Năm 2016 được Chính phủ chọn là “Năm quốc gia khởi nghiệp”, với mục
tiêu đưa Khởi nghiệp, Đổi mới sáng tạo đi vào thực tế, Chính phủ đã ban hành Đề
án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”. Có
thể nói, chưa bao giờ hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo được diễn ra mạnh
mẽ và lan rộng khắp cả nước như thế, chưa bao giờ khởi nghiệp nhận được sự
quan tâm của xã hội, của Chính phủ, của các cấp chính quyền nhiều như thế. Tinh
thần khởi nghiệp đã có sự chuyển động tích cực từ các Bộ, Ban, Ngành, đến các
tỉnh, địa phương trên cả nước. Nhờ vậy, “làn sóng khởi nghiệp” đã lan rộng và
nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ cộng đồng và có hàng nghìn doanh nghiệp khởi
nghiệp được thành lập.
5 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 567 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề xuất chính sách hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo khu vực Đông Nam Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
2
ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN HỆ SINH THÁI
KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ
Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp KH&CN
I. Hiện trạng phát triển khởi nghiệp khu vực Đông Nam Bộ
Năm 2016 được Chính phủ chọn là “Năm quốc gia khởi nghiệp”, với mục
tiêu đưa Khởi nghiệp, Đổi mới sáng tạo đi vào thực tế, Chính phủ đã ban hành Đề
án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”. Có
thể nói, chưa bao giờ hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo được diễn ra mạnh
mẽ và lan rộng khắp cả nước như thế, chưa bao giờ khởi nghiệp nhận được sự
quan tâm của xã hội, của Chính phủ, của các cấp chính quyền nhiều như thế. Tinh
thần khởi nghiệp đã có sự chuyển động tích cực từ các Bộ, Ban, Ngành, đến các
tỉnh, địa phương trên cả nước. Nhờ vậy, “làn sóng khởi nghiệp” đã lan rộng và
nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ cộng đồng và có hàng nghìn doanh nghiệp khởi
nghiệp được thành lập.
Trong bối cảnh đó, Đông Nam Bộ - một trong những vùng kinh tế động lực
quan trọng hàng đầu của cả nước, đạt tốc độ tăng trưởng cao, bền vững ở nhiều
lĩnh vực, đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST trên nhiều tỉnh,
thành phố trong khu vực. Hiện, vùng Đông Nam Bộ đứng thứ hai cả nước về số
doanh nghiệp (DN) thành lập mới với hơn 3.370 DN (chiếm 69%). Chỉ riêng sáu
tháng đầu năm 2016, vùng ĐNB thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất cả nước,
chiếm 51,6% số dự án cấp mới, 62,5% lượt dự án tăng vốn và 42,2% tổng vốn
đầu tư cả nước.
Về hoạt động tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện, cung cấp dịch vụ cho
khởi nghiệp ĐMST, hiện nay trên toàn khu vực Đông Nam Bộ có 08 vườn ươm
khởi nghiệp (Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh, Trung
tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, Vườn ươm doanh nghiệp Khoa học Công nghệ
thuộc Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh, v.v); 03 tổ chức thúc đẩy kinh doanh
(Chương trình hỗ trợ năng lực cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, Alpha starup,
Mekong Capital); 16 khu làm việc tập trung (Esmart, Gooffice, Citihub, cirCO,
v.v.). Bên cạnh đó, TP. Hồ Chí Minh cũng đào tạo phát triển ý tưởng kinh doanh,
đánh giá sản phẩm khởi nghiệp cho 1523 cá nhân và nhóm cá nhân, kết nối 3200
cá nhân và nhóm cá nhân với nhà đầu tư, chuyên gia và tổ chức tư vấn; kết nối
trên 20 cơ sở ươm tạo DN (cả tư nhân và nhà nước) trên địa bàn tp; hỗ trợ đào tạo
về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp cho 37 giảng viên của 15 trường đại học để
hình thành đội ngũ giáo viên về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp; hỗ trợ công tác
vận hành vườn ươm cho 03 trường đại học trên địa bàn thành phố.
ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
3
Về công tác xây dựng nền tảng, thúc đẩy sự kiên kết hệ sinh thái khởi nghiệp
ĐMST, hàng loạt sự kiện, chương trình được tổ chức nhằm mục đích liên kết các
thành phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp trong nước như Ngày hội khởi nghiệp
(Startup day), Cuộc thi Ý tưởng Khởi nghiệp (Startup Wheel), Tuần lễ khởi
nghiệp ĐMST hàng năm, v.v. Ngoài ra, để thúc đẩy hợp tác và hội nhập quốc tế,
khu vực đã triển khai kết nối với các hoạt động ươm tạo và ĐMST của Bộ
KH&CN (Chương trình Đối tác ĐMST Việt Nam – Phần Lan, Chương trình thúc
đẩy khởi nghiệp Việt Nam), các tổ chức hỗ trợ kinh doanh và tài chính quốc tế
(ADB, Microsoft Đại học Tsukuba, TEN-Canada), v.v. Cùng với đó, TP. Hồ
Chí Minh đã hình thành cổng thông tin ĐMST (3 trang “Đổi mới sáng tạo”, “khởi
nghiệp”, “sáng kiến cộng đồng”) với mục đích thúc đẩy hoạt động truyền thông
khởi nghiệp ĐMST và xây dựng văn hóa khởi nghiệp.
Nhìn chung, với những hoạt động tương đối sôi nổi, môi trường khởi nghiệp
tại khu vực Đông Nam Bộ bắt đầu phát triển, nhiều hoạt động hỗ trợ các chủ thể
trong hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST đã được tổ chức, tuy nhiên chưa có sự đồng
đều giữa các tỉnh, thành, tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như TP.Hồ Chí
Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu. Bên cạnh đó, các hoạt động kết nối các thành phần
trong hệ sinh thái khởi giữa từng tỉnh trong khu vực, cũng như giữa các vùng lân
cận còn hạn chế.
II. Hiện trạng chính sách
1. Chính phủ
Để thúc đẩy vào sự phát triển của cả nước nói chung và của miền Đông Nam
Bộ nói riêng Chính phủ đã ban hành những Văn bản để hướng dẫn, chỉ đạo các
Bộ ngành và địa phương triển khai những hoạt động ĐMST cụ thể như sau:
- Nghị quyết số 35/NQ-CP về “hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm
2020” được ban hành ngày 16 tháng 5 năm 2016, trong Nghị quyết nêu rõ là đến
năm 2020, xây dựng doanh nghiệp Việt Nam có năng lực cạnh tranh, phát triển
bền vững, cả nước có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp hoạt động, trong đó có các
doanh nghiệp có quy mô lớn, nguồn lực mạnh.
- Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ban hành ngày 06 tháng 02 năm 2017 về
việc “tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường
kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến
năm 2020”. Trong Nghị quyết này cũng chỉ ra rất rõ về mục tiêu và các chỉ tiêu
chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2016 về việc phê duyệt
Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”
của Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ mục tiêu của Đề án này tạo lập môi trường thuận
lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp
có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô
ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
4
hình kinh doanh mới. Khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp lý hỗ trợ khởi nghiệp
đổi mới sáng tạo; thiết lập được Cổng thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc
gia; hỗ trợ được 800 dự án, 200 doanh nghiệp khởi nghiệp, trong đó 50 doanh
nghiệp gọi được vốn thành công từ các nhà đầu tư mạo hiểm, thực hiện mua bán
và sáp nhập, với tổng giá trị ước tính khoảng 1.000 tỷ đồng. Đến năm 2025 hỗ trợ
phát triển 2.000 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; hỗ trợ phát triển 600 doanh
nghiệp đổi mới sáng tạo; 100 doanh nghiệp tham gia Đề án gọi được vốn đầu tư
từ các nhà đầu tư mạo hiểm, thực hiện mua bán và sáp nhập, với tổng giá trị ước
tính khoảng 2.000 tỷ đồng.
- Theo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được Quốc hội ban hành ngày
12 tháng 6 năm 2017, Bộ Khoa học và Công nghệ được giao trách nhiệm dẫn việc
thành lập cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung, hỗ trợ nâng cao năng
lực công nghệ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (quy định tại khoản 3 Điều 24) và
phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo các quy định chi tiết hướng dẫn
một số Điều của Luật.
- Bên cạnh đó, Luật chuyển giao công nghệ 2017 (Luật số: 07/2017/QH14)
có hiệu lực từ 1/7/2018 bổ sung cơ chế hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp ứng
dụng, đổi mới công nghệ; sửa đổi quy định về thúc đẩy thương mại hóa kết quả
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Đặc biệt, luật bổ sung giải pháp
phát triển thị trường khoa học và công nghệ; quy định về chuyển giao công nghệ
trong nông nghiệp; sửa đổi quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về chuyển
giao công nghệ.
2. Địa phương
Nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, các tỉnh miền Đông Nam Bộ
cũng đã đưa ra rất nhiều chương trình, kế hoạch và quyết định để hỗ trợ phát triển
hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST.
- Quyết định số 4181/QĐ-UBND ngày 15 tháng 8 năm 2016 của Ủy ban
nhân dân thành phố Hồ Chính Minh về ban hành Chương trình Hỗ trợ doanh
nghiệp nhỏ và vừa đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập
quốc tế giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn thành phố Hồ Chính Minh.
- Quyết định số 5342/QĐ-UBND ngày 11 tháng 10 năm 2016 của Ủy ban
nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quy chế phối hợp hỗ trợ khởi nghiệp
đổi mới sáng tạo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
- Quyết định số 1923/QĐ-UBND về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến
năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Dương được ban hành ngày 26 tháng 7 năm 2016
của tỉnh Bình Dương đưa ra mục tiêu đến năm 2020 có ít nhất 35.000-40.000
doanh nghiệp hoạt động, trong đó có khoảng 3-5% doanh nghiệp quy mô lớn,
nguồn lực mạnh; xây dựng doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh và phát triển bền
vững.
ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
5
III. Khó khăn vướng mắc
Theo khảo sát đối với các DNKN và các nhà đầu tư ở Việt Nam, hiện tại hệ
sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong nước đang gặp phải một số khó khăn
như thiếu thông tin về các nguồn đầu tư, các chương trình và tổ chức hỗ trợ khởi
nghiệp, đặc biệt là thông tin về các chính sách, hỗ trợ của nhà nước cho khởi
nghiệp, thông tin về các DNKN tại Việt Nam, thiếu vốn để triển khai các dự án
kinh doanh và khó khăn trong việc chứng minh tiềm năng phát triển để thu hút
nguồn vốn đầu tư mạo hiểm từ các quỹ và các nhà đầu tư thiên thần vì trên thực
tế, các DNKN ĐMST tại Việt Nam thường phải “tự lực” trong vấn đề tài chính,
nghĩa là họ chỉ vay mượn tiền của gia đình, bạn bè để thực hiện các dự án kinh
doanh của mình và thường rủi ro của việc bỏ dự án giữa chừng do thiếu vốn là rất
cao. Ngoài ra về năng lực của bản thân các DNKN, nhiều nhà đầu tư trong nước,
quốc tế nhận xét rằng năng lực khởi nghiệp ĐMST ở Việt Nam chưa cao, nhiều
nhà sáng lập DNKN ĐMST không thể thuyết trình mạch lạc dự án kinh doanh của
mình, hoặc quá đề cao ý tưởng mà chưa hiểu về việc phát triển một mô hình kinh
doanh hiệu quả. Còn về môi trường pháp lý cho khởi nghiệp Việt Nam, với Luật
Doanh nghiệp và Luật Đầu tư năm 2014, những thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng
ký đầu tư đã ngày càng được đơn giản hóa, các hoạt động đầu tư cho KH&CN
cũng đã được quy định ưu đãi cao về đất đai, thuế.
Vùng Đông Nam Bộ chưa định hình được mục tiêu đầu tàu phát triển; chưa
có chính sách, cơ chế thực sự hỗ trợ thúc đẩy vai trò "hạt nhân, tiên phong, dẫn
dắt" của TP. Hồ Chí Minh. Các đơn vị chưa thực sự hiểu rõ bản chất của khởi
nghiệp đổi mới sáng tạo nên các hoạt động còn mang tính lồng ghép, chưa thực
sự có tác động lớn đến hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Các doanh
nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ rất khó tiếp cận nguồn vốn, nhân lực,
công nghệ, thông tin về thị trường, do thiếu các chính sách khuyến khích, lại có
quá nhiều thủ tục rườm rà.
IV. Đề xuất, kiến nghị
1. Về việc triển khai Đề án “ Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng
tạo quốc gia đến năm 2020” (Đề án 844) tại khu vực Đông Nam Bộ
- Hoàn thiện và phát triển Cổng Thông tin khởi nghiệp ĐMST Quốc gia tại
mỗi tỉnh, thành trong khu vực, kết nối với các cổng thông tin về khởi nghiệp
ĐMST của các tổ chức, thành phố, bộ, ngành khác;
- Ưu tiên triển khai các hoạt động phù hợp với thực trạng khởi nghiệp ĐMST,
đẩy mạnh các hoạt động kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp giữa các tỉnh, thành trong
khu vực cũng như liên kết vùng nhằm phát huy hiệu quả cao nhất;
ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
6
- Chú trọng hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực, nhận thức về khởi nghiệp
ĐMST trên địa bàn khu vực cho các chủ thể trong hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST
(cá nhân, nhóm cá nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST; cố vấn, huấn luyện
viên khởi nghiệp ĐMST; nhà đầu tư cho khởi nghiệp ĐMST; các cán bộ quản lý,
vận hành các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST; các cán bộ thuộc khối cơ quan
quản lý hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo);
- Định kỳ khảo sát, điều tra về thực trạng khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới
sáng tạo tại địa phương để điều chỉnh kế hoạch phát triển cho phù hợp với tình
hình thực tế.
2. Triển khai hoạt động truyền thông
- Đẩy mạnh truyền thông cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo bằng cách tổ
chức các sự kiện khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong khu vực; tham gia và kết nối
với mạng lưới khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc tế.
3. Về mặt cơ chế, chính sách
- Cải cách hành chính, xây dựng các chính sách thuế, hỗ trợ và ưu đãi dành
cho doanh nghiệp khởi nghiệp và các nhà đầu tư; tạo môi trường thuận lợi cho hỗ
trợ doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST; đảm bảo quyền kinh doanh, quyền bình
đẳng tiếp cận các nguồn lực và cơ hộ kinh doanh của doanh nghiệp;
- Công nhận loại hình đầu tư mạo hiểm và nhà đầu tư thiên thần, đơn giản
hóa thủ tục đăng ký, cung cấp tài chính hỗ trợ các cá nhân, nhóm khởi nghiệp để
phát triển thành doanh nghiệp khởi nghiệp; thành lập Quỹ đầu tư theo hình thức
đối ứng vốn với các quỹ đầu tư mạo hiểm, đầu tư vào các doanh nghiệp khởi
nghiệp có tiềm năng lớn./.