1. Đặt vấn đề
TTX là hướng tiếp cận mới
của thế giới trong tăng trưởng
kinh tế, hướng tới phục hồi và bảo
tồn hệ sinh thái tự nhiên, bảo đảm
chất lượng cuộc sống và giảm
thiểu tác động của BĐKH. Năm
2012, Chính phủ Việt Nam đã yêu
cầu các bộ, ngành và địa phương
“Nghiên cứu, ban hành hệ thống
chỉ số, tiêu chí, tiêu chuẩn, quy
chuẩn về TTX”.
Nước và TTX có mối quan hệ
rất chặt chẽ. Tuy nhiên, trong lĩnh
vực TNN ở Việt Nam, các chính
sách, thể chế về quản lý TNN
chưa đề cập đến vấn đề TTX,
cũng như chưa có nghiên cứu nào
đề xuất, xây dựng bộ chỉ số về
TNN trong TTX. Bài báo này
phân tích cơ sở khoa học và thực
tiễn, kinh nghiệm trên thế giới về
xây dựng chỉ số TTX, thực tiễn ở
Việt Nam và các vấn đề có liên
quan làm cơ sở đề xuất bộ chỉ số
về TNN trong TTX phục vụ công
tác quản lý TNN
3 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 242 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề xuất bộ chỉ số tài nguyên nước phục vụ công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên nước trong tăng trưởng xanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trên cơ sở nghiên cứu,phân tích mối quan hệgiữa nước và tăng trưởng
xanh (TTX), các chỉ số TTX có
liên quan đến nước trên thế giới,
hiện trạng TNN ở Việt Nam, các
chính sách về TTX và TNN của
Việt Nam, bài viết đề xuất bộ chỉ
số TNN trong TTX nhằm phục vụ
công tác quản TNN.
1. Đặt vấn đề
TTX là hướng tiếp cận mới
của thế giới trong tăng trưởng
kinh tế, hướng tới phục hồi và bảo
tồn hệ sinh thái tự nhiên, bảo đảm
chất lượng cuộc sống và giảm
thiểu tác động của BĐKH. Năm
2012, Chính phủ Việt Nam đã yêu
cầu các bộ, ngành và địa phương
“Nghiên cứu, ban hành hệ thống
chỉ số, tiêu chí, tiêu chuẩn, quy
chuẩn về TTX”.
Nước và TTX có mối quan hệ
rất chặt chẽ. Tuy nhiên, trong lĩnh
vực TNN ở Việt Nam, các chính
sách, thể chế về quản lý TNN
chưa đề cập đến vấn đề TTX,
cũng như chưa có nghiên cứu nào
đề xuất, xây dựng bộ chỉ số về
TNN trong TTX. Bài báo này
phân tích cơ sở khoa học và thực
tiễn, kinh nghiệm trên thế giới về
xây dựng chỉ số TTX, thực tiễn ở
Việt Nam và các vấn đề có liên
quan làm cơ sở đề xuất bộ chỉ số
về TNN trong TTX phục vụ công
tác quản lý TNN.
2. Phương pháp luận và
cách tiếp cận
Nghiên cứu đã áp dụng cách
tiếp cận hệ thống, tiếp cận hệ
sinh thái và tiếp cận tổng hợp
TNN. Việc xây dựng bộ chỉ số về
TNN trong TTX được xây dựng
trên cơ sở phân tích, đánh giá,
thừa kế các bộ chỉ số TNN đã có
trên thế giới và ở Việt Nam, phân
tích mối liên hệ giữa TNN và phát
triển kinh tế xanh, đồng thời dựa
trên các yêu cầu được đề xuất
như sau: i) Phù hợp các chiến
lược, kế hoạch phát triển kinh tế
xã hội, chiến lược, quy hoạch
phát triển của các ngành; ii) Khai
thác, sử dụng hợp lý TNN nhằm
duy trì khả năng tái tạo và phục
hồi của TNN; iii) Gắn với việc bảo
tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái
và môi trường; iv) Gắn với bảo vệ
Tµi nguyªn vµ M«i tr ưêng Kú 2 - Th¸ng 9/201714
Đề xuất bộ chỉ số tài nguyên nước
phục vụ công tác quản lý, bảo vệ
tài nguyên nước trong tăng trưởng xanh
m LÊ THỊ HOA
Cục Quản lý Tài nguyên nước
TRỊNH XUÂN QUẢNG
Vụ Thi đua, Khen thưởng và Tuyên truyền
PHAN THỊ ANH ĐÀO
Viện Khoa học KTTV&BĐKH
Nghiên cứu - Trao đổi
Đập thủy điện Sông Tranh
môi trường, hạn chế và giảm
thiểu chất thải ra môi trường; v)
Chú trọng chia sẻ lợi ích với cộng
đồng địa phương và khuyến khích
sự tham gia của các bên liên
quan vào các hoạt động khai
thác, sử dụng, bảo tồn và phát
triển TNN; và vi) Trên cơ sở kế
thừa kinh nghiệm trên thế giới,
phù hợp với điều kiện Việt Nam.
3. Đề xuất bộ chỉ số về
tài nguyên nước trong tăng
trưởng xanh
3.1. Cơ sở khoa học và
thực tiễn
Theo Tổ chức nước toàn cầu,
“nước là một tài nguyên liên quan
đến tất cả các ngành, lĩnh vực”.
Mối quan hệ giữa TNN và TTX rất
mật thiết, thể hiện là: Nước đóng
góp vào sự phát triển kinh tế xã
hội, là nguồn lực tất cả các hoạt
động kinh tế, động lực cho sự
tăng trưởng; nước có thể kìm hãm
sự phát triển của một nền kinh tế,
gây tổn thất và ảnh hưởng tới sự
phồn thịnh do các thiên tai có liên
quan tới nước; quản lý bền vững
TNN tạo đà cho TTX (bao gồm cả
bảo đảm mục tiêu bền vững môi
trường, sinh thái).
Một số quốc gia thuộc Tổ
chức Hợp tác và Phát triển Kinh
tế (OECD), các nước ở Mỹ Latinh,
vùng Caribbean, Đông Âu, Cau-
casus, Trung Á và Đông Á đã sử
dụng khung đánh giá TTX của
OECD để xây dựng bộ chỉ số
TTX phù hợp với quốc gia của
mình. Các bộ chỉ số TTX này tập
trung vào các khía cạnh như: Cơ
hội kinh tế, các vấn đề xã hội,
quản lý bền vững về môi trường,
tài sản tự nhiên... Trong đó, có có
một số chỉ số TTX liên quan đến
nước như: chất lượng nước, thành
phần hóa học trong nước; khai
thác nước mặt, nước ngầm; tái
sử dụng nước; bảo đảm nước
cho sinh thái; sử dụng nước
trong các lĩnh vực; nước uống
(khả năng cấp nước và mức độ
bảo đảm nước sạch, an toàn, vệ
sinh); ô nhiễm nước; giá nước...
(OECD, 2014).
Khai thác, sử dụng nước theo
hướng TTX là việc quản lý và sử
dụng hợp lý nhằm mục đích TNN
không bị suy thoái và cạn kiệt.
Thực tế hiện nay ở Việt Nam chỉ
ra rằng, việc quản lý, sử dụng
TNN, bảo đảm an ninh nguồn
nước cho phát triển kinh tế xã hội
và TTX đang phải đối mặt với
nhiều thách thức (Lê Thị Việt Hoa
và cs, 2017), cụ thể là: TNN phân
bố không đều theo không gian và
thời gian; nguồn nước ngày càng
khan hiếm, cạn kiệt trong khi nhu
cầu khai thác và sử dụng nước
tăng cao; việc sử dụng nước, xả
thải đang gây ra sự suy giảm
nghiêm trọng về số lượng và chất
lượng nước; BĐKH, thiên tai liên
quan đến nước ảnh hưởng đến
phát triển KT-XH, an sinh xã hội.
Việt Nam đã ban hành chiến lược,
kế hoạch về TTX, trong đó có
những nội dung ưu tiên phát triển,
quản lý TNN theo hướng bền
vững. Xây dựng chính sách TTX
trong lĩnh vực nước đòi hỏi phải
giải quyết vấn đề cả về số lượng
lẫn chất lượng, đầu tư cơ sở hạ
tầng xanh, tích hợp với các chính
sách trong các ngành có tác động
đến nguồn nước và sử dụng nước.
Đề xuất bộ chỉ số về TNN trong
TTX là hữu ích trong công tác
quản lý TNN.
3.2. Đề xuất bộ chỉ số
Cũng như các nước trên thế
giới, ở Việt Nam cũng cần xem
xét mối quan hệ giữa nước và
TTX một cách toàn diện, trên mọi
khía cạnh: môi trường kinh tế và
xã hội (MLTM, 2012). Trên cơ sở
này, kết hợp với phân tích hiện
trạng TNN, bộ chỉ số TNN ở Việt
Nam, phục vụ công tác quản lý
TNN trong TTX, được đề xuất.
a) Môi trường
Tăng trưởng xanh đề cao giá
trị mà TNN mang lại như: cung
cấp nguồn nước ngọt; bảo đảm
nước cho các hệ sinh thái (như:
Rừng, hồ, đất ngập nước trong
các lưu vực sông,). Sự ổn định
của các hệ sinh thái có vai trò
quan trọng trong việc bảo đảm sự
ổn định của chu trình nước và
giảm nhẹ BĐKH. Hệ sinh thái và
các dịch vụ cung cấp một mạng
lưới an sinh chống lại thiên tai và
khủng hoảng kinh tế. Để giải
quyết vấn đề an ninh nước cho cả
loài người cũng như hệ sinh thái
về tình trạng thiếu nước, dư thừa
nước (nguy cơ lũ lụt) và chất
lượng nước, quản lý và đầu tư vào
hệ sinh thái là hết sức cần thiết.
Nếu các điều kiện hiện tại không
thay đổi, giữa tổng cung và khai
thác nước sẽ xuất hiện một
khoảng trống lớn và không bền
vững chỉ có thể được giải quyết
bằng cách đầu tư vào cơ sở hạ
tầng và cải cách chính sách nước
- tức là xanh hóa Ngành Nước.
Biến đổi khí hậu cùng với sự
gia tăng của thiên tai về cường độ
và tần suất, trong đó phần lớn là
thiên tai về nước, đang làm thay
đổi vòng tuần hoàn của nước
trong tự nhiên và do vậy tác động
lớn đến TNN, kéo theo các vấn
đề về dân sinh, kinh tế và môi
trường, căng thẳng về nước.
Chính vì vậy, việc quản lý, sử
dụng hiệu quả bền vững TNN có
vai trò hết sức quan trọng, nhất là
trong điều kiện BĐKH khắc
nghiệt như hiện nay. Để nắm bắt
được tác động về nước đến môi
trường cần nắm chắc được các
thông tin về TNN như số lượng,
chất lượng cũng như khả năng
15Tµi nguyªn vµ M«i tr ưêng Kú 2 - Th¸ng 9/2017
cung cấp của nguồn nước mới có
cơ sở đưa ra các quyết sách quản
lý hữu hiệu nguồn TNN.
Trên cơ sở đó, đề xuất các
chỉ số về TNN trong TTX bao
gồm: lượng nước bình quân đầu
người trong một năm (m3/người);
tổng lượng dòng chảy trung bình
nhiều năm (109m3); tổng lượng
dòng chảy trung bình mùa lũ
(109m3); tổng lượng dòng chảy
trung bình mùa cạn (109m3); chất
lượng nước (QCVN); tổng lượng
nước thải theo ngành; tỷ lệ nước
thải được xử lý (%); lưu lượng
dòng chảy tối thiểu (m3/s); chỉ số
căng thẳng nước; tác động của
BĐKH và thiên tai do nước gây ra.
b) Kinh tế
Hoạt động sản xuất ở nhiều
ngành, lĩnh vực đều phụ thuộc vào
nước như nông nghiệp, công
nghiệp, năng lượng, dịch vụ và vận
tải. Một số ngành tiêu thụ lượng
nước rất lớn, do vậy, cần phải giám
sát số lượng nước sử dụng trong
các ngành. Hoạt động xả nước thải
của một số ngành kinh tế làm ảnh
hưởng tới nguồn nước, đòi hỏi chi
phí để xử lý nước thải trước khi xả
ra môi trường hoặc để giải quyết ô
nhiễm nguồn nước.
Nước đóng vai trò quan trọng
trong phát triển kinh tế xanh - là
trụ cột để giảm nghèo, đặc biệt
cần thiết ở các nước phụ thuộc
nhiều vào nguồn nước, các dịch
vụ hệ sinh thái. Tình trạng khan
hiếm nước xảy ra ở một số vùng
có thể được giải quyết một phần
thông qua chính sách tăng cường
đầu tư cải thiện nguồn cung, hiệu
quả sử dụng nước, hiệu suất cấp
nước, giảm lượng nước tiêu thụ.
Nhiều mô hình nông nghiệp xanh,
áp dụng các phương pháp canh
tác bền vững giúp giảm phá rừng,
giảm sử dụng nước ngọt, sử dụng
hiệu quả, bền vững nguồn nước.
Việc đầu tư vào công trình khai
thác, quản lý nước mang lại nhiều
lợi ích, bảo vệ xã hội trước sức
mạnh phá hủy của nước, bảo
đảm tăng trưởng kinh tế, hạn chế
các tác động tiêu cực do nước
gây ra, giảm khoản chi cứu trợ
hoặc tái thiết các công trình hạ
tầng sau thiên tai có liên quan
đến nước. Như vậy, đầu tư vào
Ngành Nước, cung cấp nước,
dịch vụ vệ sinh là một điều kiện
không tách rời khỏi quá trình
chuyển đổi sang nền kinh tế TTX.
Từ phân tích nêu trên, các chỉ
số TNN trong TTX được lựa chọn
bao gồm: Tổng lượng nước sử
dụng cho các ngành (m3/ngày
đêm); tỷ lệ lượng nước sử dụng
của các ngành so với tổng lượng
nguồn nước (%); hiệu quả sử dụng
nước; tổng lượng nước xả thải
(m3/ngày đêm); giá nước sinh
hoạt/sản xuất (đồng/m3); chi phí xử
lý nước thải (đồng/m3); thiệt hại
kinh tế do thiên tai liên quan đến
nước (đồng).
c) Xã hội
Một nền kinh tế xanh cũng sẽ
góp phần cải thiện công bằng xã
hội. Nước là nhu cầu tối thiểu để
duy trì sự sống. Tuy nhiên, có
nhiều người nghèo chưa được tiếp
cận với nguồn nước sạch, vệ sinh,
khi đó, phần lớn thu nhập của họ
phải dùng để mua nước hoặc
phần lớn thời gian dùng để đi lấy
nước (chủ yếu là phụ nữ và trẻ
em). Khan hiếm nước, thiếu hụt
các điều kiện vệ sinh sẽ dẫn đến
nguy cơ tăng chi phí do bị bệnh
phát sinh khi nguồn nước bị ô
nhiễm. Định hướng sang phát triển
nền kinh tế xanh sẽ hướng đến
bảo đảm tăng mức độ tiếp cận
dịch vụ và cơ sở hạ tầng về nước,
là một phương tiện xóa đói giảm
nghèo và cải thiện chất lượng tổng
thể của cuộc sống. Thiên tai liên
quan đến nước có thể gây ra tổn
thất không chỉ về kinh tế mà cả
sinh mạng con người. Bên cạnh
đó, cần chú ý đến các chỉ số về
năng lực đáp ứng thể chế, thúc
đẩy TNN trong TTX.
Từ đó, đề xuất các chỉ số về
TNN và TTX bao gồm: Tỷ lệ hộ
sử dụng nước sạch (%); tỷ lệ hộ
được cấp nước (%); vùng bị khan
hiếm nước; số người chết do thiên
tai liên quan đến nước; tiếp cận
thông tin (% số dân); đánh giá tiến
trình đạt mục tiêu về quản lý tổng
hợp (đạt/không đạt); quản lý tổng
hợp TNN (có/không).
4. Kết luận
Bộ chỉ số TNN trong TTX là
rất cần thiết đối với công tác quản
lý, bảo vệ TNN ở Việt Nam đặc
biệt trong điều kiện BĐKH khắc
nghiệt như hiện nay. Nhằm phục
vụ công tác quản lý sử dụng hiệu
quả TNN, góp phần xóa đói giảm
nghèo và tạo động lực thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế một cách bền
vững, trên cơ sở kế thừa các chỉ
số về TTX trên thế giới, kết hợp
với phân tích hiện trạng TNN của
Việt Nam, nghiên cứu này đã lựa
chọn, đề xuất bộ chỉ số TNN
trong TTX bao gồm 24 chỉ tiêu
thuộc 3 nhóm, trong đó có 10 chỉ
số thuộc nhóm môi trường, 7 chỉ
số thuộc nhóm kinh tế và 7 chỉ số
thuộc nhóm xã hội.
Tài liệu tham khảo
1. Lê Thị Việt Hoa (2017).
“Tài nguyên nước và TTX ở Việt
Nam”. Tạp chí Tài nguyên và Môi
trường Chuyên mục nghiên cứu
trao đổi, kỳ 2 tháng 8 năm 2017.
2. MLTM, PCGG, Kwater,
WWC (2012). Water and Green
Growth.
3. OECD (2014), Green
Growth Studies, Green Growth
Indicators 2014, OECD, 2014.n
Tµi nguyªn vµ M«i tr ưêng Kú 2 - Th¸ng 9/201716