Dịch vụ hệ sinh thái biển hướng tới phát triển bền vững: Nhu cầu nghiên cứu lượng giá ở Việt Nam

Dịch vụ hệ sinh thái được quan tâm nghiên cứu đối với các hệ sinh thái (HST) trên lục địa, đặc biệt các hệ sinh thái rừng, và đã đạt được những kết quả ứng dụng trong công tác quản lý, phục hồi và phát triển các HST. Tuy nhiên, đối với các biển Việt Nam, nghiên cứu các dịch vụ và lượng giá dịch vụ HST còn chưa được quan tâm nhiều. Một số nghiên cứu lượng giá các dịch vụ tập trung vào HST rừng ngập mặn ở các khu bảo tồn hoặc dự trữ sinh quyển. Gần đây, có thêm một số nghiên cứu lượng giá các dịch vụ HST cỏ biển, đầm phá, san hô ở một số vùng biển nhưng còn khá nhiều hạn chế liên quan đến phương pháp, chuỗi số liệu, biến động các giá trị theo thời gian Báo cáo này trình bày tổng quan về một số HST có giá trị tiêu biểu ở biển Việt Nam cùng một ví dụ về lượng giá dịch vụ HST biển ở một số đảo, từ đó xác định nhu cầu cơ bản trong nghiên cứu và lượng giá HST biển cần thực hiện trong thời gian tới.

pdf3 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 473 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dịch vụ hệ sinh thái biển hướng tới phát triển bền vững: Nhu cầu nghiên cứu lượng giá ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỷ yếu Hội nghị: Nghiên cứu cơ bản trong “Khoa học Trái đất và Môi trường” DOI: 10.15625/vap.2019.000129 256 DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI BIỂN HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: NHU CẦU NGHIÊN CỨU LƯỢNG GIÁ Ở VIỆT NAM Trần Đình Lân Viện Tài nguyên và Môi trường biển, Viện Hàn lâm KH&CN VN, Email: lantd@imer.vast.vn TÓM TẮT Dịch vụ hệ sinh thái được quan tâm nghiên cứu đối với các hệ sinh thái (HST) trên lục địa, đặc biệt các hệ sinh thái rừng, và đã đạt được những kết quả ứng dụng trong công tác quản lý, phục hồi và phát triển các HST. Tuy nhiên, đối với các biển Việt Nam, nghiên cứu các dịch vụ và lượng giá dịch vụ HST còn chưa được quan tâm nhiều. Một số nghiên cứu lượng giá các dịch vụ tập trung vào HST rừng ngập mặn ở các khu bảo tồn hoặc dự trữ sinh quyển. Gần đây, có thêm một số nghiên cứu lượng giá các dịch vụ HST cỏ biển, đầm phá, san hô ở một số vùng biển nhưng còn khá nhiều hạn chế liên quan đến phương pháp, chuỗi số liệu, biến động các giá trị theo thời gian Báo cáo này trình bày tổng quan về một số HST có giá trị tiêu biểu ở biển Việt Nam cùng một ví dụ về lượng giá dịch vụ HST biển ở một số đảo, từ đó xác định nhu cầu cơ bản trong nghiên cứu và lượng giá HST biển cần thực hiện trong thời gian tới. Từ khóa: Hệ sinh thái, dịch vụ, lượng giá, biển Việt Nam. 1. MỞ ĐẦU Với vùng biển rộng lớn trên một triệu km2, chiều dài bờ biển trải qua 13 vĩ độ, Việt Nam rất đa dạng hệ sinh thái biển phân bố trên 114 cửa sông, 48 vịnh, 12 đầm phá, trên 3000 hòn đảo và hai hệ thống sông lớn: Hồng và Mekong. Các HST bờ và biển cũng chịu ảnh hưởng ngày càng tăng không những của các quá trình tự nhiên, khí hậu mà còn của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội ở vùng bờ, trên biển đảo và trong lục địa. Các ảnh hưởng tiêu cực làm suy thoái các HST, suy giảm giá trị dịch vụ của HST dẫn đến mất cân bằng sinh thái và sử dụng kém bền vững. Để hướng tới sử dụng và quản lý bền vững các HST, nhiều công cụ đã được nghiên cứu phát triển, trong đó có lượng giá các dịch vụ HST thuộc nhóm công cụ kinh tế là công cụ khá mạnh và ngày càng được sử dụng rộng rãi trên thế giới và bắt đầu được phát triển ở Việt Nam. Nhận dạng và lượng giá các giá trị dịch vụ HST vùng bờ và biển ở Việt Nam mới được phát triển gần đây và tập trung vào các HST rừng ngập mặn trong các khu bảo tồn biển và vùng bờ. Mới đây có thêm một nghiên cứu lượng giá kinh tế các HST ở một số đảo tiên tiêu trên biển Việt Nam. Mặc dù có những kết quả khả quan, khẳng định được các phương pháp nghiên cứu phù hợp, xác định được giá trị bằng tiền của nhiều nhóm giá trị sử dụng trực tiếp và gián tiếp nhưng nhiều hạn chế cũng bộc lộ do các nghiên cứu về dịch vụ và lượng giá giá trị dịch vụ HST biển còn rất hạn chế ở Việt Nam. Vì vậy, bằng phân tích tổng luận, báo cáo này khái quát về các HST biển tiêu biểu ở Việt Nam, đồng thời cũng nhận dạng các hạn chế và nhu cầu nghiên cứu các dịch vụ HST và lượng giá chúng phục vụ sử dụng, quản lý và nâng cao nhận thức của cộng đồng hướng tới biển Việt Nam xanh. 2. TỔNG QUAN VỀ CÁC HST BIỂN TIÊU BIỂU Ở VIỆT NAM Rạn san hô: HST này tập trung chủ yếu ở vùng biển miền Trung và các đảo. Rạn san hô phân bố từ vùng triều thấp đến độ sâu 40-50m, rộng từ vài mét đến 200m, độ phủ san hô sống từ vài % đến 90 %. Ở vùng biển phía Bắc, rạn dạng vòng không điển hình hoặc phân bố rải rác không tập trung thành rạn. HST san hô có đa dạng sinh học cao và có nhiều loài có giá trị kinh tế, đặc biệt giá trị phi thực phẩm (mỹ phẩm và dược phẩm). Rừng ngập mặn: với khoảng 94 loài phân bổ ở hầu khắc các vùng triều của sông và một số hải đảo, đa dạng sinh học cao, năng suất sinh học và hải sản rất cao, một số khu rừng ngập mặn đã được Kỷ yếu Hội nghị: Nghiên cứu cơ bản trong “Khoa học Trái đất và Môi trường” 257 công nhận và thiết lập thành các khu có giá trị bảo tồn như Xuân Thủy (Nam Định), Cà Mau (Cà Mau), Cần Giờ (TP Hồ Chí Minh) Cỏ biển: Đã phát hiện 15 loài, HST phân bố tập trung ở miền Trung và một số đảo như Côn Đảo, Phú Quốc, ngoài ra cũng phát triển ở các vùng triều kéo xuống đến 5m nước dưới triều. HST cỏ biển là nơi sinh cơ của nhiều loài sinh vật biển và là thức ăn của loài Dugong (bò biển – động vật có vú quí hiếm). Bãi triều: diện tích rộng lớn tập trung ở miền Bắc và miền Nam. Có trên 1000 loài động thực vật sinh sống, trong đó sinh vật đáy chiếm trên 50 %. Đây cũng là nơi đánh bắt các loài nhuyễn thể có giá trị kinh tế cao. Bãi cát biển: Phân bố ở khắp các vùng bờ biển và đảo, mặc dù đa dạng sinh vật không cao nhưng lại là bãi đẻ của một số loài sinh vật quí hiếm như rùa biển, đồng thời có giá trị tài nguyên du lịch nổi bật. Hồ nước mặn: chủ yếu phân bố ở Cát Bà – Hạ Long, chưa được điều tra nghiên cứu nhiều nhưng có tiềm năng lớn về nghiên cứu tiến hóa sinh vật cũng như sử dụng cho du lịch. Đáy biển mềm và khối nước: là nơi sinh sống của khoảng 50% số loài sinh vật biển, là ngư trường rộng lớn phục vụ khai thác nguồn lợi. Tuy nhiên, HST này còn chưa được điều tra, nghiên cứu hệ thống. Ngoài ra, theo đặc thù về địa hệ, có thể kể đến các hệ sinh thái cửa sông ven biển và vũng vịnh. 3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LƯỢNG GIÁ DỊCH VỤ HST BIỂN Ở VIỆT NAM Nghiên cứu và lượng giá dịch vụ HST nói chung được quan tâm từ khá lâu trên thế giới nhằm phục vụ công tác quản lý sử dụng bền vững các HST. Từ các kết quả nghiên cứu lượng giá dịch vụ HST, nhiều nước đã xây dựng và áp dụng công cụ kinh tế là phí dịch vụ hệ sinh thái trong quản lý và bảo vệ các HST, đặc biệt là HST rừng. Ở Việt Nam, công cụ phí dịch vụ HST cũng đã bắt đầu được nghiên cứu xây dựng và bước đầu áp dụng cho HST rừng trên lục địa. Đối với vùng bờ và biển, chưa có nhiều nghiên cứu về dịch vụ và lượng giá dịch vụ HST, một số nghiên cứu lượng giá được thực hiện cho HST rừng ngập mặn, đầm phá miền Trung nhưng mới ở bước đầu, chưa đầy đủ. Gần đây, nghiên cứu của Trần Đình Lân và nnk (2018) về lượng giá về HST biển quanh một số đảo tiền tiêu cho kết quả khá toàn diện nhưng vẫn còn hạn chế do số liệu không đầy đủ và tiếp cận vùng nghiên cứu khó khăn. 4. KẾT QUẢ LƯỢNG GIÁ DỊCH VỤ HST BIỂN Ở BẠCH LONG VĨ, CỒN CỎ VÀ THỔ CHU Tại Bạch Long Vĩ, HST vùng triều, san hô và rạn đá đến độ sâu 30 m nước được lượng giá với tất cả các giá trị dịch vụ. Tổng giá trị ước tính đạt năm 2015 khoảng 599 tỷ VND, tương ứng 94 tỷ VND/ha HST. Tại Cồn Cỏ, tương tự Bạch Long Vĩ, HST vùng triều, san hô, rạn đá được lượng giá đạt tổng giá trị năm 2015 khoảng 268 tỷ VND, trung bình đạt 307 tỷVND/ha HST. Tại Thổ Chu, HST vùng triều, san hô và đáy mềm đến độ sâu trên 30m nước (trong khoảng 30-50m) được lượng giá. Tổng giá trị ước đạt năm 2015 khoảng 565 tỷ VND, trung bình là 125 tỷVND/ha HST. 5. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU LƯỢNG GIÁ DỊCH VỤ HST BIỂN Ở VIỆT NAM Công cụ kinh tế phục vụ quản lý sử dụng bền vững HST là một nhóm công cụ mạnh, đảm bảo tính bền vững về tài chính cho các chương trình nghiên cứu, quản lý và bảo vệ môi trường và tài nguyên biển. Các kết quả nghiên cứu về dịch vụ HST và lượng giá dịch vụ HST biển là cơ sở quan trọng để xây dựng công cụ kinh tế trong quản lý. Tuy nhiên, các nghiên cứu về dịch vụ HST và lượng giá HST biển nói chung còn ít được quan tâm. Qua một số công trình nghiên cứu, nhiều hạn Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2019 258 chế đã bộc lộ liên quan đến hệ thống cơ sở dữ liệu, phương pháp lượng giá, thời gian nghiên cứu cũng như nguồn nhân lực được đào tạo chuyên nghiệp Để dần lấp đầy những khoảng trống và nâng cao chất lượng nghiên cứu, cần xem xét đến một số vấn đề cơ bản sau: - Nguồn nhân lực nghiên cứu về kinh tế sinh thái biển cần được chú trọng đào tạo, đặc biệt đào tạo thông qua hợp tác quốc tế. - Hỗ trợ nghiên cứu chuyên sâu về dịch vụ HST và lượng giá dịch vụ HST biển bằng các nhiệm vụ các cấp do các quĩ hoặc chương trình trọng điểm tài trợ. Nhiều giá trị dịch vụ HST biển hiện nay chưa có cơ sở để lượng giá như giá trị phòng hộ, giá trị lọc dinh dưỡng của các quần xã sinh vật, đa dạng sinh học, cơ sở cung cấp thức ăn, nơi sinh cư và hấp thụ CO2, nguồn giống do thiếu nghiên cứu chuyên sâu. - Xây dựng hệ cơ sở dữ liệu phục vụ lượng giá kinh tế, trong đó đặc biệt chú ý đến các dữ liệu liên quan đến giá trị hàng hóa của các chức năng HST, chính sách chia sẽ dữ liệu của các ban ngành và địa phương, chuỗi số liệu thống kê nhiều năm về phát triển kinh tế, giá cả dịch vụ. - Định kỳ đánh giá các biến động của HST biển làm cơ sở xác định định kỳ các giá trị HST biển phục vụ công tác quản lý. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Thị Minh Huyền, Hoàng Thị Chiến và nnk, 2010. Lượng giá kinh tế rạn san hô Cù Lao Chàm – Quảng Nam. Kỷ yếu Hội nghị kỷ niệm 35 năm thành lập Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Tr 296-304. [2]. Trần Đình Lân, Nguyễn Thị Minh Huyền, Nguyễn Thị Thu, Hoàng Thị Chiến, Trần Mạnh Hà, Nguyễn Văn Thành, 2018. Lượng giá kinh tế các hệ sinh thái biển ở một số đảo trên vùng biển Việt Nam. NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ. Hà Nội, 453tr. [3]. Đỗ Nam, 2005. Lượng giá kinh tế của các bãi cỏ biển ở hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai. Kỷ yếu Hội thảo quốc gia về đầm phá Thừa Thiên – Huế. 12/2005,. Tr 464-477. [4]. Nguyễn Hoang Trí, 2006. Lượng giá kinh tế hệ sinh thái rừng ngập mặn – Nguyên lý và ứng dụng. NXB Đại học Kinh tế quốc dân.Hà Nội, 139 tr. MARINE ECOSYSTEM SERVICES TOWARDS SUSTAINABLE DEVELOPMENT: NEEDS OF VALUING RESEARCH IN VIETNAM Tran Dinh Lan Institute of Marine Environment and Resources, VAST, Email: lantd@imer.vast.vn ABSTRACT Ecosystem services are paid much research attention for years to territorial ecosystems, particularly forests and gained outcomes that are used for management, restoration and development of the ecosystems. However, for marine ecosystems of Vietnam, researches in ecosystem services and their valuation are still not much concentrated. At the beginning, there were some studies focusing on mangrove ecosystems in coastal conservation areas or biosphere reserves. Recently in several coastal and marine areas, few studies were done for sea grasses and coastal lagoons, corals with limitations in methods, data sets, values varying with time, etc. This report overviews typically valuable ecosystems in Vietnam seas and an example on valuation of marine ecosystem services on islands then proposes key issues for research in marine ecosystem valuation in coming years. Key words: Ecosystem, service, valuation, Vietnam Sea.
Tài liệu liên quan