tiếp tục ra chỉ thị số 41-CT/TW về đẩy mạnh XKLĐ và chuyên gia nhấn mạnh: “ XKLĐ và chuyên gia là một hoạt động kinh tế - xã hộI góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và tăng cường hợp tác quốc tế giữa nước ta với các nước” XKLĐ từ lâu là một giải pháp hiệu quả trong phát triển kinh tế và giải quyết việc làm cho nhiều đối tượng lao động ở nước ta. XKLĐ đang mở ra một hướng đi mới trong xóa đói giảm nghèo có hiệu quả.Bình quân mỗi năm nước ta có hơn một triệu người bước vào tuổi lao động cộng với số lao động trước đó chưa tìm được việc làm chuyển sang và số lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước dẫn đến tổng nhu cầu về chỗ làm việc mới cho khoảng 8 triệu người trong khi khả năng của nền kinh tế chỉ tạo việc làm được khoảng 6 triệu người, nên sức ép về việc làm còn lớn.Trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới ngày càng mở rộng, việc chuyển lao động từ nước này qua nước khác là điều không quá khó khăn. Do vậy, có thể thấy rằng XKLĐ là một hướng tạo việc làm cho người lao động. Phần II: Đánh giá thực trạng của XKLĐ ở Việt Nam: 2.1 Thực trạng của XKLĐ ở Việt Nam giai đoạn từ 1980 đến 2003: 2.1.1 Giai đoạn từ 1980 đến 1990: Việt Nam bắt đầu đưa chuyên gia và lao động ra nước ngoài làm việc có thời hạn từ năm 1980. Trong giai đoạn này lao động Việt Nam được đưa sang các nước thông qua việc nhà nước ký kết các Hiệp định lao động và trực tiếp. Thị trường chủ yếu là các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, gồm Liên Xô( cũ), Cộng hòa dân chủ Đức( cũ), Tiệp Khắc(cũ) và Bungari. Trong 10 năm( 1980- 1990), Việt Nam đã đưa được 244.186 lao động , 7.200 lượt chuyên gia đi làm việc, và 23.713 thực tập sinh vừa học vừa làm ở nước ngoài .Ngân sách nhà nước thu được khoảng 800 tỷ đồng, hơn 300 triệu USD. Đồng thời người lao động và chuyên gia đã đưa về nước một lượng hàng hóa thiết yếu với trị giá hàng nghìn tỷ đồng. 2.1.2 Giai đoạn từ 1991 đến 2004: Trong giai doạn này nước ta đã đưa 320.699 lao động đi làm việc ở nước ngoài với mức lương bình quân khoảng 400 USD/tháng/ người. Nhờ đổi mới cơ chế hoạt động XKLĐ và sự gia tăng số lượng các doanh nghiệp tham gia vào dịch vụ XKLĐ làm cho số lượng lao động và chuyên gia của Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài gia tăng nhanh chóng: Năm 1991: 1022 người; năm 2000: tăng lên 31.500 người; năm 2003: 75.000 người. Có thể nói, số lao động đưa đi hàng năm có xu hướng tăng lên, ngành nghề làm việc đa dạng. - Đánh giá khái quát: Về ưu điểm: - Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu đã và đang đổi mới từng bước phương thức hoạt động. Lao động và chuyên gia đang làm việc ở nước ngoài với nhiều ngành nghề đa dạng như: xây dựng, cơ khí, điện tử, dệt may,chế biến thủy sản, nông nghiệp, tin học,…v.v - Dịch vụ XKLĐ của các doanh nghiệp làm cho hàng vạn người có việc làm với thu nhập cao. Thị trường XKLĐ của nước ta từng bước ổn định và mở rộng Hạn chế: Số lượng lao động và chất lượng đưa đi của các doanh nghiệp nhìn chung còn thấp so với yêu cầu. Ví dụ, trong số gần 96.000 lao động đang làm việc ở nước ngoài năm 2004, chỉ có 19% tốt nghiệp trung học phổ thông, 63,5% tốt nghiệp trung học cơ sở và số còn lại đã tốt nghiệp tiểu học.  Chất lượng đội ngũ lao động xuất khẩu của các doanh nghiệp vẫn còn thấp so vớI đòi hỏi của thị trường.Nhiều trường hợp lao động tự bỏ hợp đồng trốn ra ngoài sống bất hợp pháp. Ví Dụ: Theo số liệu thống kê, tính hết năm 2004, tỷ lệ Việt Nam bỏ trốn tại Anh là 100%, Nhật Bản là 34%, chiếm 42,1 tổng số lao động nước ngoài bỏ trốn tại nước này, tại Hàn Quốc tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn là 59,25% đứng thứ 3 trên 15 nước được phép đưa lao động vào Hàn Quốc. 2.2 Đánh giá thực trạng XKLĐ ở Việt Nam 3 năm qua trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. 2.2.1 Thực trạng về mặt số lượng lao động xuất khẩu ở Việt Nam. Việt Nam có nguồn lao động dồi dào và trẻ. Theo tính toán của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, tổng nhu cầu giải quyết việc làm thời kỳ 2006- 2010 là khoảng 8 triệu người, các chương trình phát triển kinh tế- xã hội chỉ có thể thu hút tối đa 5,8- 6 triệu người lao động, như vậy vẫn còn 2-2,2 triệu lao động cần được giải quyết việc làm thông qua chương trình, dự án tạo việc làm và đặc biệt là đẩy mạnh xuất khẩu. XKLĐ được coi là giải pháp quan trọng nhằm giải quyết một số lượng lớn việc làm ngoài nước. Trong 3 năm qua, XKLĐ đã đóng góp rất quan trọng trong vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động.Tuy nhiên, lao động đưa đi làm việc ngoài nước chỉ bằng xấp xỉ 3% số lao động được giái quyết việc làm mới hàng năm. Hiện nay, có hơn 400.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới…Tập trung ở các thị trường truyền thống như: Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia và một số thị trường mới giàu tiềm năng như các nước thuộc khu vực Trung Đông, Mỹ, Canada…Tỷ lệ lao động XKLĐ trong tổng số lao động được giải quyết việc làm giai đoạn 2001-2005 khoảng 3,42%. Lược đồ 1: Tỷ lệ lao động xuất khẩu trong số lao động được giải quyết việc làm hàng năm giai đoạn 2001-2005(%) Năm 2005: Theo thống kê, năm 2005 cả nước đã tạo việc làm cho 1,6 triệu lượt người, trong đó đã đưa trên 70.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài chiếm hơn 4%/năm; chủ yếu là Maylaysia ( 24,6 nghìn ngườI), Đài Loan(22,7 nghìn người), Hàn Quốc( 12,1 nghìn người),Lào( 6 nghìn người) và các nước khác trên( 2,1 nghìn người). Năm 2006: Cả nước đã tạo việc làm cho 1,572 triệu người, trong đó đã đưa được 78.855 lao động đi làm việc ở nước ngoài, đạt 105% chỉ tiêu kế hoạch đề ra( vượt 12% kê hoạch so vớI năm 2005).Trong tổng số 78.855 lao động được các doanh nghiệp đưa đi trong năm 2006, 4 thị trường truyền thống( Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản) chiếm tới 68.000 người, trong đó riêng Malaysia là gần 38.000 người. Vì vậy trong kế hoạch đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2007, Malaysia vẫn được coi là thị trường chiến lược bởi hiện nay Malaysia đang có nhu cầu tiếp nhận thêm khoảng 100.000 lao động Việt Nam… Năm 2007: Theo cục quản lý lao động nước ngoài , tổng số lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài 8 tháng đầu
Tài liệu liên quan