Khoan nổ mìn là khâu đầu tiên trong dây truyền công
nghệ sản xuất mỏ lộ thiên,và có quan hệ mật thiết với hệ thống khai
thác mỏ và các khâu sản xuất tiếp theo như: khâu xúc bốc đất đá,
vận tải và thải đá.nó cũng quyết định cho việc hoàn thành kế
hoạch sản xuất năm của xí nghiệp mỏ. Để nâng cao hiệu quả công
tác khoan nổ mìn, phù hợp với yêu cầu môi trường mỏ. Bài báo
trình bày các vấn đề cần giải quyết sau: Lý do cần thiết phải điều
chỉnh chiều rộng đống đá tơi khi nổ mìn;Yêu cầu của chiều rộng
đống đá phù hợp với máy xúc và mặt tầng công tác khi áp dụng hệ
thống khai thác mỏ có góc nghiêng bờ công tác lớn; Cách tính
chiều rộng đống đá thực tế sau khi nổ mìn; Các phương pháp điều
chỉnh chiều rộng đống đá phù hợp các yêu cầu.
5 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 10/06/2022 | Lượt xem: 396 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điều chỉnh chiều rộng đống đá nổ mìn phù hợp với thông số làm việc máy xúc và chiều rộng mặt tầng trên mỏ lộ thiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH
* HNKHCN Lần VI tháng 05/2020 14
Điều chỉnh chiều rộng đống đá nổ mìn phù hợp với thông số làm việc
máy xúc và chiều rộng mặt tầng trên mỏ lộ thiên
Nguyễn Văn Đức1,*, Phạm Văn Hòa2
1Khoa Mỏ & CT, Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh
2Khoa Mỏ, Trường Đại học Mỏ-Địa chất
* Email: ducn467@mail.com.vn
Mobile: 0904.645.672
Tóm tắt
Từ khóa:
Bờ mỏ; Mặt tầng công tác; Máy
xúc; Chiều rộng đống đá nổ mìn
Khoan nổ mìn là khâu đầu tiên trong dây truyền công
nghệ sản xuất mỏ lộ thiên,và có quan hệ mật thiết với hệ thống khai
thác mỏ và các khâu sản xuất tiếp theo như: khâu xúc bốc đất đá,
vận tải và thải đá...nó cũng quyết định cho việc hoàn thành kế
hoạch sản xuất năm của xí nghiệp mỏ. Để nâng cao hiệu quả công
tác khoan nổ mìn, phù hợp với yêu cầu môi trường mỏ. Bài báo
trình bày các vấn đề cần giải quyết sau: Lý do cần thiết phải điều
chỉnh chiều rộng đống đá tơi khi nổ mìn;Yêu cầu của chiều rộng
đống đá phù hợp với máy xúc và mặt tầng công tác khi áp dụng hệ
thống khai thác mỏ có góc nghiêng bờ công tác lớn; Cách tính
chiều rộng đống đá thực tế sau khi nổ mìn; Các phương pháp điều
chỉnh chiều rộng đống đá phù hợp các yêu cầu.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Công nghệ khai thác mỏ lộ thiên ở Việt
Nam đã có nhiều tiến bộ cả về kỹ thuật khai thác
cũng như sử dụng các thiết bị công nghệ khai
thác. Về kỹ thuật khai thác, trong những năm gần
đây các mỏ than vùng Quảng Ninh đã áp dụng hệ
thống khai thác (HTKT) với góc nghiêng bờ công
tác lớn. Với HTKT này cho phép điều hòa hệ số
bóc đất đá trong từng giai đoạn khai thác và tăng
tốc độ đào sâu đáy mỏ dẫn tới sản lượng than
khai thác hàng năm tăng đáng kể.
Song song với sự tiến bộ của kỹ thuật khai
thác, các mỏ than lộ thiên vùng Quảng Ninh đã
sử dụng đa dạng các thiết bị cộng nghệ lớn, hiện
đại, đặc biệt là thiết bị xúc bốc: như máy xúc
điện loại EKG- 4, EKG- 5, EKG- 6, EKG- 8, EKG-
10... máy xúc thủy lực gầu ngược dung tích gầu
xúc từ 3 đến 12 m3[8].
1.1. Khi sử dụng HTKT có góc nghiêng bờ công
tác lớn thì các thông số HTKT sẽ thay đổi theo,
đặc biệt là chiều rộng mặt tầng công tác
Chiều rộng mặt tầng công tác tỷ lệ nghịch
với góc nghiêng bờ công tác. Do vậy khi chiều
rộng mặt tầng thay đối thì chiều rộng đống đá nổ
mìn cũng phải điều chỉnh để phù hợp với chiều
rộng mặt tầng, đảm bảo cho đất đá tơi sau khi nổ
mìn không văng xuống tầng dưới hoặc làm trượt
lở mép tầng gây mất an toàn cho người và thiết bị
trong quá trình sản xuất, nhất là các tầng ở phía
dưới [6]. Hình 1 mô tả sự thay đổi chiều rộng mặt
tầng khi thay đổi góc nghiêng bờ công tác. Chiều
rộng mặt tầng phụ thuộc vào chiều cao tầng, góc
nghiêng bờ công tác, góc nghiên sườn tầng được
xác định theo công thức 1.
B =
tg
H
- Hcotg , m (1)
Trong đó: B: chiều rộng mặt tầng công tác,m
H: chiều cao tâng,m
: Góc nghiêng bờ công tác,
: Góc nghiêng sườn tầng, độ
Hình 1. Chiều rộng mặt tầng phụ thuộc vào góc
nghiêng bờ công tác.
1.2. Đối với máy xúc
Năng suất của máy xúc phụ thuộc rất nhiều
yếu tố, trong đó có chiều rộng của đống đá sau
khi nổ mìn (công thức 2).
Qmx = f (Bn) (2)
ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH
* HNKHCN Lần VI tháng 05/2020 15
Khi các hệ số như: hệ số nở rời của đất đá,
hệ số xúc đầy gầu, độ đồng đều của cục đá ... là
không đối thì năng suất lớn nhất của máy xúc đạt
được khi xúc đống đá tơi có chiều rộng đống đá
hợp lý (Hình 2).
Hình 2. Năng suất máy xúc phụ thuộc vào chiều rộng
đống đá nổ mìn
a- năng suất máy xúc EKG - 10 b- năng suất máy
xúc EKG - 8 c - năng suất máy xúc EKG - 6
Qua biểu đồ mối quan hệ giữa năng suất
của máy xúc và chiều rộng của đống đá nổ mìn ta
nhận thấy: Khi chiều rộng của đống đá nổ mìn
tăng thì năng suất ca của máy xúc tăng đến giá trị
lớn nhất ứng với vị trí của chiều rộng Bnta, Bntb,
Bntc. Nhưng sau đó năng suất của máy xúc giảm
khi chiều rộng đống đá tăng do khi đó các thông
số làm việc của máy xúc đã vượt qua các thông
số công nghệ làm việc có hiệu quả nhất đối với
đống đá nổ mìn.
2. CHIỀU RỘNG YÊU CẦU CỦA ĐỐNG ĐÁ
2.1. Chiều rộng yêu cầu của đống đá phù hợp
với chiều rộng mặt tầng công tác khi sử dụng
HTKT có góc nghiêng bờ công tác lớn
Để đảm bảo an toàn không cho đất đá tơi
sau khi nổ mìn trượt lở xuống tầng dưới thì chiều
rộng đống đá tơi sau khi nổ phải đảm bảo (công
thức 3):
Bnt = Bmin - C; m (3)
Trong đó: Bn t-Chiều rộng đống đá nổ mìn, m
Bmin: Chiều rộng mặt tầng công tác tối thiểu, m
C: Khoảng cách an toàn mép tầng, m
2.2. Chiều rộng của đống đá phù hợp với
thông số làm việc của máy xúc
Chiều rộng hợp lý của đống đá sau khi
nổ mìn đảm bảo cho máy xúc làm việc có năng
suất cao nhất khi chiều rộng đống đá bằng chiều
rộng 1 luồng xúc của máy xúc hay bằng một số
lần (2- 3 lần) chiều rộng một luồng xúc.Với chiều
rộng đó, khi làm việc máy xúc có thời gian chu
kỳ xúc là nhỏ nhất và thời gian di chuyển của
máy xúc tại gương là ít nhất; do vậy thời gian
thực tế xúc là lớn nhất.
Bnt = k.B lx, m (4)
Blx = 1,7 Rxmax, m (5)
Do đó Bnt = 1,7k Rxmax, m (6)
Trong đó: B lx là chiều rộng 1 luồng xúc,m
Rxmax là bán kính xúc lớn nhất của
máy xúc,m
k là số nguyên 1,2,3...
3. CHIỀU RỘNG THỰC TẾ CỦA ĐỐNG ĐÁ
TƠI SAU KHI NỔ MÌN
Trong cùng điều kiện cấu trúc địa chất, địa
chất công trình, khi nổ mìn cùng 1 số hàng thì
chiều rộng đống đá nổ mìn phụ thuộc vào
phương pháp nổ mìn vi sai hay nổ mìn đồng loạt.
Khi nổ mìn đồng loạt thì hình dạng đống
đá thoải và chiều rộng lớn (Hình 3a). Khi nổ mìn
vi sai thì hình dạng đống đá gọn và chiều rộng
đống đá nhỏ (Hình 3b).
Hình 3. Sơ đồ hình dạng đống đá sau khi nổ mìn
a- Đống đá thoải khi nổ mìn đồng loạt; b- Đống đá gọn khi nổ mìn vi sai
ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH
* HNKHCN Lần VI tháng 05/2020 16
Để xác định chiều rộng đống đá thực tế
trong các trường hợp trên bằng phương pháp hình
học giải tích ta tiến hành so sánh thể tích khối đá
nguyên trước khi nổ và khối đá sau khi nổ [3].
Nghĩa là thể tích khối đá nguyên trước khi nổ
nhân với hệ số nở rời của đất đá sẽ bằng thể tích
đất đá nở rời sau khi nổ (công thức 7).
Vngk . Kvr = Vvr (7)
3.1. Trường hợp đống đá thoải khi nổ mìn
đồng loạt
Diện tích tiết diện khối đá nguyên trước
khi nổ là hình bình hành được giới hạn bởi các
điểm 1-2-3-4; có đáy là chiều rộng khối đá
nguyên trước khi nổ Bn; chiều cao bằng chiều cao
tầng H.
Bn = w + ( n-1)b, m (8)
Trong đó: w - Đường kháng chân tầng,m
b- Khoảng cách giữa 2 hàng mìn,m
n- Số hàng mìn
Diện tích tiết diện khối đá tơi vụn sau khi
nổ là hình 3-5-6-7, để tiện cho việc tính toán và
sai số cũng nằm trong phạm vi cho phép thì diện
tích tiết diện đống đá tơi sau khi nổ gần bằng
diện tích hình thang 3-5-6-7, có đáy lớn là bằng
chiều rộng đống đá tơi Bnt2 và đáy nhỏ bằng một
phần hai chiều rộng khối đá nguyên
2
1
Bn.
Bnt2 = w + (n-1)b + x1 ,m (9)
Trong đó: x1- Là phần xoải thêm của của đống
đá, m
Chiều cao hình thang bằng chiều cao đống đá
tơi vụn h
h = Hxmax, m (10)
Hxmax là chiều cao xúc lớn nhất của máy xúc, m
- Khối lượng đất đá nguyên khối trước khi
nổ được tính:
Vngk = S1-2-3-4 . Ln, m3 (11)
Vngk = Bn .H .Ln, m3 (12)
- Khối lượng đất đá tơi vụn sau khi nổ
được tính:
Vvr = S3-4--5-6 . Ln , m3 (13)
Vvr = mL
x
n
h
B
b
31
,
22
2
(14)
Căn cứ vào (7) ta có:
Bn .H .Ln . Kvr =Vvr =
mL
x
n
h
B
b
31
,
22
2
(15)
Biến đỏi ta tìm được X1 :
X1 = m
h
H
BKB nvrn ),2
3
2( (16)
Chiều rộng đống đá tơi xoải Bnt1 được tính:
Bnt1 = Bn + X1 , m (17)
m
h
H
KBB vrnnt ),2
1
.2(
1
(18)
3.2. Trường hợp nổ mìn vi sai, đống đá tơi gọn
Diện tích tiết diện khối đất đá nguyên
trước khi nổ mìn là hình 1-2-3-4 giống như
trường hợp (7).
Diện tích tiết diện khối đá tơi sau khi nổ
mìn là: 3-8-9-10. Để đơn giản trong tính toán và
sai số vẫn nằm trong phạm vi cho phép ta coi
hình đó là hình thang có dáy nhỏ bằng chiều rộng
khối đá nguyên trước khi nổ Bn
Bn = w + (n - 1).b; m. Đáy lớn là chiều
rộng đống đá tơi vụn sau nổ mìn Bnt2
Bnt2 = w + ( n - 1) b + X2 , m (19)
Chiều cao đống đá tơi là h
- Khối lượng đất đá nguyên khối trước khi nổ
được tính như công thức (12).
- Khối lượng đất đá tơi sau khi nổ được tính:
Vvr = S3-8-9-10 . Ln , m (20)
mhB
X
V nvr ,2
2 (21)
Ta có cân bằng phương trình:
hB
X
n
2
2 = Kvr Bn h; (22)
Giải được:
m
h
H
KBX vrn ,)1(22 (23)
Chiều rộng đống đá tơi vụn được tính:
Bnt2 = X2 + Bn (24)
m
h
H
BKBB nvrnnt ,)1(22 (25)
m
h
H
KBB vrnnt ),1(2 (26)
4. ĐIỀU CHỈNH CHIỀU RỘNG ĐỐNG ĐÁ
NỔ MÌN PHÙ HỢP VỚI CHIỀU RỘNG
MẶT TẦNG VÀ KÍCH THƯỚC LÀM VIỆC
CỦA MÁY XÚC
4.1. Phương pháp giải tích
4.1.1. Phù hợp với chiều rộng mặt tầng công tác
khi sử dụng HTKT góc nghiêng bờ công tác lớn
Qua phương pháp giải trình và tính toán
trên, việc điều chỉnh chiều rộng đống đá tơi vụn
là đi xác định chiều rộng khối đá nguyên trước
khi nổ mìn (trong khai thác mỏ còn gọi là giải
ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH
* HNKHCN Lần VI tháng 05/2020 17
khấu) từ đó ta xác định được khoảng cách giữ hai
hàng lỗ mìn.
a. Trường hợp khi nổ mìn đồng loạt đống
đá tơi thoải.
- Chiều rộng đống đá yêu cầu tính theo
công thức (3)
- Chiều rộng đống đá thực tế sau khi nổ
mìn công thức (7).
Ta có phương trình:
Bmin - C = Bn(
2
1
2
h
H
K vr ), (27)
Bn = m
h
H
C
K
B
vr
,
2
1
2
min
(28)
- Từ (8) ta tìm được khoảng cách giữa hai
hàng lỗ mìn b.
b = m
nw
Bn ,
)1(
(29)
b =
m
nw
h
H
C
K
B
vr
,
)1()
2
1
2(
min
(30)
b. Khi nổ mìn vi sai chiều rộng đống đá
tơi gọn.
Ta có phương trình:
Bmin - C = Bn ( 2 )1
h
H
K vr , m (31)
Bn =
12
min
h
H
C
K
B
vr
, m (32)
Từ (8) và (30) ta tìm được khoảng cách
giữa hai hàng mìn b:
b =
)1()12(
min
nw
h
H
C
K
B
vr
, m (33)
4.1.2. Phù hợp với thông số làm việc của máy xúc
Sử dụng cách tính tương tự ta xác định
được chiều rộng khối đá nguyên khối và khoảng
cách giữa hai hàng mìn trong các trường hợp sau:
a. Khi nổ mìn đồng loạt, đống đá tơi thoải
Bn = m
h
H
K
K
R
vr
X ,
2
1
2
7,1
max
(34)
b =
m
nW
h
H
K
K
R
vr
X ,
)1()
2
1
2(
7,1
max
(35)
b. Khi nổ mìn vi sai, đống đá tơi gọn.
Bn = m
h
H
K
K
R
vr
Xmac ,
)12(
7,1
(36)
b =
m
nw
h
H
K
k
R
vr
Xmã ,
)1()12(
7,1
(37)
4.2. Phương pháp đồ thị
Để việc xác định chiều rộng block nổ mìn
phù hợp một cách nhanh chóng, ta xây dựng đồ
thị như sau:
Ta vẽ đồ thị liên hợp, một bên thể hiện mối
liên hệ giữa chiều rộng đống đá tơi Bnt với chiều
rộng khối đá nguyên khối trong một đợt nổ khi
nổ 1,2,3, ... hàng mìn theo hàm số (18) khi nổ
mìn đồng loạt và (26) khi nổ mìn vi sai với đối số
là Bn. Một bên thể hiện mối liên hệ giữa chiều
rộng đống đá tơi Bnt với bán kính xúc lớn nhất
của các máy xúc có trong mỏ khi máy xúc xúc
1,2,3... luồng theo hàm số ( 2- 4 ) với đối số là
Rxmax. Hình 4 là đồ thị liên hợp khi nổ mìn đồng
loạt để xác định chiều rộng một đợt nổ theo yêu
cầu. Căn cứ vào bán kính xúc lớn nhất của máy
xúc ta kẻ một đường song song với trục tung cắt
các đường của hàm số (6) tại 1 điểm ta kẻ đường
song song với trục hoành, cắt các đường của hàm
số (18) hoặc (26) tại một điểm, ta gióng xuống
trục hoành, cắt trục hoành tại một điểm, khoảng
cách từ gốc tọa độ tới điểm đó chính là chiều
rộng đợt nổ mìn yêu cầu ta cần tìm.
Hình 4. Đồ thị xác định chiều rộng khối nổ
theo yêu cầu
5. KẾT LUẬN
Sự phát triển và tiến bộ của khoa học và
công nghệ khai thác mỏ đòi hỏi công nghệ và kỹ
thuật nổ mìn luôn phải giải quyết
ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH
* HNKHCN Lần VI tháng 05/2020 18
những vấn đề mới phù hợp với những điiều kiện
khai thác khác nhau.
Trong những năm qua, công nghệ nổ mìn ở
Việt nam đã phát triển mạnh mẽ cả về nghiên cứu
lý thuyết tác dụng nổ và cả những phương pháp
thực nghiệm nổ trong các điều kiện môi trường
khác nhau.
Trong bài viết các tác giả đã giải quyết vấn
đề của thực tế đặt ra đối với công tác khoan nổ
mìn khi các mỏ lộ thiên hiện nay đang áp dụng
kỹ thuật và công nghệ là sử dụng HTKT góc
nghiêng bờ công tác lớn và thiết bị xúc bốc lớn
và hiện đại. Kết quả nghiên cứu xác định chiều
rộng đống đá nổ mìn phù hợp với thông số làm
việc của máy xúc và chiều rộng mặt tầng trên mỏ
lộ thiên giải quyết những vấn đề về an toàn trong
khai thác và nâng cao năng suất cho thiết bị xúc
bốc nói riêng và năng suất lao động cho mỏ nói
chung, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa
và hiện đại hóa trong lĩnh vực khai thác mỏ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. GS.TS Nhữ Văn Bách - Nâng cao hiệu quả
phá vỡ đất đá bằng nổ mìn trong những điều kiện
khác nhau. Hà nội, 1991;
[2]. Nhữ Văn Bách - Giáo trình: Phá vỡ đất đá
bằng phương pháp khoan nổ mìn. Hà Nội, 1990;
[3]. GS.TS Nhữ Văn Bách - Nâng cao Hiệu quả
phá vỡ đất đá bằng nổ mìn trong khai thác mỏ.
Nhà xuất bản giao thông vận tải, Hà nội, 2003;
[4]. Nguyễn Đình Ấu, Nhữ Văn Bách - Phá vỡ
đất đá bằng phương pháp khoan nổ mìn. Nhà
xuất bản Giáo dục, 1998;
[5]. Hồ Sỹ Giao, Đàm Trọng Thắng, Lê Văn
Quyển, Hoàng Tuấn Chung - Nổ Hóa học lý
thuyết và thực tiễn;
[6]. Cẩm nang công nghệ và thiết bị mỏ( Quyển 1
KTLT). Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. Hà
nội, 2006;
[7]. B.N. Kutuzov - Phá vỡ đất đá bằng khoan nổ
mìn. Mockva, Nhedra, 1973;
[8]. TS. Trần Xuân Hòa, TS Nguyễn Anh Tuấn-
Đổi mới công nghệ khai thác, tuyển chế biến
nhằm phát triển bền vững ngành than - khoáng
sản, Thông tin Khoa học Công nghệ mỏ số 1-
2012.