Di sản địa mạo dải ven biển Vườn Quốc gia Núi Chúa - Ninh Thuận

Dải ven biển thuộc Vườn Quốc gia Núi Chúa thuộc địa phận huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận diện tích 215 km2 với chiều dài đường bờ biển từ mũi Cà Tiên đến Đầm Nại khoảng 50 km có nhiều di sản địa mạo quý. Nghiên cứu sử dụng phương pháp kiểm kê, phân loại đã xác định 16 di sản địa mạo thuộc 6 kiểu: (1) núi; (2) vịnh, đầm; (3) thềm biển; (4) bờ biển đá; (5) bãi biển và (6) điểm nhìn. Nét độc đáo của dải bờ biển này là sự phổ biến địa hình bóc mòn - thạch - kiến tạo như: núi, vách biển, thềm biển với sự xếp chồng lên nhau của các tảng đá to nhỏ đủ mọi hình thù được hình thành do quá trình phong hóa, bóc mòn trên nền đá granit bị chia cắt bởi hệ thống khe nứt theo các phương khác nhau. Hai di sản địa mạo có giá trị khoa học và thẩm mỹ, sinh thái xứng đáng cấp Quốc gia là Công viên đá Láng Chổi và bờ biển đá Hang Rái. Diễn giải giá trị khoa học cho các di sản sẽ làm tăng thêm chất lượng điểm du lịch, đồng thời sẽ thúc đẩy công tác bảo tồn để gìn giữ cho các thế hệ tương lai.

pdf5 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 10/06/2022 | Lượt xem: 243 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Di sản địa mạo dải ven biển Vườn Quốc gia Núi Chúa - Ninh Thuận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỷ yếu Hội nghị: Nghiên cứu cơ bản trong “Khoa học Trái đất và Môi trường” DOI: 10.15625/vap.2019.00099 113 DI SẢN ĐỊA MẠO DẢI VEN BIỂN VƢỜN QUỐC GIA NÚI CHÚA - NINH THUẬN Hoàng Thị Phƣơng Chi*, Hà Quang Hải, Nguyễn Thị Quế Nam Khoa Môi trường, Trường ĐH KHTN, ĐHQG-HCM Email: htpchi@hcmus.edu.vn TÓM TẮT Dải ven biển thuộc Vườn Quốc gia Núi Chúa thuộc địa phận huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận diện tích 215 km2 với chiều dài đường bờ biển từ mũi Cà Tiên đến Đầm Nại khoảng 50 km có nhiều di sản địa mạo quý. Nghiên cứu sử dụng phương pháp kiểm kê, phân loại đã xác định 16 di sản địa mạo thuộc 6 kiểu: (1) núi; (2) vịnh, đầm; (3) thềm biển; (4) bờ biển đá; (5) bãi biển và (6) điểm nhìn. Nét độc đáo của dải bờ biển này là sự phổ biến địa hình bóc mòn - thạch - kiến tạo như: núi, vách biển, thềm biển với sự xếp chồng lên nhau của các tảng đá to nhỏ đủ mọi hình thù được hình thành do quá trình phong hóa, bóc mòn trên nền đá granit bị chia cắt bởi hệ thống khe nứt theo các phương khác nhau. Hai di sản địa mạo có giá trị khoa học và thẩm mỹ, sinh thái xứng đáng cấp Quốc gia là Công viên đá Láng Chổi và bờ biển đá Hang Rái. Diễn giải giá trị khoa học cho các di sản sẽ làm tăng thêm chất lượng điểm du lịch, đồng thời sẽ thúc đẩy công tác bảo tồn để gìn giữ cho các thế hệ tương lai. Từ khóa: Di sản địa mạo,Địa hình bóc mòn - thạch - kiến tạo, Vườn Quốc gia Núi Chúa, Ninh Thuận. 1. GIỚI THIỆU Di sản địa mạo là một kiểu geosite, là những phần của địa quyển có tầm quan trọng đặc biệt để nhận thức về lịch sử Trái đất. Chúng không bị giới hạn về không gian, về mặt khoa học có thể phân biệt được với môi trường xung quanh một cách r ràng. So với di sản địa chất, di sản địa mạo có ba đặc điểm chính làm cho chúng trở nên độc đáo, đó là: tính thẩm mỹ, động lực và sự chồng gối về quy mô. Trong tiếng Anh, thuật ngữ “geomorphosites” thường được sử dụng để chỉ di sản địa mạo, là chữ viết gọn của “geomorphological sites” do M. Panizza đề xuất năm 2001 [1]. Cũng như các di sản khác, di sản địa mạo là các dạng địa hình hay tập hợp các dạng địa hình xứng đáng được bảo vệ, bảo tồn để truyền lại cho các thế hệ tương lai. Trong khoảng ba thập kỷ qua, nghiên cứu khoa học được thực hiện ở nhiều nơi trên thế giới, tập trung vào các di sản địa chất, địa mạo bằng việc phát triển các phương pháp kiểm kê, đánh giá, quản lý và biểu diễn các giá trị khoa học và bổ sung. Dải ven biển Vườn Quốc gia Núi Chúa có khí hậu khô hạn nhất Việt Nam nhưng lại là nơi sự đa dạng sinh học cao, cả trên vùng núi ven bờ và vùng biển ven bờ là do sự chuyển dạng nhanh của địa hình từ độ cao trên 1.000 m xuống các bãi ngầm dưới mực nước biển. Một số điểm du lịch hấp dẫn ở đây như Mũi Đá vách, Vịnh Vĩnh Hy, Hang Ráilà những di sản địa mạo. Mặc dầu đã được khai thác từ lâu, nhưng những di sản địa mạo này chưa được diễn giải về giá trị khoa học và bổ sung, vì vậy còn hạn chế trong việc thu hút các đối tượng du khách khác nhau cũng như thiếu giải pháp bảo vệ, bảo tồn. Bài báo này trình bày kết quả kiểm kê, phân loại bước đầu các di sản địa mạo để ban quản lý và chính quyền và các ngành liên quan kịp thời bổ sung tư liệu khoa học cho Vườn Quốc gia Núi Chúa. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2019 114 2. KHU VỰC NGHIÊN CỨU Khu vực nghiên cứu là huyện ven biển Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận có diện tích 215 km², trong đó một nửa là địa hình núi, đồi với đỉnh cao 1.040 m là núi Chúa Anh (Cô Tuy), nửa còn lại là đầm, thềm biển, cửa sông, bãi biển và các bãi ngầm ven bờ. Địa hình huyện ven biển Ninh Hải khá đa dạng, là cơ sở cho việc phát triển những ngành kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp và du lịch. 3. PHƢƠNG PHÁP 3.1. Kiểm kê và phân loại di sản Bước 1: Các di sản địa mạo được lựa chọn từ kết quả các công trình nghiên cứu địa chất, địa mạo; kết quả khảo sát thực địa bổ sung; tham khảo ý kiến một số chuyên gia và thông tin từ nhiều nguồn khác. Bước 2: Đánh giá các giá trị khoa học và giá trị bổ sung dựa vào các tiêu chí do Emmanuel Reynard, Georgia Fontana, Lenka Kozlik, Cristian Scapozza, Lausanne đề xuất (2007) [2]. Giá trị khoa học gồm các tiêu chí: (1) tính hiếm, (2) tính đại diện, (3) tính toàn vẹn, (4) giá trị cổ địa lý và (5) tính phức hợp. Giá trị bổ sung gồm các tiêu chí (1) sinh thái, (2) thẩm mỹ, (3) văn hóa và (4) kinh tế. Các di sản được phân theo qui mô: địa phương (tỉnh Ninh Thuận), khu vực (Nam Trung Bộ) và quốc gia (Việt Nam). 3.2. Phân loại hình học Phân loại hình học geomorpholosite được tham khảo và điều chỉnh từ nghiên cứu của I. FuertesGutiérrez và E. FernándezMartínez (2010) [3], biểu diễn trên bản đồ tỉ lệ 1:200.000 có thể được phân thành 5 loại: (1) Điểm-di sản địa mạo có kích thước nhỏ; (2) Đường-di sản địa mạo có không gian phân bố theo dạng tuyến kéo dài; (3) Vùng-di sản địa mạo có quy mô rộng; (4) Khu vực phức hợp-gồm nhiều kiểu hình di sản địa mạo khác nhau và (5) Điểm nhìn-điểm, tuyến hoặc vùng để quan sát cảnh quan địa mạo. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Địa hình bóc mòn - thạch - kiến tạo Dải ven biển Vườn Quốc gia Núi Chúa thuộc đới kiến tạo Rìa lục địa tích cực Mesozoi muộn Đà Lạt, được coi là một bộ phận của hệ đai động Đông Á, hoạt động mạnh mẽ trong thời kỷ Jura muộn - Creta muộn. Cấu tạo Núi Chúa, vách biển, thềm biển chủ yếu là đá xâm nhập tuổi Creta thuộc phức hệ Đèo Cả. Hệ thống đứt gãy và khe nứt dày đặc cắt xẻ đá xâm nhập theo các phương khác nhau, trong đó phương đông bắc - tây nam và á kinh tuyến giữ vai trò định hướng đường bờ biển; phương tây bắc- đông nam và á vĩ tuyến định hướng vịnh, đầm, sông suối. Hoạt động địa chất ngoại sinh bóc lộ và phá hủykhối xâm nhậptheo hệ thống khe nứt trực giao (đứng và ngang) đã tạo nên dạng địa hình độc đáo, đó là địa hình đá lở, đá chồng phổ biến trên sườn núi, vách biển và thềm biển. Có thể gọi dạng địa hình này là Địa hình bóc mòn - thạch - kiến tạo đối với diện tích núi, đồi cao và mài mòn - thạch - kiến tạo cho phần địa hình thấp ven bờ biển. 4.2. Các di sản địa mạo Kết quả kiểm kê, phân loại đã xác định được 16 di sản địa mạo gồm các kiểu: (1) Núi; (2) Vịnh, đầm; (3) Thềm biển; (4) Bờ biển đá (5) Bãi biển; (6) Điểm nhìn (Bảng 1). Kỷ yếu Hội nghị: Nghiên cứu cơ bản trong “Khoa học Trái đất và Môi trường” 115 Bảng 1. Các di sản địa mạo dải ven biển Vườn Quốc gia Núi Chúa – Ninh Thuận Kiểu di sản Tên di sản Kiểu hình học Giá trị Khoa học (tiêu chí) Giá trị bổ sung Cấp di sản Núi Núi Chúa Vùng (cảnh quan địa mạo) Núi bóc mòn - thạch học (toàn vẹn) Sinh thái, thẩm mỹ Khu vực Núi Cà Đú Vùng (427 ha) Núi bóc mòn - thạch - kiến tạo (toàn vẹn) Thẩm mỹ, lịch sử Địa phương Núi Đá Chồng Vùng (52 ha) Núi bóc mòn - thạch - kiến tạo (đại diện) Tâm linh, thẩm mỹ Khu vực Vịnh, đầm Vịnh Vĩnh Hy Vùng (230 ha) Kiến tạo - Xâm thực trước biển tiến (đại diện) Thẩm Mỹ, sinh thái Khu vực Đầm Nại Vùng (1.200 ha) Đê nối đảo (đại diện) Thẩm mỹ, sinh thái, kinh tế Địa phương Thềm biển Thềm 5 Công viên đá Láng Chổi Vùng (90 ha) Mài mòn - thạch - kiến tạo, cao 80-100 m, đá chồng, tafoni cổ (hiếm) Thẩm mỹ, sinh thái Quốc gia Thềm 1 Ninh Hải Vùng (25 ha) Thềm tích tụ biển tiến Flandrian cao 4-5 m (đại diện, cổ địa lý) Kinh tế Khu vực Bờ biển đá Bờ biển Mũi đá vách (bắc vịnh Vĩnh Hy) Tuyến (5 km) Vách biển đá xâm nhập chạm trổ, bờ biển định hướng bắc nam, cao 100m (đại diện) Thẩm mỹ Khu vực Bờ biển Mũi Thủ (nam vịnh Vĩnh Hy) Tuyến (1,5 km) Vách biển đá xâm thực chạm trổ cao 20-30 m, đá chồng, (hiếm) Thẩm mỹ Khu vực Bờ biển Hang Rái Vùng phức hợp (4 ha) Vách biển đá xâm nhập chạm trổ, đá chồng, hang đá, thềm san hô cổ (hiếm, cổ địa lý) Thẩm mỹ, sinh thái Quốc Gia Mũi Hòn Đỏ Điểm Địa tầng (cổ địa lý) Thẩm mỹ, sinh thái Khu vực Bãi biển Bãi Nước Ngọt Điểm Tích tụ dạng túi (hiếm) Thẩm mỹ Khu vực Bãi Thịt Điểm Tích tụ cát dạng túi, thích hợp cho rùa đẻ Sinh thái Khu vực Điểm Nhìn Đỉnh núi Cà Đú Điểm Cao 200 m, nhìn Thành phố Phan Rang Tháp Chàm, bờ biển Ninh Chữ, Đầm Nại, đồng muối Phương Cựu, đầm Vua, Núi Đá Chồng Đỉnh Núi đá Chồng Điểm Cao 90 m, nhìn cận cảnh bờ biển Ninh Chữ, Đầm Nại, núi Đá Dao, đồng muối Dư Khánh, ruộng lúa, vườn nho Khánh Hải Vách công viên đá Láng Chổi Tuyến Cao 80 m, nhìn xuống vách biển kéo dài theo đứt gẫy kinh tuyến, Bãi Thịt, bãi Hòn Đeo và Hòn Đeo Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2019 116 4.3. Các di sản địa mạo nổi bật Hai di sản địa mạo nổi bật của dải ven biển Vườn Quốc gia Núi Chúa có giá trị khoa học cao, thuộc loại hiếm, xứng đáng là di sản cấp quốc gia là Công viên đá Láng Chổi và Bờ biển đá Hang Rái. 4.3.1. Công viên đá Láng Chổi Di sản địa mạo Công viên Đá Láng Chổi thuộc xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải là địa hình mài mòn - thạch - kiến tạo, có diện tích khoảng 90 ha. Giá trị khoa học và bổ sung của Công viên Đá Láng Chổi gồm: (1) bề mặt thềm biển mài mòn cao 80-100 m trên nền đá xâm nhập, (2) vách thềm là cliff biển trùng với phương đứt gẫy á kinh tuyến (phương đứt gẫy chính của khu vực), (3) mặt thềm có những khối đá chồng là mô hình trực quan giải thích sự hình thành dạng địa hình bóc mòn – kiến tạo và hiện tượng đá cân bằng, trong đó có khối đá "Thần Quyền" được xem là biểu tượng của Vườn Quốc gia Núi Chúa, (4) phong hóa bóc vỏ có vai trò làm tròn cạnh các khối đá, cột đá; (5) tafoni hình thành do phong hóa muối chạm khắc trên đá xâm nhập tạo các khối đá nhiều hình dạng lý thú; (6) trên mặt thềm phát triển thảm phủ chủ yếu các loài (thấp, lá nhỏ, dày, nhiều gai) sống trong điều kiện khô hạn, (7) từng đám cây rừng khô hạn chen với khối đá chồng, cột đá, tường đá tạo nên một cảnh biển ven bờ ấn tượng. Giá trị (6) và (7) thuộc tiêu chí sinh thái và thẩm mỹ. 4.3.2. Bờ biển đá Hang Rái Di sản địa mạo Bờ biển đá Hang Rái thuộc xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải là địa hình mài mòn - thạch - kiến tạo. Giá trị khoa học của di sản này gồm: (1) vách đá xâm nhập chạm trổ cao 50 - 60 m giới hạn đường bờ hướng đông bắc - tây nam; (2) hang đá (Hang Rái) hình thành do đá lở, đá rơi chân vách; (3) thềm san hô cổ có vi địa hình karst (ca rư và h m gặm mòn sinh vật) và (4) thềm biển tiến Flandrian cao 4-5 m, là cánh đồng lúa bằng phẳng ven biển. Giá trị bổ sung gồm: (1) Hang Rái là nơi từng có rái cá sinh sống, nay là nơi bảo tồn rùa biển thuộc Vườn Quốc gia Núi Chúa và (2) ven bờ biển Hang Rái phân bố nhiều loài san hô. 5. KẾT LUẬN Dải ven biển Vườn Quốc gia Núi Chúa có 16 di sản địa mạo thuộc các kiểu địa hình núi, vịnh – đầm, thềm biển, bờ biển đá, bãi biển và các điểm nhìn. Địa hình bóc mòn – thạch – kiến tạo (núi, đồi cao nội địa) và địa hình – mài mòn – thạch – kiến tạo (ven bờ biển) đã tạo nên những cảnh quan bờ biển độc đáo.Hai trong số di sản địa mạo xứng đáng là di sản cấp Quốc gia, đó là Công viên Đá Láng Chổi và Bờ biển đá Hang Rái. Những điểm du lịch mà du khách yêu thích như Vĩnh Hy, Hang Rái, núi Đá Chồngcũng chính là những di sản địa mạo. Bổ sung phần diễn giải giá trị khoa học và giá trị bổ sung cho các di sản này sẽ làm tăng thêm chất lượng điểm du lịch, đồng thời sẽ thúc đẩy công tác bảo vệ, bảo tồn thông qua các hoạt động giáo dục và nghiên cứu. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Pralong J.-P. (2005). A method for assessing tourist potential and use of geomorphological sites. Géomorphologie: relief, processus, environnement, 11(3), 189–196. [2]. Emmanuel Reynard, G. Fontana, L. Kozlik et al. (2007). A method for assessing “scientific” and “additional values” of geomorphosites. Geographica Helvetica, 62(3), 148–158. [3]. Fuertes-Gutiérrez I. and Fernández-Martínez E. (2010). Geosites Inventory in the Leon Province (Northwestern Spain): A Tool to Introduce Geoheritage into Regional Environmental Management. Geoheritage, 2(1–2), 57–75. Kỷ yếu Hội nghị: Nghiên cứu cơ bản trong “Khoa học Trái đất và Môi trường” 117 GEOMORPHOSITES IN NUI CHUA NATIONAL PARK, COASTAL ZONE – NINH THUAN PROVINCE Hoang Thi Phuong Chi, Ha Quang Hai, Nguyen Thi Que Nam Faculty of Environment, University of Science, Vietnam National University, Hochiminh city ABSTRACT The coastal strip located in Ninh Hai district, Ninh Thuan province that belongs to Nui Chua National Park, covers 215 km 2 of area and about 50 km of length, stretching from Ca Tien cape to Dam Nai, possesses a lot of valuable geomorphological heritages. This study aims to introduce geomorphosites for tourism promotion and conservation. The study adopts inventory and classification as the main methodology to identify 16 geomorphological heritages categorized into 6 types: (1) mountains; (2) bays and lagoons; (3) marine terraces; (4) rocky coastline; (5) beaches and (6) viewpoints. The unique feature of this coastal strip was found as the prevalence of denuded - lithological - tectonic terrain. For instance, mountains, cliffs, marine terraces that are composed of the overlaps of large and small rocks (under a variety of all shapes) were naturally formed by the weathering, denudation process on the granite basement which has been divided by the fault system into varying directions. Two geomorphosites that own the scientific, ecological and aesthetic values are Lang Choi Stone Park and Hang Rai Rock Coast hence, they are worthy of national geosites. This finding has societal relevance that is, interpreting the scientific value of the geosites will increase the reputation and quality of the tourist site while promoting conservation not to compromise with future generations. Keywords: Geomorphosiate, denuded - lithological – tectonic terrain, Nui Chua National Park, Ninh Thuan province.
Tài liệu liên quan