Sông Sài Gòn là một tiểu lưu vực trong lưu vực hệ thống sông Đồng Nai. Sông Sài Gòn bắt
nguồn từ các suối Tonle Chàm, rạch Chàm (biên giới Việt Nam - Campuchia), với độ cao từ 100-
150m, chảy vào hồ Dầu Tiếng (là một hồ chứa lớn nhất ở các tỉnh phía Nam, có nhiệm vụ cung cấp
nước tưới cho nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, ở các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Long An và
Thành Phố Hồ Chí Minh), sau đó làm ranh giới tự nhiên giữa các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương và
thành phố Hồ Chí Minh đến hợp lưu với sông Đồng Nai tại Ngã ba Mũi Đèn Đỏ, sau đó đổ ra sông
Nhà Bè.
24 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 535 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề xuất giải pháp khai thác không gian kiến trúc cảnh quan dọc sông Sài Gòn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
“ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHAI THÁC
KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH
QUAN DỌC SÔNG SÀI GÒN”
ThS.KTS. Phạm Văn Phước (Phó Giám đốc)
ThS.KTS Đỗ Nguyên Phong (Trưởng P.QH2)
KTS. Võ Tấn Lập (Phó Trưởng P.QH2)
ThS.KTS. Nguyễn Bình Dương (Chuyên viên)
Viện Quy hoạch Xây dựng
I. TỔNG QUAN VỀ SÔNG SÀI GÒN:
Sông Sài Gòn là một tiểu lưu vực trong lưu vực hệ thống sông Đồng Nai. Sông Sài Gòn bắt
nguồn từ các suối Tonle Chàm, rạch Chàm (biên giới Việt Nam - Campuchia), với độ cao từ 100-
150m, chảy vào hồ Dầu Tiếng (là một hồ chứa lớn nhất ở các tỉnh phía Nam, có nhiệm vụ cung cấp
nước tưới cho nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, ở các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Long An và
Thành Phố Hồ Chí Minh), sau đó làm ranh giới tự nhiên giữa các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương và
thành phố Hồ Chí Minh đến hợp lưu với sông Đồng Nai tại Ngã ba Mũi Đèn Đỏ, sau đó đổ ra sông
Nhà Bè.
80
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
Khu vực hạ lưu hệ thống sông Sài Gòn –Đồng Nai thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là
khu vực có mật độ và thành phần dân cư, kinh tế đa dạng. Các sông rạch ở vùng hạ lưu có đặc điểm
lòng sông sâu, độ dốc bé.
Theo quy hoạch định hướng về nhóm cảng biển Đông Nam Bộ giai đoạn 2020, định hướng đến
năm 2030 của Bộ Giao thông – Vận tải (GTVT) đã xác định nhóm cảng biển Đông Nam bộ gồm 4
cảng biển: cảng TP.HCM, cảng Đồng Nai, cảng Vũng Tàu (bao gồm Côn Đảo) và cảng Bình Dương.
Trong đó, nhóm cảng TP.HCM được xác định là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực, gồm cảng
trên sông Sài Gòn, cảng Cát Lái trên sông Đồng Nai, cảng trên sông Nhà Bè, cảng Hiệp Phước trên
sông Soài Rạp.
Bên cạnh vai trò quan trọng trong tổng thể khu vực trọng điểm phía Nam, sông Sài Gòn còn có
vai trò quan trọng khác trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh trong đó có TP.HCM
như: giao thông vận tải thủy, cấp nước, thoát nước, phục vụ du lịch, phục vụ tưới tiêu nông nghiệp,
nuôi trồng thủy sản
II. HIỆN TRẠNG HAI BÊN BỜ SÔNG SÀI GÒN:
Sông Sài Gòn chảy qua 10 quận-huyện và khu trung tâm thành phố Hồ Chí Minh: H. Củ Chi
(cửa vào phía Bắc), H. Hóc Môn, Quận 12, Q. Gò Vấp, Q. Bình Thạnh, Q. Thủ Đức, Quận 2, Quận 1,
Quận 4, quận 7.
Dựa vào hiện trạng, điều kiện tự nhiên, tính chất đặc điểm...trên khu vực dọc sông Sài Gòn, có
thể chia thành 3 phân đoạn:
- Phân đoạn I: Từ thượng nguồn đến cầu Phú Cường
- Phân đoạn II: từ cầu Phú Cường đến cầu Sài Gòn
- Phân đoạn III: từ cầu Sài Gòn đến Mũi Đèn Đỏ
II.1. Phân đoạn I: “Từ thượng nguồn sông Sài Gòn đến cầu Phú Long”:
Đa phần là vùng đất nông nghiệp (nông thôn Nam bộ) với hệ thống sông ngòi chằn chịt mang nét đặc
trưng của miền sông nước, ngoài sông Sài Gòn còn có các kênh, rạch lớn như rạch Tra, rạch Dừa,
rạch Bà Bếp... Người dân sinh sống gắn với những làng nghề truyền thống: mây tre lá, bánh tráng,...
Vùng đất Củ Chi - Hóc Môn gắn liền với với khái niệm thành đồng bất khuất với các di tích Địa đạo
Củ Chi nổi tiếng thế giới (Bến Đình, Bến Dược), 18 thôn vườn trầu (Hóc Môn). Hệ thống giao thông
đa dạng gồm: Tỉnh lộ, đường khu vực, nội bộ, nội đồng. Tuy nhiên, do nằm khá xa so với trung tâm
Thành phố nên có khá nhiều bất lợi, đặc biệt là việc cung ứng hạ tầng đô thị phục vụ khu vực.
81
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
II.2. Phân đoạn II: “Từ cầu Phú Long đến cầu Sài Gòn”:
Là khu vực chuyển tiếp giữa vùng đất nông nghiệp với trung tâm thành phố hiện hữu. Hệ sinh
thái tự nhiên và phân bổ dân cư cũng bị tác động mạnh của quá trình đô thị hóa. Do đó đặc điểm phân
bố dân cư dọc hai bên bờ sông cũng có nét đặc trưng riêng: mật độ dân số đông dân khi tiếp giáp với
trung tâm hiện hữu ở phía Nam và thưa dân về phía Bắc (Quận 12).
- Phía bờ Tây (bao gồm Huyện Hóc Môn, Quận 12, Bình Thạnh): đặc điểm chung cho khu vực
này là khu dân cư nông thôn pha thành thị (nhà vườn mật độ thấp) ở huyện Hóc Môn, Quận 12; khu
dân cư đô thị ở Quận nội thành (quận Bình Thạnh), được chia thành những đoạn khác nhau như sau:
+ Đoạn qua phường 13 phía Bắc đường Phạm Văn Đồng đa phần là các dự án nhà ở có quy
hoạch chi tiết 1/500 (khu vực này trước đây là KCN Bình Hòa).
+ Đoạn qua phường 13 phía Nam đường Phạm Văn Đồng, phường 26, phường 27 có dân cư
hiện hữu khá dày đặc.
+ Đoạn qua phường 28 (bán đảo Thanh Đa) có một phần là dân cư hiện hữu còn lại là quỹ đất
nông nghiệp. Khu vực này được bao bọc xung quanh bởi sông Sài Gòn. Từ mé sông vào khoảng 30m
có tuyến đường hiện hữu dọc sông, trong đoạn 30m này có một số vị trí hiện hữu là các điểm dịch vụ
dọc sông, còn lại phần bên trong tuyến đường là dân cư, đa số nhà ở cấp 2, cấp 3, mật độ phân bố dân
cư khu vực này thấp hơn so với các khu vực khác thuộc Bình Thạnh. Khu vực này thường xuyên bị
sạt lỡ.
Cầu Phú Cường
Cầu Sài Gòn
82
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
Hiện trạng sông Sài Gòn từ cầu Phú Long đến cầu Sài Gòn.
- Phía bờ Đông: chia thành 3 đoạn:
+ Đoạn 1 từ cầu Phú Long đến rạch Vĩnh Bình thuộc phường Vĩnh Phú tỉnh Bình Dương có
mật độ dân cư tương đối thưa so với các khu vực thuộc Thành phố.
+ Đoạn 2 từ rạch Vĩnh Bình đến sông Rạch Chiếc thuộc địa phận quận Thủ Đức, thành phố Hồ
Chí Minh có dân cư xây dựng khá dày đặc xen cài với các dự án nhà ở thuộc phường Hiệp Bình
Chánh, đặc biệt trong khu vực này là khu Cảng Phước Long trải dài phía Đông dọc sông Sài Gòn, đối
diện bán đảo Thanh Đa là quỹ đất tiềm năng để có thể định hướng phát triển trong tương lai.
+ Đoạn 3 từ sông Rạch Chiếc đến cầu Sài Gòn thuộc phường Thảo Điền, Quận 2. Đa phần nhà
ở biệt thự cao cấp hiện hữu thuộc các dự án nhà ở, khu vực này bị lấn chiếm hành lang kênh rạch khá
nhiều.
II.3. Phân đoạn III: “Từ cầu Sài Gòn đến mũi Đèn Đỏ”:
Là khu vực tập trung dân cư đông đúc với các chức năng đô thị đặc trưng: khu trung tâm hành
chính, thương mại dịch vụ, quần thể di tích lịch sử và công nghiệp, công viên cây xanh tập trung. Hạ
tầng khu vực này đã hình thành lâu đời và khá hoàn chỉnh so với các phân đoạn khác.
Đoạn sông Sài Gòn chảy qua quận Bình Thạnh, Quận 1, Quận 4, và Quận 7 ở phía bờ Tây và
khu vực Quận 2 ở phía bờ Đông.
- Bờ Tây sông Sài Gòn:
+ Với quận Bình Thạnh đã hình thành các khu dân cư mới cao tầng và thương mại dịch vụ như
Vinhomes Tân Cảng - Landmark 81, khu Sài Gòn Pearl.
+ Với Quận 1, là khu dân cư cao tầng Vinhome Ba Son, tiếp đó là khu thương mại dịch vụ, là
trung tâm hành chính của Thành phố.
+ Với Quận 4, là khu vực cảng Sài Gòn, cảng container chuyên nghiệp, với các dịch vụ khai
thác cảng biển như: Dịch vụ xếp dỡ hàng hóa, dịch vụ Logistics, dịch vụ hàng hải, cứu hộ, cứu nạn,
hoa tiêu, địa ốc, cao ốc văn phòng, xây dựng công trình dân sự, quân sự... và vận tải đa phương thức.
+ Với Quận 7, là khu cảng Tân Thuận, khu chế xuất Tân Thuận và khu vực Công viên Mủi Đèn
Đỏ.
- Bờ Đông sông Sài Gòn:
83
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
Bờ Đông sông Sài Gòn bao gồm khu vực phường Bình An, khu vực bán đảo Thủ Thiêm, và
khu vực Thạnh Mỹ Lợi thuộc Quận 2. Toàn bộ khu vực này được phủ kín các dự án, tuy nhiên tốc độ
không cao như phía bờ Tây đối diện, đặc biệt là khu vực gần cầu Phú Mỹ thuộc phường Thạnh Mỹ
Lợi.
* Đánh giá chung về hiện trạng cảnh quan hai bên bờ sông Sài Gòn:
Tập trung phát triển chưa đồng đều, chủ yếu khu vực trung tâm thuộc bờ Tây nằm trong khu
vực 930 ha, tạo nên áp lực lớn về mặt hạ tầng đô thị, đặc biệt là giao thông.
Nhà nước chưa thể thực hiện việc thu hồi và xây dựng bờ kè cũng như giao thông dọc sông
đồng loạt đồng thời việc quản lý xây dựng không chặt chẽ do vậy không gian hai bờ bên bờ sông Sài
Gòn bị tư hữu hóa, tầm nhìn ra sông Sài Gòn bị hạn chế. Vì vậy, bờ sông thiếu không gian công công
phục vụ lợi ích cho cộng đồng;
Cảnh quan bờ sông có một số đă được xây dựng đúng quy hoạch, mang lại hiệu quả về mặt
cảnh quan tốt cho đô thị. Tuy nhiên vẫn còn nhiều đoạn cảnh quan bị phá vỡ do tình trạng lấn chiếm,
xây dựng trái phép, cản trở dòng chảy, môi trường cũng bị ảnh hưởng;
Tình trạng vi phạm hành lang an toàn bờ sông Sài Gòn khá phổ biến (Quận 2, Thủ Đức, quận
12) là nơi được cho có nhiều dự án lấn bờ sông nhiều nhất;
Tình trạng sạt lỡ bờ sông một số nơi vẫn xảy ra, thấy rõ nhất là khu vực bán đảo Thanh Đa;
Mặc dù một số dự án đê bao sông Sài Gòn đã được nhà nước tiến hành xây dựng, nhưng nhiều
khu vực vẫn còn tình trạng ngập lụt khi có triều cường.
Tiềm năng phát triển của sông Sài Gòn là rất lớn, tuy nhiên hiện nay chỉ mới đưa ra tiêu chí
nhằm bảo vệ mà chưa có hướng khai thác phát triển, tận dụng tối đa lợi thế của hai bên bờ sông.
Một vài hình ảnh lấn chiếm, nhếch nhác trên sông Sài Gòn
III. ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH HAI BÊN BỜ SÔNG SÀI GÒN:
III.1. Phân đoạn I:
Toàn khu vực chia làm 12 phân khu, bao gồm: 10 phân khu Củ Chi, 01 phân khu Hóc Môn và 01 phân
khu Quận 12. Chiều dài sông: 52,5km,gồm: Củ Chi (44km) + Hóc Môn (7km) + Quận 12 (1,5km).
Diện tích: 5.230ha, gồm: Củ Chi (4.780ha) + Hóc Môn (400ha) + Quận 12 (50ha).
Định hướng quy hoạch: Phát triển kinh tế (nông nghiệp kỹ thuật cao, du lịch sinh thái); Xây dựng văn
hoá (điểm đến cuối tuần là hành lang sinh thái giải trí ven sông dài nhất); Tôn tạo và giữ gìn các giá trị
hiện hữu (di tích, làng nghề, cụm dân cư nông thôn). Để hạn chế xáo trộn giữa các khu vực dân cư
nông thôn hiện hữu, các dự án, đồ án đã có pháp lý, phương án này tạo sự cân bằng giữa giữ lại chỉnh
trang và phát triển mới.
84
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
- Kết nối dòng sông và bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên: Bờ sông Sài Gòn có bề mặt thuỷ giới rộng
lớn (200 – 250m) cần khai thác triệt để, phát triển du lịch. Tạo một không gian mặt nước tự nhiên an
toàn – thoải mái cho các hoạt động lễ hội, góp phần điều tiết nước, đề xuất đào thêm một số đoạn
sông để nối kết hai bờ sông.
- Tạo ra các khu vực an toàn nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu: tạo thêm tuyến đường mới kết
hợp thành đê bao bổ sung (ngoài những tuyến hiện hữu đã có sẵn). Ngoài ra, để hạn chế sự lan toả
theo vết dầu loang của đô thị hoá, ý tưởng nối kết các dòng sông hiện hữu cũng tạo ra hành lang mềm
ngăn cách giữa khu vực dân cư với khu nông nghiệp, khu nghỉ dưỡng du lịch, tách bạch không khí
náo nhiệt đô hội với khu vực sinh thái tự nhiên.
+ Liên kết vùng để bổ sung và tổ hợp chức năng: Để tạo sức hút đầu tư, khai thác tiềm năng phát
triển kinh tế qua việc giao thương giữa các địa phương TP.HCM – Bình Dương – Tây Ninh, bổ sung
cho nhau các chức năng khác giữa khu đô thị mới và nội thành hiện hữu, giải pháp quy hoạch cho
các phân khu này phải kết nối được với các khu vực nêu trên.
- Kiến tạo các khu cảnh quan bờ sông khác biệt: tạo một không gian sống động, khác biệt nhau
về hình thức tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan và hoạt động trên đó nhằm tạo ra một điểm đến
cuối tuần hấp dẫn cho du khách tại đây.
- Đa dạng và tiếp nối các hoạt động vui chơi giải trí và nghĩ dưỡng: Với mục tiêu tạo ra một
hành lang giải trí sinh thái ven sông với các hoạt động đa dạng và đủ sức hấp dẫn, với nhiều dịch vụ
đẳng cấp trên cơ sở những tiềm năng thế mạnh về di tích lịch sử, văn hóa làng nghề truyền thống,...
Kết hợp đề xuất tổ chức nhiều loại hình vui chơi giải trí đa dạng, mô hình du lịch Home stay.
- Tạo điều kiện để phát triển kinh tế nông nghiệp ứng dụng khoa học kỹ thuật (KHKT): Củ Chi
nổi tiếng với làng nghề truyền thống về sản phẩm mây-tre- lá, gốm, thuốc trước đây và cây – sinh vật
cảnh ngày nay. Lưu giữ và phát triển thêm bằng cách ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào các
cánh đồng mẫu lớn.
III.2. Phân đoạn II:
Nhìn chung theo định hướng đa số hai bên bờ sông đều quy hoạch khu dân cư hiện hữu chỉnh
trang để tránh xáo trộn cuộc sống người dân. Với sông Sài Gòn bao bọc xung quanh, Khu Đô thị Bình
Quới Thanh Đa là một trong những dự án hiếm hoi còn sót lại với quỹ đất lớn thuộc khu vực nội
thành, dự báo sẽ trở thành khu đô thị mang tầm vóc quốc tế bên cạnh khu đô thị Nam Sài Gòn và Khu
đô thị mới Thủ Thiêm.
85
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
Việc đầu tư xây dựng cụm cảng trung chuyển ICD Long Bình là để di dời cụm cảng Trường
Thọ hiện hữu tại phường Trường Thọ, quận Thủ Đức. Dự kiến dự án di dời này sẽ thực hiện theo hình
thức đầu tư đối tác công tư và chủ trương đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý tại Công văn số
211/TTg ngày 3 tháng 02 năm 2016.
Tổng cộng có 23 đồ án quy hoạch phân khu TL 1/2000 từ cầu Phú Long đến cầu Sài Gòn được
phê duyệt. Phía bờ Tây có 13 đồ án và phía bờ Đông có 10 đồ án.
Dự án khu đô thị Bình Quới Thanh Đa đã được định hướng quy hoạch đă lâu nhưng chưa thể thực
hiện nên còn gây nên nhiều vấn đề kinh tế xã hội.
III.3. Phân đoạn III: “Từ cầu Sài Gòn đến mũi Đèn Đỏ”:
Khu vực 930ha là khu vực phát triển mới đa chức năng, trải dài từ cầu Sài Gòn đến cầu Tân
Thuận, thuộc một phần quận Bình Thạnh, quận 1 và quận 4 (giới hạn bởi: phía Bắc giáp cầu Sài Gòn,
phía Tây giáp đường Nguyễn Hữu Cảnh, Tôn Đức Thắng, phía Nam giáp đường Nguyễn Tất Thành,
kênh Tẻ, phía Đông giáp sông Sài Gòn), có diện tích khoảng 274.8 ha. Khu quận 7 gồm khu chế xuất
Tân Thuận và khu công viên Mũi Đèn Đỏ.
Theo quy hoạch 930ha, hai bên bờ sông Sài Gòn xây dựng hàng loạt các cụm chung cư cao cấp,
ngoài ra còn có khu thương mại, văn phòng làm việc, khách sạn 5 sao, các tổ hợp giải trí hiện đại
với mật độ xây dựng chung của khu đô thị khoảng 35%, số tầng được xây dựng tối đa là 55 tầng
(tương đương chiều cao 220m).
- Bờ Đông sông Sài Gòn: thuộc khu vực quận 2, một phần là các khu dân cư hình thành từ các dự
án có quy mô nhỏ, hiện đã và đang xây dựng, không gian cảnh quan bờ sông thiếu đồng bộ, là sự ráp
nối của các dự án nên thiếu tính kết nối, công trình kiến trúc dọc bờ sông chủ yếu là dạng nhà ở thấp
tầng.Phần còn lại thuộc khu đô thị mới Thủ Thiêm: đang trong quá trình đầu tư xây dựng theo quy
hoạch. Trong tương lai sẽ hình thành tuyến cảnh quan ven sông có giá trị mỹ quan, gắn kết không
gian bờ sông với quãng trường, cầu đi bộ, các công trình công cộng cấp thành phố; nơi diểm ra các
hoạt động văn hóa – nghệ thuật và là không gian lý tưởng cho hoạt động ngoài trời.
- Bờ Tây sông Sài Gòn: từ cầu Sài Gòn (phía quận Bình Thạnh) kéo dài dọc 2 bờ sông Sài Gòn
đến cầu Tân Thuận (quận 4), có khoảng 50 tòa cao ốc đã và đang thi công. Bên cạnh những dự án lớn
đã đi vào sử dụng như Vinhomes Central Park, khu cảng Ba Son, khu đô thị Sala...hàng loạt dự án lớn
khác đang chuẩn bị triển khai có thể kể đến như Dự án Khu công viên Bến Bạch Đằng, Khu phức hợp
Nhà Rồng - Khánh Hội quy mô 31,5ha, bên cạnh đó, Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu
công viên Mũi Đèn Đỏ và khu nhà ở đô thị (có tên thương mại là Saigon Peninsula) tại phường Phú
Thuận, Quận 7, TP.HCM, giáp với rạch Bà Bướm và sông Sài Gòn với diện tích khoảng 117ha, trong
đó có khu công viên hỗn hợp đa chức năng khoảng 82ha và khu đô thị nhà ở khoảng 35ha gồm khu
nghỉ dưỡng, trung tâm tài chính, khách sạn, vui chơi giải trí.
86
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
* Đánh giá chung về quy hoạch hai bờ sông Sài Gòn:
Có khoảng 50 đồ án quy hoạch phân khu đã được phê duyệt dọc 2 bên bờ sông Sài Gòn từ
huyện Củ Chi đến quận 7
Phát triển đô thị tại TPHCM vẫn luôn xem sông Sài Gòn là một trong những đặc điểm nội bật
của Thành phố, sông Sài Gòn vẫn là trục bố cục tổ chức cảnh quan chính của TP.HCM. Tuy nhiên
vẫn chưa được xem là là một đối tượng cần ưu tiên đặc biệt, do đó chưa có được sự đầu tư thích đáng
để khai thác hết tiềm năng cảnh quan mà đáng lý ra nó phải được.
Các nghiên cứu, giải pháp quy hoạch hiện nay chỉ mang tính cục bộ và riêng lẻ theo từng khu
vực và chức năng mà chưa mang tính tổng thể cho toàn bộ tuyến sông Sài Gòn, cần thiết có một
nghiên cứu riêng để tìm ra giải pháp thực thi nhằm quy hoạch, đầu tư, xây dựng và phát triển đô thị
trên tổng thể toàn bộ tuyến sông Sài Gòn, trong đó cần phải lưu ý đặc biệt đến yếu tố giao thông.
Quyết định 150/2004/QĐ-UB và sau này là Quyết định 22/2017/QĐ-UB ban hành về quản lý,
sử dụng hành lang bờ sông, kênh, rạch có quy định hành lang bờ sông Sài Gòn là 30-50m tùy đoạn.
Tuy nhiên, thực tế các dự án đã triển khai trước 2004 có hành lang an toàn bờ sông không đồng đều từ
20-50m.
IV. SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA “PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VÀ YẾU TỐ MẶT NƯỚC”:
IV.1. Sự tương tác giữa phát triển đô thị và yếu tố mặt nước:
Ở các đô thị bên sông trên thế giới, bờ sông luôn được hoạch định là nơi vui chơi công cộng.
Đó là nơi công cộng dành cho người dân nhằm mang lại lợi ích để rèn luyện về thể chất, thư giản về
mặt tinh thần, thị giác trong bất kể thời gian nào trong ngày, trong năm.
Các đô thị cũng mong muốn khu vực bờ sông công cộng này sẽ phục vụ được nhiều mục đích:
đó là nơi làm việc và sinh sống, cũng như nơi vui chơi. Nói cách khác, họ muốn một nơi đóng góp
vào chất lượng cuộc sống ở tất cả các khía cạnh của nó - kinh tế, xã hội và văn hóa.
Nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên không thể thiếu, có thể tái tạo, nhưng hạn chế. Nó sử
dụng các mục tiêu của nông nghiệp, công nghiệp, sản xuất năng lượng, hộ gia đình, giao thông vận
tải, giải trí và môi trường. Tài nguyên nước đóng vai trò quan trọng ở hầu hết các nơi trên thế giới
trong suốt lịch sử trong việc thành lập và hình thành các khu định cư, các thành phố và thông qua đó
hình thành bản sắc riêng của đô thị đó.
Một mối quan hệ chặt chẽ giữa bờ sông và đô thị hình thành bên cạnh nó. Với thời đại công
nghiệp, mối quan hệ này đã bị gián đoạn do một số mục đích sử dụng, chẳng hạn như các cảng lớn,
thương mại, công nghiệp, kho bãi và giao thông vận tải. Thông qua sự phát triển của công nghệ
container,..
IV.1.1. Tác động của yếu tố mặt nước trong quy hoạch đô thị:
Sự cân bằng được thiết lập giữa tự nhiên và đời sống xã hội để phát triển bền vững ở các đô thị.
Các yếu tố mặt nước tự nhiên trong đô thị đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành sự cân
bằng này.
Một lý do cho tầm quan trọng của nguồn nước tự nhiên trong khu vực đô thị là hiệu ứng thẩm
mỹ mà con người tạo ra. Hiệu ứng này là hiệu ứng hình ảnh và tâm lý. Những người đứng trên bờ
sông thường có cảm giác thư giãn do mặt nước mang lại. Âm thanh của nước mang lại sự sống động
và niềm vui cho thính giác, một biểu tượng ở trạng thái thể hiện sự liên tục của cuộc sống.
Các dòng sông đóng vai trò chính yếu trong sự hình thành của đường phố, công viên và các
không gian đô thị khác.
87
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
IV.1.2. Các loại đô thị ven sông:
- Đô thị nằm trên bán đảo.
- Đô thị nằm trên vịnh.
- Đô thị nằm bên bờ sông.
- Đô thị nằm bên ngã ba hoặc ngã tư sông.
- Đô thị nằm bên hồ hoặc đầm.
IV.1.3. Các hình thức cải tạo đô thị ven sông:
- Mở rộng từ đô thị hiện hữu:
Các đô thị ven sông đã hiện hữu được xây dựng mở rộng qua các khu vực khu công nghiệp
hoặc cảng cũ kế cận. Một số ví dụ về nó có thể được đưa ra là Thành phố Hafen