Dịch vụ ngân hàng điện tử ở Việt Nam

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực công nghệ, dịch vụ ngân hàng điện tử ở Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh chóng, nhiều dịch vụ ngân hàng điện tử ra đời đã cung cấp các dịch vụ ngân hàng trực tiếp đến tận tay khách hàng, mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng, ngân hàng và nền kinh tế; song khách quan mà nói dịch vụ ngân hàng điện tử chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và còn có khoảng cách nhất định so với các ngân hàng ở trên thế giới. Bài viết này sẽ đề cập đến thực trạng dịch vụ ngân hàng điện tử ở Việt Nam và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ này tại trong giai đoạn tới

pdf8 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 343 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dịch vụ ngân hàng điện tử ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
73 Dịch vụ ngân hàng . . . DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM Vũ Tiến Hùng*, Vũ Văn Thực** TÓM TẮT Những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực công nghệ, dịch vụ ngân hàng điện tử ở Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh chóng, nhiều dịch vụ ngân hàng điện tử ra đời đã cung cấp các dịch vụ ngân hàng trực tiếp đến tận tay khách hàng, mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng, ngân hàng và nền kinh tế; song khách quan mà nói dịch vụ ngân hàng điện tử chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và còn có khoảng cách nhất định so với các ngân hàng ở trên thế giới. Bài viết này sẽ đề cập đến thực trạng dịch vụ ngân hàng điện tử ở Việt Nam và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ này tại trong giai đoạn tới Từ khóa: ngân hàng điện tử, Việt Nam ELECTRONIC BANKING SERVICES IN VIETNAM ABSTRACT Recently, along with the emerging in technology, there has seen a rapid development of e-banking services in Vietnam. Many e-banking features and services have been invented in order to provide the customers of convinience and benefits, as well as the banks and the economy. Despite of the undeniable advantages of which, electronic banking in Vietnam has not developed its full potential. Besides, there is a certain gap compared with other banks in the world. In this article, the author will address the current status of electronic banking services in Vietnam and propose a number of measures to develop this service in the incoming period. Keywords: electronic banking, Vietnam * Agribank chi nhánh Sài Gòn ** Agribank chi nhánh Tân Bình 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Dịch vụ ngân hàng điện tử là một trong những dịch vụ ngân hàng hiện đại mang nhiều tính năng ưu việt. Ngày nay, dịch vụ ngân hàng điện tử ngày càng trở nên quan trọng đối với ngân hàng, khách hàng và toàn xã hội bởi những đóng góp to lớn mà nó mang lại. Ảnh hưởng của loại hình dịch vụ này không chỉ ở những gì chúng ta dễ nhận thấy như tăng số lượng khách hàng, giảm bớt chi phí cho khách hàng và ngân hàng, giảm bớt khâu trung gian, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng... mà còn ở các khía cạnh khác như mô hình thanh toán, hiệu quả hoạt động tài chính, cấu trúc thị trường, luật pháp, chính sách,..qua đó có tác động sâu rộng tới toàn bộ nền kinh tế xã hội của các quốc gia.Tại Việt Nam, dịch vụ ngân hàng điện tử ra đời đã mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng, ngân hàng và nền kinh tế, song cũng gây ra không ít khó khăn, thách thức đòi hỏi hệ thống ngân hàng thương mại 74 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật (NHTM) cần phải có giải pháp và bước đi phù hợp để có thể phát triển tốt hơn nữa loại hình dịch vụ này. Vì vậy, đề xuất các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam đang là vấn đề có tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Bài viết này sẽ đánh giá khái quát thực trạng ngân hàng điện tử ở Việt Nam và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử trong giai đoạn tới. 2. THỰC TRẠNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM Dịch vụ ngân hàng điện tử dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, được thực hiện trên quá trình xử lý và chuyển giao dữ liệu số hóa nhằm cung cấp dịch vụ của cácNHTM cho khách hàng và ngân hàng. Hiện nay, tại Việt Nam, đã có rất nhiều dịch vụ ngân hàng điện tử được các NHTM triển khai và phát triển như: ngân hàng qua điện thoại (telephone banking), ngân hàng trên mạng máy tính toàn cầu (internet banking), ngân hàng tại nhà (home banking), ngân hàng qua mạng viễn thông không dây (mobile bankingDưới đây là một số dịch vụ ngân hàng điện tử đã được triển khai tại một số NHTM Việt Nam: - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam đã triển khai một số dịch vụ ngân hàng điện tử như: VietinBank iPay, dịch vụ này giúp khách hàng cá nhân quản lý tài khoản và thực hiện các giao dịch tài chính như chuyển khoản trong và ngoài hệ thống, thanh toán hóa đơn điện, nước, viễn thông, cáp truyền hình, thanh toán vé máy bay, trả nợ vay, thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, gửi tiết kiệm, tất toán tiết kiệm, nhận tiền kiều hối, từ thiện trực tuyến thông qua Internet. Dịch vụ ipayMobile dành cho các thiết bị di động thông minh (máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại di động thông minh) giúp khách hàng cá nhân quản lý tài khoản và thực hiện các giao dịch tài chính như chuyển khoản trong và ngoài hệ thống, thanh toán hóa đơn điện, nước, viễn thông, cáp truyền hình, thanh toán vé máy bay, trả nợ vay, thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, gửi tiết kiệm, tất toán tiết kiệm, nhận tiền kiều hối, từ thiện trực tuyến ngay trên màn hình thiết bị di động thông minh có kết nối internet; dịch vụ hiện hỗ trợ tất cả các hệ điều hành: IOS, Adroid, Windows Phone. Dịch vụ SMS Banking, đây là dịch vụ ngân hàng điện tử qua tin nhắn điện thoại di động giúp khách hàng có thể kiểm tra thông tin tài khoản, nhận thông báo biến động số dư tài khoản, chuyển tiền trong hệ thống, tra cứu thông tin về lãi suất, tỷ giá hối đoái, thanh toán hóa đơn và nhận tiền kiều hối. Dịch vụ BankPlus, thông qua thiết bị điện thoại di động dành cho các khách hàng sử dụng thuê bao di động thuộc mạng Viettel, giúp khách hàng thực hiện các giao dịch chuyển khoản trong hệ thống, vấn tin số dư và giao dịch tài khoản, thanh toán hóa đơn cước thuê bao trả sau của Viettel và nạp tiền điện thoại cho các thuê bao trả trước của Viettel. [4] - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam đã cung cấp nhiều dịch vụ ngân hàng điện tử tiện ích cao, chẳng hạn như: dịch vụ ngân hàng qua Internet, đây là loại dịch vụ nhằm thực hiện cam kết đem Vietcombank đến với khách hàng mọi lúc mọi nơi; chỉ cần một chiếc máy vi tính có kết nối Internet và mã truy cập do ngân hàng cung cấp, khách hàng có thể thực hiện các giao dịch với ngân hàng với tính an toàn bảo mật cao. Dịch vụ Mobile Banking là dịch vụ ngân hàng trên điện thoại di động, dịch vụ này cho phép khách hàng thực hiện nhiều loại giao dịch với thao tác đơn giản, tiện lợi trên điện thoại di động. Dịch vụ VCB – SMS Banking 75 Dịch vụ ngân hàng . . . là dịch vụ ngân hàng qua tin nhắn điện thoại di động, giúp khách hàng giao dịch với ngân hàng 24h x 7 ngày bằng cách nhắn tin theo cú pháp theo quy định qua tổng đài. Dịch vụ ngân hàng điện tử thông qua điện thoại VCB Phone Banking giúp khách hàng thực hiện các giao dịch với Ngân hàng 24h*7 ngày thông qua số tổng đài của Trung tâm dịch vụ khách hàng (Vietcombank Contact Center), hay dịch vụ ngân hàng điện tử VCB-Money là dịch vụ được xây dựng dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại giúp khách hàng có thể thực hiện các giao dịch với ngân hàng từ xa thông qua kết nối internet mà không phải trực tiếp đến ngân hàng. [3] - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam(BIDV): hiện nay, BIDV đang đã cung cấp một số ngân hàng điện tử mang nhiều tính năng, tiện ích cao như: dịch vụ BIDV Business Online, dịch vụ này giúp doanh nghiệp quản lý tài khoản và thực hiện các giao dịch tài chính thông qua Internet mà không cần phải tới quầy giao dịch. Dịch vụ BIDV Mobile dành cho khách hàng doanh nghiệp, đây là dịch vụ ngân hàng trên điện thoại di động, cho phép doanh nghiệp thực hiện các giao dịch ngân hàng như vấn tin tài khoản, vấn tin giao dịch một cách an toàn, chính xác, nhanh gọn ngay trên điện thoại di động của khách hàng mà không mất thời gian đến quầy giao dịch. BIDV Homebanking, dịch vụ này được cài đặt trực tiếp trên máy tính của khách hàng và kết nối với BIDV, cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch với BIDV từ xa. Dịch vụ quản lý dòng tiềnđược cung cấp qua Internet dành riêng cho các doanh nghiệp có các đơn vị thành viên, dịch vụ này gíup khách hàng công cụ quản lý quan hệ tiền gửi, tiền vay, thanh toán và điều chuyển vốn tự động giữa các đơn vị thành viên, hỗ trợ công ty mẹ thực hiện chính sách quản lý tài chính tập trung. [5] - Ngân hàng ANZ cung cấp một số dịch vụ ngân hàng điện tử như: dịch vụ mở và đóng tài khoản tiết kiệm qua ngân hàng trực tuyến, chuyển tiền giữa các tài khoản liên kết, chuyển tiền với nhiều đồng tiền khác nhau, thanh toán hóa đơn Bill pay; các dịch vụ cho thẻ tín dụng ANZ, trả tiền cước di động cho các mạng điện thoại MobiFone Viettel và Vinaphone. [6] - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam: cung cấp một số dịch vụ ngân hàng điện tử như: Mobile Banking Techcombank giúp khách hàng thực hiện giao dịch ngân hàng đơn giản, vào bất kỳ lúc nào và tại bất cứ nơi đâu; khách hàng chỉ cần sử dụng điện thoại di động thông minh có kết nối internet là có thể sử dụng được dịch vụ.Đặc biệt với tính năng chuyển tiền qua mạng xã hội cho phép khách hàng thực hiện giao dịch chuyển tiền, nhận tiền đến người thân đã kết nối trên các mạng xã hội như Facebook, Twitter, Google Plus,.... mà không cần mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng. Dịch vụ SMS Banking giúp khách hàng nhận thông tin thông báo thay đổi số dư tài khoản thanh toán. Dịch vụ ngân hàng trực tuyến - kết nối mọi khoảng cách, dịch vụ này chỉ cần có máy tính kết nối Internet, khách hàng hoàn toàn có thể thực hiện công việc một cách dễ dàng, nhanh chóng, các dịch vụ thực hiện như: quản lý tài chính cá nhân trực tuyến, truy vấn và quản lý thông tin tài khoản, khoản vay, tài khoản tiết kiệm, truy vấn thông tin giao dịch thẻ tín dụng, chủ động đặt lịch thanh toán tự động cho tương lai, gửi tiết kiệm Online, vay Online, sử dụng dịch vụ thanh toán, thu hộ, Topup trực tuyến: thanh toán vé máy bay, thanh toán tiền điện, thanh toán điện thoại trả 76 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật sau, nạp tiền điện thoại trả trước, mua sắm trực tuyến với hàng hóa dịch vụ đa dạng tại các cổng thanh toán lớn tại Việt nam: eBay, TVshopping, muaban.net, VietnamAirline, AirMekong, Jetstar, megastar, vinagame Dịch vụ thanh toán tự động giúp khách hàng tự động trích nợ để thanh toán hóa đơn tiền điện, hóa đơn điện thoại trả sau và nạp tiền tự động cho thuê bao trả trước. [7] - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) cung cấp một số dịch vụ ngân hàng điện tử như: dịch vụ Internetbanking dịch vụ này cung cấp cho khách hàng các tiện ích như: truy vấn số dư tài khoản, sao kê tài khoản, tỷ giá hối đoái, điểm đặt ATM, thông tin thẻ, chuyển khoản giữa tài khoản trong hệ thống SHB, chuyển khoản giữa các tài khoản ngoài hệ thống SHB, chuyển khoản qua thẻ ATM, tiền gửi tiết kiệm Online, nạp tiền điện thoại trả trước của các nhà mạng viễn thông, thanh toán hóa đơn điện thoại di động, cố định trả sau, Home phone, ADSL, Leased line, truyền hình cáp, thanh toán hóa đơn tiền điện, thanh toán tiền bảo hiểm theo hợp đồng nhà cung cấp, thanh toán hàng hóa trực tuyến: vé máy bay, điện máy, mỹ phẩm, thời trang, khách sạn du lịch Dịch vụ Mobile banking, cung cấp một số tiện ích như: truy vấn thông tin tài khoản tiết kiệm và tín dụng, chuyển khoản nội bộ, chuyển khoản liên ngân hàng, chuyển tiền liên ngân hàng qua thẻ 24/7, nạp tiền điện tử, thanh toán hóa đơn trả sau, thanh toán hóa đơn mua hàng trực tuyến, dịch vụ thẻ ATM, thẻ tín dụng, tìm kiếm thông tin lãi suất, tỷ giá, điểm giao dịch, điểm đặt ATM. Dịch vụ Phonebanking cung cấp một số dịch vụ như lãi suất huy động tiền gửi, tỷ giá hối đoái, truy vấn số dư tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền vay. Dịch vụ SMS Banking, cung cấp một số tiện ích như: tra cứu thông tin về giao dịch và số dư tài khoản; tra cứu thông tin về tỷ giá, lãi suất; tra cứu thông tin địa điểm đặt máy ATM, quầy giao dịch của SHB, thực hiện chuyển tiền giữa các tài khoản của khách hàng tại SHB, thực hiện nạp tiền cho thuê bao trả trước và thanh toán trả sau. Dịch vụ Phone banking cung cấp cho khách hàng các tiện ích như: lãi suất huy động tiền gửi, tỷ giá hối đoái, cung cấp thông tin các điểm giao dịch của ngân hàng trên toàn quốc, các chương trình khuyến mại, sản phẩm mới, truy vấn số dư tài khoản tiền gửi thanh toán, số dư tài khoản tiền vay, truy vấn 05 giao dịch phát sinh gần nhất trên tài khoản tiền gửi thanh toán, thay đổi mật khẩu Phone Banking. [8] - Dịch vụ ngân hàng điện tử tại Citi Bank: CitiBank đã cung cấp nhiều dịch vụ ngân hàng điện tử hiện đại, được nhiều khách hàng đánh giá cao, ví dụ như: dịch vụ Citibank Online với ngân hàng trực tuyến Citibank Online, cung cấp cho khách hàng các tiện ích như thanh toán nhanh, hiển thị tài khoản liên quốc gia. Dịch vụ CitiAlerts và công cụ quản lý tài khoản cá nhân giúp khách hàng thực hiện các giao dịch một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn các giao dịch của mình.Dịch vụ Citi Mobile: giúp khách hàng có thể dễ dàng giao dịch; khách hàng có thể kiểm tra số dư tài khoản, thanh toán hóa đơn, chuyển khoản đến nhiều tài khoản trong nước và quốc tế nhanh chóng và tiện lợi, khách hàng có thể thực hiện các giao dịch này ở bất cứ nơi nào trên thế giới; khách hàng chỉ cần đăng ký mã xác nhận giao dịch OTP gián tuyến một lần duy nhất, tài khoản của khách hàng sẽ tự động kết nối với điện thoại mà không cần phải nhập lại mã OTP.Dịch vụ SMS Citi Alert: với dịch vụ này giúp khách hàng cập nhật những thông tin quan trọng liên quan đến tài khoản 77 Dịch vụ ngân hàng . . . ngân hàng Citibank như thanh toán, ghi nợ và đáo hạn tiền gửi thông qua điện thoại di động hay email của khách hàng. [9] 3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM 3.1. Kết quả đạt được - Với việc phải luôn ứng dụng và phát triển công nghệ hiện đại giúp cho các NHTM luôn tự hoàn thiệnvà đổi mới để đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế, qua đó đã rút dần khoảng cách về công nghệ so với các NHTM nước ngoài. - Quốc hội, Chính phủ, cũng như Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành một số Luật và các văn bản dưới luật tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử, chẳng hạn như Luật giao dịch điện tử 2005 đã ban hành một số vấn đề liên đến giao dịch điện tử như: chữ ký điện tử, chứng thực chữ ký điện tử, giá trị pháp lý chữ ký điện tử, trách nhiệm các bên liên quan đến bảo mật thông tin - Các NHTM đã cho ra đời nhiều dịch vụ ngân hàng điện tử mới dựa trên nền tảng của công nghệ như dịch vụ internetbanking, mobile banking, thu tự động đem lại sự tiện nghi và luôn sẵn sàng phục vụ khách hàng, qua đó đáp ứng nhu cầu của khách hàng, giảm chi phí và thời gian giao dịch cho khách hàng và ngân hàng. 3.2. Nguyên nhân hạn chế - Số lượng cũng như chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử chưa đáp ứng yêu cầu của khách hàng, chẳng hạn như việc gửi tiền mặt vào tài khoản, việc đăng ký sử dụng dịch vụ còn phải tới trực tiếp giao dịch tại chi nhánh ngân hàng; các dịch vụ ngân hàng điện tử chất lượng cao hơn chưa được phát triển như dịch vụ quản lý quỹ đầu tư, dịch vụ địa ốc, cho thuê tài chính - Mặc dù hệ thống công nghệ thông tin đã được các NHTM quan tâm đầu tư trong những năm gần đây, song vẫn còn chưa theo kịp với tốc độ phát triển công nghệ trên thế giới, chất lượng mạng, tốc độ đường truyền, lỗi kỹ thuật hoặc thiết bị đầu cuối chưa đảm bảo chất lượng dẫn tới chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng chưa cao. - Nguồn nhân lực chất lượng cao về dịch vụ ngân hàng điện tử chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển chung của loại hình dịch vụ này. - Hệ thống ngân hàng điện tử của các ngân hàng còn phát triển tương đối độc lập với nhau, chưa có sự phối hợp, liên thông với nhau để phát huy cao nhất hiệu quả của dịch vụ này. - Văn bản pháp lý còn thiếu và chưa đồng bộ, chẳng hạn như một số giao dịch ngân hàng điện tử còn dựa vào chứng từ lưu trữ truyền thống, chưa thể điện tử hoá mọi chứng từ giao dịch Ngoài ra, việc sử dụng chữ ký điện tử, chứng nhận điện tử chưa được phổ biến rộng rãi và chưa thể hiện được ưu thế so với chữ ký thông thường. - Những rủi ro mới như hacker (tin tặc), virus máy tính cũng đã xuất hiện, gây thiệt hại không nhỏ cho ngân hàng, làm giảm lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng.Theo số liệu thống kê, năm 2014 đã có gần 2 triệu cuộc tấn công bằng mã độc nhằm lấy cắp tiền thông qua dịch vụ online banking và Việt Nam đứng thứ 8 thế giới về danh sách người dùng bị ảnh hưởng theo Báo cáo tổng kết của Kaspersky (Kaspersky Security Bulletin 2014). Việt Nam cũng xếp thứ 6 thế giới về số người dùng thiết bị di động bị tấn công bởi mã độc và số 4 thế giới về người dùng internet trên máy tính dễ bị ảnh hưởng bởi mã độc[10]. - Ngân hàng điện tử chủ yếu được phát triển ở các đô thị, tại các khu vực nông thôn 78 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật chưa được các NHTM chú trọng đúng mức, điều đó làm giảm đi sự phát triển của loại hình dịch vụ này. 4. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ Một là, giải pháp về công nghệ thông tin: hệ thống công nghệ thông tin có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của ngân hàng điện tử, một hệ thống công nghệ thông tin hiện đại sẽ góp phần quan trọng vào sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử. Do đó, các NHTM cần có chiến lược đầu tư cho hệ thống công nghệ thông tin, chiến lược thông tin cần phải gắn liền với chiến lược phát triển cụ thể của từng loại dịch vụ cụ thể, chẳng hạn như thời gian tới phát triển các dịch vụ gì, loại hình dịch vụ đó cần phải có chương trình phần mềm, phần cứng nào đi kèm, trên cơ sở đó có chiến lược đầu tư tương ứng; xác định rõ cơ cấu đầu tư vào phần mềm, phần cứng như thế nào cho hợp lý; phần mềm nên mua của công ty trong nước, do đội ngũ cán bộ của chính ngân hàng viết ra hay mua của các công ty nước ngoài, dù tự viết hoặc mua phần mềm thì vấn đề quan trọng là phải có chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển của dịch vụ. Hai là, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: nguồn nhân lực là một trong những yếu tố sống còn để phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng được sự thay đổi nhanh chóng của hệ thống công nghệ hiện đại sẽ giúp các NHTM tạo ra nhiều sản phẩm phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Do đó, các NHTM cần phải quan tâm đến yếu tố con người bởi dịch vụ này đòi hỏi đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao.Muốn vậy, các NHTM phải giải quyết được một số vấn đề sau: - Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nói chung, chiến lược phát triển ngành ngân hàng nói riêng, từ đó tạo ra đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ, đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa của ngành. - Phát hiện, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài, phát triển nguồn nhân lực cần đi đôi với xây dựng và hoàn thiện hệ thống giá trị của con người trong thời đại hiện nay như trách nhiệm của cán bộ ngân hàng,nâng cao tinh thần học tập, trau dồi tri thức; có ý thức và năng lực làm chủ bản thân; sống có nghĩa, có tình, có văn hóa, có lý tưởng, yêu ngành, yêu nghề. - Bổ sung kịp thời các cán bộ trẻ có năng lực, đồng thời phát hiện và đào tạo những cán bộ có khả năng làm lực lượng nòng cốt đảm bảo tính kế thừa và phát triển, luôn đủ nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển của ngân hàng. - Phát triển nguồn nhân lực phải gắn với nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của cán bộ ngân hàng như: chính sách lương, thưởng, học tập nâng cao trình độ, vui chơi, giải trí của cán bộ công nhân viên. Ba là, tăng cường hoạt động marketing ngân hàng điện tử:hiện nay, người dân biết và sử dụng ngân hàng điện tử còn rất hạn chế, một trong những nguyên nhân là người dân chưa biết được các ngân hàng có loại dịch vụ ngân hàng điện tử nào, lợi ích đem lại cho khách hàng ra sao. Vì vậy, để người dân hiểu rõ hơn về dịch vụ này, các NHTM cần đẩy mạnh hoạt động marketing dịch vụ ngân hàng điện tử, từ đó giúp khách hàng biết đư
Tài liệu liên quan