PHẦN I: HÃY CHỌN CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG, SAI CHO CÁC NHẬN ĐỊNH SAU ĐÂY
1.Trong mọi trường hợp, người không có quyền hưởng di sản thừa kế thì không được hưởng thừa kế
A. Đúng B. Sai
2.Người mất năng lực hành vi dân sự là người không có năng lực hành vi dân sự.
A. Đúng B. Sai
3. Người có quyền chiếm hữu hợp pháp tài sản là người có quyền sử dụng hợp pháp tài sản.
A. Đúng B. Sai
4.Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật tố tụng hình sự, do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách vô ý hoặc cố ý, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ.
A. Đúng B. Sai
8 trang |
Chia sẻ: thanhlam12 | Lượt xem: 670 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi môn: Pháp luật Việt Nam đại cương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÃ ĐỀ
ĐỀ THI MÔN: PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐẠI CƯƠNG
THỜI GIAN: 60 PHÚT
(SINH VIÊN KHÔNG ĐƯỢC SỬ DỤNG TÀI LIỆU)
---o0o---
PHẦN I: HÃY CHỌN CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG, SAI CHO CÁC NHẬN ĐỊNH SAU ĐÂY
1.Trong mọi trường hợp, người không có quyền hưởng di sản thừa kế thì không được hưởng thừa kế
A. Đúng B. Sai
2.Người mất năng lực hành vi dân sự là người không có năng lực hành vi dân sự.
A. Đúng B. Sai
3. Người có quyền chiếm hữu hợp pháp tài sản là người có quyền sử dụng hợp pháp tài sản.
A. Đúng B. Sai
4.Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật tố tụng hình sự, do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách vô ý hoặc cố ý, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ.
A. Đúng B. Sai
5.Mọi cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình sau khi chết.
A.Đúng B. Sai
6. Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nhà nước được áp dụng với mọi hành vi vi phạm pháp luật
A. Đúng B. Sai
7.Chánh án là một chức danh chuyên môn thuộc biên chế của tòa án.
A. Đúng B. Sai
8.Hành vi trái pháp luật không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành vi phạm pháp luật
A. Đúng B. Sai
9. Mức hình phạt tòa án quyết định trong bản án là căn cứ để phân loại tội phạm.
A. Đúng B. Sai
10. Người để lại di sản thừa kế là cá nhân đủ 18 tuổi và có khả năng nhận thức.
A. Đúng B. Sai
11.Mọi bản án hình sự sơ thẩm đều có thể bị kháng cáo hoặc kháng nghị trong thời hạn pháp luật quy định.
A. Đúng B. Sai
12.Có thể áp dụng nhiều loại trách nhiệm pháp lý cho một hành vi vi phạm pháp luật.
A. Đúng B. Sai
13.Khi một bên vợ hoặc chồng đã bị Tòa án tuyên bố mất tích, người còn sống là vợ chồng có quyền yêu cầu Tòa án cho ly hôn.
A. Đúng B. Sai
14.Có thể kháng nghị giám đốc thẩm bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật.
A. Đúng B. Sai
15.Tòa án nhân dân cấp huyện, quận không được quyền xét xử phúc thẩm vụ án hình sự.
A. Đúng B. Sai
16. Hội thẩm nhân dân là thành phần của hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.
A. Đúng B. Sai
17.Trong mọi trường hợp, việc nam nữ không đăng ký kết hôn đều không được công nhận là vợ chồng.
A. Đúng B. Sai
18.Cơ quan, tổ chức,pháp nhân có thể được hưởng thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc.
A. Đúng B. Sai
19.Thẩm quyền truy tố bị can ra trước Tòa án thuộc về Viện kiểm sát nhân dân.
A. Đúng B. Sai
20.Quan hệ thừa kế chỉ hình thành khi người để lại di sản thừa kế chết.
A. Đúng B. Sai
PHẦN 2: HÃY CHỌN ĐÁP ÁN ĐÚNG NHẤT CHO CÁC CÂU SAU ĐÂY:
21.Chủ thể nhận thức trước hành vi của mình nguy hiểm mà vẫn thực hiện hành vi vi phạm pháp luật có thể thuộc lỗi:
A.Lỗi cố ý trực tiếp và lỗi vô ý vì quá tự tin;
B.Lỗi cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp;
C.Lỗi cố ý gián tiếp và lỗi vô ý vì quá tự tin;
D.Lỗi cố ý trực tiếp, lỗi cố ý gián tiếp, lỗi vô ý vì quá tự tin và lỗi vô ý do cẩu thả;
E.Lỗi cố ý trực tiếp, lỗi cố ý gián tiếp và lỗi vô ý vì quá tự tin
22.Trong quan hệ pháp luật hình sự, người phạm tội:
A.Phải chấp hành các biện pháp cưỡng chế mà Nhà nước áp dụng đối với họ;
B.Yêu cầu cơ quan nhà nước áp dụng chế tài trong giới hạn luật định;
C.Yêu cầu cơ quan nhà nước bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của mình;
D.Thỏa thuận với người bị hại về mức độ trách nhiệm hình sự mà họ phải gánh chịu.
23.Căn cứ phân loại tội phạm theo Điều 8 Bộ luật hình sự là:
A.Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm;
B.Mức hình phạt do Tòa án tuyên đối với người phạm tội;
C.Mức cao nhất của khung hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự.
`
D. A&C đúng
24.Theo Luật Hình sự Việt Nam, độ tuổi có thể chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm là:
A.Đủ 18 tuổi
B.Đủ 16 tuổi
C.Đủ 14 tuổi
D.A và B đều đúng.
25.Theo Luật hình sự Việt Nam, hình phạt được áp dụng đối với:
A.Tổ chức
B.Pháp nhân
C.Cá nhân người phạm tội
D.A,B,C đều đúng
26.Khởi tố bị can là hoạt động tố tụng thuộc giai đoạn nào sau đây:
A.Khởi tố vụ án
B.Điều tra vụ án
C.Truy tố
D.A&B đúng
27.Cá nhân được hưởng thừa kế theo:
A.Di chúc;
B.Pháp luật;
C.Hoặc di chúc hoặc pháp luật;
D.Di chúc và pháp luật.
28.Biện pháp cưỡng chế nào sau đây là biện pháp tư pháp:
A.Bắt bị can, bị cáo để tạm giam;
B.Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm;
C.Tịch thu tài sản
D.B&C đúng
29.Biện pháp nào sau đây là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự?
A.Bắt người trong trường hợp khẩn cấp
B.Tịch thu tài sản
C.Cấm đi khỏi nơi cư trú
D.A và B đều đúng
E.A và C đều đúng.
30.Thời gian tối đa để truy tố bị can ra trước tòa khi phạm tội rất nghiêm trọng:
A.20 ngày
B.30 ngày
C.45 ngày
D.60 ngày;
31.Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được hiểu là:
A.Trong khoảng thời gian luật định, người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
B.Hết khoảng thời gian luật định, người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
C.Trong khoảng thời gian luật định, người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
D. Hết khoảng thời gian luật định, người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
32. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm:
A.Người để lại di sản thừa kế lập di chúc.
B.Chia di sản thừa kế
C.Khai tử
D.Tất cả đều sai.
33.Trong giai đoạn nào của quá trình tố tụng, người thực hiện hành vi phạm tội được gọi là bị can?
A.Khởi tố vụ án hình sự
B.Điều tra
C.Truy tố
D.Xét xử
E.B và C đều đúng.
34: Án treo và cải tạo không giam giữ có điểm chung nào sau đây?
A.Là những hình phạt do tòa áp dụng cho người phạm tội
B.Người bị kết án không phải thi hành án trong trại giam
C.Phải đồng thời chấp hành thời gian thử thách từ 1 đến 5 năm
D.Chỉ áp dụng cho người phạm tội ít nghiêm trọng
E.A, B và D đều đúng.
35. Quyền nào sau đây không thuộc về quyền nhân thân:
A.Quyền được xác định lại giới tính
B.Quyền được khai tử
C.Quyền được chết
D.Quyền biểu tình
36.Nội dung nào sau đây đúng với mối liên hệ giữa tội phạm và tội danh:
A.Một tội phạm có thể thực hiện nhiều tội danh;
B.Một tội danh có thể được thực hiện bởi nhiều tội phạm;
C.Một tội phạm chỉ thực hiện một tội danh;
D. Tất cả đều đúng
E.A&B đúng
37. Đặc điểm nào sau đây không đúng với xét xử sơ thẩm vụ án hình sự:
A.Xét xử lần đầu
B.Án có hiệu lực ngay.
C.Có thể bị kháng cáo, kháng nghị.
D.Hội đồng xét xử gồm thẩm phán và hội thẩm nhân dân.
38.Thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm các vụ án đơn giản gồm:
A.1 thẩm phán, 1 hội thẩm nhân dân và 1 kiểm sát viên;
B.1 thẩm phán, 1 hội thẩm nhân dân và 1 thư ký tòa án;
C.1 thẩm phán và 2 hội thẩm nhân dân;
D.Các thẩm phán.
39.Văn bản nào sau đây được ban hành thuộc giai đoạn thứ 3 của quá trình tố tụng hình sự:
A.Quyết định khởi tố vụ án hình sự;
B.Bản cáo trạng;
C.Lệnh tạm giam;
D.Bản kết luận điều tra
Câu 40: Trường hợp nào sau đây không thuộc người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc:
A.Con đã hết tuổi lao động.
B.Cha, mẹ còn khả năng lao động.
C.Vợ, chồng đã hết tuổi lao động.
D.Con chưa thành niên nhưng có khả năng tự kiếm sống.
E. Cả a, b, c đều đúng
PHẦN III: BÀI TẬP (3 điểm)
Chị Y chết ngày 20/02/2012, không để lại di chúc.
Những người thân trong gia đình gồm: mẹ chồng, cha chồng,
con ruột là X (6 tuổi), con ruột là H (4 tuổi), con riêng P
(18 tuổi, ở với nhà ngoại từ bé), anh ruột là K, chị ruột là V,
cháu ruột S (con của anh ruột là Q đã mất). Tài sản chung của
2 vợ chồng là ngôi nhà trị giá 1 tỷ đồng.
Chồng chị Y là anh T chết ngày 02/10/2011 vì bệnh ung thư,
để lại một khoản nợ 100 triệu đồng chi phí điều trị. Bố chị Y
chết ngày
31/12/2011 và chị được hưởng thừa kế từ bố 80 triệu đồng.
Trước khi kết hôn với anh T, chị Y đã vay 110 triệu đồng của một
người bạn để kinh doanh, sau đó bị thua lỗ nên chưa trả nợ.
Từ tình huống này, theo pháp luật thừa kế Việt Nam,
hãy trả lời các câu hỏi sau đây:
41.Di sản thừa kế của chị Y là:
A.1 tỷ 80 triệu đồng;
B.980 triệu đồng;
C.620 triệu đồng;
D.420 triệu đồng;
E.510 triệu đồng.
42.Trong tình huống nêu trên, P có được hưởng thừa kế từ chồng của chị Y không?
A.Không, vì P là con riêng của chị Y;
B.Có, nếu giữa chồng chị Y và P có quan hệ nuôi dưỡng;
C.Không, vì P là con riêng của chị Y và sống với bên ngoại từ bé;
D.Có, vì con riêng cũng như con đẻ đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất.
E. A&C đúng
43.Mỗi người con của chị Y được hưởng bao nhiêu trong khối di sản thừa kế của chị Y:
A.155 triệu đồng;
B.Khoảng 26,6 triệu đồng;
C.170 triệu đồng;
D.127,5 triệu đồng.
44. Giả sử P từ chối nhận di sản thừa kế của chị Y thì những ai được hưởng thừa kế của chị Y?
A.K, V, S X,H;
B.X,H, S;
C.X, H;
D.A,B,C Đúng.
45. Giả sử chồng chị Y chết có để lại di chúc, trong đó không cho H hưởng thừa kế vì nghi ngờ H không phải là con của mình. Vậy H có được hưởng thừa kế của anh T không?
A.Không, vì người để lại di chúc không cho hưởng;
B.Có, vì trên danh nghĩa H vẫn là con của người để lại di chúc;
C.Có, vì H thuộc hàng thừa kế thứ nhất;
D.Có, vì H là người hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.
46.Quản chế khác với cấm đi khỏi nơi cư trú ở điểm nào sau đây:
A.Là biện pháp tư pháp;
B.Là biện pháp cưỡng chế nhà nước;
C.Là hình phạt;
D.Là biện pháp xử lý hành chính;
47.X thực hiện hành vi trộm cắp tài sản, cơ quan điều tra ra lệnh tạm giam 3 tháng để điều tra. Hành vi của X có thể xếp vào loại tội phạm nào sau đây:
A.Tội phạm ít nghiêm trọng;
B.Tội phạm nghiêm trọng;
C.Tội phạm rất nghiêm trọng;
D.Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
48.Do nghi ngờ cháu M không phải là con của mình, Nguyễn Văn H (cha của M) đã giết cháu M; H bị tạm giam 4 tháng, sau đó tòa án tỉnh P xử phạt 20 năm tù. Hành vi phạm tội của H thực hiện trong thời gian đang thi hành bản án 3 năm cải tạo không giam giữ về tội đánh bạc, H đã thi hành được một năm. Hỏi, H còn phải thi án trong thời gian bao lâu?
A.22 năm tù
B.20 năm 8 tháng tù
C.20 năm 4 tháng tù
D.21 năm tù .
49.Nếu trong thời gian thi hành bản án 21 năm tù giam , H cải tạo tốt thì thời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm án lần đầu đối với H là:
A.5 năm 2 tháng
B.7 năm
C.10 năm
D.12 năm
E.15 năm
50.Luật dân sự điều chỉnh loại quan hệ xã hội nào sau đây. // Quan he nhan than & QH tai san
A.Quan hệ giữa người với người;
B.Quan hệ giữa người với tài sản;
C.Quan hệ giữa người với người thông qua tài sản;
D.A,B,C đều đúng
51.A và B ký hợp đồng lao động lần đầu có thời hạn 24 tháng; hợp đồng hết hạn, A và B ký thêm một hợp đồng mới là 12 tháng. Hết thời hạn 12 tháng, nếu A và B tiếp tục ký thì hợp đồng mới phải là:
Hợp đồng lao động không xác định thời hạn
Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng
Hợp đồng lao động xác định thời hạn dưới 12 tháng
a và b đều đúng
52.K (người lao động) và H (người sử dụng lao động) ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Nếu K không thích tiếp tục làm việc cho H thì:
a.Có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và báo trước ít nhất 45 ngày;
b.Có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và báo trước ít nhất 30 ngày;
c.Không có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà phải thỏa thuận với H
d.a, b và c đều sai
53.Người tự ý bỏ việc bảy ngày trong một tháng hoặc 20 ngày trong một năm mà không có lý do chính đáng sẽ bị xử lý kỷ luật theo hình thức nào sau đây?
a.Khiển trách
b.Chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa 6 tháng
c.Sa thải
d.a, b và c đều sai
54.Quốc bị người sử dụng lao động ngược đãi, cưỡng bức thì có quyền:
a.Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước ít nhất 30 ngày;
b.Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước ít nhất 10 ngày;
c.Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước ít nhất 3 ngày;
d.Không có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà phải thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động
Hết –
(Đề nghị Cán bộ coi thi thu lại đề thi của sinh viên khi hết giờ làm bài)