Giải quyết mối quan hệ giữa các nền văn hoá, văn minh trong bối cảnh toàn
cầu hoá đã trở thành xu thế khách quan, tất yếu luôn cần đến cách tiếp cận
triết học, bởi chính cách tiếp cận này cho chúng ta thấy được cả mặt tích cực
lẫn mặt tiêu cực của một quá trình - tiếp thu những thành tựu văn hoá, văn
minh nhân loại, đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
Thực chất mâu thuẫn giữa các nền văn hóa, văn minh
Giữa các nền văn hóa, văn minh khác nhau thường có những mâu thuẫn nhất
định. Bản chất của những mâu thuẫn này nằm ở sự khác biệt về quan niệm
sống, đạo đức, phong tục, tập quán, tín ngưỡng. Mỗi dân tộc thường có
khuynh hướng bảo vệ nền văn hóa lâu đời của mình, chống lại sự xâm nhập
của các yếu tố văn hóa ngoại lai. Chẳng hạn, một số tổ chức tôn giáo thế giới không chịu từ bỏ ý đồ quốc tế hóa tổ chức tôn giáo của mình đã bất chấp
những thủ đoạn hèn hạ để bành trướng tôn giáo, thậm chí dùng sự mua
chuộc bằng vật chất, vì thế nhiều Nhà nước đã có những biện pháp nhất định
để phát triển tín ngưỡng dân tộc, chống lại sự xâm lăng tôn giáo từ bên
ngoài. Trước sự xâm nhập từ mặt trái của luồng văn hóa độc hại vào đời
sống cộng đồng các dân tộc thông qua mạng Internet, thông qua du khách,
các quốc gia Châu Á, trong đó có những quốc gia thuộc văn hóa Trung - Ấn,
các quốc gia Hồi giáo đang có những biện pháp nhất định để đối phó.
6 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2002 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Xung đột văn hóa và bảo vệ bản sắc dân tộc Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌ & TÊN: VŨ VĂN ĐẠT
LỚP: 510111C
XUNG ĐỘT VĂN HÓA VÀ BẢO VỆ BẢN SẮC DÂN TỘC VIỆT NAM
I/ VẤN ĐỀ XUNG ĐỘT VĂN HÓA.
Giải quyết mối quan hệ giữa các nền văn hoá, văn minh trong bối cảnh toàn
cầu hoá đã trở thành xu thế khách quan, tất yếu luôn cần đến cách tiếp cận
triết học, bởi chính cách tiếp cận này cho chúng ta thấy được cả mặt tích cực
lẫn mặt tiêu cực của một quá trình - tiếp thu những thành tựu văn hoá, văn
minh nhân loại, đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
Thực chất mâu thuẫn giữa các nền văn hóa, văn minh
Giữa các nền văn hóa, văn minh khác nhau thường có những mâu thuẫn nhất
định. Bản chất của những mâu thuẫn này nằm ở sự khác biệt về quan niệm
sống, đạo đức, phong tục, tập quán, tín ngưỡng... Mỗi dân tộc thường có
khuynh hướng bảo vệ nền văn hóa lâu đời của mình, chống lại sự xâm nhập
của các yếu tố văn hóa ngoại lai. Chẳng hạn, một số tổ chức tôn giáo thế giới không chịu từ bỏ ý đồ quốc tế hóa tổ chức tôn giáo của mình đã bất chấp
những thủ đoạn hèn hạ để bành trướng tôn giáo, thậm chí dùng sự mua
chuộc bằng vật chất, vì thế nhiều Nhà nước đã có những biện pháp nhất định
để phát triển tín ngưỡng dân tộc, chống lại sự xâm lăng tôn giáo từ bên
ngoài. Trước sự xâm nhập từ mặt trái của luồng văn hóa độc hại vào đời
sống cộng đồng các dân tộc thông qua mạng Internet, thông qua du khách,
các quốc gia Châu Á, trong đó có những quốc gia thuộc văn hóa Trung - Ấn,
các quốc gia Hồi giáo đang có những biện pháp nhất định để đối phó.
Chính vì thế, trong những thế kỷ gần đây người ta đã nhận thấy một cách rõ ràng rằng, sự phát triển của các nền văn minh từ Tây sang Đông đều có
khuynh hướng ngày càng tách ra khỏi ảnh hướng nhất định của tôn giáo. Các
nước Tây Âu cùng với các cuộc cách mạng tư sản thế kỷ XVII, XVIII ở
Anh, Pháp đã lật đổ sự thống trị của tôn giáo, đưa loài người thoát khỏi đêm
trường Trung cổ. Các cuộc cách mạng tư sản và sau đó là các cuộc cách
mạng xã hội chủ nghĩa đã lần lượt thay thế các Nhà nước tôn giáo bằng các
Nhà nước trần thế. Ở một số nước Châu Á theo Ấn giáo và Hồi giáo tuy vẫn
còn nằm dưới sự thống trị của tôn giáo, nhưng cùng với sự phát triển của
văn minh, nhân dân các nước này không ngừng đấu tranh để thoát ra.
Sự xung đột đẫm máu giữa các tôn giáo, sắc tộc, giữa các cộng đồng dân
tộc…, hoàn toàn không phải là sự xung đột giữa các nền văn hóa, văn minh, mà nguyên nhân thực sự của chúng là lợi ích chính trị ích kỷ của các giai cấp, các phe phái và điều kiện lạc hậu về kinh tế, tư tưởng của một số cộng đồng xã hội.
Một số Nhà nước do đứng về phía lợi ích ích kỷ của một số tập đoàn kinh tế
nhất định, của một thiểu số xã hội nhất định, bất chấp lợi ích của cộng đồng
dân tộc họ, trong đó nhân dân lao động là lực lượng đông đảo, đã đem bom
đạn, chất độc hóa học gây đau thương, tang tóc cho nhiều dân tộc khác, gây
ra sự thù địch giữa các dân tộc C.Mác và Ph.Ăngghen trong Tuyên ngôn của
Đảng Cộng sản đã có một nhận xét và tiên đoán rất đúng: hãy xóa bỏ nạn
người bóc lột người thì nạn dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị xóa bỏ. Khi mà sự đối kháng giữa các giai cấp trong nội bộ dân tộc không còn
nửa thì sự thù địch giữa các dân tộc cũng mất theo".
Toàn cầu hóa là con dao hai lưỡi. Nó đem lại cho chúng ta rất nhiều điều
hay, điều lợi, nhưng cũng đem lại vô số những điều xấu xa, bất lợi. Chúng ta
chưa có biện pháp hữu hiệu để thanh lọc, ngăn chặn những sản phẩm văn
hóa đồi trụy, những tài liệu chính trị phản động được giới thiệu công khai,
rộng rãi trên các đĩa, băng hình và nhất là trên mạng Internet. Thực tế đơn giản về xung đột văn hóa ở Việt Nam là:
Những sản phẩm âm nhạc suy đồi đang được giới thiệu công khai, thậm chí
còn được đưa vào chương trình "theo yêu cầu” phát trên các phương tiện
thông tin đại chúng của chúng ta. Rất may là học sinh, sinh viên, thanh niên
của chúng ta nghe nhạc nhưng ít người quan tâm đầy đủ nội dung của các
bài hát bằng tiếng nước ngoài. Nhiều bài hát tuy “hay" về nhạc nhưng lại rất
“sa đọa” về lời. Chúng khêu gợi, ca ngợi một quan hệ yêu đương tạm bợ,
thực đụng, chỉ nhằm thỏa mãn những đòi hỏi xác thịt trong một nền văn hóa tiêu thụ mà thôi.
Như vậy, nguyên nhân thực sự của tình trạng xung đột hiện nay không phải là “sự đụng độ giữa các nền văn minh", mà là:
1) mâu thuẫn về lợi ích chính trị, biểu hiện trực tiếp hay gián tiếp mâu thuẫn
về lợi ích kinh tế giữa các giai cấp, dân tộc, phe nhóm,
2) quan điểm và hành động cực đoan, thù địch của một số tổ chức chính trị
trên thế giới.
II /. VẤN ĐỀ GIỮ GÌN BẢO VỆ BẢN SẮC DÂN TỘC.
Sự phát triển của văn hóa, văn minh không những không làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa các cộng đồng xã hội mà trái lại, còn là điều kiện đê các dân
tộc xích lại gần nhau hơn.
Toàn cầu hóa nói chung cũng như toàn cầu hóa văn hóa nói riêng phải được
xem xét từ cách tiếp cận triết học, nghĩa là cách tiếp cận toàn diện và bản
chất. Về khía cạnh văn hóa, toàn cầu hóa là quá trình xích lại gần nhau giữa các nền văn hóa vôn trước đây hoàn toàn khác biệt nhau.
Toàn cầu hóa văn hóa không có nghĩa là xóa bỏ văn hỏa dân tộc để tiếp thu
một nền văn hóa khác có tính chất "mẫu mực" cho toàn thế giới. Thực ra,
không thể có một nền văn hóa mẫu mực như vậy. Trái lại, toàn cầu hóa là sự
mở rộng biên giới văn hóa từ phạm vi địa phương, dân tộc, quốc gia ra phạm
vi toàn thế giới. Toàn cầu hóa tạo điều kiện giới thiệu những thành tựu,
những nét độc đáo của văn hóa dân tộc, xuất khẩu những sản phẩm văn hóa
của dân tộc này cho các dân tộc khác, đồng thời tiếp thu có chọn lọc những
tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác để làm giàu, làm phong phú nền văn
hóa dân tộc mình.
Toàn cầu hóa vừa là quá trình hình thành, phát triển, củng cố tính thống nhất
của văn hóa không chỉ trong phạm vi một quốc gia, mà cả trên phạm vi quốc
tế, vừa là quá trình phát triển, đa dạng hóa các nền văn hóa nhỏ của các tộc
người, các địa phương. Kết quả của toàn cầu hóa văn hóa là, một mặt, duy
trì, củng cố, hiện đại hóa văn hóa dân tộc, phát huy bản sắc của văn hóa dân
tộc, mặt khác, tiếp thu tất cả những gì quý giá, tiên tiến, hiện đại của các dân
tộc khác để làm giàu cho nền văn hóa của dân tộc mình.
Bản sắc văn hóa là những yếu tố văn hóa bền vững, có quá trình lâu dài, làm
nên nền tảng tinh thần cho sự tồn tại và phát triển của cả một dân tộc. Do đó, trong quá trình hội nhập kinh tế, văn hóa, những yếu tố văn hóa này cái phải
được bảo tồn, không thể một sớm một chiều bị thay thế bởi những yếu tố
văn hóa ngoại nhập được. Những di sản văn hóa vật chất và tinh thần của
một dân tộc được bảo vệ và tôn vinh không chỉ vì lợi ích của dân tộc đó, mà
còn vì lợi ích của cả nhân loại. Bằng chứng là không ít người, kể cả những
nhà chính trị, khoa học, văn hóa... từ các dân tộc văn minh đã rất quan tâm
tìm hiểu, nghiên cứu, thưởng thức những giá trị văn hóa truyền thống của
các dân tộc khác, kể cả những dân tộc lạc hậu hơn dân tộc mình. Một thế
giới đa dạng về văn hóa mới thực sự là môi trường sông lý tưởng, tốt đẹp của nhân loại.
Văn hoá là bộ mặt tinh thần của dân tộc. Bản sắc dân tộc của văn hoá, như người ta thường nói, là cái căn cước, cái chứng chỉ của một dân tộc . Nó chỉ rõ anh là ai thiếu nó anh không tồn tại như một giá trị. Lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước đã hun đúc cho dân tộc ta biết bao giá trị truyền thống tốt đẹp. Đó là chủ nghĩa yêu nước, lòng nhân ái bao dung, trọng nghĩa tình, đaọ lý, là tính cố kết, cộng đồng ... Nhờ sức mạnh những giá trị đó, dân tộc Việt Nam đã chiến thắng bao thử thách khắc nghiệt của
thiên tai, địch hoạ để tồn tại và phát triển như ngày hôm nay. Bảo vệ và phát huy bản sắc dân tộc của văn hoá trước hết là bảo vệ và phát huy những giá trị tinh thần đó. Cố nhiên bản sắc dân tộc có cả nội dung và hình thức . Cùng với những giá trị tinh thần , bản sắc dân tộc của văn hoá còn được đặc trưng bởi các phương thức biểu hiện độc đáo. Đó là tiếng nói của dân tộc, là tâm lý, là phong tục tập quán , là cách cảm nghĩ của dân tộc, là những hình thức nghệ thuật truyền thống ,v.v... Nước ta có 54 dân tộc. Trong nền văn
hóa đa dân tộc của nước ta , mỗi dân tộc anh em đều có bản sắc riêng của mình . Giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc của tất cả các dân tộc anh em sẽ phát huy sức mạnh tổng hợp của cả cộng đồng dân tộc Việt Nam, tạo nên sự phong phú đa dạng trong tính thống nhất của nền văn hóa Việt Nam .
Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc là chăm lo cho sự trường tồn và phát triển sức sống của dân tộc. Song điều này khác hẳn xu hướng phục cổ như đã xảy ra gần đây ở nhiều nơi trong ma chay, cưới xin, lễ hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ : “ Nói khôi phục vốn cũ, thì nên khôi phục cái gì tốt, còn cái gì không tôt thì phải loại dần ra. Xem ra thì năm nay tương đối
khá, còn như năm ngoái, thì khôi phục vốn cũ , thì khôi phục cả đồng bóng , rước xách thần thánh. Vì khôi phục như thế, nên ở nông thôn nhiều nơi quên cả sản xuất, cứ trống mõ bì bõm, ca hát lu bù ...” .( Trong bài
nói tại Hội nghị cán bộ văn hóa ngày 30-10-1958 ).
Trong vốn cổ dân tộc, chúng ta giữ lấy và phát huy những di sản nào, từ bỏ những di sản nào, điều đó không thể không đặt ra khi nói về những giá trị truyền thống. Sự cân nhắc và lựa chọn ấy thể hiện quá trình tự ý thức dân tộc, quá trình tự nhận thức, tự khám phá về mình xuất phát xuất phát từ tầm cao mới của lịch sử, là quá trình “gạn đục khơi trong” và là sự tiếp nối dòng chảy liên tục của lịch sử dân tộc trong thế giới hiện đại. Với ý nghĩa đó, phát huy và bảo vệ bản sắc dân tộc của văn hoá đòi hỏi sự phát triển, sự sáng tạo không ngừng. Mệnh đề “ đậm đà bản sắc dân tộc” đó không thể tách rời mệnh đề “ văn hóa tiên tiến” và ngược lại .
* Trong điều kiện thực hiện kinh tế thị trường mở rộng giao lưu quốc tế lại càng phải nhấn mạnh yêu cầu ra sức kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Đó không chỉ là ý thức trách nhiệm, mà còn là niềm tự hào, tự tôn dân tộc, bởi “ Nước Đại Việt ta từ trước. Vốn xưng nền văn hiến đã lâu” . Những đặc trưng nổi bật nhất của văn hóa Việt Nam là chủ nghĩa yêu nước, yêu lao động, lòng nhân ái, vị tha và tính cộng đồng.
Những giá trị truyền thống đó đã từng là nguồn sức mạnh to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Ngày nay, bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, những truyền thống ấy vẫn đang là những đòi hỏi cần phải có đối với mọi người. Không phải bất cứ dân tộc nào trên hành tinh này cũng có được may mắn kế thừa những truyền thống và bản lĩnh văn hoá như vậy. Dân tộc Việt Nam có truyền thống tự tôn nhưng không tự cao, tự đại; càng không đóng cửa để tự ngắm tự cô lập mình .
Vậy em xin đưa ra những ý kiến của mình về vấn đề bảo vệ bản sắc dân tộc Việt Nam:
1) Xây dựng “Con người là trung tâm của chiến lược phát triển”. Lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã chứng minh con người là sức mạnh lớn nhất của dân tộc ta. Chính vì vậy, nhiệm vụ chủ yếu của văn hoá là tập trung mọi nỗ lực nhằm “Xây dựng con người Việt Nam giàu lòng yêu nước, ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân; có tri thức, sức khoẻ lao động giỏi, có văn hoá; có tinh thần quốc tế chân chính.”2) Đồng thời với việc hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng, cần đẩy mạnh hơn nữa phong trào thi đua yêu nước, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” và đặc biệt là tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.”3) Vấn đề phát triển văn hoá và xây dựng con người có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau, vì vậy, cần thiết phải quan tâm đến lĩnh vực văn học nghệ thuật - lĩnh vực nhạy cảm của văn hoá, tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm của nhân dân theo tinh thần Nghị quyết số 23-NQ-TW ngày 16/6/2008 của Bộ chính trị về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới.”4) Giữ gìn và phát huy tài sản văn hoá của 54 dân tộc anh em là nhiệm vụ có ý nghĩa về văn hoá và chính trị to lớn trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.5) Quan tâm phát triển ngành công nghiệp văn hoá (như xuất bản sách báo, sản xuất phim ảnh, băng đĩa hình, băng đĩa nhạc….) theo đúng định hướng của Đảng nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá nghệ thuật của nhân dân.6) Thực hiện đồng bộ các giải pháp của các cấp, các ngành, hoàn thiện thể chế văn hoá, xây dựng các thiết chế văn hoá từ Trung ương đến cơ sở, tăng cường hiệu quả các mối quan hệ phối hợp liên ngành. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống luật pháp và các chính sách văn hoá. Tập trung đào tạo nguồn nhân lực cho văn hoá ở trong nước và ở nước ngoài. Tăng cường và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và phương tiện cho hoạt động văn hoá, cho việc xây dựng đầy đủ cơ sở hạ tầng văn hoá, đặc biệt coi trọng nguồn lực xã hội hoá. Chủ động, tiếp tục tăng cường, đẩy mạnh giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hoá, giới thiệu các giá trị văn hoá dân tộc đặc sắc với bè bạn năm châu, góp phần tuyên truyền quảng bá hình ảnh đất nước, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để đông đảo nhân dân được hưởng thụ tinh hoa văn hoá thế giới, làm phong phú thêm đời sống văn hoá dân tộc.7) Giải pháp mang tính quyết định là nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước trên các lĩnh vực văn hoá, có chủ trương, đường lối, nhân sự chủ chốt, phân công, phân nhiệm rõ ràng, tránh bao biện làm thay; phát huy trách nhiệm tập thể và cá nhân, phát huy tối đa sức mạnh sáng tạo của toàn dân đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hoá.Hồ Chí Minh đã khẳng định: Trong sự nghiệp xã hội và bảo vệ Tổ quốc, bốn lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội gắn bó mật thiết với nhau, cần được coi trọng như nhau, trong đó, văn hoá không đứng ngoài, đứng trên mà phải hiện diện ở mọi lĩnh vực. Thấm nhuần tư tưởng sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta đã quán triệt sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là then chốt với không ngừng nâng cao văn hoá nền tảng tinh thần của xã hội. Đây chính là điều kiện cần thiết cho văn hoá có thể hoàn thành tốt vai trò là sức mạnh nội sinh quan trọng góp phần phát triển đất nước một cách toàn diện và bền vững”.
THE END!