Phát triển doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là một chủ
trương quan trọng của Đảng và Nhà nước, Hội nghị Trung ương V khóa XII đã ban hành các
nghị quyết để phát triển mạnh doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Để các doanh
nghiệp phát triển và thành công, bên cạnh sự cố gắng, nỗ lực chủ quan của các doanh nghiệp
thì việc nghiên cứu, ban hành các chính sách của Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao
năng lực cạnh tranh là rất quan trọng, cần thiết. Với Hải P ng, để thực hiện tốt chương trình
hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương V, thành phố cần sớm nghiên cứu và ban hành
một số chính sách kinh tế hỗ trợ doanh nghiệp phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động. Với
góc độ nghiên cứu, tác giả phân tích, đánh giá và đề xuất một số chính sách với thành phố
nhằm giúp các doanh nghiệp phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh
6 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 461 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề xuất một số giải pháp hỗ trợ hoạt động đối với doanh nghiệp Hải Phòng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
32 TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP HẢI PHÒNG
Đan Tuấn Anh
Công ty Fujitsu Vietnam
Email: dantuananh@gmail.com
Ngày nhận bài: 19/11/2017
Ngày PB đánh giá: 29/12/2017
Ngày duyệt đăng: 05/1/2018
TÓM TẮT
Phát triển doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là một chủ
trương quan trọng của Đảng và Nhà nước, Hội nghị Trung ương V khóa XII đã ban hành các
nghị quyết để phát triển mạnh doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Để các doanh
nghiệp phát triển và thành công, bên cạnh sự cố gắng, nỗ lực chủ quan của các doanh nghiệp
thì việc nghiên cứu, ban hành các chính sách của Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao
năng lực cạnh tranh là rất quan trọng, cần thiết. Với Hải P ng, để thực hiện tốt chương trình
hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương V, thành phố cần sớm nghiên cứu và ban hành
một số chính sách kinh tế hỗ trợ doanh nghiệp phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động. Với
góc độ nghiên cứu, tác giả phân tích, đánh giá và đề xuất một số chính sách với thành phố
nhằm giúp các doanh nghiệp phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Từ khóa: Chính sách kinh tế, Doanh nghiệp, Phát triển doanh nghiệp, Năng lực cạnh
tranh doanh nghiệp
ENHANCE LOCAL GOVERNMENT POLICIES TO ENCOURAGE
ENTERPRICES IN HAI PHONG CITY
ABTRACT
Developing and enhance enterprices activities and efficiency is one of key important stragegy
from Vietnam government and communist party, in the meeting of the party central committee‟s 5th ,
12th term, Vietnam government issued resolution to strongly develop and enhance enterprices in all
economic areas. In order to expand and get more success, beside the enterprice effort to cut cost,
applying new technology, spupply chain ect researching and issuing local government policies to
support enterprices enhance their competitive advantages is also playing an important roles. In Hai
Phong city, to implement the resolutions issued in the meeting of party central committee‟s 5th, local
city government needs to quickly study and issue policies to help and support local enterprices
enhance their competitive advantage and effectiveness. In this researching context, I would like to
analyze, evaluate and recommend some policies to local government to help enterprice to expand
and enhance their caompetitive advantages.
Key word: Economic Policy, Enterprice, Developing enterprice, Enterprice competitive
advantages
33 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 26, tháng 1/2018
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Phát triển doanh nghiệp, nâng cao
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là một
chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà
nước, Hội nghị Trung ương V khóa XII đã
ban hành các nghị quyết để phát triển mạnh
doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
Để các doanh nghiệp phát triển và thành
công, bên cạnh sự cố gắng, nỗ lực chủ quan
của các doanh nghiệp thì việc nghiên cứu,
ban hành các chính sách của Nhà nước hỗ
trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực
cạnh tranh là rất quan trọng, cần thiết. Với
Hải Phòng, để thực hiện tốt chương trình
hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương
V, thành phố cần sớm nghiên cứu và ban
hành một số chính sách kinh tế hỗ trợ doanh
nghiệp phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt
động. Với góc độ nghiên cứu, tác giả phân
tích, đánh giá và đề xuất một số chính sách
với thành phố nhằm giúp các doanh nghiệp
phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh.
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Những nhân tố ảnh hƣởng đến
phát triển doanh nghiệp
Trong giai đoạn hiện nay, những nhân
tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển của
doanh nghiệp tại Việt Nam nói chung và tại
Hải Phòng nói riêng đang chịu ảnh hưởng
của những nhân tố sau:
Thứ nhất, quan điểm đổi mới của
Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế tư
nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa đã cởi trói và
tạo điều kiện để huy động mọi nguồn lực của
xã hội cho đầu tư, khởi nghiệp.
Thứ hai, luật doanh nghiệp ra đời và
không ngừng được hoàn thiện với chính sách
thông thoáng, thuận lợi cho việc thành lập
doanh nghiệp, cơ chế “tiền đăng hậu kiểm”,
đơn giản hóa các thủ tục gia nhập thị trường,
môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng
thông thoáng, thuận lợi cho khởi nghiệp...
Thứ ba, kinh tế đất nước tăng trưởng
khá cao và ổn định trong thời gian tạo thu
nhập của nhiều nhóm dân cư tăng, có tích
lũy, tạo điều kiện, động lực, cơ hội cho mọi
người dân tham gia kinh doanh, tham gia
thị trường
Thứ tư, nhận thức, trình độ tổ chức,
quản trị kinh doanh và quy mô vốn đầu tư
kinh doanh của các doanh nghiệp còn hạn chế
nên khi đi vào hoạt động gặp nhiều khó khăn
Thứ năm, nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ
doanh nghiệp của Nhà nước và thành phố còn
cứng nhắc, thiếu thực tế (tiếp cận đất đai, mặt
bằng, tiếp cận vốn, hỗ trợ đào tạo năng lực kinh
doanh, quản trị, tiếp cận thị trường...), gây khó
khăn cho doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp
siêu nhỏ lại mới thành lập.
2.2. Thực trạng phát triển doanh
nghiệp trên địa bàn thành phố
Hải Phòng là thành phố cảng, đầu mối
giao thông quan trọng giao lưu trong nước và
quốc tế, trung tâm công nghiệp, thương mại
dịch vụ lớn của cả nước, nằm trong tam giác
tăng trưởng Hà Nội-Hải Phòng- Quảng Ninh
của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Với
những tiềm năng, lợi thế về địa lí kinh tế lại
được đánh giá là thành phố năng động trong
sự nghiệp đổi mới, mở cửa kinh tế của thành
phố trong 30 năm đổi mới đã có những bước
tăng trưởng, phát triển khá cao. Chỉ tính
trong giai đoạn 2005- 2015, kinh tế thành
phố đã đạt được tốc độ tăng trưởng GRDP
xấp xỉ 10%/năm, năm 2017 dự báp tăng
14,1%.
34 TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
Quy mô kinh tế của thành phố từng
bước được mở rộng, tổng GRDP giá hiện
hành của Hải Phòng năm 2005 đạt 14.043 tỷ
thì đến năm 2010 đã đạt 24.004 tỷ và đặc biệt
đến năm 2015 đạt 126.776,9 tỷ đồng, gấp 2,2
lần so với năm 2010; năm 2016 ước đạt
150.770 tỷ đồng, tăng 12,24% so với 2015.
Tỷ trọng GRDP Hải Phòng so với tổng GDP
toàn quốc đã đạt 3,33%, cao hơn đáng kể so
với năm 2010 (2,88%).
Cùng với sự phát triển về kinh tế xã
hội cũng như những đổi mới về cơ chế, chính
sách, luật pháp của Nhà nước, giai đoạn
2005-2015 là thời kỳ các doanh nghiệp ra
đời, hoạt động khá nhanh trên địa bàn Hải
Phòng. Cụ thể như sau:
Bảng 1. Tình hình phát triển doanh nghiệp của TP Hải Phòng giai đoạn 2005-2015
TT Chỉ tiêu 2005 2010 2011 2012 2013 2014 2015
1
Số Doanh nghiệp
đăng ký
5,772 20,492 23,202 25,282 27,211 29,012 31,376
2
Số Doanh nghiệp đăng
ký mới trong năm
1,451 3,322 2,710 2,080 1,929 1,801 2,364
3
Số Doanh nghiệp đang
hoạt động
Trong đó:
6,146 7,891 7,985 8,795 8,804 10,084
-Doanh thu (triệu đồng)
-Số vốn (triệu đồng)
-Số lao động (người)
186,827
206,335
303,511
273,804
257,009
321,255
257,388
288,986
332,884
273,462
302,482
346,520
313,613
313,266
344,529
384,781
399,859
376,818
(Nguồn: Niên giám thống kê TP. Hải Phòng và Phòng ĐKKD sở KHĐT)
Có thể thấy, kể từ khi có Luật doanh
nghiệp, với những cơ chế thông thoáng,
thuận tiện trong đăng ký kinh doanh, số
lượng doanh nghiệp đăng ký tăng khá nhanh.
Nếu như năm 2005 trên địa bàn thành phố có
5772 doanh nghiệp thì đến năm 2015 đã có
31376 doanh nghiệp, gấp 6 lần so với năm
2005. Ở giai đoạn 2006-2010, hàng năm số
doanh nghiệp đăng ký mới là xấp xỉ 3000
doanh nghiệp, giai đoạn 2011-2015 số doanh
nghiệp đăng ký mới hàng năm cũng ở mức
trên 2000 doanh nghiệp/năm.
Không chỉ tăng nhanh về số lượng
doanh nghiệp mà số vốn đăng ký của các
doanh nghiệp cũng tăng đáng kể. Nếu như
vốn đăng ký của các doanh nghiệp năm
2010 là 206,335 tỷ đồng thì đến năm 2015
đã là 399,859 tỷ đồng tăng gấp 2 lần trong
5 năm và số lao động của các doanh
nghiêp cũng tăng từ 303,511 người năm
2010 lên đến 376,818 người vào năm
2015. Điều đó khẳng định việc phát triển
doanh nghiệp có vai trò to lớn trong giải
quyết việc làm và nâng cao mức sống của
35 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 26, tháng 1/2018
người dân. Không chỉ phản ánh các chỉ
tiêu về số lượng, việc tốc độ tăng của
doanh nghiệp lớn hơn tốc độ tăng của việc
làm cho thấy các doanh nghiệp đã quan
tâm đến việc sử dụng có hiệu quả lao
động, năng suất lao động tăng lên.
2.3. Thực trạng về năng lực hoạt
động của doanh nghiệp
Về năng lực cạnh tranh, trong giai
đoạn 2005-2015, khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp Hải Phòng đã từng bước
được nâng lên rõ rệt. Theo báo cáo của
ngành Thống kê, số lượng và chất lượng
doanh nghiệp Hải Phòng ngày càng được
tăng lên. Quy mô vốn hoạt động bình quân
của doanh nghiệp năm 2010 là 33 tỷ đồng/
doanh nghiệp thì đến năm 2015 đã là 39 tỷ
đồng/doanh nghiệp, tương ứng với số lao
động là 49 người/doanh nghiệp giảm xuống
còn 32 người/doanh nghiệp và doanh thu
tăng từ 30 tỷ đồng/doanh nghiệp lên đến 38
tỷ đồng /doanh nghiệp vào năm 2015.
Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình
quân 5 năm 2005-2010 là 18,5%/năm, cao
hơn mức 18,1%/năm của thời kỳ 5 năm
2001-2005 trước khi nước ta gia nhập WTO
và giai đoạn 2011-2015 là 16%/năm. Kim
ngạch xuất khẩu năm 2015 đạt 4,2 tỷ USD;
năm 2016 đạt 5,2 tỷ USD tăng gấp hơn 2 lần
so với năm 2010. Thị trường tiêu thụ hàng
hóa của Hải Phòng ngày càng được mở rộng,
giá nhiều mặt hàng xuất khẩu cũng tăng hơn
trước. Không chỉ tăng về lượng, mà cơ cấu
các mặt hàng xuất khẩu của Hải Phòng cũng
có những thay đổi theo hướng tích cực. Có
thêm nhiều mặt hàng xuất khẩu mới, giá trị
xuất khẩu lớn như: Lốp ô tô, máy photocopy,
máy điều hòa nhiệt độ, máy giặt, các loại ống
nhựa. Quy mô thị trường cũng được mở rộng,
đến năm 2015 Hải Phòng đã xuất khẩu hàng
hóa sang hơn 118 quốc gia có 8 thị trường
Hải Phòng xuất khẩu đạt từ 200 triệu USD
/năm trở lên và đã có 2 thị trường kim ngạch
xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD (Hàn Quốc và
Nhật Bản). Theo số liệu của thống kê, đến
năm 2016 khối doanh nghiêp ngoài nhà nước
(Không tính các doanh nghiệp FDI) đã chiếm
gần 50% GDP trên toàn thành phố và cũng
đóng góp quan trọng vào hoạt động thu ngân
sách địa phương.
2.4. Một số hạn chế trong quá trình
phát triển doanh nghiệp
Trong thời gian qua việc cởi mở của
hoạt động đăng ký kinh doanh, với cơ chế
“tiền đăng, hậu kiểm”, các chính sách hỗ
trợ của thành phố, số lượng doanh nghiệp
đăng ký qua hàng năm và lũy kế là khá
cao, nhưng số lượng doanh nghiệp thực tế
hoạt động lại chỉ đạt xấp xỉ 40% là thấp và
cho thấy sự khó khăn của doanh nghiệp từ
đăng ký đến khi đi vào hoạt động và hoạt
động cũng như nâng cao khả năng cạnh
tranh và hoạt động có hiệu quả, so với yêu
cầu hội nhập và phát triển trong điều kiện
kinh tế thị trường năng lực cạnh tranh của
các doanh nghiệp Hải Phòng còn những
hạn chế:
Một là, chưa có nhiều doanh nghiệp
lớn, sức cạnh tranh cao, số doanh nghiệp nằm
trong tốp 500 doanh nghiệp hàng đầu Việt
Nam theo xếp hạng hàng năm mới đạt 2-3%
trên tổng số 500 doanh nghiệp.
Hai là, số doanh nghiệp có đóng góp
lớn cho ngân sách ( >100 tỷ/ năm còn ít, chưa
có các doanh nghiệp nộp ngân sách nhà nước
trên 1000 tỷ đồng/năm.
Ba là, sản phẩm xuất khẩu lớn vẫn phụ
thuộc chính vào các doanh nghiệp FDI.
Nhiều sản phẩm xuất khẩu lớn vẫn là gia
công, lắp ráp.
36 TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
Bốn là, việc tham gia vào chuỗi giá trị,
chuỗi cung ứng quốc tế, toàn cầu còn thấp.
Công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển.
3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ CHÍNH
SÁCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐẾN 2025
VÀ TẦM NHÌN ĐẾN 2030
Để đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh
tế thành phố đến năm 2025, định hướng
2030, với tốc độ tăng trưởng GRDP trên
12% Hải Phòng cần có số lượng doanh
nghiệp đến năm 2025 là 45.000 và 2030 là
50.000 doanh nghiệp, trong đó số lượng
doanh nghiệp hoạt động tương ứng là
25.000 và 30.000 DN. Khắc phục thực
trạng số doanh nghiệp đăng ký nhiều nhưng
đi vào hoạt động ít, hoạt động kém hiệu
quả cũng như đảm bảo tạo mọi cơ hội cho
người dân khởi nghiệp cũng như tăng tỷ
trọng các doanh nghiệp sau khi đăng ký
kinh doanh đi vào hoạt động đạt mức 60%-
70%, thành phố cần thực hiện những chính
sách, biện pháp cụ thể sau:
3.1. Chính sách hỗ trợ của thành phố
Hải Phòng
Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về
vai trò kinh tế tư nhân theo Nghị quyết Trung
ương V” kinh tế tư nhân là một trong những
động lực quan trọng phát triển kinh tế với
tinh thần “sự thành công, phát triển của
doanh nghiệp là sự phát triển, thành công của
thành phố”.
Một là, nghiên cứu, ban hành các chính
sách kinh tế của thành phố hỗ trợ doanh nghiệp
(tiếp cận đất đai, tiếp cận vốn, hỗ trợ đào tạo
doanh nhân, lãnh đạo doanh nghiệp, tiếp cận
thị trường, phát triển công nghiệp hỗ trợ).
Các chính sách ban hành phải cụ thể, đủ mạnh,
đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và có đủ
nguồn tài chính đi kèm để tính khả thi cao hơn.
Hai là, đẩy mạnh phát triển hệ thống
kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại (Đường
giao thông, cảng biển, sân bay Cát Bi, hệ
thống cấp điện, cấp nước, xử lý nước thải,
rác thải đồng bộ; hạ tầng Khu kinh tế Đình
Vũ - Cát Hải, hạ tầng các KCN...) đáp ứng
yêu cầu của các doanh nghiệp, giúp các
doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào, hạ giá
thành sản phẩm.
Ba là, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành
chính, tạo môi trường đầu tư kinh doanh
thuận lợi, thông thoáng, bình đẳng, minh
bạch và thân thiện giúp các doanh nghiệp có
nhiều cơ hội phát triển và thành công. Thực
hiện giảm thủ tục, giảm thời gian và chi phí ở
tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước, nhất là
thủ tục hành chính liên quan đến người dân
và doanh nghiệp (đặc biệt ở các khâu đất đai,
thuế, xuất nhập khẩu, hải quan...).
Bốn là, triển khai đề án “Phát triển hệ
sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành
phố đến năm 2020” và sớm kiện toàn bộ
phận hỗ trợ doanh nghiệp trực thuộc Sở Kế
hoạch đầu tư đủ năng lực và điều kiện tư vấn,
hỗ trợ, giúp đỡ doanh nghiệp từ quá trình
khởi nghiệp cũng như trong suốt quá trình
hoạt động sản xuất kinh doanh và hội nhập.
Năm là, duy trì việc hàng tháng lãnh
đạo thành phố tiếp xúc doanh nghiệp, lắng
nghe các ý kiến, kiến nghị của doanh nghiệp
và trực tiếp giải quyết kịp thời kiến nghị, khó
khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong
hoạt động sản xuất kinh doanh.
Sáu là, thành lập Quỹ hỗ trợ doanh
nghiệp hoặc bổ sung chức năng, nhiệm vụ
cho Quỹ Đầu tư và Phát triển đất để làm
nhiệm vụ hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ lãi suất cho
các doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp
công nghệ cao đảm bảo đủ nguồn khi có
chính sách hỗ trợ.
37 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 26, tháng 1/2018
Bảy là, tập trung cao cho việc đào tạo,
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đào tạo
theo nhu cầu, đơn đặt hàng của doanh nghiệp;
đảm bảo tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt tỷ lệ trên
80%; chú trọng đào tạo kỹ năng quản trị cho các
doanh nhân, lãnh đạo doanh nghiệp nhỏ và vừa.
3.2. Chính sách về phía doanh nghiệp
trên địa bàn thành phố
Một là, đổi mới mô hình tăng trưởng,
đẩy mạnh hoạt động đầu tư đổi mới công
nghệ, trang thiết bị, năng lực quản lý hướng
tới cuộc cách mạng 4.0, nhằm sử dụng có
hiệu quả nguyên, nhiên liệu, nâng cao chất
lượng, hạ giá thành sản phẩm
Hai là, tái cấu trúc mặt hàng, sản phẩm
phù hợp với nhu cầu thị trường trong nước và
quốc tế. Chú trọng các biện pháp tiếp thị, mở
rộng thị trường; chủ động tham gia vào chuỗi
giá trị, chuỗi cung ứng toàn cầu. Cùng với
việc mở rộng xuất khẩu cần chú trọng thị
trường trong nước với các kênh phân phối
phù hợp, đặc biệt thị trường các tỉnh nông
nghiệp và miền núi.
Ba là, tổ chức hợp lý quy trình sản xuất
kinh doanh, nâng cao năng suất lao động, tiết
kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, hạ giá thành sản
phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các
sản phẩm. Quan tâm xây dựng thương hiệu,
tiêu chuẩn chất lượng, nguồn gốc xuất xứ.
Bốn là, chú trọng hoạt động quản trị
doanh nghiệp, nâng cao trình độ đội ngũ
quản lý, mạnh dạn áp dụng công cụ quản lý
hiện đại, công nghệ thông tin trong quản lý,
vận hành doanh nghiệp.
Năm là, nâng cao chất lượng đội ngũ
lao động cũng như năng lực quản trị nhân sự
nhằm sử dụng hợp lý lao động, nâng cao
năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm.
4. KẾT LUẬN
Phát triển doanh nghiệp là chủ trương
quan trọng của Đảng, Nhà nước và chính
quyền thành phố Hải Phòng nhằm đạt được
mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của thành
phố. Bài viết đã chỉ ra những nhân tố ảnh
hưởng đến quá trình phát triển doanh nghiệp
trên địa bàn thành phố Hải Phòng, đánh giá
thực trạng đăng ký kinh doanh, hoạt động,
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Đồng
thời, bài viết cũng chỉ ra những hạn chế trong
quá trình phát triển doanh nghiệp, từ đó đề xuất
07 chính sách về phía chính quyền thành phố
Hải Phòng và 05 phương hướng hoạt động về
phía doanh nghiệp. Với những đề xuất cụ thể
như trên, tác giả hy vọng doanh nghiệp Hải
Phòng sẽ phát triển và có đóng góp tương xứng
vào thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội
của thành phố trong thời gian tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Ngọc Huyền, Ngô Thị Việt Nga (2016), Giáo trình Khởi sự kinh doanh, NXB.
Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
2. Đảng bộ thành phố Hải Phòng (2016), Văn kiện Đại hội lần thứ XV, NXB. Hải Phòng.
3. UBND Thành phố Hải Phòng (2017), Đề án Điều chỉnh Quy hoạch Tổng thể phát triển
KTXH Hải Phòng đến 2020, định hướng đến năm 2030.
4. UBND Thành phố Hải Phòng (2016), Đề án Tái cấu trúc kinh tế, đổi mới mô hình tăng
trưởng của Hải Phòng đến 2030
5. Kết quả điều tra Doanh nghiệp Hải Phòng giai đoạn 2011-2015 (2017), NXB. Thống kê,
6. Niên giám Thống kê, Hải Phòng 2016 (2017), NXB. Thống kê