Là mối quan hệ tinh tế (phức hợp) giữa môi trường tự
nhiên và văn hóa xã hội nảy sinh các hoạt động kinh tế
khác nhau.
• Nhiều mô hình sản xuất khác nhau từ không gian địa lý và
điều kiện tự nhiên khác nhau.
• Có sự khác biệt về phân bố tài nguyên dẫn đến cơ hội
phát triển kinh tế và việc làm
119 trang |
Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 953 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Địa lý kinh tế - Các hoạt động kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA LÝ KINH TẾ
(ECONOMIC GEOGRAPHY)
ThS. Hồ Kim Thi
Khoa Địa lý – Trường ĐHKHXH&NV TP.HCM
Email: hokimthi@gmail.com
Blog: www.thidlkt.wordpress.com
Các hoạt động kinh tế
Hồ Kim Thi-HCMUSSH 2
Các khái niệm cơ bản
• Các hoạt động kinh tế khu vực 1 – primary activity
• Hoạt động kinh tế khu vực 2 - Secondary Activity
• Hoạt động kinh tế khu vực 3 - Tertiary Activity
• Hoạt động kinh tế khu vực 4 - Quaternary Activity
• Hoạt động kinh tế khu vực 5 - Quinary Activity
Hồ Kim Thi-HCMUSSH 3
Phân loại các hoạt động kinh tế
• Là mối quan hệ tinh tế (phức hợp) giữa môi trường tự
nhiên và văn hóa xã hội nảy sinh các hoạt động kinh tế
khác nhau.
• Nhiều mô hình sản xuất khác nhau từ không gian địa lý và
điều kiện tự nhiên khác nhau.
• Có sự khác biệt về phân bố tài nguyên dẫn đến cơ hội
phát triển kinh tế và việc làm.
Hồ Kim Thi-HCMUSSH 4
Phân loại các hoạt động kinh tế và nền kinh tế (tt.)
• Sự phát triển khoa học kỹ thuật giúp nhận thức về giá trị của tài
nguyên và khả năng để khai thác chúng.
• Yếu tố chính trị - nhà nước có thể hoặc không khuyến khích khai
thác kinh tế - thông qua hỗ trợ (cross-subsidies), thuế (protective
tariffs), hay hạn chế khai thác.
• Hoạt động sản xuất được điều khiển bởi yếu tố cầu trong kinh tế,
có thể thông qua cơ chế thị trường, nhà nước, hoặc mức tiêu thụ.
Hồ Kim Thi-HCMUSSH
5
Phân loại các
hoạt động kinh tế
Hồ Kim Thi-HCMUSSH 6
Các khu vực kinh tế không tồn tại độc lập mà liên kết với nhau qua các phương tiện
giao thông và thông tin liên lạc và có sự tác động lẫn nhau.
2 chế biến, quy trình sx, xây
dựng, năng lượng
1 Nông nghiệp, công nghiệp đánh
bắt, công nghiệp khai khoáng
3 trao đổi thương mại, dịch vụ
4 Nghiên cứu thị trường,
nghiên cứu phát triển, quản lý
Hồ Kim Thi-HCMUSSH 7
5 Hoạch định chiến
lược
Biểu đồ. Cơ cấu kinh tế VN theo
ngành, 2007.
Hồ Kim Thi-HCMUSSH 8
Các hoạt động kinh tế khu vực 1
– primary activity
• Liên quan đến khai thác tài nguyên cho sử dụng và chế biến.
• Các hoạt động kinh tế: khai thác mỏ, nông nghiệp, chăn nuôi, khai
thác rừng, săn bắt
9
Hoạt động kinh tế khu vực 2
- Secondary Activity
• Liên quan đến chế biến nguyên vật liệu,
thay đổi và làm nâng tính tiện ích và giá
trị của sản phẩm.
Bao gồm:
Sản phẩm thủ công,
Sản phẩm gỗ,
Nấu chảy đồng
Công nghiệp dệt và hóa chất,
Công nghiệp chế biến,
Công nghiệp xây dựng, và
Công nghiệp năng lượng
Hồ Kim Thi-HCMUSSH 10
Hoạt động kinh tế khu vực 3
- Tertiary Activity
• Gồm chức năng trao đổi, cung ứng hàng hóa cho thị trường, và liên
kết nhà cung cấp với người tiêu dùng.
• Gồm các hình thức bán sỉ, lẻ, kết hợp với các dịch vụ vận tải và các
dịch vụ của nhà nước.
11
Hoạt động kinh tế khu vực 4
- Quaternary Activity
• Các hoạt động nghiên cứu, thu thập và phổ biến thông tin, cùng
với hoạt động quản lý điều hành.
• Điều hành và quản lý hoạt động kinh tế ở các cấp, các khu vực kinh
tế, được xem là một phần hoạt động quan trọng.
• các chuyên gia trong nghiên cứu, giáo dục, nhà nước, quản lý, xử lý
thông tin
12
Hoạt động kinh tế khu vực 5
- Quinary Activity
• Đôi khi chức năng quản lý kinh tế thuộc khu vực 3 cần hoặc liên quan
đến việc ra quyết định ở mức độ cao trong những tổ chức qui mô lớn.
• Là mức phát triển cao hơn của khu vực 4.
13
Phương thức sản xuất
• Phương thức sản xuất: là cách thức mà xã hội loài người
tổ chức các hoạt động sản xuất và tái sản xuất cuộc sống
kinh tế xã hội của họ. the way in which human societies
organize their productive activities and thereby reproduce
their socioeconomic life.
Hồ Kim Thi-HCMUSSH 14
5 phương thức sản xuất
1) Tự cung tự cấp - Subsistence
2) Chiếm hữu nô lệ - Slavery
3) Phong kiến - Feudalism
4) Tư bản - Capitalism
5) Xã hội chủ nghĩa - Socialism.
Hồ Kim Thi-HCMUSSH 15
Tư bản - Capitalism
• Tư bản trọng thương - Merchant capitalism
• Tư bản cạnh tranh - Competitive capitalism
• Tư bản tổ chức - Organized capitalism
• Tư bản cấp tiến - Advanced capitalism
Hồ Kim Thi-HCMUSSH 16
• Lực lượng sản xuất: bao gồm lực lượng lao động, công
cụ và thiết bị lao động, nhà xưởng, công nghệ, nguyên vật liệu
và đất đai được sử dụng.
• Phương thức sản xuất khác nhau bởi các đặc trưng giữa lực
lượng sản xuất khác nhau (công nghệ, máy móc, phương tiện
vận tải) và hình thái khác nhau của xã hội (tỷ lệ cụ thể của các
tầng lớp xã hội khác nhau).
Hồ Kim Thi-HCMUSSH 17
Nền kinh tế tự cung tự cấp
Hồ Kim Thi-HCMUSSH 18
• Là nền kinh tế với kỹ thuật
đơn giản mà các sản phẩm
tạo ra chỉ phục vụ cho nhu
cầu của gia đình, xã hội
đó.
• Có rất ít hay không có sự
trao đổi với bên ngoài.
Nền kinh tế thương mại
Hồ Kim Thi-HCMUSSH 19
• Các hàng hóa và dịch vụ sản
xuất cho trao đổi với thị trường
nơi giá cả hàng hóa được xác
định do yếu tố cung và cầu.
• Trong đó, cung và cầu quy định
giá cả và sản lượng, và sự cạnh
tranh thị trường là tiền đề
quyết định sản xuất và phân
phối sản phẩm.
Nền kinh tế kế hoạch hóa
• Hệ thống sản xuất hàng hóa được tiêu thụ
hay phân phối bởi nhà nước về số lượng,
giá cả, và khu vực phân phối theo chương
trình của nhà nước.
• Được lên khung kế hoạch bởi cơ quan quy
hoạch cao nhất mà không tính đến lợi ích
và chi phí hay nhu cầu thị trường.
Hồ Kim Thi-HCMUSSH 20
Hoạt động kinh tế khu vực 1 –
Primary Activity
Nông nghiệp và Công nghiệp khai khoáng
Nông nghiệp
Là khoa học và thực nghiệm
trên nông trại, gồm việc canh
tác trên đất đai và chăn nuôi
gia súc.
• Phát triển vụ mùa và gia súc có thể tự cung cấp cho
nhu cầu hoặc trao đổi mua bán.
• Thay thế cho hoạt động săn bắn hái lượm và là hoạt
động sản xuất có ý nghĩa lớn nhất trong khu vực 1.
• Phát triển rộng khắp trên mọi miền thế giới.
• Khoảng ¾ lao động thế giới tham gia vào khu vực kinh
tế này.
Hình 8.6. GDP nông nghiệp
Nông nghiệp đóng góp 30% GDP trong toàn nền kinh tế của ít nhất 50
quốc gia. Hầu hết là các nước đang phát triển, chiếm khoảng 31% dân
số thế giới – với thu nhập quốc dân trên đầu người ít hơn US $400.
Nền nông nghiệp tự cung tự cấp
Liên quan đến:
Gần như toàn bộ nền nông nghiệp để phục vụ cho xã hội,
Có ít sự trao đổi với bên ngoài, và
Gia đình hay xã hội dựa hoàn toàn vào sản phẩm tự làm ra.
Gồm 2 hình thức:
Nền nông nghiệp tự cung tự cấp phi tập trung
Nền nông nghiệp tự cung tự cấp tập trung
Nền nông nghiệp tự cung tự cấp phi tập trung
• Phân bố trên diện rộng,
• Lao động tham gia thấp tính trên một đơn vị diện tích
canh tác.
Gồm 2 hình thức:
Du mục
Du canh
Du mục
Di trú, nay đây mai đó nhưng luôn kiểm soát
dòng di chuyển của gia súc tùy thuộc vào
nguồn thức ăn cho gia súc (chủ yếu: cỏ).
Cần những vùng đất rộng lớn và mật độ dân
số thưa.
nomadic herding in Western Africa
Du canh
Sản xuất vụ mùa trên vùng cao,
rừng nhiệt đới bằng cách đốt
rừng và trồng trọt cho đến khi
đất hết màu mỡ (=> đất bạc
màu rất nhanh). Đất sẽ bị hoang
hóa và vụ sản xuất sẽ được di
chuyển đến khu vực mới.
Figure 8.7. Subsistence agricultural areas of the world.
Nomadic herding, supporting relatively few people, was the age-old way of life in
parts of the dry and cold world. Shifting or Sweden agriculture maintains soil fertility
by tested native practices in tropical wet and wet-and-dry climates. Large parts of
Asia support millions of people engaged in sedentary intensive cultivation with rice
and wheat the chief crops
Nền kinh tế nông nghiệp tự cung
tự cấp tập trung
Liên quan đến việc áp dụng khối lượng lớn đầu vào (vốn và lao động).
• Diện tích canh tác nhỏ nhưng tập trung lao động cao.
• Sản lượng cũng như mật độ dân số đều cao.
• Đầu vào sản xuất lớn: lao động nhiều trên diện tích nhỏ, tăng
cường sử dụng phân bón để hứa hẹn sản lượng lớn trong
nhiều năm.
• Trồng trọt và chăn nuôi kết hợp, nghề cá cũng được xen canh
với ruộng lúa và ao hồ. Súc vật vừa là lao động vừa là nguồn
thực phẩm.
Gồm 2 vấn đề liên quan:
• Chi phí mở rộng lãnh thổ sản xuất.
• Cuộc cách mạng xanh - Green Revolution
Nền kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp tập trung
(tt)
Thảo luận
Tăng trưởng dân số thúc đẩy việc chuyển đổi từ
nền sản xuất nông nghiệp phi tập trung sang nền
sản xuất nông nghiệp tập trung? Tại sao?
Chi phí cho mở rộng lãnh thổ sản xuất:
• Dân số tăng áp lực về nhu cầu đất tăng
tăng cường tập trung sản xuất nông
nghiệp.
• Đất đai không còn thích hợp cho sản xuất,
độ màu mỡ và độ ẩm thấp, khó khăn
trong khâu chuẩn bị đất, xa khoảng cách
khu ở
Nền kinh tế nông nghiệp tự cung tự
cấp tập trung (tt)
Bản đồ dân số TG 2010
(thể hiện bằng Cartogram)
ư
Cuộc cách mạng xanh
Sự gia tăng sản lượng
nông nghiệp, đầu tiên ở
khu vực cận nhiệt đới,
sản xuất ngũ cốc với sản
lượng cao, đặc biệt là lúa
mì, bắp, và lúa.
Ý nghĩa của cuộc cách mạng
xanh
• Tập trung tăng sản lượng hơn tăng
diện tích canh tác.
• Sử dụng giống tốt và thay đổi mô hình
quản lý phù hợp với tập trung sản xuất
để đạt sản lượng cao.
• Áp dụng thủy lợi, máy móc, phân bón,
thuốc trừ sâu để có nền nông nghiệp
với ‘đầu vào cao, sản lượng cao’
Thomas Robert
Malthus, (1766 –
1834)
Nền nông nghiệp thương mại
• Nông dân sản xuất không chỉ cho nhu cầu của họ mà còn cung cấp
cho thị trường.
• Bổ sung cho nền kinh tế tự cung tự cấp, liên kết các hoạt động và
đánh dấu sự tiến bộ của nền kinh tế.
Quản lý sản xuất
• Trong nền nông nghiệp hiện đại, kinh tế phát triển dựa
vào chuyên môn hóa thông qua các doanh nghiệp, khu
vực, quốc gia, thương mại nhiều hơn tự cung cấp, và có
sự trao đổi độc lập giữa nhà sản xuất và người mua thông
qua thị trường.
• Nông sản thiếu hụt sẽ làm tăng giá thị trường.
• Hoặc nhà sản xuất tăng sản xuất để cung cấp cho thị
trường.
Chuỗi cung ứng RAT ở TPHCM
Nông dân
Chợ lẻ
Hợp tác xã/
thương lái
Cty, Cửa hàng
cung ứng rau
quả hoặc chế
biến
Siêu thị,
Metro
Xuất khẩu
Người tiêu
dùng
Khách sạn, nhà
hàng, bếp ăn
20%
75-80%
1 -5%
70 – 75%
2 -5% 15 – 20%
con đường phân phối chính từ nông dân và thương lái
70-75%
1%
Thuyết von Thunen rings
Johann Heinrich von Thunen (1783 – 1850)
Mô hình tập trung khu vực sử dụng đất nông nghiệp quanh thị
trường trung tâm được đề xuất bởi mô hình của von Thunen.
- Chùm đô thị như là thị trường và nông nghiệp được canh tác bên ngoài, vị trí
liên quan của mỗi vòng tròn thể hiện mức giới hạn của nó và được so sánh ở
hình 8.15.
- Thunen cho rằng
khoảng cách từ nơi
sản xuất đến thị
trường tăng thì giá
đất giảm. Sử dụng
đất hiệu quả sẽ tăng
hiệu quả kinh tế.
- Hầu hết sản xuất
mang tính tập trung
nằm gần thị trường;
các vòng tròn tương
ứng với kết quả
nghiên cứu sử dụng
đất của von Thunen từ
hơn 150 năm cách
đây.
Figure 8.14 (a) von Thunen’s model.
(b) A schematic view of the von Thunen zones in the sector south of Chicago. There,
farmland quality decreases southward as the boundary of recent glaciation is passed and hill
lands are encountered in southern Illinonis. On the margins of the city near the market, dairying
competes for space with livestock feeding and suburbanization. Southward into flat, fertile
central Illinonis, cash grains dominate. In southern Illinonis, livestock rearing and fattening,
general farming, and some orchard crops are the rule.
Figure 8.15: Transport gradients and agricultural zones
Cách giải thích khác của mối quan hệ trên được thể hiện qua chi phí
vận chuyển: khu vực có đất được thuê mướn rẻ hơn sẽ liên quan đến
chi phí vận chuyển sản phẩm cao hơn.
Hình 8.16: Ring Modifications.
Bổ sung cho mô hình của von Thunen nhưng không thay đổi ý nghĩa. Ví dụ
có sự thay đổi nhu cầu, thị trường giá cả sẽ thay đổi và làm thay đổi vòng
tròn. Chi phí vận chuyển tăng sẽ tỉ lệ nghịch với khu vực sản xuất.
c) Nếu có thêm thị trường sẽ xuất hiện
thêm một mô hình von Thunen rings mới.
Nền nông nghiệp thương mại tập trung
• Áp dụng cho bất kỳ khu vực nông nghiệp có sử dụng nhiều lao
động và vốn đầu vào.
• Chi phí đầu vào: nhiên liệu, phân bón, vật tư, lao động.
• Các nông trại sản xuất khối lượng lớn lương thực, thực phẩm.
• Để tránh hư hại sản phẩm (hư thối), các phương tiện vận tải
đặc biệt được áp dụng (xe đông lạnh, hàng hóa đóng gói đặc
biệt)
Nền nông nghiệp thương mại phi tập trung
• Sản xuất trên diện rộng
• Khu vực đất đai rẻ với các nông trại, trang trại
rộng lớn.
Đồn điền
Đồn điền
Là hình thức tập trung sản xuất nông nghiệp lớn, thường
được sở hữu nước ngoài, sản xuất chủ yếu cho xuất khẩu.
Nông trại tập thể
Hình thành trong nền kinh tế kế hoạch của Liên xô, gồm
các doanh nghiệp hợp tác dưới sự quản lý của nhà
nước trong sản xuất và phân phối thị trường, nhưng
không có sự hỗ trợ cho doanh nghiệp.
Nông trại quốc doanh
Cũng được hình thành dưới thời Soviet Union (cùng với
các nền kinh tế kế hoạch khác), là doanh nghiệp nhà
nước hoạt động có sự trả lương lao động.
Figure 8.13 Open storage of 1 million bushels of Iowa corn.
Figure 8.19 Contract harvesters follow the
ripening wheat northward through the plains of
the United States and Canada.
Hồ Kim Thi-HCMUSSH 54
Truck Farm
• Nông trại tập trung sản
xuất rau quả cung cấp
cho thị trường không qua
chế biến hay đóng gói.
Công nghiệp khai thác - Gathering Industry
• Hoạt động trong khu vực kinh tế 1 khai thác phục vụ cho nhu cầu hay thương
mại các nguồn tài nguyên có thể tái sinh (đất, nước). Thường là sản phẩm địa
phương và các sản phẩm thiên nhiên khác; cả thực vật và động vật;
• Khai thác phục vụ cho thương mại thường là khai thác rừng và đánh bắt hải
sản.
Công nghiệp khai khoáng - Extractive
Industries
Liên quan đến quặng, mỏ của nguồn tài nguyên
không thể tái sinh kim loại và phi kim loại.
Tài nguyên thiên nhiên - Natural Resource
Các thành phần tự nhiên mà con người phát hiện, cần
thiết và hữu ích cho hoạt động sống.
Tài nguyên có thể tái sinh - Renewable Resource
Là nguồn tài nguyên vô hạn (ánh sáng mặt trời) hay có thể cạn
kiệt (sinh quyển) bị hư hại theo thời gian và vượt quá mức bền
vững của nó.
Tài nguyên không thể tái sinh - Nonrenewable
Resource
Là nguồn tài nguyên không thể phục hồi hay thay thế
bởi quá trình tự nhiên.
Hoạt động kinh tế khu vực 2
Hoạt động kinh tế khu vực II
• Liên quan đến việc chuyển từ vật liệu thô vào quá trình chế
biến để tạo ra sản phẩm có thể sử dụng được.
• Điểm quan trọng là sự xuất hiện công nghiệp hóa: sử dụng
năng lượng và lao động đặc biệt để tạo ra tiêu chuẩn hàng
hóa.
• Các hoạt động liên quan đến dây chuyền sx đầu vào và sự
phân phối sản phẩm đầu ra.
Liên quan đến 2 khái niệm không gian:
• Tính hấp dẫn vùng và hấp dẫn so sánh (tuyệt
đối/tương đối) của các ngành công nghiệp khác nhau
tại các khu vực khác nhau của một quốc gia hoặc của
các quốc gia trong vùng.
• Tính địa phương hóa và tính chuyên biệt của từng
đơn vị sx (công ty).
• Nhìn chung, hoạt động CN tạo ra lực hút, lực đẩy và tác
động đến các giới hạn về văn hóa xã hội, kinh tế, chính trị,
và tự nhiên.
• Một số trường hợp bị giới hạn do tính địa phương.
• Các yếu tố địa phương là một phức hợp các liên kết, thay
đổi theo thời gian, khác nhau giữa các ngành công nghiệp
và các vùng địa lý.
• Được thể hiện qua Nguyên tắc Vị trí
6 nguyên tắc về Vị trí:
1. Phí sx cố định theo không gian (spatially fixed costs): mức
lương được hợp đồng giống nhau trong 1 quốc gia hay vùng,
vật liệu sx hay các yếu tố sx được phân phối 1 giá (được bỏ qua
yếu tố khoảng cách từ nơi sx).
2. Phí sx thay đổi theo không gian (spatially variable costs): do
nơi sx, mức lương, phí năng lượng, vật liệu sx, )
3. Tối đa hóa lợi nhuận: liên quan đến tối thiểu hóa chi phí sx.
6 nguyên tắc về Vị trí (tt):4.Nhà sx nghiên cứu địa phương để đảm bảo tổng chi phí
là thấp nhất và vị trí không gian phù hợp nhất.
5.Phí vận chuyển: gồm cả phí đầu vào và đầu ra, thường
biến động nhất, và là yếu tố quyết định vị trí nhà máy sx.
6.Một số ngành công nghiệp, nhà sx thường không tồn tại
một mình mà xu hướng liên kết với nhau thành một quy
trình sản xuất (vd. Nhà máy thép phải gần nơi khai thác
quặng, gần nguồn năng lượng, )
Ưu điểm – hạn chế của liên kết các ngành sx công nghiệp
Ưu điểm
• Phí sx thấp
• Thời gian sx rút ngắn
• Phí vận chuyển nhiên liệu
thấp
• Nguồn nguyên liệu cung cấp
cho nhiều nhà sx
Hạn chế:
• Các doanh nghiệp Khó quản
lý chất lượng của các khâu
sx
• Không quản lý được ô
nhiễm môi trường
Các lý thuyết về Vị trí sản xuất công nghiệp
1. Lý thuyết về Chi phí thấp nhất – Alfred Weber
2. Lý thuyết về Vị trí phụ thuộc – Harold Hotelling
3. Phương pháp Lợi nhuận tối đa – August Losch
Lý thuyết về Chi phí thấp nhất
Least-Cost Theory - Alfred Weber (1868-1958)
• Lý thuyết cổ điển về vị trí sx công nghiệp.
• Còn gọi là Weberian analysis.
• Giải thích vị trí tối ưu để thành lập vị trí sx với việc tối
thiểu hóa 3 loại chi phí:
–Phí vận chuyển (5)
–Phí lao động (1,2)
–Phí do nền kinh tế tập trung (6)
• Sự tập trung kinh tế dẫn đến chi phí cao đối với người
lao động.
Lý thuyết về Chi phí thấp nhất
Least-Cost Theory - Alfred Weber (1868-1958)
Weber kết luận:
• Phí giao thông là yếu tố chính xác định vị trí sx.
• Vị trí tốt nhất là nơi có chi phí vận chuyển nguyên liệu
và sản phẩm với giá thấp nhất.
• Tuy nhiên 2 loại chi phí còn lại cũng có tác động lớn
đến việc xác định vị trí sx.
Lý thuyết về Chi phí thấp nhất
Least-Cost Theory - Alfred Weber (1868-1958)
Giả sử rằng:
1. Khu vực được cho có sự ổn định về tự nhiên, chính trị, văn
hóa, và kỹ thuật.
2. Nhà máy sx 1 sản phẩm và chỉ cung ứng cho 1 thị trường đã
xác định.
3. Nguyên liệu đầu vào từ 2 khu vực đã xác định.
4. Lao động sẵn có nhưng không di chuyển.
5. Đường giao thông cố định và có khoảng cách ngắn nhất từ đầu
vào và đầu ra sx.
S1 S2 S1 S2
M Ma) b)
$3
$3
$3
Lý thuyết về Chi phí thấp nhất
Least-Cost Theory - Alfred Weber (1868-1958)
Hồ Kim Thi-HCMUSSH 72
Lý thuyết về Chi phí thấp nhất
Least-Cost Theory - Alfred Weber (1868-1958)
Mô hình trên cho thấy:
• Nếu phí giao thông không đổi nhưng giá lao động thay
đổi do trình độ và mức lương khác nhau.
Nếu giá lao động rẻ sẽ hấp dẫn ngành công nghiệp.
Vị trí tốt nhất là nơi có phí giao thông và giá lao động thấp
nhất.
Lý thuyết về Vị trí Phụ thuộc
Harold Hotelling (1895-1973)
• Khi có yếu tố cạnh tranh, yếu tố về Vị trí phụ thuộc sẽ xuất
hiện.
• Lý thuyết quan tâm phân tích doanh thu hơn là phân tích chi
phí sản xuất của Weber.
• Ví dụ đơn giản về 2 nhà phân phối cùng loại sản phẩm từ 1
nhà sx và cùng chia nhau thị trường.
• Phân tích khoảng cách người tiêu dùng đến nơi bán sản
phẩm, hoặc chi phí phân phối sản phẩm đến người mua.
Hồ Kim Thi-HCMUSSH 75
• Giả sử 2 nhà phân phối ice-cream chiếm lĩnh 2 thị trường
bằng nhau trên bãi biển. Do đó cả 2 đều có được thị trường
tối ưu mà không có sự cạnh tranh.
• Cả 2 nhà phân phối đều có lượng khách hàng tối đa sẵn sàng
đến mua, hoặc nhà phân phối sẵn lòng vận chuyển đến cho
hành khách (chi phí như nhau).
Phí phân phối
của X
Phí phân phối
của Y
Ranh giới thị
trường
Thị trường của
X
Thị trường của
Y
X Y
BL
a)
XX Y
BL
Y
b)
X Y
X Y
BL
c)
Harold Hotelling cho rằng khi thị trường không co giãn xuất hiện nhiều
nhà phân phối. Thị trường trở nên nhạy cảm về giá cả và lượng khách
hàng, nhà phân phối phải tìm kiếm lượng khách hàng đối đa bằng
cách phân bố lại thị trường.
X Y
X Y
BLd)
Z
BL
Z
Hồ Kim Thi-HCMUSSH 79
Hồ Kim Thi-HCMUSSH 81
Hồ Kim Thi-HCMUSSH 82
Hồ Kim Thi-HCMUSSH 83
Lý thuyết về Vị trí Phụ thuộc
Harold Hotelling (1895-1973)
Kết luận:
• Khi có sự cạnh tranh trong thị trường không co giãn
• Trường hợp thị trường hàng hóa nhạy cảm với giá cả (giá
biến động cầu thay đổi) khi đó khoảng cách phân
phối xa sẽ không thuận lợi.
• Khi đó, các nhà phân phối cần phân chia lại thị trường.
Phương pháp Lợi nhuận tối đa
August Losch (1906-1945)
• Không hài lòng với 2 phương pháp trên, Agust Losch đưa
ra cách tiếp cận mới dựa trên lợi nhuận nhà sx.
• Theo ôn