Quảng trị là một tỉnh nhỏ nằm gữa eo thắt trên bản đồ Việt Nam. Phía Bắc giáp Quảng Bình, phía Nam giáp Thừa Thiên Huế, phía Đông chạy dài ven biển, phía Tây giáp Lào. Quảng Trị là một dải đất đồng bằng xem kẽ núi đồi, lượn dài giữa 2 dải địa hình rừng núi và đồi cát ven biển, với vị trí nghiêng về Bắc Trung Bộ. Đây là vùng nối giữa Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ, và là vùng chuyển tiếp địa lý địa hình cũng như địa lý lịch sử, địa lý văn hóa, địa lý ngôn ngữ giữa 2 miền Bắc Nam của đất nước. Đặc điểm cơ bản của địa hình lãnh thổ Quảng Trị là sự phân hóa rõ rệt về mặt tự nhiên từ Bắc đến Nam, từ Đông sang Tây. Theo chiều thẳng đứng của các hợp phần tự nhiên trong hệ thống các bồn khu vực được tạo ra theo những nhánh của dải Trường Sơn đâm ngang ra biển. Hầu hết hạ lưu của các con sông được che chắn bởi cồn cát cao hơn hẳn đồng bằng ở nơi cửa sông.
Đất tự nhiện ở Quảng Trị có 2 hệ thống là đất phù sa, được hình thành trên các trầm tích do biển, sông suối bồi đắp, và hệ đất ferarit phát triển trên nền địa chất đa dạng ở các địa hình đồi núi. Rừng ở Quảng Trị chiếm trên 80% diện tích tự nhiên, phần lớn là rừng rậm, địa hình hiểm trở. Vùng ven biển Quảng Trị có nhiều đầm phá tồn tại xen kẽ nhau, tạo nên những mảnh vụn địa hình cho các vùng đất nhỏ phi dân cư.
Quảng Trị có 2 cửa biển chính là Cửa Việt ở Do Linh và Cửa Tùng ở Vĩnh Linh. Sông ngòi phân bố đều từ Bắc vào Nam của tỉnh. Ba hệ thống sông lớn là Hiền Lương, Thạch Hãn và Ô Lâu, cùng các con sông nhỏ tạo thành mạng lưới giao thông thuận tiện cho giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các vùng trong và ngoài tỉnh.
Quảng Trị có quốc lộ 1A và đường xe lửa xuyên Việt chạy qua, có quốc lộ Xuyên Á và cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, cửa khẩu quốc gia La Lay. Chính những sự kiến tạo này làm cho Quảng Trị có điều kiện trở thành trung tâm giao lưu kinh tế văn hóa gữa đồng bằng và miền núi, giữa miền Bắc và miền Nam, giữa Quảng Trị với Lào và Thái Lan.
34 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 11972 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Địa lý kinh tế xã hội tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHÁI QUÁT CHUNG
Quảng trị là một tỉnh nhỏ nằm gữa eo thắt trên bản đồ Việt Nam. Phía Bắc giáp Quảng Bình, phía Nam giáp Thừa Thiên Huế, phía Đông chạy dài ven biển, phía Tây giáp Lào. Quảng Trị là một dải đất đồng bằng xem kẽ núi đồi, lượn dài giữa 2 dải địa hình rừng núi và đồi cát ven biển, với vị trí nghiêng về Bắc Trung Bộ. Đây là vùng nối giữa Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ, và là vùng chuyển tiếp địa lý địa hình cũng như địa lý lịch sử, địa lý văn hóa, địa lý ngôn ngữ giữa 2 miền Bắc Nam của đất nước. Đặc điểm cơ bản của địa hình lãnh thổ Quảng Trị là sự phân hóa rõ rệt về mặt tự nhiên từ Bắc đến Nam, từ Đông sang Tây. Theo chiều thẳng đứng của các hợp phần tự nhiên trong hệ thống các bồn khu vực được tạo ra theo những nhánh của dải Trường Sơn đâm ngang ra biển. Hầu hết hạ lưu của các con sông được che chắn bởi cồn cát cao hơn hẳn đồng bằng ở nơi cửa sông.
Đất tự nhiện ở Quảng Trị có 2 hệ thống là đất phù sa, được hình thành trên các trầm tích do biển, sông suối bồi đắp, và hệ đất ferarit phát triển trên nền địa chất đa dạng ở các địa hình đồi núi. Rừng ở Quảng Trị chiếm trên 80% diện tích tự nhiên, phần lớn là rừng rậm, địa hình hiểm trở. Vùng ven biển Quảng Trị có nhiều đầm phá tồn tại xen kẽ nhau, tạo nên những mảnh vụn địa hình cho các vùng đất nhỏ phi dân cư.
Quảng Trị có 2 cửa biển chính là Cửa Việt ở Do Linh và Cửa Tùng ở Vĩnh Linh. Sông ngòi phân bố đều từ Bắc vào Nam của tỉnh. Ba hệ thống sông lớn là Hiền Lương, Thạch Hãn và Ô Lâu, cùng các con sông nhỏ tạo thành mạng lưới giao thông thuận tiện cho giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các vùng trong và ngoài tỉnh.
Quảng Trị có quốc lộ 1A và đường xe lửa xuyên Việt chạy qua, có quốc lộ Xuyên Á và cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, cửa khẩu quốc gia La Lay. Chính những sự kiến tạo này làm cho Quảng Trị có điều kiện trở thành trung tâm giao lưu kinh tế văn hóa gữa đồng bằng và miền núi, giữa miền Bắc và miền Nam, giữa Quảng Trị với Lào và Thái Lan.
I. Diện tích tự nhiên, địa giới hành chính
Quảng Trị là một tỉnh nằm ở dải đất miền Trung Việt Nam, nơi chuyển tiếp giữa hai miền địa lý Bắc - Nam. Toạ độ địa lý trên đất liền Quảng Trị ở vào vị trí:
Cực bắc là 17o10' vĩ bắc, thuộc địa phận thôn Tây, xã Vĩnh Tú, huyện Vĩnh Linh
Cực nam là 16o18' vĩ bắc thuộc thôn làng Hạ, xã Hải Quế, huyện Hải Lăng.
Cực đông là 107o24' kinh đông thuộc thôn Thâm Khê, xã Hải Khê, Hải Lăng
Cực tây là 106o24', địa phận đồn biên phòng Cù Bai, xã Hướng Lập, Hướng Hoá.
Với toạ độ địa lý này, Quảng Trị được tạo nên bởi một không gian lãnh thổ mang sắc thái khí hậu nhiệt đới ẩm, điển hình của vòng đai nội chí tuyến Bắc bán cầu và chịu ảnh hưởng rất lớn của biển Đông. Cách thủ đô Hà Nội 582 km về phía Bắc, thành phố Hồ Chí Minh 1.121 km về phía Nam. Phía bắc Quảng Trị giáp huyện Lệ Thuỷ (Quảng Bình), phía nam giáp hai huyện A Lưới, Phong Điền (Thừa Thiên - Huế), phía tây giáp tỉnh Savanakhet (Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào), với chiều dài biên giới chung với Lào là 206 km, được phân chia bởi dãy Trường Sơn hùng vĩ. Phía đông giáp biển Đông với chiều dài bờ biển 75km và được án ngữ bởi đảo Cồn Cỏ, có toạ độ địa lý 17o09'30' vĩ bắc và 107o20' kinh đông, đảo Cồn Cỏ cách bờ biển (Mũi Lay) 25 km, diện tích khoảng 4km2.
Chiều ngang trung bình của tỉnh 63,9km, (chiều ngang rộng nhất 75,4km, chiều ngang hẹp nhất 52,5km).
Diện tích tự nhiên: 4.745,7km2
Dân số: 616.600 người
Mật độ:130người /km2
Các dân tộc sinh sống chủ yếu: Người Việt, vân Kiều, Tà Ôi, PaKô
Các huyện:
Quảng Trị có: 8 huyện thị xã (trong đó 1 thị xã tỉnh lỵ, 1 thị xã trực thuộc, 136 xã phường (trong 8 thị trấn, 9 phường, 119 xã), 43 xã miền núi, vùng núi cao có:
1. Thị xã Đông Hà: có 7 phường (tên gọi từ phường 1 đến phường 5, phường Đông Thanh, phường Đông Giang) và 2 xã (Triệu Lễ, Triệu Lương).
2. Thị xã Quảng Trị: có phường (1 và 2)
3. Huyện Vĩnh Linh: có 2 thị trấn (Hồ Xá, Bến Quan) và 20 xã
4. Huyện Gio Linh: có 1 thị trấn Gio Linh và 19 xã
5. Huyện Cam Lộ: có thị xã Cam Lộ và 8 xã
6. Huyện Triệu Phong: có 1 thị trấn ái Tử và 21 xã
7. Huyện Hải Lăng: có 1 thị trấn Diên Sanh và 20 xã
8. Huyện Hướng Hoá: có 2 thị trấn (Khe Sanh, Lao Bảo) và 29 xã.
bản đồ chi tiết
II. Lịch sử phát triển của vùng đất
1. Thời tiền sử và sơ sử
Trên miền núi Trường Sơn có các tộc người thuộc ngữ hệ Môn – Khơme (tổ tiên bà con Vân Kiều, Pakô, Bru, Tàôi…) ở cả hai bên triền núi (Việt – Lào nay), cư trú, săn bắn, hái lượm và làm nương rẫy trên các đồi và bồn địa giữa núi đã để lại rìu đá và gốm thô ở Khe Sanh, Hưống Lập, Cồn Tiên…
Dưới miền biển Cửa Tùng, Cửa Việt, Mỹ Thủy… có các tộc người thuộc ngữ hệ Mã Lai – Đa Đảo đánh cá (sông – biển) và trồng khoai củ ở các cồn cát trong ngoài ven các bàu trên cùng tuyến văn hóa Bàu Tró (Quảng Bình) – Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), để lại rìu mài, gốm thô ở các cồn bàu Trà Lộc, Cổ Trai, Phước Mỹ, Do Mỹ…Đó là các cư dân tiền Chàm.
2. Thời cổ đại
A – Từ thời Nam Việt Triệu Đà và nhất là thời Hán – Đường, chính quyền đế chế Trung Hoa có lập được một loại hình chính quyền “quận huyện” ở miền Trung, từ Quảng Bình đến Quảng Nam nay, gọi là quận Nhật Nam với dăm huyện, mà Quảng Trị cổ lúc ấy có thể thuộc các huyện Tỉ Cảnh, Vô Lao (Quảng Bình thuộc Tây Quyển, Thọ Linh; Thừa Thiện thuộc Chu Ngô; Quảng Nam thuộc Tương Lâm…) nhưng rất lỏng lẻo.
B – Khi nước Lâm Ấp (ChămPa) của người Chăm cổ được thành lập ở Tượng Lâm (Quảng Nam) ở cuối thế kỷ II, người Chămpa đã nhanh chóng (sử chép từ đầu thế kỷ III) tràn lấn ra tời vùng sông Gianh (Thọ Linh, Linh Giang). Từ đèo Ngang đến đèo Hải Vân là vùng tranh chấp Hoa – Chăm trong nhiều thế kỷ, song về cơ bản là đất Chămpa (hay là vùng đệm Hán Việt cổ - Chăm cổ), cho đến thế kỷ X.
3. Từ thế kỷ XI đến đầu thế lỷ XIV
A. Với chiến dịch 1069 của Lý Thánh Tông – Lý Thường Kiệt, vùng Quảng Bình và Bắc Quảng Trị trở thành đất đai Đại Việt. BẮc Quảng Trị trên đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải – Cửa Tùng là đất Ma Linh (Chàm) chuyển thành châu Minh Linh (Đại Việt) – tức vùng Vĩnh Linh – Do Linh nay.
Văn Hóa xã hội Việt bắt đầu “Nam tiến”.
B. Với đám cưới Huyền Trân – Chế Mân (1306) miền Nam Quảng Trị - Châu Ô của Chămpa trở thành Thuận Châu của Đại Việt (Triệu Phong, Hải Lăng nay), trong khi châu Rý (Lý) của Chămpa trở thành Hóa Châu của Đại Việt (Thừa Thiên – Huế nay).
C. Đầu thế kỷ XV, đây là chiến trường giặc Minh – Hậu Trần và Ái Tử, Thạch Hãn…tạo nên Đặng Tất, Đặng Dung anh hùng, (có thuyết nói họ Đặnh người Hải Lăng – Ô châu cận lục 1555). Với khởi nghĩa Lam Sơn và chiến tranh giải phóng dân tộc (1417 - 1427), đất Thuận Hóa lại trở về Đại Việt.
D. Năm 1471 với chiến dich Lê Thánh Tông đánh chiếm Chămpa bên kia đèo Hải Vân (cho đến Phú Yên), có một trào lưu mạnh mẽ của người Việt vào khai khẩn vùng Thuận Quảng. Người Việt vào đây chủ yếu là dân Thanh Nghệ và Sơn Nam (Nam Hà, Thái Bình).
Đ. Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, đóng thủ phủ ở Ái Tử (ông Văn Thanh bảo ở chỗ Giếng Hến bây giờ, đoàn chúng tôi cong thấy ở phía sau xóm chợ Ái Tử có mô cột cờ (Lòi Rú Rậm) và ở phía trước xóm ấy, gần Chợ Hôm và Cầu Ái Tử).
4. Sự phân chia hành chính
Tỉnh Quảng Trị được thành lập vào năm 1831. Cuối thời Pháp thuộc, Quảng Trị có 1 thị xã và 6 huyện: Cam Lộ, Do Linh, Hải Lăng, Hương Hoa.
Từ đó đến nay về mặt hành chính ít có sự thay đổi, chủ yếu là tách các huyện đẻ thuận tiện cho việc quản lí :ngày 16-9-1989 thành lập thị xã Quảng Trị trên cơ sở thị trấn Quảng Trị thuộc huyện Triệu Hải ,ngày 23-3-1990 tách huyện bến hảI thành hai huyện Vĩnh Linh và Do Linh ,tách huyện Triệu Hải thành hai huyện Triệu Phong và hải Lăng ,ngày 19-10-1991 lập lạI huyện Cam Lộ ,ngày 17-12-1996 lập thêm huyện Da Krông. Đến năm 2000 ,Quảng Trị có hai thị xã ,7 huyện, với 117 xã, 11 phường và 8 thị trấn .
Thị xã Đông Hà nằm trên trục quốc lộ 1A và là đầu mút phía đông của quốc lộ 9 có diện tích :76,3km2, dân số :67,3 nghìn người. Đông Hà là tỉnh lị ,trung tâm kinh tế ,văn hoá ,chính trị của tỉnh .
Thị xã Quảng Trị năm trên sông Thạch Hãn là tỉnh lị cũ của tỉnh Quảng Trị ,có điện tích :5,3km2 ,dân số 15,6 nghìn người. Nơi đây có thành cổ Quảng Trị được đắp lần đầu tiên vào năm 1822 năm 1972 tại thành cổ này đã ghi dấu những chiến công hiển hách kiên cường bám trụ suốt 81 ngày đêm của quân và dân ta.
Bảy huyện của tỉnh là vĩnh Linh ,Gio Linh, Cam Lộ, Triệu Phong, Hải Lăng, Hướng Hóa, Đa Krông, trong số đó huyện Hướng Hóa –nơi có khu kinh tế của có diện tích lớn nhất 1179,9km2 gồm hai thị trấn là Khe Xanh ,Lao Bảo và 19 xã số dân là 63,3 nghìn ngườI .huyện nhỏ nhất là huyện ven biển Triệu Phong với diện tích 350,9Km2, gồm 18 xã và 1 thị trấn nhưng số dân lên đến 102,1 nghìn người.
III. Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
1. Đặc điểm tự nhiên
Quảng Trị nằm ở miền trung Việt Nam cụ thể ở Bắc Trung Bộ, nơi chuyển tiếp giữa hai miền địa lý bắc nam, là gạch nối giữa hai miền đất rộng lớn trù phú: Đồng Bằng Bắc Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long. Nước Việt Nam hình chữ S thì Quảng Trị nằm ở phần hẹp nhất của chữ S. Đây là vùng có địa hình và khí hậu phức tạp. Về khí hậu vừa chịu ảnh hưởng của khu cao áp XiBia mang hơi lạnh và khô, vừa chịu ảnh hưởng của khu cao áp Bengan thổi vào đất liền từ Ấn Độ Dương nhưng bị chắn bởi dãy Trường Sơn trú hết nước ở sườn phía tây thuộc Lào, khi sang đến nước ta thì khô và nóng, đó là gió mùa Tây Nam mà Quảng Trị là một trong những nơi bị ảnh hưởng nặng nề. Về địa hình có núi cao ăn ra biển và có biển với đường bờ biển dài, bị cắt xẻ mạng tạo ra các vũng, vịnh, đầm, phá, các dải đồng bằng nhỏ hẹp giữa núi và đảo ngoài khơi là đảo Cồn Cỏ, có đường biên giới với Lào. Với địa hình khí hậu trên đã tạo cho Quảng Trị những lợi thế và khó khăn nhất định trong phát triển kinh tế và quản lí hành chính cũng như bảo vệ lãnh thổ.
2. Tài nguyên thiên nhiên
2.1. Đất đai
Diện tích tự nhiên 4.592km2, tuy diện tích không lớn, nhưng lịch sử phát triển địa chất phức tạp, cách đây 500 triệu năm, do các kiến tạo nâng lên, hoạt động đứt gãy, chia cắt, san bằng bề mặt... tạo ra một địa hình lãnh thổ rất đa dạng. Do sự chi phối của cấu trúc địa chất, bao gồm: núi đồi đồng bằng, cồn cát và bãi biển, chạy dài theo hướng tây bắc - đông nam và trùng với phương của bờ biển. Chính vì vậy, đất đai Quảng Trị mang những đặc điểm rất riêng.
100.000ha đất nông nghiệp, 20.000ha đất đỏ Bazan tập trung ở Gio Linh, Vĩnh Linh, Cam Lộ, Hưng Hóa hình thành 11 nhóm và 32 loại đất chính như đất cát, đất bạc màu, đất trơ sỏi đá chiếm tỉ lệ lớn. Một số lọai đất chính:
a. Đất đổ vàng trung du bao gồm đất Ferarit đất đỏ Bazan, đất Ferarit phân hủy từ đất đá vôi rất tốt để trồng cây công nghiệp dài ngày khai thác lâm nghiệp trồng cây ăn quả
b. Đất phù sa bồi tụ ven sông hay ven biển trồng cây công nghiệp ngắn ngày, cây lương thực.
c. Đất pha cát và đất pha cát ven biển chất lượng kém chỉ trồng một số cây công nghiệp ngắn ngày, trồng rừng phi lao, bạch đàn chống gió và cát bay ven biển.
Đất đã sử dụng:
+ Nông nghiệp:
+ Công nghiệp:
+ Thổ cư:
Đất chưa sử dụng:
+ Đất đồi núi:
+ Mặt nước:
Ngoài điện tích trên Quảng Trị còn có một dạng địa hình đặc biệt:
Đồi, núi, đảo:
Quảng Trị có dãy núi Trường Sơn, những dải đồi thấp cao khác nhau, ăn sâu vào lãnh thổ Việt Nam đã tạo ra Tây và Đông Trường Sơn, khí hậu 2 mùa rõ rệt.
Núi: Núi trung bình cao từ 1.400 m - 2000 m, có hình thái răng cưa, độ chia cắt 500 - 750 mét, độ dốc trên 20o. Các đỉnh núi cao nhất như; Núi Voi Mẹp (1.701 m) động Sá Mùi (1.613 m) ở Hướng Hoá.
- Núi trung bình thấp độ cao từ 750 - 1.400 m, chủ yếu là trầm tích có hình thái đường sống núi răng cưa thoải đến lượn sóng, độ chia cắt trung bình 250 - 500 m. Điển hình là núi Động Châu (1.257 m); Động Vàng Vàng (1.250 m) ở thung lũng sông Bến Hải (Vĩnh Linh) và sông Cam Lộ (huyện Cam Lộ).
- Núi thấp từ 250 - 750m, thành phần chủ yếu là đá trầm tích, lượn sóng thoải, độ chia cắt trung bình 250 - 500m, độ dốc từ 30o - 12o.
Đồi: Đồi cao từ 250m, chạy dài lượn sóng chủ yếu độ chia cắt 50 - 75m. Những dãy đồi do phun trào bazan Khe Sanh - Lao Bảo (Hướng Hoá) trên bình độ 300 - 400m.
Đồi trung bình 100 - 250m thành phần chủ yếu là đá trầm tích và phun trào bazan, có dạng úp bát, lượn sóng và chạy dọc theo các thung lũng sông: Bến Hải, Cam Lộ, Thạch Hãn, độ chia cắt trung bình 25 - 50m. Tại Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ có nhiều dãy đồi bazan đỉnh bằng, sườn thoải, đất đai màu mỡ thích hợp trồng cây công nghiệp và cây ăn quả.
Đèo Lao Bảo: (Hướng Hoá) là nơi thấp nhất của dãy Trường Sơn (350m) nằm ở phía Đông của đỉnh núi Voi Mẹp. Đèo Lao Bảo cùng với thung lũng Cam Lộ đã tạo ra chế độ gió mùa Tây nam khô nóng rất đặc trưng cho khí hậu Quảng Trị.
Các đỉnh núi, điểm cao của dãy đồi ở rải rác hầu hết các huyện phía Bắc Quảng Trị vừa có ý nghĩa to lớn về kinh tế, vừa là vị trí quan trọng quốc phòng.
Đảo Cồn Cỏ: Cách bờ biển 25 km về phía Đông - Đông Bắc (Mũi Lay huyện Vĩnh Linh) ở vị trí 17o9'36' vĩ độ Bắc và 107o19'57' độ kinh đông. Đảo có diện tích khoảng 4 km2, độ cao tuyệt đối là 101 mét, độ dốc 15-20o, gồm 2 đồi và bãi đá, cát bằng phẳng. Nhiệt độ trung bình năm 25,3oC, lượng mưa trung bình năm 2.278mm. Đất trên đảo là đất nâu đỏ, nâu vàng trên bazan, thuận lợi cho sự phát triển, sinh trưởng của thảm thực vật rừng nhiệt đới ẩm. Hiện nay đảo chỉ còn phủ thảm rừng thứ sinh, dừa, chuối, rau xanh.
Đảo Cồn Cỏ là ngư trường đánh bắt hải sản thuận lợi với năng suất 200 kg tôm cá/ha. Cồn Cỏ còn là nơi chắn gió bão, là trạm trung chuyển cung cấp nước ngọt cho ngư dân, tàu thuyền qua lại. Tương lai đây sẽ là trạm trung chuyển khi khai thác dầu khí thềm lục địa ở khu vực miền Trung.
2.2 Tài nguyên nước
Nước là một nguồn tài nguyên vô tận đóng góp lớn cho cuộc sống của con người. Quảng Trị là một nơi có mật độ sông ngòi rất lớn vói một đường bờ biển dài với vùng biển rộng.
a. Sông ngòi - hồ đập - đầm phá
Mạng lưới sông ngòi ở Quảng Trị dày đặc, nhất là ở vùng núi. Tính trung bình mật độ sông ngòi khoảng 0,8 - 1 km/km2. Trong đó ở vùng đồng bằng ven biển có mật độ là 0,45 - 0,5 km/km2, ở vùng núi có mật độ trên 1km/km2. Một đặc trưng quan trọng là hầu hết sông ngòi ở Quảng Trị đều dốc, ngắn và chảy từ tây sang đông (độ dốc 13 - 25m/km). Tổng diện tích lưu vực khoảng 3640 km2 chiếm 79% diện tích toàn tỉnh, tổng số chiều dài các sông 1.085 km. Gồm có 3 hệ thống sông chính là:
+ Sông Bến Hải: Chiều dài 64,5km, thượng nguồn là dãy núi cao trên dưới 1.000m nằm ở phía tây-bắc Quảng Trị, và đổ ra biển qua Cửa Tùng. Sông Bến Hải chảy dọc theo vĩ tuyến 17. Sông Bến Hải có tất cả 14 phụ lưu, trong đó đáng chú ý là sông Bàn Xen (gọi là sông La Lung) và Rào Thanh (gọi là sông Bến Hải). Lưu lượng dòng chảy trung bình năm là 43,4 m3/giây, diện tích lưu vực khoảng 809 km2, mật độ sông suối 1,15 km/km2.
+ Sông Thạch Hãn: Đây là con sông lớn nhất tỉnh, có lưu lượng dòng chảy trung bình năm khoảng 130 m3/giây. Bắt nguồn từ dãy núi phía tây Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế, có chiều dài 155 km. Sông Thạch Hãn hợp thành bởi 2 con sông chính là sông Quảng Trị và sông Cam Lộ và đổ ra biển qua Cửa Việt. Sông Thạch Hãn có 37 phụ lưu, diện tích lưu vực 2.600 km2, chiếm gần 50% diện tích lãnh thổ của Quảng Trị.
+ Sông Ô Lâu: (Ô Giang). Sông bắt nguồn từ dãy đồi cao khoảng 400 - 600 m của miền Tây Trị Thiên, hợp bởi 2 nhánh sông chính là sông Ô Lâu và sông Mỹ Chánh, dài 65 km, bao quát một diện tích lưu vực 900 km2, lưu lượng dòng chảy 44 m3/giây, mật độ 0,81 km/km2.
Ngoài các hệ thống chính trên, ở Quảng Trị còn nhiều dòng chảy đổ về phía Tây (ngòi, lạch) là những phụ lưu nằm ở Tây Trường Sơn, đổ vào sông Sê-Pôn, chảy qua Lào.
Đặc điểm của hệ thống sông ngòi ở Quảng Trị thuận lợi cho việc xây dựng các hồ chứa và thuỷ điện, với tổng lượng nước bề mặt 9 tỷ m3/năm, có thể cung cấp khoảng 3 tỷ KW/h điện năm. Trong đó hệ thống sông Bến Hải 834 triệu KW/h, sông Mỹ Chánh 376 triệu KW/h và sông Thạch Hãn 1.800 triệu KW/h.
Riêng thuỷ điện Rào Quán (trên sông Thạch Hãn) có trữ năng lý thuyết kỹ thuật hơn 60.000 KW - 120 triệu KW/h.
Nước ngầm dưới lòng đất trung bình năm trên toàn lãnh thổ mô duyn dòng chảy ngầm khoảng 9 - 12 l/giây/km2 hay 4.105m3/km2/năm, chiếm 20 - 30% tổng lưu lượng dòng chảy trên mặt đất và chất lượng nước ngầm tốt, độ PH = 7-8 và thuộc loại nước Bicacbonat canxi - BicacBonat natri, tổng độ khoáng 0,12 - 0,15 g/l. Nguồn nước ngầm đủ sức cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất bằng giếng có công suất lớn , vừa và nhỏ.
+ Hồ đầm - phá: Phân bổ rải rác hầu khắp các vùng và tập trung chủ yếu ở các cửa sông như: Cửa Việt, cửa Ô Giang. Ngoài ao hồ tự nhiên ra phải kể đến ao hồ nhân tạo có được nhờ xây dựng thuỷ lợi, thuỷ điện. Tổng diện tích ao hồ trên 7000 ha, các hồ chính là: Hồ Thượng Hà (250 ha); Hồ Kinh Môn (300 ha) ở huyện Gio Linh; Hồ La Ngà (350 ha) ở Vĩnh Linh; Hồ Tân Đô (500 ha) ở huyện Hướng Hoá, và còn có 10 hồ chứa khác sẽ được quy hoạch diện tích từ 100 - 600 ha.
2.3 Khí hậu
Quảng Trị nằm ở phía nam của Bắc Trung Bộ, trọn vẹn trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, là vùng chuyển tiếp giữa 2 miền khí hậu. Miền khí hậu phía bắc có mùa đông lạnh và phía nam nóng ẩm quanh năm. ở vùng này khí hậu khắc nghiệt, chịu hậu quả nặng nề của gió tây nam khô nóng, bão, mưa lớn, khí hậu biến động mạnh, thời tiết diễn biến thất thường, vì vậy trong sản xuất và đời sống của nhân dân gặp không ít khó khăn.
Do nằm trọn vẹn trong nội chí tuyến bắc bán cầu, hàng năm có 2 lần mặt trời đi qua đỉnh (tháng 5 và tháng 8), nền bức xạ cao. (Cực đại vào tháng 5, cực tiểu vào tháng 12). Tổng lượng cán cân bức xạ cả năm ở Quảng Trị dao động trong khoảng 70 - 80 Kcalo/cm2 năm, những tháng mùa hè gấp 2 - 3 lần những tháng mùa đông.
Tổng số giờ nắng trung bình năm ở Quảng Trị dao động từ 1700 - 1800 giờ. Số giờ nắng lớn nhất vào tháng 7 (240 - 250 giờ).
Nhiệt độ trung bình hàng năm dao động từ 20 - 25oC, tháng 7 cao nhất còn tháng 1 thấp nhất. ở đồng bằng nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là tháng 7 (29oC), tháng lạnh nhất là tháng 1 (18,5 - 19,5oC). Còn ở vùng đồi núi nhiệt độ tháng cao nhất 25 - 26oC; tháng thấp nhất 15 - 17oC. Tổng tích nhiệt độ trung bình ở Quảng Trị khoảng 9.000oC ở đồng bằng và 7500 - 8000oC ở vùng đồi núi. ở đồng bằng mùa nắng nóng kéo dài 180 ngày (từ tháng 4 - 10) và mùa lạnh kéo dài 60 ngày (từ cuối tháng 12 đến giữa tháng 2). ở miền núi mùa lạnh đến sớm hơn và kết thúc muộn hơn gần 1 tháng. Nhiệt độ tối cao trong năm vào các tháng nóng, ở vùng đồng bằng trên 40oC và ở vùng núi thấp 34 - 35oC. Nhiệt độ thấp nhất trong năm có thể xuống tới 8 - 10oC ở vùng đồng bằng và 3 - 5oC ở vùng núi cao.
Lượng mưa: Mùa mưa diễn ra từ tháng 9 đến tháng 1, lượng mưa khoảng 75 - 85% tổng lượng mưa cả năm. Các tháng mưa kéo dài, lớn là tháng 9 - 11 (khoảng 600mm). Tháng ít mưa nhất là tháng 2 - tháng 7 (thấp nhất là 40mm/tháng). Tổng lượng mưa cả năm dao động khoảng 2000 - 2700 mm, số ngày mưa 130 - 180 ngày. Đặc biệt vùng Khe Sanh (huyện Hướng Hoá) mùa mưa diễn ra từ tháng 5 - 11 cực đại vào tháng 9, đây là vùng có lượng mưa thấp nhất (2000 mm/năm).
Độ ẩm: Độ ẩm tương đối trung bình tháng ẩm 85-90%, còn tháng khô 80%. Thị xã Đông Hà vào mùa hè bị khô hạn hơn cả, vùng Khe Sanh (Hướng Hoá) quanh năm ẩm.
Do chịu tác động mạnh của gió tây nam khô nóng nên lượng bốc hơi các tháng mùa hè gấp 2 - 3,5 lần so với lượng mưa, đây là nguyên nhân gây ra hạn hán.
Đặc trưng thời tiết đáng chú ý ở Quảng Trị
Gió tây nam khô nóng thường gọi là "gió Lào", hiện tượng thời tiết đặc biệt khô nóng thổi từ Lào qua, thường những ngày có gió Lào là ngày có nhiệt độ cao nhất trên 35oC, độ ẩm tương đối thấp nhất dưới 50%. Mùa gió khô nóng vào tháng 3 - 9 và gay gắt nhất tháng 4, 5 đến tháng 8. Hàng năm có 40 - 60 ngày khô nóng.
Bão: Mùa bão ở Quảng Trị diễn ra từ tháng 7 đến tháng 11, trong đó tháng 9 - 10 nhiều bão nhất. Theo số liệu thống kê trong 98 năm có 75 cơn bão đổ bộ vào khu vực Bình Trị Thiên, bình quân 0,8 cơn bão/năm ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Trị, có năm không có bão, nhưng lại có năm liên tiếp 2 - 3 cơn bão đổ bộ trực tiếp. ảnh hưởng tai hại nhất là bão gây ra gió xoáy giật kèm theo mưa to dài ngày (2 - 5 ngày) gây ra lụt lũ