Điểm lại một số hoạt động quản lý nhà nước đối với công tác thông tin, tuyên truyền phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam

Để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt năng lượng cho phát triển kinh tế-xã hội trong tương lai, Việt Nam đã có chủ trương xây dựng một chương trình điện hạt nhân bền vững, lâu dài với những lộ trình cụ thể. Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận là một quyết sách khởi đầu có ý nghĩa quan trọng, là tiền đề cho các dự án điện hạt nhân tiếp theo. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh là một nước mới bắt đầu xây dựng điện hạt nhân, ngoài các yếu tố về nhân lực, pháp quy an toàn, tài chính, thì yếu tố đồng thuận xã hội là rất quan trọng. Chính vì vậy, để có được sự đồng thuận và ủng hộ của các tầng lớp nhân dân Việt Nam, đặc biệt là nhân dân ở các địa phương có địa điểm xây dựng nhà máy ĐHN, công tác thông tin, tuyên truyền cần phải được tiến hành hết sức bài bản, sâu rộng, có tính chiến lược lâu dài, hướng đến một cách phù hợp với từng đối tượng công chúng cụ thể. Định hướng quy hoạch phát triển ĐHN ở Việt Nam đến năm 2030 theo Đề án số 370 về Thông tin, tuyên truyền về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào ngày 28 tháng 2 năm 2013 đã nhấn mạnh, hoạt động thông tin, tuyên truyền về điện hạt nhân phải đảm bảo kịp thời, minh bạch, được tiến hành đồng bộ, phù hợp với tiến độ của Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và các dự án điện hạt nhân tiếp theo. Theo đó, các cơ quan chức năng cần chú trọng triển khai thông tin tuyên truyền sâu rộng chủ trương của Đảng, chiến lược, cơ chế, chính sách của Nhà nước về phát triển điện hạt nhân đến mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam từ đó tạo sự đồng thuận chung trong toàn xã hội, góp phần tạo nên sự thành công của dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Theo nội dung của Đề án, các nhiệm vụ chủ yếu của các cơ quan này được phân cấp như sau:

pdf5 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 449 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điểm lại một số hoạt động quản lý nhà nước đối với công tác thông tin, tuyên truyền phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN và hết sức khẩn trương, tiết kiệm của Lãnh đạo Cục chắc chắn Hội nghị sẽ diễn ra thành công tốt đẹp, gây được tiếng vang lớn trong cộng đồng khoa học nói chung và lĩnh vực năng lượng nguyên tử nói riêng./. ĐIỂM LẠI MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN PHÁT TRIỂN ĐIỆN HẠT NHÂN TẠI VIỆT NAM Lâm Thị Hà Mi Phòng Pháp chế và Thông tin, Cục ATBXHN Để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt năng lượng cho phát triển kinh tế-xã hội trong tương lai, Việt Nam đã có chủ trương xây dựng một chương trình điện hạt nhân bền vững, lâu dài với những lộ trình cụ thể. Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận là một quyết sách khởi đầu có ý nghĩa quan trọng, là tiền đề cho các dự án điện hạt nhân tiếp theo. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh là một nước mới bắt đầu xây dựng điện hạt nhân, ngoài các yếu tố về nhân lực, pháp quy an toàn, tài chính,thì yếu tố đồng thuận xã hội là rất quan trọng. Chính vì vậy, để có được sự đồng thuận và ủng hộ của các tầng lớp nhân dân Việt Nam, đặc biệt là nhân dân ở các địa phương có địa điểm xây dựng nhà máy ĐHN, công tác thông tin, tuyên truyền cần phải được tiến hành hết sức bài bản, sâu rộng, có tính chiến lược lâu dài, hướng đến một cách phù hợp với từng đối tượng công chúng cụ thể. Định hướng quy hoạch phát triển ĐHN ở Việt Nam đến năm 2030 theo Đề án số 370 về Thông tin, tuyên truyền về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào ngày 28 tháng 2 năm 2013 đã nhấn mạnh, hoạt động thông tin, tuyên truyền về điện hạt nhân phải đảm bảo kịp thời, minh bạch, được tiến hành đồng bộ, phù hợp với tiến độ của Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và các dự án điện hạt nhân tiếp theo. Theo đó, các cơ quan chức năng cần chú trọng triển khai thông tin tuyên truyền sâu rộng chủ trương của Đảng, chiến lược, cơ chế, chính sách của Nhà nước về phát triển điện hạt nhân đến mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam từ đó tạo sự đồng thuận chung trong toàn xã hội, góp phần tạo nên sự thành công của dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Theo nội dung của Đề án, các nhiệm vụ chủ yếu của các cơ quan này được phân cấp như sau: 1. Bộ Khoa học và Công nghệ: - Chịu trách nhiệm chủ trì tổ chức thực hiện Chương trình thông tin, tuyên truyền về phát triển điện hạt nhân - Nghiên cứu xây dựng một số trung tâm thông tin, truyền thông điện hạt nhân khác theo yêu cầu phát triển của chương trình điện hạt nhân. - Xây dựng và vận hành Trung tâm thông tin năng lượng nguyên tử tại Hà Nội với chức năng phổ biến kiến thức về năng lượng nguyên tử và điện hạt nhân phục vụ chủ yếu cho các đối tượng là thanh niên, học sinh, sinh viên. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo: - Chịu trách nhiệm chủ trì tổ chức thực hiện phổ biến kiến thức cơ bản về năng lượng nguyên tử và điện hạt nhân trong các bậc học phổ thông HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN - Xây dựng và vận hành Trung tâm thông tin năng lượng nguyên tử tại Hà Nội với chức năng phổ biến kiến thức về năng lượng nguyên tử và điện hạt nhân phục vụ chủ yếu cho các đối tượng là thanh niên, học sinh, sinh viên. 3. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Xây dựng và vận hành Trung tâm quan hệ công chúng Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận trực tiếp phục vụ cho công tác thông tin, tuyên truyền tại tỉnh Ninh Thuận, khu vực miền Trung và trong cả nước. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các cơ quan quản lý đã phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ban ngành, từ trung ương đến địa phương để tuyên truyền chính sách nhất quán của Việt Nam về điện hạt nhân đồng thời cung cấp thông tin xác thực về tình hình phát triển điện hạt nhân trên thế giới để công chúng hiểu rõ tại sao Việt Nam cần phát triển điện hạt nhân. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước hoạt động tích cực trong lĩnh vực này phải kể đến những đơn vị sau. Trước tiên đó là Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (ATBXHN): Đây là Cơ quan pháp quy hạt nhân của Việt Nam được quy định trong Luật, giúp Bộ KHCN thực hiện thống nhất và tập trung quản lý nhà nước về ATBXHN trên phạm vi cả nước và là cơ quan thường trực cho Hội đồng An toàn hạt nhân quốc gia. Tiếp đó là Cục Năng lượng nguyên tử (NLNT) với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về NLNT, được giao nghiên cứu đề xuất một số chính sách chung trong lĩnh vực NLNT, chủ trì thực hiện đề án thông tin tuyên truyền trong lĩnh vực NLNT và là cơ quan thường trực cho Hội đồng Phát triển ứng dụng NLNT quốc gia. 1. Hoạt động tổ chức các hội thảo, tập huấn phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền về điện hạt nhân Từ năm 2001 đến nay, mỗi năm có hàng chục hội thảo trong nước và hội thảo quốc tế do các ban ngành và cơ quan quản lý nhà nước tổ chức liên quan đến chương trình phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam, trong đó có nhiều hội thảo trực tiếp về thông tin, truyền thông điện hạt nhân hoặc gián tiếp phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền về điện hạt nhân thông qua các nội dung như: an toàn, an ninh hạt nhân, công nghệ xử lý thải, phát triển nguồn nhân lực, cơ sở pháp lý, lựa chọn địa điểm, tính cạnh tranh kinh tế của điện hạt nhân, vấn đề di dân giải phóng mặt bằng, Các cuộc hội thảo này là một nguồn cung cấp thông tin chính xác và khách quan về chương trình phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam cho nhiều nhóm đối tượng công chúng khác nhau. Bên cạnh đó, các cuộc triển lãm quốc tế về điện hạt nhân cũng được tổ chức thường xuyên HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN theo định kỳ hai năm một lần với sự tham gia của rất nhiều nước có ngành công nghiệp hạt nhân phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Pháp, Mỹ, Canada, Bungari, Trung Quốc, Ấn Độ, 2. Hoạt động xuất bản ấn phẩm Các ấn phẩm liên quan đến công tác thông tin, tuyên truyền về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam do cơ quan quản lý nhà nước phát hành gồm có: 1. Cục An toàn bức xạ và hạt nhân: Bên cạnh việc cung cấp thông tin thường xuyên về các hoạt động của Cục, tin tức sự kiện trong và ngoài nước, cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành, Cục ATBXHN đã tiến hành in một số tờ rơi về Cảnh giác mất nguồn phóng xạ, Thường thức cơ bản về nguồn phóng xạ, Nhận biết và xử lý bước đầu tổn thương bức xạ do tai nạn, sự cố bức xạ và Giới thiệu về Cục ATBXHN, Cục đã biên soạn và xuất bản Báo cáo hàng năm công tác QLNN về ATBXHN. Đây là tài liệu mà cơ quan pháp quy hạt nhân phải báo cáo hàng năm lên Lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các thành viên của Chính phủ, Ban chỉ đạo nhà nước điện hạt nhân, Hội đồng ATHNQG, Hội đồng phát triển ứng dụng NLNT quốc gia, các Bộ ngành và các đối tượng có liên quan. Tháng 6/2013, nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân xuất bản ra mắt bạn đọc Tập san Pháp quy hạt nhân số đầu tiên. Với mục tiêu trở thành một kênh thông tin hiệu quả phục vụ các cấp lãnh đạo và nhân dân về các vấn đề an toàn, an ninh và thanh sát hạt nhân. Từ đó đến nay, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân đã cho xuất bản Tập san định kỳ 03 số hàng năm. 2. Cục Năng lượng nguyên tử: Năm 2013, Cục Năng lượng nguyên tử đã xuất bản 02 tài liệu phổ biến kiến thức cơ bản về năng lượng nguyên tử và điện hạt nhân, cụ thể là: - Điện hạt nhân - những hiểu biết cơ bản: Ấn phẩm cung cấp những thông tin cơ bản và chuyên sâu về điện hạt nhân và các khía cạnh liên quan nhằm đưa tới người đọc một cái nhìn đúng đắn, khách quan về nguồn năng lượng này. - Ấn phẩm Năng lượng và Năng lượng hạt nhân: Ấn phẩm giới thiệu về năng lượng nói chung và năng lượng hạt nhân nói riêng - một dạng năng lượng đặc biệt trong thế giới tự nhiên. Thông qua các hình ảnh minh họa sinh động và bằng ngôn ngữ ngắn gọn, dễ hiểu, ấn phẩm sẽ giúp người đọc có thêm hiểu biết về các vấn đề cơ bản liên quan đến năng lượng hạt nhân. HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN 3. Các hoạt động khác Các đơn vị thuộc Bộ KHCN thường xuyên phối hợp với các cơ quan trong và ngoài nước tổ chức hội thảo về tình hình phát triển ĐHN trên thế giới và các vấn đề liên quan đến ĐHN; hợp tác chặt chẽ với báo chí tổ chức họp báo, cung cấp thông tin và tài liệu cho báo giới về những sự kiện và tin tức quan trọng liên quan đến NLNT và ĐHN; tổ chức đối thoại trực tiếp và trao đổi thông tin trên truyền hình, báo điện tử,... Năm 2011, ngay sau khi xảy ra sự cố tại NMĐHN Fukushima tại Nhật Bản, Bộ trưởng Bộ KHCN đã quyết định thành lập Tổ công tác của Bộ bao gồm các nhà quản lý và chuyên gia trong lĩnh vực NLNT của Bộ để thường xuyên theo dõi diễn biến sự cố, trực tiếp trao đổi với đại diện Công ty phát triển ĐHN quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam, các chuyên gia quốc tế và trong nước để kịp thời nắm bắt, xử lý thông tin, bảo đảm cung cấp cho các ngành, các cấp và xã hội những thông tin kịp thời và chính xác về sự cố. Trang thông tin điện tử của các cơ quan năng lượng nguyên tử thuộc Bộ KH&CN: varans.vn (Cục ATBXHN), vaea.gov.vn (Cục NLNT), vinatom.gov.vn (Viện NLNTVN), thường xuyên cập nhật thông tin, kiến thức về nhiều mặt trong lĩnh vực NLNT và ĐHN đến công chúng và các tổ chức, đối tượng quan tâm. Năm 2011, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 460/TTg-KTN về việc triển khai Kế hoạch tổng thể Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng Đề án Thông tin, tuyên truyền về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam với sự hỗ trợ của các chuyên gia của IAEA và nhiều chuyên gia từ các cơ quan quản lý, viện nghiên cứu, trường đại học trong nước. Sau khi Đề án Thông tin, tuyên truyền về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 370/QĐ-TTg ngày 28/2/2013, Bộ KHCN đã chủ trì tổ chức làm việc với các cơ quan liên quan, hướng dẫn xây dựng và tổng hợp kế hoạch thực hiện Đề án năm 2014 đúng thời hạn. Bộ KHCN cũng đang khẩn trương xây dựng văn bản hướng dẫn triển khai Để án 370 để đảm bảo đúng tiến độ, thống nhất và hiệu quả. 4. Các hoạt động do các bộ, ngành, cơ quan liên quan thực hiện a. Bộ Giáo dục và Đào tạo Trong khuôn khổ hợp tác xây dựng Dự án ĐHN Ninh Thuận giữa CHXHCN Việt Nam và Liên Bang Nga, Tập đoàn Năng lượng nguyên tử quốc gia Nga (ROSATOM) đã hỗ trợ Việt Nam xây dựng Trung tâm Thông tin năng lượng nguyên tử (TT NLNT) nhằm mục đích phổ biến kiến thức về NLNT và ĐHN cho công chúng nói chung và sinh viên, học sinh nói riêng. Trung tâm TT NLNT được đặt tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, một trường đại học công nghệ, kỹ thuật hàng đầu của Việt Nam do Liên Xô (cũ) viện trợ xây dựng và có đào tạo ngành vật lý hạt nhân và các ngành kỹ thuật liên quan. Trung tâm TT NLNT tại ĐHBK Hà Nội được coi là cơ sở kỹ thuật về thông tin NLNT đầu tiên tham gia thực hiện Đề án 370 về Thông tin, tuyên truyền về phát triển ĐHN ở Việt nam do Thủ tướng phê duyệt ngày 28/2/2013. HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN PHÁP QUY HẠT NHÂN Qua 01 năm hoạt động, đến nay đã có hơn 10.000 lượt người vào tham quan, học tập và nhiều hội thảo, tọa đàm về NLNT đã được tổ chức tại Trung tâm, góp phần vào việc thực hiện chủ trương của Nhà nước là đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền phục vụ phát triển ứng dụng NLNT và ĐHN ở Việt nam. Tuy chưa được đầu tư về truyền thông, quảng bá hình ảnh do kinh phí còn hạn hẹp nhưng Trung tâm Thông tin NLNT nhận được rất nhiều sự quan tâm của học sinh, sinh viên bởi hệ thống trang thiết bị hiện đại, các mô hình hoạt động của nhà máy điện nguyên tử Nga, máy đo độ phóng xạ của người và hình ảnh rõ nét, sống động của màn hình 3D. Hiện, Trung tâm có 6 phim 3D, trong đó 2 phim tiếng Việt, 4 phim tiếng Nga và tiếng Anh. Ngoài ra, trong những năm gần đây, tại Ninh Thuận, với sự chủ trì của Ban Quản lý Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, các trường phổ thông cũng phối hợp tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa cho các em học sinh như: tham quan lò phản ứng nghiên cứu Đà Lạt, tổ chức giao lưu tại Chương trình tư vấn mùa thi năm 2013, tặng quà, thi tìm hiểu về điện hạt nhân, b. Các bộ, ngành, cơ quan liên quan: Bộ Công Thương, Bộ GD&ĐT, VTV, VOV, TTXVN, UBND tỉnh Ninh Thuận, các cơ quan thông tấn, báo chí đã chủ động, tích cực tham gia các hoạt động thông tin, tuyên truyền về ĐHN, góp phần nâng cao hiểu biết của người dân về điện hạt nhân và tạo sự đồng thuận của toàn xã hội và đặc biệt là của nhân dân địa phương đối với chương trình phát triển điện hạt nhân./.
Tài liệu liên quan