Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, vì vậy hoạt động xuất nhập khẩu được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của nền kinh tế quốc tế. Quá trình hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với nề kinh tế toàn cầu diễn ra ngày càng sâu rộng trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên kinh tế Việt Nam cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do bị lấn át trên nhiều phương diện.
Ngành giấy cũng không là ngoại lệ, vừa phải đối mặt với sự tràn vào ồ ạt của giấy ngoại, vừa phải đối phó với những biến động thị trường trong thời gian vừa qua. Tổng Công Ty Giấy Việt Nam – VINAPACO là một trong những đơn vị đầu ngành của ngành giấy, luôn đạt chỉ tiêu đề ra và thương hiệu sản phẩm đứng vững trong thị trường. Vấn đề đặt ra cho, trong thời kỳ hội nhập hiện nay doanh nghiệp không thể chỉ có chiếm lĩnh thị trường trong nước mà phải tìm cách đưa sản phẩm của mình ra bên ngoài.
Trong thời gian thực tập tại phòng Xuất Nhập Khẩu của VINAPACO, em nhận thấy mặc dù xuất nhập khẩu là một mảng quan trọng trong sản xuất và kinh doanh, nhưng đối với TCT giấy nó chỉ phục vụ cho sản xuất, hiệu quả kinh doanh thấp. Phương thức hoạt động mang tính chất dập khuôn theo cách làm từ nhiều năm nay. Do vậy em đã chọn đề tài “Xuất nhập khẩu giấy và bột giấy tại VINAPACO: Thực trạng và giải phỏp”.
56 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2158 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xuất nhập khẩu giấy và bột giấy tại VINAPACO: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Tính tất yếu của đề tài:
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, vì vậy hoạt động xuất nhập khẩu được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của nền kinh tế quốc tế. Quá trình hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với nề kinh tế toàn cầu diễn ra ngày càng sâu rộng trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên kinh tế Việt Nam cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do bị lấn át trên nhiều phương diện.
Ngành giấy cũng không là ngoại lệ, vừa phải đối mặt với sự tràn vào ồ ạt của giấy ngoại, vừa phải đối phó với những biến động thị trường trong thời gian vừa qua. Tổng Công Ty Giấy Việt Nam – VINAPACO là một trong những đơn vị đầu ngành của ngành giấy, luôn đạt chỉ tiêu đề ra và thương hiệu sản phẩm đứng vững trong thị trường. Vấn đề đặt ra cho, trong thời kỳ hội nhập hiện nay doanh nghiệp không thể chỉ có chiếm lĩnh thị trường trong nước mà phải tìm cách đưa sản phẩm của mình ra bên ngoài.
Trong thời gian thực tập tại phòng Xuất Nhập Khẩu của VINAPACO, em nhận thấy mặc dù xuất nhập khẩu là một mảng quan trọng trong sản xuất và kinh doanh, nhưng đối với TCT giấy nó chỉ phục vụ cho sản xuất, hiệu quả kinh doanh thấp. Phương thức hoạt động mang tính chất dập khuôn theo cách làm từ nhiều năm nay. Do vậy em đã chọn đề tài “Xuất nhập khẩu giấy và bột giấy tại VINAPACO: Thực trạng và giải phỏp”.
Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Vận dụng những lý luận chung và phương pháp phân tích khoa học để nghiên cứu thực trạng xuất nhập khẩu giấy và bột giấy, tại TCT giấy Việt Nam. Từ đó, đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản phẩm giấy in và giấy viết của TCT, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đề tài nghiên cứu thực trạng xuất khẩu giấy và nhập khẩu bột giấy của TCT giấy Việt Nam trên cơ sở những con số thống kê của doanh nghiệp.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: hoạt động xuất nhập khẩu giấy và bột giấy của TCT giấy trong thời gian từ 2007 – 2010. Đây là khoảng thời gian mà nền kinh tế chung của toàn thế giới và nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến động nhất mà TCT giấy là một trong những nhân tố chịu ảnh hưởng.
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài.
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở khoa học , các con số thống kê số lượng xuất và nhập của phòng XNK tổng công ty giấy Việt Nam.
Đề tài sử dụng hai phương pháp cơ bản là phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử. Trên nền tảng của 2 phương pháp đó, đề tài sử dụng tổng hợp hệ thống phương pháp kỹ thuật như tổng hợp, phân tích, so sánh, khảo sát thực tế…..
Những đóng góp của đề tài.
Khái quát hóa quy trình khép kín của hoạt động xuất khẩu giấy và nhập khẩu bột giấy nói chung.
Phân tích ưu nhược điểm của hoạt động xuất nhập khẩu giấy và bột giấy.
Trên cơ sở phân tích số liệu tổng hợp được, đề tài nêu ra những phương hướng chung nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu giấy ở TCT giấy Việt Nam.
Đề xuất một số giải pháp cần thiết để cải thiện hoạt động xuất nhập khẩu như hiện nay tại doanh nghiệp.
Kết cấu của đề tài.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 2 chương:
Chương I: Thực trạng xuất nhập khẩu giấy và bột giấy tại VINAPACO.
Chương II: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện hoạt động hoạt động xuất nhập khẩu giấy và bột giấy tại VINAPACO.
Chương I: Thực trạng XNK giấy và bột giấy tại VINAPACO
Giới thiệu về Tổng Công Ty giấy Việt Nam.
Trụ sở chính: 25A Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: (84 – 4) 3.8247773.
Fax: (84 – 4) 3.8260381.
Email: vp.hn@vinapaco.com.vn.
Website:
Nhà máy: Thị trấn Phong Châu – Phù Ninh – Phú Thọ.
Điện thoại: (84 – 210) 3829 761.
Fax: (84 – 210) 3829 177.
Email: vp.bb@vinapaco.com.vn.
Tổng Công ty Giấy Việt Nam chính thức thành lập vào ngày 29 tháng 4 năm 1995 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở là Tổng Công ty Xuất Nhập khẩu Giấy Gỗ Diêm (VINAPIMEX). Sau khi thành lập, tên viết tắt VINAPIMEX vẫn được dùng cho đến năm 2006 thì đổi thànhVINAPACO.
Vào thời điểm mới thành lập, Tổng Công ty Giấy Việt Nam có 16 đơn vị trong đó có 9 đơn vị sản xuất giấy và bột giấy với năng lực là 152.000 tấn giấy/năm và 112.000 tấn bột giấy/năm chiếm 70% năng lực sản xuất giấy và bột giấy toàn ngành. Ngoài ra có 6 đơn vị khác như sản xuất diêm, may mặc, chế biến gỗ, văn phòng phẩm v.v… 3 đơn vị hành chính sự nghiệp gồm Viện Công nghiệp Giấy Xenluylụ, Trường đào tạo nghề giấy Bãi Bằng và Trung tâm nghiên cứu cây nguyên liệu Giấy.
Sau quỏ trình phát triển đến năm 2006, đã có tổng cộng 21 đơn vị thành viờn trực thuộc Tổng Công ty GiấyViệt nam. Trong đó thêm mới là 2 Công ty Nguyên liệu Giấy Vĩnh Phúc và Miền Nam có diện tích hơn 78.000 ha rừng trồng Nguyên liệu giấy (NLG), các Ban quản lý Dự án Kon Tum, Thanh Hóa; Chi nhánh Tổng Cty Giấy tại TP HCM, xí nghiệp khảo sát thiết kế lâm nghiệp v.v… Một số đơn vị được nâng cấp như Viện Nghiên cứu cây NLG, Trường Cao đẳng Công nghệ Giấy và Cơ điện.
Tháng 6 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập Tổng Công ty Giấy Việt nam theo mô hình Công ty mẹ - con trên cơ sở sát nhập Công ty Giấy Bãi bằng vào Tổng Công ty thành Công ty mẹ. Cho đến hết năm 2008, hầu hết các Công ty thành viên cũ đã được cổ phần hóa và trở thành Công ty con, Công ty liên kết với Tổng Công ty Giấy Việt nam.
Theo mô hình tổ chức hiện nay, Tổng Công ty Giấy Việt nam có 42 đơn vị thành viên gồm các đơn vị hạch toán báo sổ, hạch toán phụ thuộc và hạch toán độc lập thuộc Công ty mẹ (các Ban quản lý Dự án, Chi nhánh & Trung tâm thương mại, Công ty NLG, Tissue Sông Đuống, các đơn vị sự nghiệp Viện – Trường, Công ty con (VPP Hồng Hà), Công ty liên kết (Tân mai, Việt Trỡ, Diờm may Sài gòn, Nhất nam, Diêm Thống nhất, In nhón Phỳc yờn, VICS, Bia Sài gòn – Phú Thọ, cổ phần Giấy Bãi bằng, cổ phần Công đoàn …).
Có thể chia các giai đoạn phát triển của Tổng Công ty Giấy Việt nam từ 1995 đến 2010 như sau :
Giai đoạn 1 (1995 – 1999) – Giai đoạn đầu tư chiều sâu hồi phục sản xuất về công suất thiết kế; cân đối giữa sản xuất bột giấy và giấy (tình hình trước giai đoạn 1995, khả năng huy động năng lực máy móc thiết bị (MMTB) chỉ đạt 50%). Kết thúc giai đoạn này, năng lực sản xuất đạt 180.000 tấn giấy/năm và 123.000 tấn bột giõý/năm; chiếm 40% năng lực sản xuất giấy và 50% năng lực sản xuất bột giấy toàn ngành.
Giai đoạn 2 (2001 – 2005) – Giai đoạn đâu tư mở rộng các đơn vị hiện có như các dự án: Tân mai, Bãi bằng giai đoạn 1, Đồng nai, Việt Trì, Bình An, Hoàng văn Thụ, Vạn Điểm, Sông Đuống. Riêng những Dự án mới như Kon Tum, Thanh Hóa, Bói bằng giai đoạn 2 cũng được khởi sự (nghiên cứu khả thi, thành lập ban quản lý Dự án, thực hiện lễ động thổ/ khởi công v.v…) nhưng việc triển khai hết khó khăn và chận trễ, trong đó Dự án Kon Tum bị hủy bỏ. Kết thúc giai đoạn này, năng lực sản xuất giấy đạt 326.000 tấn giấy/năm và 197.000 tấn bột giấy/năm; chiếm 41% năng lực giấy và 75% năng lực bột giấy toàn ngành.
Giai đoạn 3 (2006 – 2010) – Giai đoạn vận hành theo mô hình Công ty mẹ- Công ty con và thực hiện chuyển đổi hoàn toàn từ sở hữu từ 100% vốn Nhà nước sang dạng Công ty cổ phần. Triển khai thực hiện tiếp tục các Dự án mở rộng Bãi bằng giai đoạn 2, Thanh Hóa, Tõn Mai, Công ty cổ phần Bãi bằng. Năng lực sản xuất giấy của Công ty mẹ và các Công ty con, Công ty liên kết đến hết năm 2008 là 350.000 tấn giấy/năm và 197.000 tấn bột giấy; chiếm 29% năng lực sản xuất giấy và 72% năng lực sản xuất bột giõý toàn ngành. Dự kiến, khi kết thúc giai đoạn 3 (hết năm 2010) năng lực sản xuất giấy sẽ gia tăng thêm 200.000 tấn/năm (từ dự án cổ phần Giấy Bãi bằng và Thanh Hóa), bột giấy là 90.000 tấn/năm (từ Thanh Hóa). Dự kiến, kết quả đầu tư từ dự án Bãi Bằng giai đoạn 2 và di dởi mở rộng Giấy Tân Mai sẽ đạt vào giai đoạn kế tiếp (2011 -2015). Thực hiện Luật Doanh nghiệp được Quốc hội thông qua, ngày 25 tháng 6 năm 2010 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 983/QĐ - TTg Chuyển Công ty mẹ - Tổng Công ty Giấy Việt Nam thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu với vốn điều lệ là 1.213 tỷ đồng.
Hiện nay, TCT giấy Việt Nam bao gồm 28 đơn vị hạch toán phụ thuộc; 10 phòng ban chức năng; 06 đơn vị hạch toán báo sổ; 02 công ty con; 03 đơn vị sự nghiệp và 17 công ty liên kết.
Năng lực sản xuất tại Nhà máy Giấy Bãi Bằng là 78.000 tấn Bột giấy/năm và 125.000 tấn Giấy/năm; tại Công ty Giấy tissue Sông Đuống: 20.000 tấn Bột Giấy/năm và 10.000 tấn Giấy Tissue/năm; Nhà máy bột, giấy Thanh Hoá với công suất 100.000 tấn bột giấy và 100.000- 120.000 tấn giấy/năm (gồm giấy in, giấy viết và giấy in báo); Nhà máy Bột giấy Phương Nam, công suất: 100.000 tấn bột giấy/năm và đang triển khai xây dựng nhà máy bột giấy 250.000 tấn/năm tại Bãi Bằng- Phù Ninh- Phú Thọ với chất lượng sản phẩm và môi trường đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Sản xuất kinh doanh của Tổng Công Ty Giấy Việt Nam là quá trình khép kín từ khâu xây dựng vùng nguyên liệu đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Do vậy sức ảnh hưởng của Tổng Công ty không chỉ riêng trong hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hàng triệu lao động; thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn và xoỏ đúi giảm nghèo cho nông dân miền núi.
1.2. Đặc điểm mặt hàng kinh doanh.
Đặc điểm của bột làm giấy.
Bột giấy có thể được sản xuất từ nhiều nguồn nguyên liệu như: gỗ, sợi bông, giấy tái sinh, vải và rơm rạ, cỏ, lanh, đay, gai, bó mớa…. Bột giấy có thể được sản xuất bằng phương pháp cơ học, phương pháp hóa học, hoặc phương pháp nửa hóa học, tùy yêu cầu của sản phẩm giấy mà ứng dụng các phương pháp khác nhau.
Có thể phân loại bột giấy theo nhiều cách khác nhau, tùy theo nguyên liệu hay phương pháp chế tạo hay theo mỗi bước thực hiện, mà bột giấy cú cỏc tên gọi khác nhau:
Hình 1.1: Phân loại bột giấy:
Phân loại
Bước thực hiện
Nguyên liệu
Phương pháp chế tạo
Từ gỗ
Phi gỗ
Chưa tẩy trắng
Đã tẩy trắng
Hóa học
Bán cơ học
Cơ học
Để hiểu rõ hơn các loại bột giấy ta có thể đi sâu vào một số khái niệm thường dùng trong sản xuất bột giấy dưới đây:
Bột giấy tẩy trắng: (bleached pulp): Loại bột giấy tẩy trắng trong quá trình sản xuất để có độ trắng ở mức cao.
Bột giấy không tẩy trắng (unbleached pulp): Bột giấy không tẩy được trắng trong quá trình sản xuất.
Bột giấy bán tẩy trắng (semi – bleached pulp): Bột giấy chỉ được tẩy trắng nhẹ và có độ trắng ở mức thấp.
Bột giấy gỗ mềm: Gỗ của cỏc cõy lá kim như tựng, bỏch, thông.
Bột giấy gỗ cứng: Gỗ của cỏc cõy lỏ bản.
Bột giấy phi gỗ (nonwood pulp): Bột giấy không phải làm từ các loại cõy thõn gỗ, mà các loại cây như tre nứa, thõn ngụ…
Bột giấy từ gỗ, sản xuất bằng phương pháp cơ học.
Bột giấy từ gỗ, sản xuất bằng phương pháp nửa hóa học.
Bột giấy không hòa tan (dissolving pulp): Loại bột giấy đã được tẩy trỏng cú hàm lượng anphaxenluylo cao.
Bột giấy chế biến từ các loại giấy tái chế, từ bìa giấy, giấy phế thải, hoặc phế liệu và các loại chất liệu sợi cellulose khác.
Giấy loại ngày càng được sử dụng nhiều làm nguyên liệu cho ngành giấy do ưu điểm tiết kiệm được chi phí sản xuất. Giá thành bột giấy từ giấy loại luôn thấp hơn các loại nguyên liệu nguyên thủy vì chi phí vận chuyển và thu mua thấp hơn. Bên cạnh đó sản xuất từ giấy loại còn có tác động bảo vệ môi trường, tính trung bình sản xuất giấy từ bột tái sinh giảm được 74% khí thải và 35% nước thải (theo tạp chí công nghiệp).
Tại Việt Nam nguyên liệu sản xuất giấy là: gỗ, tre, nứa, phế phẩm sản xuất công – nông nghiệp như rơm giạ bã mía và các loại giấy loại. Tùy theo chất lượng kỹ thuật của từng loại giấy mà nguyên liệu bột giấy sản xuất từ các nguồn khác nhau. Được coi là quốc gia có tiềm năng phát triển nguồn tài nguyên rừng, nhưng thực tế lại ngược lại. Công nghiệp sản xuất bột giấy trong nước chỉ đáp ứng được ẵ nhu cầu trong nước, số còn lại phải nhập khẩu từ thị trường nước ngoài chịu nhiều biến động của cung cầu thế giới. Từ nhiều năm nay bài toán nguyên liệu bột giấy không chỉ là bài toán khó với toàn ngành mà ngay cả với TCT giấy – một đơn vị luôn được coi là đi đầu trong việc chủ động sản xuất nguyên liệu bột giấy. Nguồn nguyên liệu bột giấy tái chế được các nước công nghiệp phát triển như Trung Quốc sử dụng như một nguồn nguyên liệu thay thế hữu hiệu cho bột gỗ (hơn 38% bột giấy từ giấy tái chế được sử dụng hàng năm, đối với Thái Lan là 65%), trong khi tại Việt Nam vùng rừng nguyên liệu ngày càng thu hẹp thì lượng giấy tái chế hàng năm thu hồi về chỉ ước khoảng 25%. Vậy sản phẩm giấy cú còn chỗ đứng trong nước và thị trường thế giới, khi mà chất lượng giấy ngoại cao hơn và giá cạnh tranh hơn giấy nội.
Bảng 1.1: Tình hình sử dụng giấy tái chế tại Việt Nam 2000 - 2007
Nguồn:Tạp chí công nghiệp giấy 2/2008.
Đặc điểm của sản phẩm giấy.
Giấy là một loại vật liệu được làm từ chất xơ dài từ vài mm đến vài cm, thường có nguồn gốc thực vật, và được tạo thành bởi mạng liên kết hiđro không có chất kết dính. Thông thường, giấy được sử dụng dưới dạng những lớp mỏng nhưng cũng có thể dùng để tạo hình các vật lớn. Trên nguyên tắc giấy được sản xuất từ bột gỗ hay bột giấy, loại giấy quan trọng nhất trong văn hóa sử dụng giấy là giấy viết.
Trước khi phát minh ra giấy, con người ghi chép lại các văn kiện trong các hang động hoặc khắc lên đất sét, sau đó thỡ dựng da động vật. Mãi đến năm 105, người Trung Quốc phát minh ra giấy, giấy bắt đầu được sử dụng rộng rãi. Qua giao lưu văn hóa giữa phương tây và phương đông mà kỹ thuật sản xuất giấy được lan rộng khắp thế giới.
Ngày nay, sản phẩm giấy được chia ra làm nhiều loại như: Giấy in báo, giấy in, giấy viết, giấy bao bì carton, giấy tissue, và các loại giấy khác.
Giấy in báo: là giấy khụng trỏng cú tỷ trọng sợi gỗ (không bao gồm sợi tre, nứa) thu được từ phương pháp chế biến cơ học hoặc cơ hóa học ≥ 65% tổng lượng sợi, không hồ hoặc hồ rất mỏng, có độ ráp bề mặt Parker Print Surt (IMPa) trên 2,5 trên 2,5 mcromet.
Giấy in giấy viết là loại giấy khụng trỏng phủ bề mặt,cú mức độ gia keo phù hợp với vệc dùng loại bút mực để viết được làm từ bột giấy hóa học tẩy trắng và các loại bột giấy tẩy trắng khác như bột cơ học, bột giấy bán hóa học.
Giấy bao bì carton là loại giấy có tỷ trọng sợi gỗ ≥ 80% tổng lượng sợi.
Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm giấy xuất khẩu của TCT giấy
TCT giấy Việt Nam là đơn vị sản xuất giấy hàng đầu trong cả nước, thiết bị công nghệ vào loại hiện đại nhất so với các DN khác trong nước.Tuy nhiên, công nghệ sản xuất giấy của TCT vẫn lạc hậu so với thế giới, công nghệ nấu, tẩy gây ô nhiễm môi trường, định mức tiêu hao nguyên liệu, hoá chất, năng lượng cao.
Hình 1.2:Sơ đồ 2.2 quy trình công nghệ sản xuất giấy
Gỗ
Tre nứa, bã mía,
rơm rạ, cỏ lau
Giẻ rách
Giấy
Chặt
Chặt mảnh
Mài
Bột cơ
Nấu
Đánh tơi
Nghiền
Tẩy
Bột hoá học
Nghiền tinh
Xeo giấy
Giấy thành phẩm
Bột từ giấy
TCT giấy sản xuất giấy in – giấy viết các loại dạng cuộn lớn với nhiều kích thước và định lượng khác nhau. Đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng cho gia công chế biến. Trong đó :
Giấy in: giấy in có 2 dạng gia keo hoặc không gia keo bề mặt, dùng để in các loại sách vở và tạp chí. Giấy in được cắt dạng tờ hoặc dạng cuộn lớn:
Cuộn: Khổ từ 420 mm đến 1300 mm hoặc theo yêu cầu của khách hàng.
Định lượng: 52 – 120g/m2
Độ trắng: Từ 84% ISO trở lên.
Bao gói bằng 3 lớp giấy kraft, bịt 2 đầu cuộn.
Tờ: Kích thước theo yêu cầu của khách hàng. Bao gói thành ram bằng giấy kraft, các ram được xếp thành kiện 500 tờ/ ram với giấy A3, A4.
GIẤY VIẾT: Giấy viết dạng nguyên liệu cuộn lớn hoặc giấy cắt tờ khổ lớn được sử dụng để gia công sản xuất các loại vở học sinh, giấy tập, giấy ram, sổ công tác …
Cuộn: Khổ từ 650 mm đến 840 mm hoặc theo yêu cầu của khách hàng. Định lượng: 55 - 120 g/m2. Độ trắng: Từ 84% ISO trở lên. Bao gói bằng 3 lớp giấy kraft, bịt 2 đầu cuộn.
Tờ Kích thước theo yêu cầu của khách hàng Bao gói thành ram bằng giấy kraft, các ram được xếp thành kiện 500 tờ/ram với giấy A3, A4 , Ram 500 tờ: Định lượng dưới 75 gsm. Ram 250 tờ: Định lượng trên 75 gsm.
Giấy sản xuất được cung ứng cho nhu cầu trong nước 80% còn lại 20% phục vụ nhu cầu xuất khẩu. Tại hội nghị dự báo sự phát triển của ngành công nghiệp giấy tổ chức tại Đà Nẵng đã thống kê một số dữ liệu dự báo cho sự phát triển của ngành giấy trong thời gian sắp tới:
Bảng 1.2: Bảng thống kê năng lực sản xuất giấy của ngành giấy và năng lực tiêu dùng giấy.
(Đơn vị: Tấn )
2006
2007
2008
2009
2010
2015
Năng lực
1.158.000
1.341.000
1.498.000
2.350.000
2.618.000
5.400.000
- Giấy in báo
58.000
58.000
58.000
58.000
58.000
200.000
- Giấy in viết (tráng phấn)
57.000
70.000
70.000
80.000
90.000
200.000
- Giấy in. viết (không tráng phấn)
260.000
260.000
300.000
350.000
370.000
750.000
- Giấy làm lớp mặt các tông sóng
313.000
400.000
450.000
870.000
1.000.000
2.100.000
- Giấy làm lớp giữa các tông sóng
172.000
250.000
280.000
542.000
620.000
1.350.000
- Giấy tráng phấn
93.000
93.000
100.000
180.000
200.000
450.000
- Giấy tissue
65.000
70.000
100.000
130.000
140.000
200.000
- Giấy vàng mã
140.000
140.000
140.000
140.000
140.000
150.000
Tiêu dùng
1.554.578
1.800.230
2.054.479
2.424.136
2.882.243
6.045.000
- Giấy in báo
95.994
99.468
106.462
114.136
122.883
180.000
- Giấy in viết (tráng phấn)
88.916
109.342
130.000
150.000
173.000
370.000
- Giấy in. viết (không tráng phấn)
235.785
256.000
294.000
333.000
380.000
667.000
- Giấy làm lớp mặt các tông sóng
454.004
530.577
616.700
750.000
943.000
2.150.000
- Giấy làm lớp giữa các tông sóng
298.175
375.096
431.673
524.000
640.000
1.600.000
- Giấy tráng phấn
174.433
191.711
202.384
243.000
270.000
418.000
- Giấy tissue
39.402
40.500
43.600
46.600
50.700
75.000
- Giấy vàng mã
6.200
10.000
13.000
15.000
17.000
35.000
- Giấy khác
161.669
187.536
216.660
248.400
285.660
550.000
Nguồn: www. Vietpaper.com.vn
Qua bảng trên ta có thể thấy nhu cầu tiêu dùng giấy tập trung lớn ở giấy in và giấy viết song thực trạng giữa sản xuất và tiêu dùng có thể thấy hơn 80% là tiêu dùng trong nước. Ngành giấy nói chung và TCT giấy nói riêng hướng sản phẩm của mình tập trung vào thị trường nội địa, trong khi giá giấy nội và giá giấy ngoại chênh nhau không nhiều, chất lượng giấy của Việt Nam về độ trắng luụn kộm Singapore, Indonesia…Việc tăng cường đưa sản phẩm giấy Việt Nam ra thị trường nước ngoài vừa thúc đẩy cải tiến công nghệ, vừa tăng khả năng cạnh tranh của Giấy Việt với ngành công nghiệp giấy của các nước khác.
Những nhân tố ảnh hưởng tới xuất nhập khẩu của TCT giấy Việt Nam.
Mỗi chủ thể hoạt động trong xã hội đều chịu sự chi phối nhất định các môi trường bao quanh nó. Đó là sự tổng hợp các yếu tố có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp qua lại lẫn nhau. Chính những nhân tố này quy định xu hướng và trạng thái hành động của chủ thể. Trong kinh doanh thương mại quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thì doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải chịu sự chi phối của các nhân tố cả trong và ngoài nước. Các nhân tố này thường xuyên biến đổi, và vì vậy làm cho hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu ngày càng phức tạp hơn. Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm bắt và phân tích được ảnh hưởng của từng nhân tố cá biệt tác động tới hoạt động của doanh nghiệp trong từng thời kỳ cụ thể.
Nhóm nhân tố quốc tế.
Thứ nhất: Một trong những nhân tố ảnh hưởng mạnh đến xuất nhập khẩu của Việt Nam nói chung và ngành giấy nói riêng trong đó có tổng công ty giấy đó là khủng hoảng tài chính thế giới và suy giảm kinh tế toàn cầu. Cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu diễn ra trên thế giới xuất phát từ nền kinh tế lớn nhất thế giới - Hoa Kì – và lan rộng ra nhiều nước. Việt Nam, cho dù mức độ ảnh hưởng trễ hơn so với các nước khác, nhưng với độ mở khá lớn của nền kinh tế, thì cuộc khủng hoảng đã có tác động nhiều mặt và gây ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu. Do tác động của khủng hoảng và suy thoái toàn cầu mà nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường đều sụt giảm nghiêm trọng, kéo theo nhu cầu