Thế giới đang vận động theo một xu hướng tăng trưởng và hoàn thiện hơn.Điều này kéo theo sự chuyển đổi cơ cấu của các quốc gia,lãnh thổ lớn nhỏ trên toàn cầu.Việt Nam là một nước đang phát triển,đang nỗ lực hết mình để thực hiện tốt quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá Đất nước và hội nhập với nền kinh tế thế giới.Sự kiện gia nhập WTO vừa qua đã và đang mở ra trước mắt Việt Nam rất nhiều cơ hội cũng như thách thức
13 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2161 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Ý nghĩa của việc kết hợp phát triển kinh tế xã hội với không ngừng tăng cường quốc phòng an ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Lời mở đầu
Thế giới đang vận động theo một xu hướng tăng trưởng và hoàn thiện hơn.Điều này kéo theo sự chuyển đổi cơ cấu của các quốc gia,lãnh thổ lớn nhỏ trên toàn cầu.Việt Nam là một nước đang phát triển,đang nỗ lực hết mình để thực hiện tốt quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá Đất nước và hội nhập với nền kinh tế thế giới.Sự kiện gia nhập WTO vừa qua đã và đang mở ra trước mắt Việt Nam rất nhiều cơ hội cũng như thách thức.Trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức WTO chỉ mới là bước đi đầu tiên của Việt Nam trên con đường hội nhập thế giới.Chính vậy nên ngay từ bây giờ Việt Nam cần phải có những bước đi thật vững chắc.Kết hợp phát triển Kinh tế với tăng cường Quốc phòng _An ninh là một trong những đường lối cơ bản và mang một ý nghĩa hết sức to lớn trong công cuộc nâng cao vị thế của nước
Hiện nay,khả năng duy trì hoà bình,ổn định trên thế giới và khu vực cho phép chúng ta tập trung sức vào nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế.Nhưng vẫn phải đề cao cảnh giác, luôn luôn kết hợp phát triển kinh tế _xã hội với tăng cường quốc phòng_an ninh để chủ động đối phó với thế lực thù địch trong mọi tình huống.Kinh tế_xã hội phát triển,quốc phòng vững mạnh sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp của đất nước.
Chính vì sự tò mò muốn hiểu thêm về ý nghĩa của sự kết hợp này,em đã chọn đề tài ”ý nghĩa của việc kết hợp phát triển kinh tế_xã hội với không ngừng tăng cường quốc phòng _an ninh” để thực hiện bài tiểu luận của mình.Nội dung chính gồm có 3 phần sau:
1.Nội dung của việc kết hợp phát triển kinh tế_xã hội với tăng cường quốc phòng an ninh
2.ý nghĩa của việc kết hợp phát triển kinh tế_xã hội với tăng cường quốc phòng
3.Một số biện pháp cơ bản để thực hiện tốt việc kết hợp phát triển kinh tế_xã hội với tăng cường quốc phòng_an ninh.
Do kiến thức còn hạn hẹp và sự tìm tòi chuă thật kỹ nên bài tiểu luận không tránh khỏi những sai sót,kính mong thầy cô thông cảm và sửa đổi cho em có một bài tiểu luận hoàn thiện hơn.Em xin chân thành cảm ơn thầy (Đại tá) Nguyễn Văn Ba và các thầy cô đã tận tình giúp em hoàn thanh bài tiểu luận này.
B.Nội dung
B1.Vài nét về kinh tế_xã họi và quốc phòng an ninh ở Việt Nam hiện nay.
1.Kinh tế_xã hội
Việt Nam đang trên con đường CNH,HĐH đất nước,vì vậy Đảng và Nhà nước chủ trương xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng CNXH,mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Sau 11 năm nỗ lực đàm phán và hoàn thiện hơn đất nước về mọi mặt,ngày 07/11/06 vừa qua Việt Nam đã trở thành thành viên 150 của WTO.Song đó chưa phải là tất cả những gì mà Việt Nam mong muốn đạt được.Sự kiên gia nhập này đã và đang mở ra trước mắt cho nền kinh tế_xã hội Việt Nam nhiều cơ hội và thách thức.Một mặt,việc gia nhập WTO sẽ mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội lớn về mở rộng thị trường xuất nhập khẩu,tiếp cận nhiều hàng hoá,dịch vụ,công nghệ,kỹ thuật và quản lý,được đối xử công bằng trên thị trường quốc tế,cải thiện các điều kiện cần thiết cho phát triển kinh tế và nâng cao đời sống cho nhân dan trong nước.Mặt khác,nếu Việt Nam không đảm bảo ,nâng cao sức cạnh tranh của Doanh nghiệp và nền kinh tế thì sẽ phải chịu rất nhiều tổn thương về kinh tế do nhập siêu,thu hẹp thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước,những chấn động về thị trường và tình trạng phá sản,thất nghiệp,tội phạm…Mà thực tế thì hiện nay,sức cạnh tranh của Việt Nam trên mọi khía cạnh mà đặc biệt là nền kinh tế còn thấp,đòi hỏi phải có những đột phá mới.Việt Nam cần phải xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại và hợp lý theo ngành,lĩnh vực và lãnh thổ.Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại,tạo tiếng nói trên trường quốc tế nhưng vẫn phải giữ được độc lập tự chủ kinh tế của nước nhà.
2.Quốc phòng_an ninh
Quốc phòng_an ninh không chỉ gồm việc bảo vệ chủ quyền về lãnh thổ mà còn đảm bảo an ninh chính trị,an ninh xã hội,an ninh kinh tế,an ninh văn hoá,tư tưởng.Xu hướng toàn cầu hoá hiện nay với sự vượt bậc của khoa học_kỹ thuật trên thế giới đã kéo theo sự thay đổi trong cơ cấu,nội dung và phương hướng của quốc phòng an ninh trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Hiện nay,Việt Nam đang nỗ lực để nâng cao hơn nữa chất lượng,hiệu quả công tác quốc phòng an ninh đảm bảo cho từng khu vực,từng địa phương luôn chủ động trước mọi thủ đoạn của kẻ thù và sẵn sàng chống trả trong mọi tình huống,từ đó nâng lên thành sức mạnh ổn định của toàn quốc.
“Bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa là bảo vệ vững chắc độc lập,chủ quyền,thống nhất,toàn vẹn lãnh thổ;bảo vệ an ninh quốc gia,trật tự an toàn xã hội và nền văn hoá;bảo vệ Đảng,Nhà nước và lợi ích quốc gia,dân tộc”(1)
B2.Nội dung chính
I.Nội dung của việc kết hợp phát triển kinh tế_xã hội với không ngừng tăng cường quốc phòng an ninh
1.Kết hợp phát triển kinh tế_xã hội với tăng cường quốc phòng an ninh
Trong phân vùng lãnh thổ nói chung và ở từng địa phương nói riêng.
Đây là nội dung quan trọng nhất trọng các nội dung của việc kết hợp phát triển kinh tế_xã hội với không ngừng tăng cường quốc phòng an ninh.Trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX đã xác định”kết hợp giữa phát triển kinh tế với tăng cường quốc phòng an ninh trong quy hoạch và phát triển kinh tế_xã hội trong từng vùng,từng khu vực.Hiệu quả kinh tế_xã hội luôn gắn với yêu cầu bảo đảm cho tăng cường quốc phòng an ninh”(2)
Hiện nay,đất nước Việt Nam có 3 vùng kinh tế trọng điểm ở miền Nam,miền Bắc và miền Trung.Do đặc thù địa hình và dân cư,nên giữa các vùng ở nứoc ta có sự phát triển kinh tế _xã hội không đồng đều.Vì thế mà việc phát triển kinh tế_xã hội từng vùng phải phù hợp với chiến lược quốc phòng an ninh ở vùng đó và ngược lại,việc tăng trưởng quốc phòng an ninh phảI dựa trên cơ sở kinh tế_xã hội tại mỗi vùng,sao cho vùng đó luôn”mạnh về chính trị,giàu về kinh tế,vững về quốc phòng,an ninh”.Sự kết hợp vững chắc giữa hai yếu tố này sẽ tạo nên động lực phát triển một cách toàn diện của xã hội và để dành thế chủ động đối với địch trong mọi tình huống.
Để sự kết hợp giữa phát triển kinh tế_xã hội với không ngừng tăng cường quốc phòng an ninh được thực hiện có hiệu quả thì cần phải dựa vào quy hoạch phát triển kinh tế_xã hội và chiến lược phòng thủ của cả nước nói chung và đặc điểm của từng lãnh thổ,địa phương nói riêng.
2.Kết hợp phát triển kinh tế_xã hội với không ngừng tăng cường quóc phòng an ninh trong ngành công nghiệp nói chung và công nghiệp quốc phòng nói riêng.
Như chúng ta đã biết,đất nước đang trong giai đoạn công nghiệp hoá,hiện đại hoá ,chính vậy mà công nghiệp đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sự phát triển chung của xã hội,nhất là trong thời kỳ hội nhập như hiện nay.Công nghiệp tạo ra cơ sở vật chất_kỹ thuật cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân và là quá trình hoạt động gắn liền với sự kết hợp giữa dân cư và quốc phòng an ninh.
“Trong quy hoạch phát triển ngành công nghiệp,cần bố trí các khu công nghiệp tương đối đồng đều trên các vùng của đất nước để sẵn sàng huy động cho quốc phòng an ninh”(3).Đồng thời không ngừng tăng cường quốc phòng an ninh để đảm bảo sự ổn định trong việc phát triển ngành công nghiệp nói riêng và mọi khía cạnh của xã hội nói chung.
Thực tế cho thấy,chúng ta cần phải chú trọng xây dựng ngành công nghiệp quốc phòng một cách có hiệu quả.Công nghiệp quốc phòng là bộ phận có chức năng cung cấp cũng như sửa chữa các sản phẩm phục vụ cho công tác quốc phòng an ninh.Xã hội ngày một thay đổi kéo theo sự yêu cầu về một ngành công nghiệp quốc phòng có kỹ thật cao và tiên tiến.Vì vậy,phảI “phát triển công nghiệp quốc phòng và kết hợp sử dụng năng lực đó để tham gia phát triển kinh tế”(4)
4.kết hợp phát triển kinh tế_xã hội với không ngừng tăng cường quốc phòng an ninh trong ngành nông,lâm, ngư nghiệp
Cũng như công nghiệp,ngành nông,lâm,ngư nghiệp là một phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển của đất nước,là nền tảng cơ bản từ xưa đến nay của Việt Nam.Ngày nay,quá trình hội nhập kinh tế thế giới và hiện đại hoá đất nước đã keo theo sự chuyển đổi trong cơ cấu sản xuất và lao động của nông,lâm,ngư nghiệp.Chính vậy nên việc kết hợp phát triển giữa 2 yếu tố nông,lâm,ngư nhiệp và quốc phòng an ninh cũng có những nét mới cần quan tâm
*Nông nghiệp là một lực lượng nòng cốt của nền kinh tế và đóng góp nguồn lực lớn nhất cho quốc phòng an ninh.Hoạt động của nền nông nghiệp cần phải hợp lý với cơ cấu,tổ chức của quốc phòng an ninh.Nâng cao ý thức cho người dân về tầm quan trọng của việc kết hợp phát triển kinh tế với tăng cùng quốc phòng an ninh dể từ đó tạo nền tảng cho sự phát triển của toàn xã hội
*Kết hợp việc quản lý khia thác rừng có hiẹu quả với việc bảo vệ môI trường sinh thái.Tổ chức các cụm dân cư vừa làm kinh tế vừa xây dựng ưuốc phòng an ninh tại khu vực
*Đảm bảo việc khai thác tài nguyên biển một cách hợp lý,kết hợp với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ ở vùng biển bằng cách tổ chức các đội đánh bắt xa bờ có kiến thức cơ bản về quóc phòng an ninh.
4.Kết hợp phát triển kinh tế_xã hội với không ngừng tăng cường quốc phòng an ninh trong xây dựng kết cấu hạ tầng,xây dựng cơ bản.
Trong thực tế thì việc xây dựng kết cấu hạ tầng,xây dựng cơ bản ở nước ta hiện nay còn rất nhiều điểm yếu kém,chưa đảm bảo được tính năng quan trọng của nó trong xây dựng và bảo vệ đất nước. Mặc dù Việt Nam đã và đnag là một nước hoà bình,nhưng với xu thế phát triển của thê giới như hiện nay và trong tương lai,không ai có thể cam đoan rằng chiến tranh lại không một lần nữa diễn ra,mà đặc biệt chiến tranh phi vũ trang.Vậy,giả sử có chiến tranh thật thì Việt Nam sẽ gặp rất nhièu khó khăn khi mà các công trình cở sở hạ tầng hiện nay chưa đảm bảo được một cách tuyệt đối yêu cầu sinh sống của nhân dan trong thời bình và sơ tán khi có chiến tranh.Vì vậy cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa tăng cường quốc phòng an ninh với phát triển kinh tế_xã hội,tạo ra các công trình ngầm,có lợi cho cả phát triển kinh tế và tăng cường quốc phòng an ninh.Kẻ thù trong thời đại ngày nay đánh ta trên mọi phương diện,vì vậy ta phải chuẩn bị và có tư thế chông trả ở mọi nơi ,trong mọi lúc.
Phát triển cơ sở hạ tầng để có điều kiện tiếp thêm sức mạnh cho quốc phòng an ninh và ngược lại tổ chức quốc phòng an ninh đủ mạnh để đảm bảo cho các công trình cơ sở hạ tầng.
II.ý nghĩa của việc kết hợp phát triển kinh tế_xã hội với không ngừng tăng cường quốc phòng an ninh.
Sự kết hợp giữa hai yếu tố này mang một ý nghĩa hết sức to lớn trong sự nghiệp phát triển chung của đất nước.Nếu có đường lối kết hợp đúng đắn thì sẽ tạo sứ mạnh tổng hợp của đất nước,bảo vệ chủ quyền lãnh thổ,đẩy lùi nguy cơ chiến tranh và săn sàng đối phó với kẻ thù trong mọi tình huống.ý nghĩa của việc kết hợp phát triển kinh tế_xã hội với tăng cường quốc phòng an ninh được hiểu trong hai giai đoạn của xã hội đó là trong thời chiến tranh và trong thời hoà bình.
1.ý nghĩa trong thời chiến tranh
Trong thời kỳ này,việc kết hợp phát triển kinh tế_xã hội với tăng cường quốc phòng an ninh gắn liền vỡi sự nghiệp giảI phóng và bảo vệ tổ quốc.Lênin đã từng nói:”chúng ta chủ trương bảo vệ tổ quốc nên chúng ta đòi hỏi có tháI độ nghiêm túc với vấn đề khă năng quốc phòng và đối với vấn đề chuẩn bị chiến đấu của nước nhà.Cuộc chiến tranh này cần được chuẩn bị trước lâu dài,nghiêm túc bắt đầu từ kinh tế”.Như vậy,trong chiến tranh,sự kết hợp giữa páht triển kinh tế_xã hội với tăng cường quốc phòng an ninh rõ ràng đóng vai trò quan trọng không kem trong thời bình.
Trong thời chiến tranh,sự kết hợp này mang tính chất cân bằng,tác động qua lại lẫn nhau.Nhưng tỏng môí quan hệ này,kinh tế có pầhn quan trọng hơn và giữ vai trò quyết định với quốc phong an ninh;phát triển kinh tế sẽ tạo ra vật chất,kỹ thuật làm cơ sở cho sự nghiệp củng cố quốc phòng an ninh.Trong hai cuộc kháng chiến chống pháp và Mỹ,Đảng ta đã thực hiện chiến lựơc xây dựng CNXH ở miền Bắc.Miền Bắc trơ thành hậu phương vững chắc vua rmiền Nam và cả nước.Sự phát triển kinh tế ở miền Bắc đã góp phần lớn vào sự nghiệp giảI phóng tổ quốc và bảo vệ vững chắc CNXH bằng cách óp ucs người,sức của cho cuộc chiến tranhchống giặc ngoạ xâm.Công tác quốc phòng an ninh tạo môI trường ổn định,lâu dài,bảo vệ thành quả kinh tế làm ra và đặt ra cho nền kinh tế nhu cầu lớn về vật chất trang bị kỹ thuật để từ đó thúc đẩy nền kinh tế _xã hội phát triển một cách đa dạng phong phú hơn.
Trong thời chiến tranh, kinh tế và quốc phòng tồn tại song song nhau,không đồng nhất nhưng lại có cùng mục đích là góp phần vào sự nghiệp giảI phóng và bảo vệ tổ quốc.Hồ Chí Minh đã từng nói:”thế giới chú ý đén chúng ta khi chúng ta mạnh”.Chữ “mạnh” ở đây mang ý nghĩa rông lớn;mạnh về kinh tế_xã hội,chính trị,văn hoá,quốc phòng an ninh…Ngay trong sự nghiệp giải phóng dân tộc,Đảng và nhân dân đã hiểu rõ về ý nghĩa của việc kết hợp giữa phát triển kinh tế_xã hội với tăng cường quốc phòng an ninh.Đầu tư vào quốc phòng an ninh để bảo vệ kinh tế phát triển,ổn định xã hội và phát triển kinh tế làm giàu cho đất nước.
Như vậy ý nghĩa lớn nhất của việc kết hợp phát triển kinh tế_xã hội với tăng cường quốc phòng an ninh trong thời kỳ chiến tranh là đóng vai trò quyết định trong sự nghiệp giải phóng và bảo vệ tổ quốc,bảo vệ chủ quyền lãnh thổ cũng như bảo vệ những thành quả mà xã hội tạo ra.
2.ý nghĩa trong thời hòa bình.
Ngày nay,giữa phát triển kinh tế _xã hội với không ngừng tăng cường quốc phong an ninh có mối quan hệ khăng khít,chúng đan xen,thâm nhập vào nhau để cùng tồn tại và phát triển.kinh tế phát triển tạo cơ sở để tăng cường quốc phòng an ninh;quốc phòng an ninh vững mạnh tạo môi trường thuận kợi để phát triển kinh tế_xã hội,bảo vệ các thành quả mà kinh tế_xã hội làm ra.Trong phát triển kinh tế có lợi ích của quốc phòng an ninh,trong củng cố quốc phòng an ninh có lợi ích của sự nghiệp xây dựng nền kinh tế_xã hội độc lập,tự chủ và hội nhập thế giới.
Kết hợp phát triển kinh tế_xã hội với không ngừng tăng cường quốc phòng an ninh là một đường lối kinh tế cơ bản và lâu dài để thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược của Đảng và Nhà nước hiện nay là:Xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN.Sự kết hợp chặt chẽ,nhịp nhàng giữa hai yếu tố trên sẽ tạo thuận lợi cho quá trình tập trung xây dựng phát triển kinh tế_xã hội,đáp ứng nhu cầu nâng cao cuộc sống của nhân dân và xu hướng hội nhập với thị trường thế giới của đát nước. Đồng thời tăng cường sức mạnh cua quốc phòng an ninh để đảm bảo ổn định cho đất nước trong mọi tình huống,trước mọi thủ đoạn của bất cứ kẻ thù nào. Hiện nay và trong tương lai kẻ thù đành chúng ta trên mọi phương diện với mọi hình thức nên sự kết hợp này mang tính chất rộng rãi hơn.
Thực hiện tốt việc kết hợp phát triển kinh tế_xã hội với không ngừng tăng cường quốc phòng an ninh sẽ là một tiêu chuẩn trọng tâm để đánh giá kết quả và hiệu quả của hai hoạt động kinh tế và quốc phòng an ninh.Nhất là trong thời kỳ công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước theo xu thế hội nhập như hiện nay thì việc kết hợp phát triển kinh tếvà tăng cường quốc phòng an ninh càng có ý nghĩa quan trọng và là một nhiệm vụ hàng đầu của Đảng và Nhà nước.Củng cố sức mạnh của quốc phòng an ninh để đảm bảo sự nghiệp hội nhập toàn cầu hoá,nâng cao thành tựu khoa học_công nghệ để trang bị đầy dủ và tốt hơn cho công tác quốc phòng an ninh.
Hội nghị cao cấp Apec lần thư 14 diễn ra vào ngày 12/11/06 vừa qua đã kết thúc thành công,tốt đẹp.21 quốc gia thành viên đến Việt nam tham gia hội nghị này đã hết sức ngạc nhiên và tán thưởng trước một quốc gia bé nhỏ nhưng tràn đầy sức sống như Việt nam.Để có được những thành công rực rỡ đó,toàn đất nước Việt nam nói chung và thủ đô Hà nội nói riêng đã phải chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng với tốc độ làm việc không biết mệt mỏi.Đặc biệt là công tác giữ gìn trật trự an ninh quốc gia trong thời gian diễn ra hội nghị.
Ngày6/11/06,thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã làm việc với tiểu ban an ninh Apec và lãnh đạo các tỉnh,thành phố Hà nội,Hà tây,Vĩnh phúc…về công tác bảo vệ an ninh hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế Apec_14.Thủ tướng yêu cầu:”trong thời gian diễn ra hội nghị phải đảm bảo tuyệt đối an toàn.Bộ công an và công an thành phố Hà nội tiếp tục rà soát,ngăn chặn,phòng ngừa các hành vi phạm tội,chống phá có thể xảy ra,duy trì trật tự an toàn,văn minh đô thị…”(5).Tiếp đó,ngày 7/11,thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lại một lần nuăc nhấn mạnh”đảm bảo an ninh là một trong 3 yếu tố quan trọng góp phần tổ chức thành công hội nghị lần này.Apec 14 là một hoạt động đối ngoại lớn của đất nước,nếu chúng ta tổ chúc thành công sẽ nâng cao vai trò,vị thế và uy tín của Việt nam trên trường quốc tế”(6).Như vậy,vai trò của an ninh quốc gia trong thời gian diễn ra Apec rõ ràng là rất quan trọng,nó đóng góp với tính chất quyết định vào thành công của Apec cũng như thành công của to lớn của Việt nam.Hội nghị cao cấp Apec kết thúc trong sự đánh giá cao của bạn bè quốc tế về tình hình ổn định an ninh trật tự của Việt nam và cả những hợp đồng lớn mà Việt nam có được với các nước như Singapo,Nga…
Trong khi các nước trên thế giới đang rất lo lắng về nạn khủng bố đang ngày một gia tăng,điển hình là cái ngày khủng khiếp nhất của nước Mỹ 11/9/2001,thì người dân Việt nam nói riêng và bạn bè trên thế giới nói chung luôn có cảm giác an toàn khi ở trên đất nước Việt nam.
Qua thực tế,từ hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế Apec vừa qua đã cho chúng ta hiểu thêm và nhận thức được sâu sắc ý nghĩa hết sức to lớn của việc kết phát triển kinh tê_xã hội với không ngừng tăng cường quốc phòng an ninh.Một quốc gia có ổn định về chủ quyền lãnh thổ,về hoạt động trên mọi khía cạnh trong xã hội thì mới có cơ sở để tập trung vào phát triển khinh tế_xã hội đồng thời tạo điều kiện cho công tác quốc phòng an ninh được thực hiện có hiệu quả.
III.Một số biện pháp cơ bản để thực hiện tốt kết hợp giữa phát triển kinh tế_xã hội với không ngừng tăng cường quốc phòng an ninh.
Sự kết hợp mang phạm vi rộng lớn này ngày càng đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.cần phải thực hiện một cách nghiêm túc và quán triệt sự kết hợp này để đưa Việt Nam đi lên,dành vị thế quan trọng trên trường quốc kế.Sau đây là 3 biện pháp cơ bản giúp VIệt Nam thực hiên tốt việc kết hợp phát triển kinh tế với không ngừng tăng cường quốc an ninh trong điều kiện như hiện nay.
1.Nhận thức đúng đắn và sâu sắc về hai nhiệm vụ chiến lược:xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN
Một nhà nước muốn tồn tại và phát triển trong xu thế hiện nay thì cần phảI có chiến lược cụ thể,mà quan trọng nhất là xây dựng và bảo vệ đất nước.Quốc gia có bình yên,ổn định về mọi mặt thì mới có cơ sở để tăng cường sức mạnh của dân tộc.
Có nhận thức đúng đắn và sâu sắc về tầm quan trọng,quyết định của 2 nhiệm vụ chiến lược trên sẽ tạo nên tiền đè thuận lợ cho việc kết hợp phát triển kinh tế và nâng cao quốc phòng an ninh.Và chỉ khi sự kết hợp này diễn ra nhịp nhàng,chặt chẽ thì Việt Nm mới có nhiều cơ hội để mở cửa hội nhập với xu thế toàn cầu.
2.Nâng cao nhận thức cho dội ngũ cán bộ các ngành nói riêng và toàn thể nhân dân trong xã hội nói chung về kinh tế xã hội và quốc phòng an ninh.
Đây là một nhiệm vụ thường xuyên,đòi hỏi tất cả mọi người phải có kiến thức cần thiết về cả hai lĩnh vực kinh tế_xã hội và quốc phòng an ninh.
Trên thực tế cho thấy,trong xã hội Việt nam hiện nay,không phải ai cũng được trang bị một cách đầy đủ kiến thức về các lĩnh vực nói trên.Nguyên nhân chủ yếu là quá trình đào tạo chưa thực sự tốt cộng thêm sự thờ ơ của một cơ số dân sinh trong xã hội.Đại đa số học sinh,sinh viên Việt nam hiện nay không hiểu rõ hoặc thậm chí là không biết gì về lịch sử của dân tộc mình.Vì thế họ không thể hiểu được sâu sắc về ý nghĩa kết hợp kinh tế_xã hội với an ninh quốc phòng trong thời chiến tranh,cũng như tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế_xã hội với không ngừng tăng cường quốc phòng an ninh trong thời hiện đại hoá đất nước như hiện nay.Và sẽ là tụt hậu thật nghiêm trọng nếu như mọi người hiện nay không nắm bắt được các kiến thức cơ bản về nền kinh tế và quốc phòng an ninh của đất nước mình hiện nay.
Vậy nên,nâng cao nhận thức cho nhân dân về quốc phòng an ninh và kinh tế_xã hội là một biện pháp cấp thiết,cần được thực hiện một cách quán triệt và nghiêm túc.
3.Kết hợp phát triển khinh tế_xã hội với không ngừng tăng cường quốc phòng an ninh phảI được triển khai có kế hoạch,cơ chế và chính sách cụ thể,chặt chẽ.
Là một biện pháp có tính chất cơ bản,đòi hỏi Nhà nước phải có