Đề xuất một số giải pháp cơ bản góp phần xây dựng đô thị thông minh tại thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế của miền nam nói riêng và của Việt Nam nói chung, đây là đô thị đặc biệt có mức sống, thu nhập của người dân được đánh giá là cao nhất tại nước ta. Thành phố Hồ Chí Minh đang thu hút lượng lớn lao động khắp cả nước ta và các doanh nghiệp nước ngoài đến và đầu tư phát triển hạ tầng, kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Để đề ra hướng phát triển của thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian sắp tới, chúng ta cần đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp khắc phục triệt để các vấn đề còn tồn tại góp phần xây dựng một đô thị thông minh trong tương lai. Vì vậy, chuyển đổi “Thành phố truyền thống” thành “Thành phố thông minh” là một nhu cầu tất yếu.

pdf7 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 456 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề xuất một số giải pháp cơ bản góp phần xây dựng đô thị thông minh tại thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
111 Đề xuất một số giải pháp... Nghiên cứu - Trao đổi ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN GÓP PHẦN XÂY DỰNG ĐÔ THỊ THÔNG MINH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Minh Tuấn*, Trương Tiến Sĩ** TÓM TẮT Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế của miền nam nói riêng và của Việt Nam nói chung, đây là đô thị đặc biệt có mức sống, thu nhập của người dân được đánh giá là cao nhất tại nước ta. Thành phố Hồ Chí Minh đang thu hút lượng lớn lao động khắp cả nước ta và các doanh nghiệp nước ngoài đến và đầu tư phát triển hạ tầng, kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Để đề ra hướng phát triển của thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian sắp tới, chúng ta cần đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp khắc phục triệt để các vấn đề còn tồn tại góp phần xây dựng một đô thị thông minh trong tương lai. Vì vậy, chuyển đổi “Thành phố truyền thống” thành “Thành phố thông minh” là một nhu cầu tất yếu. Từ khóa: Đô thị thông minh; Xây dựng đô thị Hồ Chí Minh PROPOSED A NUMBER OF BASIC SOLUTIONS CONTRIBUTING THE PARTICIPATION OF SMART URBAN CONSTRUCTION IN HO CHI MINH CITY ABSTRACT Ho Chi Minh City is the economic center of the south in particular and of Vietnam in general. Ho Chi Minh City is attracting a large number of workers throughout our country and foreign businesses come and invest in infrastructure development and business in many different fields. In order to set out the development direction of Ho Chi Minh City in the coming time, we need to assess the situation and propose solutions to thoroughly overcome outstanding issues, contributing to building a smart city. Future. Therefore, converting “Traditional city” into “Smart city” is an indispensable need. Keywords: Smart cities, urban construction, Ho Chi Minh * PGS.TS. Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh ** ThS. Trường Đại học Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh 112 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chúng ta đang sống trong sự hội tụ của hai hiện tượng quan trọng trong lịch sử nhân loại: sự gia tĕng đô thị hóa toàn cầu và cuộc cách mạng kỹ thuật số. Theo một báo cáo của Liên Hợp Quốc, hiện nay 54,6% dân số thế giới (3,6 tỷ người) sống ở các thành phố, nghiên cứu cho thấy đến nĕm 2050, tỉ lệ dân cư thành thị sẽ chiếm hơn 70% dân số thế giới (64,1% ở các nước đang phát triển và 85,9% ở các nước phát triển sẽ sống ở các khu vực thành thị). Sự tập trung dân số, tốc độ gia tĕng của đô thị đã mang lại cho các thành phố và quốc gia một số thách thức trong việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tĕng của người dân; bắt đầu với các hạng mục cơ bản như cơ sở hạ tầng, môi trường, giao thông và ứng phó với thiên tai; các yêu cầu về nhà ở, nĕng lượng, an ninh, y tế và giáo dục, cũng như các vấn đề như truyền thông và giải trí. Do đó, việc xây dựng kế hoạch, quản lý và điều hành, đảm bảo cho các thành phố phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường sẽ là những thách thức mà hầu như tất cả các quốc gia sẽ phải đối mặt trong thế kỷ này. Quản lý và cải thiện chất lượng các thành phố đòi hỏi phải biết những gì xảy ra bên trong thành phố đó, điều này chỉ có thể nắm bắt được thông qua việc thay đổi phương thức điều hành của chính quyền, tham gia của người dân, cũng như sự tham gia của các bên liên quan chịu trách nhiệm quản lý chúng. Vì vậy, chuyển đổi “Thành phố truyền thống” thành “Thành phố thông minh” là một nhu cầu tất yếu. Với sự xuất hiện của công nghệ số, Internet và công nghệ di động, sự chuyển đổi này càng trở nên khả thi hơn. Bắt kịp xu hướng của các thành phố lớn trên thế giới, thành phố Hồ Chí Minh đang bước vào giai đoạn đầu xây dựng một đô thị thông minh. Tuy nhiên, trong thực tiễn triển khai xây dựng có một số tồn tại, vướng mắc lớn làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện. Vì vậy, để đẩy mạnh tiến trình xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh trong thời gian tới, chúng ta cần đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp khắc phục triệt để các vấn đề còn tồn tại. 2. XÂY DỰNG ĐÔ THỊ THÔNG MINH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI HIỆN NAY Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất nước với khoảng hơn 10 triệu dân, mỗi nĕm lại có thêm “thành phố nhỏ” (các khu đô thị mới) được sinh ra. Điều này xảy ra trong hơn một thập niên vừa qua và nếu không phát triển thành phố Hồ Chí Minh theo hướng đô thị thông minh thì không thể giải quyết được những vấn đề đô thị một cách hiệu quả. Đây cũng là trung tâm kinh tế lớn nhất nước, chiếm 22% GDP, đóng góp 27% ngân sách quốc gia, trong khi diện tích chỉ chiếm 0,6% cả nước và dân số cũng chỉ chiếm khoảng 10%, có lực lượng lao động chất lượng cao, hiện nay tỷ lệ người lao động có bằng đại học cao gấp 2,3 lần so với mức trung bình cả nước. Nĕng suất lao động cao gấp 2,7 lần so với toàn quốc, các doanh nghiệp tư nhân phát triển rất mạnh, chiếm 82% đóng góp cho nền kinh tế tại đây. Nếu Thành phố Hồ Chí Minh gặp vấn đề về kinh tế sẽ khiến cả nước bị ảnh hưởng theo. Vì vậy, trong thời gian qua, thành phố Hồ Chí Minh đã đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào sự xây dựng chính quyền điện tử, cải cách thủ tục hành chính và liên thông trong điều hành quản lý giữa các đơn vị quản lý ở các lĩnh vực như giao thông, y tế, môi trường, giáo dục... là thành phố đi đầu về kinh tế để đáp ứng phần lớn yêu cầu của cả nước. • Giao thông vận tải: 113 Đề xuất một số giải pháp... Thời gian gần đây, Bộ Giao thông vận tải đã bước đầu xây dựng hệ thống giao thông thông minh (ITS-lntelligent Transport System) áp dụng cho đường ô tô cao tốc, đường liên tỉnh và giao thông đô thị. Cụ thể, ở phía Bắc, hệ thống giao thông thông minh được ứng dụng trên đường vành đai 3 (Mai Dịch - Thanh Trì), đường Láng - Hòa Lạc, Pháp Vân - Cầu Giẽ (Hà Nội); quốc lộ 3 mới; Cầu Giẽ - Ninh Bình; quốc lộ 1 (Hà Nội - Bắc Ninh) và quốc lộ 18 (Nội Bài - Bắc Ninh)... Ở phía Nam, hệ thống hệ thống giao thông thông minh đã được ứng dụng trên tuyến cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây; dự kiến trung tâm hệ thống giao thông thông minh quản lý tuyến cao tốc này sẽ phát triển thành trung tâm hệ thống giao thông thông minh cho cả khu vực phía Nam kết nối được với hệ thống điều hành hệ thống giao thông thông minh quốc gia. Đặc biệt, Bộ Giao thông vận tải đang định hướng ưu tiên phát triển hệ thống hệ thống giao thông thông minh trong các dịch vụ tiện ích cơ bản và ưu tiên ứng dụng trong việc tổ chức điều tiết giao thông tại các trục đô. Nhìn chung, việc triển khai ứng dụng các công nghệ hiện đại trong công tác quản lý và điều hành giao thông tại Việt Nam, trong đó có hệ thống hệ thống giao thông thông minh đã bước đầu mang lại những hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, việc triển khai ứng dụng hệ thống giao thông thông minh ở các thành phố lớn trong thời gian qua chỉ mang tính chất thí điểm riêng lẻ, thiếu tính liên kết và định hướng tổng thể cho cả hệ thống. • Nguồn nhân lực: Đầu tư phát triển giáo dực – đào tạo và sang lọc, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao từ nhiều nĕm qua vẫn luôn là mục tiêu được thành phố Hồ Chí Minh đặt lên hàng đầu. Điều này thể hiện rõ ở những đề xuất đổi mới đột phá, những sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm và sự quan tâm của thành phố cho lĩnh vực “trồng người” Mặc dù ngân sách còn nhiều khó khan những mỗi nĕm, thành phố Hồ Chí Minh đều bố trí khoảng 11,7% tổng chi phí đầu tư, tương đường 3.400 tỷ đồng để đầu tư cho lĩnh vực giáo dục- đào tạo, đó là chưa kể chi thương xuyên. Không chỉ đầu tư xây dựng trường lớp, bổ sung trang thiêt bị hiện đại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên ngành giáo dục, thành phố Hồ Chí Minh còn mạnh dạn đầu tư đề án, đề tài nghiên cứu hướng đến việc xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển của thành phố trong tương lai. • An toàn thực phẩm Chiến lược tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt là quản trị chuỗi thực phẩm, nông sản đã và đang đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển công nghệ chế biến tinh, chế biến sâu, đổi mới công nghệ... Thành phố Hồ Chí Minh cần xây dựng một chính sách dài hơn về nguồn nhân lực phục vụ trong lĩnh vực vê sinh an toàn thực phẩm. Trong đó, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có phẩm chất đạo đức để đáp ứng yêu cầu của công tác lĩnh vực này, đồng thời, có chế độ đãi ngộ hợp lý. Bên cạnh đó, cần đề ra các biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với hành vi thiếu trách nhiệm nghề nghiệp của cán bộ quản lý. Trong thời điểm hiện tại, cần tĕng cường hệ thống cán bộ quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm cấp phường xã nhằm thắt chặt quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh đang nằm ngoài sự kiểm soát. Là một thành phố đông dân nhất cả nước, do đó sức tiêu thụ các loại hàng hóa và thực phẩm là rất mạnh. Đây có thể là mảnh đất màu mỡ cho những nhà sản xuất 114 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật không có đạo đức nghề nghiệp “lướt sóng” để tìm lợi nhuận. Và trên thực tế con số đó là không nhỏ. Vì vậy, bên cạnh tĕng cường công tác quản lý từ phía nhà nước, xây dựng một đô thị thông minh, thành phố Hồ Chí Minh cần có sự quan tâm đúng mức nhằm nâng cao vai trò của các cơ quan truyền thông, hội bảo vệ người tiêu dùng, các hội khoa học kỹ thuật có liên quan. Đồng thời, có chính sách để khai thác mạnh hơn nữa đội ngũ trí thức khoa học trẻ phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này. Tóm lại, việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm chỉ có thể giải quyết rốt ráo nếu có những biện pháp đồng bộ. Người quản lý, người sản xuất, người tiêu dùng đều phải đồng lòng thực hiện với mục tiêu giữ gìn sức khỏe cho thể hệ hôm nay và cả thế hệ con cháu mai sau. • Y tế-sức khỏe người dân Hiện nay, 100% dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền Bộ Y tế được cung cấp trực tuyến ở mức độ 2; 57 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4; kết nối liên thông với Chính phủ; công khai tiến độ giải quyết hồ sơ của Bộ Y tế trên cổng thông tin điện tử Chính phủ. Đến nay, hầu hết các bệnh viện đã triển khai phần mềm quản lý bệnh viện; 99,5% cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc đã kết nối liên thông với hệ thống giám định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam Hiện nay, việc thí điểm triển khai bệnh án điện tử tại các bệnh viện về cơ bản đã hoàn thành tuy nhiên để nhân rộng có hiệu quả cần phải thống nhất ban hành mã bệnh nhân hoặc mã an sinh xã hội, thông tư hướng dẫn về bệnh án điện tử... “Mới chỉ có 9/34 bệnh viện tuyến Trung ương có đĕng ký với chúng tôi để triển khai bệnh án điện tử”, khi khám bệnh, các xét nghiệm, chiếu chụp tại một bệnh viện nào đó hầu như không khi nào được bệnh viện khác chấp nhận. Do vậy, số lượng các xét nghiệm cận lâm sàng tĕng rất cao, kéo theo đầu tư cho thiết bị, nhân lực y tế và cả chi phí của người bệnh cũng tĕng rất cao, tĕng gấp bội tốn kém của xã hội. Ai cũng biết là hoàn toàn có thể tổ chức hệ thống này “thông minh” hơn, ngay cả chỉ bằng cách thủ công. Đó là, khi đi khám bệnh, bệnh nhân có thể xuất trình các xét nghiệm vẫn còn hiệu lực về thời gian và bác sỹ sẽ chỉ định giải pháp cận lâm sàng bổ sung thật cần thiết vào thời điểm đó, thay vì xét nghiệm nào cũng làm lại như hiện nay. Mức độ thông minh như vậy là đã có nhưng còn thấp. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết để xây dựng Thành Phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh Quá trình dịch chuyển sang thành phố thông minh không thể thiếu một nền tảng pháp lý chặt chẽ được xây dựng nhằm thích ứng và hỗ trợ cho việc vận hành của thành phố thông minh. Quản lý về ứng dụng công nghệ thông tin thiếu tập trung, dàn trải, manh mún, hiệu quả thấp và phát sinh nhiều bất cập, lãng phí. Việc đầu tư trang thiết bị thuê mướn các dịch vụ công nghệ thông tin còn tràn lan, chưa có cơ quan thẩm định dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp, nguy cơ mất an toàn thông tin và rất khó khĕn cho việc thực hiện lộ trình xây dựng chính quyền điện tử. Lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin chưa phát triển tương xứng với tiềm nĕng và vị thế của thành phố. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin trên địa bàn qui mô còn nhỏ, quy trình sản xuất, cung cấp sản phẩm chưa chuyên nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp có quy mô hoạt động nhỏ. Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp chưa cao, sức cạnh tranh thấp. Đầu tư nước ngoài vào 115 Đề xuất một số giải pháp... lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin còn ít. Giá trị sản xuất công nghiệp công nghệ thông tin còn thấp. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dịch vụ hành chính công và phục vụ cải cách hành chính hiệu quả chưa cao, các dịch vụ hành chính công mức độ 3 còn hạn chế. Mục tiêu xây dựng hệ thống các cơ sở dữ liệu dùng chung chưa đạt được. An toàn thông tin còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro: các hệ thống công nghệ thông tin trọng tâm của thành phố tuy đã được củng cố nhiều biện pháp kỹ thuật cơ bản, nhưng do lĩnh vực này liên tục phát triển nhanh nên các biện pháp khắc phục luôn bị lạc hậu so với thực tế. 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN GÓP PHẦN XÂY DỰNG ĐÔ THỊ THÔNG MINH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Một là: thành phố cần tĕng cường thực hiện quản lý ngành và các dịch vụ thông minh. Để Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh cần tĕng cường sự tham gia của người dân đối với chính quyền đô thị; trong xây dựng chính quyền thông minh người dân phải là đồng tác giả, đồng thời tham gia giám sát thực hiện. Lấy sự phản hồi của người dân làm thước đo bộ máy chính quyền. Trước mắt, Thành phố tập trung xây dựng chính quyền điện tử, kết nối chia sẻ thông tin dữ liệu để gia tĕng hiệu quả quản lý nhà nước. Bên cạnh đó, tĕng cường sự tương tác giữa chính quyền và người dân, cung cấp các tiện ích phục vụ cho người dân. Hai là: xây dựng cơ sở dữ liệu chung của Thành phố và cơ sở hạ tầng thông tin - viễn thông. Về cơ sở dữ liệu, do hệ thống công nghệ thông tin đã được từng ngành xây dựng, nên trước mắt cần tập trung xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung cho tất cả các lĩnh vực. Về hạ tầng thông tin - viễn thông, Thành phố cần kêu gọi và khai thác những thế mạnh của doanh nghiệp cùng tham gia xây dựng phát triển đô thị thông minh. Bên cạnh đó, Thành phố Hồ Chí Minh cần tĕng cường những tiện ích mà người dân thụ hưởng trong đô thị thông minh như: chương trình giao thông thông minh, y tế thông minh, giám sát môi trường thông minh.v.v. để giải quyết các hạn chế, bức xúc của người dân trước tình trạng kẹt xe, ngập nước đô thị, chất lượng phục vụ thấp của ngành y tế... Ba là: xây dựng trung tâm mô phỏng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, giúp chính quyền Thành phố phân tích, đánh giá và dự báo, cảnh báo, xử lý các vấn đề về phát triển dân số, kinh tế, vĕn hóa - xã hội; giải quyết các vấn đề bức xúc của Thành phố. Thành phố cần xây dựng trung tâm điều hành đô thị thông minh, trung tâm an toàn thông tin với các chuyên gia hàng đầu để kịp thời xử lý các sự cố. Các sở, ngành cần mời gọi những chuyên gia hàng đầu của Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài về an toàn thông tin cùng tham gia xây dựng đô thị thông minh. Bốn là: mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện phân cấp, phân quyền, tuy nhiên, cần sớm cụ thể hóa, hiện thực hóa chủ trương này thành thể chế mang tính thiết thực. Trong thời gian tới Trung ương cần có cơ chế đặc thù riêng cho Thành phố Hồ Chí Minh trong xây dựng đô thị thông minh, bởi những ràng buộc về pháp lý và các cơ chế, chính sách hiện nay không cho phép Thành phố thực hiện đô thị thông minh một cách có hiệu quả nhất. Vì vậy, rất cần có cơ chế đặc thù về pháp lý, cơ chế tự chủ về tài chính để Thành phố thực hiện mục tiêu xây dựng đô thị thông minh trong thời gian sớm nhất. 116 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Nĕm là: theo các chuyên gia, nền tảng của thành phố thông minh là các tòa nhà thông minh. Do đó, giải pháp đưa ra là Tòa nhà thông minh tích hợp nền tảng IP Các hệ thống con được tích hợp thành 1 hệ thống duy nhất thông qua mạng LAN. Xu hướng hiện đại hóa, số hóa các tòa nhà mang đến những giải pháp cho sự đô thị hóa trên toàn cầu. Không quá khó để triển khai việc số hóa các tòa nhà theo thiết kế tiêu chuẩn hóa trên toàn cầu. Số hóa tòa nhà giúp cung cấp thông tin để tối ưu hóa hiệu quả sử dụng nĕng lượng; tối ưu trong công tác vận hành; nâng cao khả nĕng tiên đoán, cảnh báo sự cố hỗ trợ bởi công nghệ IoT và trí thông minh nhân tạo, giúp giảm chi phí vận hành khoảng 20% mỗi nĕm. Ngoài ra, hệ thống điều hòa không khí được điều khiển tốt có thể giúp tĕng nĕng suất làm việc của con người bên trong tòa nhà thêm 11%. Công nghệ không phải là giải pháp “toàn diện” cho các vấn đề đô thị. Để giải quyết một cách triệt để các thách thức đô thị, các thành phố cũng cần phải có các chuyển đổi tương ứng về quy hoạch, quản trị và xây dựng khung pháp lý. Để chuyển đổi sang thành phố thông minh một cách hoàn chỉnh, chính quyền thành phố trước tiên phải xây dựng một tầm nhìn rõ ràng để có thể có một lộ trình đúng hướng. Việc chuyển đổi sang thành phố thông minh phải đảm bảo sự liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận và sự phối hợp liền mạch giữa nhiều cơ quan thành phố Sáu là: giải pháp đẩy mạnh triển khai ứng dụng hệ thống giao thông thông minh. Trước áp lực giao thông ngày càng gia tĕng, đặc biệt là tại các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thì việc ứng dụng hệ thống giao thông thông minh vào quản lý, điều hành, khai thác hạ tầng giao thông vận tải là nhu cầu cấp thiết và phải được triển khai nhanh để đảm bảo an toàn, chống ùn tắc giao thông. Để giải quyết vấn đề nêu trên, một số giải pháp được đề xuất bao gồm: Một là, cần phải hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc triển khai ứng dụng hệ thống hệ thống giao thông thông minh trên tất cả các tuyến đường bộ cao tốc nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông. Hai là, đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ việc ứng dụng hệ thống giao thông thông minh như nghiên cứu áp dụng hệ thống tốc độ giới hạn thay đổi (sử dụng biển báo điện tử thay đổi tốc độ giới hạn tùy theo điều kiện thực tế về đường, thời tiết hoặc các sự cố giao thông); áp dụng chức nĕng xử lý, cảnh báo từ xa sự cố trên toàn bộ các tuyến đường bộ cao tốc, việc đóng làn đường, cảnh báo, hướng dẫn chuyển làn, giảm tốc độ; ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin cho công tác xử phạt vi phạm bằng hình ảnh Bảy là: tĕng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao hiểu biết của người tham gia giao thông, đặc biệt là hiểu biết về cách thức khai thác, sử dụng các thông tin từ hệ thống hệ thống giao thông thông minh trên các tuyến đường cao tốc. Phát triển một đội ngũ nhân lực thích ứng để có thể bảo đảm các hệ thống hệ thống giao thông thông minh hoạt động một cách bền vững và hiệu quả. Trong kỷ nguyên phát triển của khoa học và công nghệ, mọi thứ đều được hiện đại hóa và tự động hóa thì một trong những phần quan trọng của cuộc sống là giao thông cũng không phải là lĩnh vực ngoại lệ. Tuy nhiên, để hiện đại hóa lĩnh vực giao thông bằng hệ thống giao thông thông minh rất cần có một giải pháp tổng thể nhằm hướng tới một nền giao thông chất lượng và an toàn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Như một tất yếu, các hệ thống hệ thống giao thông thông minh ngày càng được đưa vào thực tế với hy vọng bảo đảm trật tự, 117 Đề xuất một số giải pháp... an toàn giao thông được tốt hơn. Đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vận tải là một trong những ưu tiên hàng đầu mà Việt Nam đang thực hiện. Trong quá trình đó, việc ứng dụng và phát triển hệ thống hệ thống giao thông thông minh cần được đặc biệt chú trọng và khẩn trương tiến hành nhằm xây dựng một
Tài liệu liên quan