Bài viết sử dụng phương pháp phân tích phân phối của các biến phản
ánh lợi nhuận để đưa ra bằng chứng về việc các ngân hàng thương
mại (NHTM) Việt Nam đã điều chỉnh số liệu kế toán nhằm tránh báo
cáo lỗ. Các phân tích tương tự đối với biến phản ánh sự tăng/giảm
của lợi nhuận không cho thấy bằng chứng về việc các NHTM trong
mẫu nghiên cứu tìm cách báo cáo mức lợi nhuận tăng dần. Thay
vào đó, số liệu thực tế cho thấy những dấu hiệu của việc các NHTM
mong muốn báo cáo một mức lợi nhuận ổn định (có thể tăng hoặc
giảm nhưng ở mức nhỏ). Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do
những yếu kém trong hệ thống quản trị công ty, và các vấn đề trong
môi trường kinh doanh.
10 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 466 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điều chỉnh số liệu kế toán nhằm tránh báo cáo lỗ và tránh sự sụt giảm của lợi nhuận Báo cáo bằng chứng từ các ngân hàng thương mại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
37
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 193- Tháng 6. 2018
Điều chỉnh số liệu kế toán nhằm tránh báo cáo lỗ
và tránh sự sụt giảm của lợi nhuận báo cáo- bằng
chứng từ các ngân hàng thương mại Việt Nam
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP
Đào Nam Giang
Ngày nhận: 01/06/2018 Ngày nhận bản sửa: 12/06/2018 Ngày duyệt đăng: 18/06/2018
Bài viết sử dụng phương pháp phân tích phân phối của các biến phản
ánh lợi nhuận để đưa ra bằng chứng về việc các ngân hàng thương
mại (NHTM) Việt Nam đã điều chỉnh số liệu kế toán nhằm tránh báo
cáo lỗ. Các phân tích tương tự đối với biến phản ánh sự tăng/giảm
của lợi nhuận không cho thấy bằng chứng về việc các NHTM trong
mẫu nghiên cứu tìm cách báo cáo mức lợi nhuận tăng dần. Thay
vào đó, số liệu thực tế cho thấy những dấu hiệu của việc các NHTM
mong muốn báo cáo một mức lợi nhuận ổn định (có thể tăng hoặc
giảm nhưng ở mức nhỏ). Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do
những yếu kém trong hệ thống quản trị công ty, và các vấn đề trong
môi trường kinh doanh.
Từ khóa: thao túng lợi nhuận kế toán; phân phối của lợi nhuận;
tránh báo cáo lỗ; thao túng số liệu để đạt được các mục tiêu đề ra.
1. Tổng quan nghiên cứu về điều chỉnh số
liệu kế toán để tránh báo lỗ và tránh sự sụt
giảm của lợi nhuận
ai mục tiêu chủ yếu mà các
nhà quản trị muốn điều chỉnh
số liệu để đạt tới là tránh báo
cáo lỗ và tránh báo cáo mức lợi
nhuận sụt giảm. Để nghiên cứu
hành vi này, các nhà nghiên cứu chủ yếu sử
dụng phương pháp xem xét phân phối của lợi
nhuận hoặc phân phối của mức thay đổi của lợi
nhuận (earnings distribution approach- EDA)
do Burgstahler and Dichev (1997) đưa ra. Theo
đó, nếu số liệu báo cáo bị bóp méo để tránh báo
có lỗ, khi xem xét phân phối của lợi nhuận ta
có thể thấy một mức độ tập trung bất thường
của các khoản lãi nhỏ. Đánh giá rõ hơn, một
số nhà nghiên cứu có thể so sánh giữa tần suất
các khoản lãi nhỏ với tần suất của các khoản lỗ
nhỏ (ví dụ Jeanjean and Stolowy, 2008; Leuz,
Nanda, and Wysocki, 2003).
Ngoài việc tránh báo cáo lỗ, các nhà quản trị
cũng có mong muốn báo cáo mức lợi nhuận
tăng dần, tức là tránh việc báo cáo mức lợi
nhuận thấp hơn so với năm trước, tức chênh
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP
38 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 193- Tháng 6. 2018
lệch giữa lợi nhuận năm báo cáo và năm trước
liền kề lớn hơn không. Mặt khác cũng tương
tự như khi tránh báo cáo lỗ, việc điều chỉnh
lợi nhuận thông qua điều chỉnh số liệu kế toán
sẽ có những giới hạn nhất định. Do đó, các
nhà quản trị có xu hướng điều chỉnh số liệu
nhiều hơn khi mức sụt giảm lợi nhuận là nhỏ.
Để nghiên cứu hành vi này, các nhà nghiên
cứu sẽ tập trung xem xét phân phối của chênh
lệch giữa lợi nhuận năm báo cáo và năm trước
liền kề; tập trung vào tần suất xuất hiện mức
tăng nhẹ và mức giảm nhẹ (tức là phân phối
của chênh lệch giữa lợi nhuận năm nay và năm
trước quanh điểm 0). Phương pháp này được
Bảng 1. Tiêu chuẩn xác định mức lợi nhuận nhỏ của các ngân hàng thương mại
Nghiên cứu Tiêu chuẩn
xác định mức
lợi nhuận nhỏ
Mẫu nghiên
cứu
Các kết quả nghiên cứu chính có liên quan
Bornemann,
Kick,
Memmel, &
Pfingsten
(2012)
Tỷ lệ lợi nhuận
sau thuế trên
tổng tài sản
nhỏ hơn 0,02%
Các NHTM
Đức trong
giai đoạn từ
1997 đến
2009
Bằng chứng thực nghiệm cho thấy các NHTM Đức đã sử
dụng các khoản dự trữ ngầm được phép để tránh báo cáo
lỗ, tránh báo cáo mức lợi nhuận sụt giảm so với năm trước
hoặc thấp hơn so với các ngân hàng cùng nhóm.
Shen và
Chih (2005)
Lợi nhuận trên
vốn chủ sở
hữu (ROE) nhỏ
hơn 1%
Các NHTM
từ 49 quốc
gia trong giai
đoạn từ 1993
đến 1999
Tại 2/3 số nước khảo sát phân phối của ROE có dạng nửa
hình chuông điển hình cho sự thao túng số liệu nhằm tránh
báo cáo lỗ. Tại các nước còn lại số quan sát có tỷ lệ ROE
dưới 0 cũng thấp hơn rất nhiều so với kỳ vọng.
Ngoài ra, các thước đo thống kê khác trong nghiên cứu
này cũng cho thấy sự phổ biến của việc thao túng số liệu
nhằm tránh báo cáo lỗ hoặc sự giảm sút của lợi nhuận báo
cáo ở các NHTM trong mẫu nghiên cứu. Tuy nhiên mức
độ thao túng số liệu có sự khác nhau giữa các quốc gia,
phụ thuộc vào mức độ bảo vệ nhà đầu tư và sự giám sát
từ khu vực tư.
Hamdi và
Zarai (2012)
Tỷ lệ lợi nhuận
trên tổng tài
sản đầu kỳ nhỏ
hơn 0,25%
125 Ngân
hàng Hồi
giáo trong
giai đoạn
2000- 2009
Các bằng chứng thực nghiệm cho thấy các NHTM Hồi
giáo trong mẫu nghiên cứu có xu hướng thao túng số
liệu kế toán nhằm tránh báo cáo lỗ nhưng không có bằng
chứng về việc thao túng số liệu để báo cáo mức lợi nhuận
tăng dần.
Maia et al.
(2013)
Tỷ lệ lợi nhuận
trên tổng khối
lượng giao
dịch cho vay
nhỏ hơn 0,1%
Số liệu báo
cáo bán niên
của 405 Quỹ
tín dụng tại
Brazil trong
giai đoạn
2001- 2011
Nghiên cứu này khảo sát mức độ thao túng số liệu kế toán
của các Qũy tín dụng tại Brazil ở 3 khía cạnh: thao túng số
liệu để đạt yêu cầu về hệ số an toàn vốn; thao túng số liệu
để ổn định lợi nhuận báo cáo và tránh báo cáo lỗ.
Các phân tích sơ đồ histogram của lợi nhuận báo cáo
cũng cho thấy bằng chứng về việc thao túng số liệu để
tránh báo cáo lỗ.
Biurrun
và Rudolf
(2010)
Lợi nhuận sau
thuế chia cho
tổng tài sản
đầu kỳ nhỏ
hơn 0,1254 *
độ lệch chuẩn
của phân phối
21985 ngân
hàng từ 47
nước khác
nhau, từ
1990 đến
2006
Xem xét thao túng lợi nhuận ở 3 khía cạnh: ổn định lợi
nhuận báo cáo; tránh báo cáo lỗ; và báo cáo lợi nhuận
cao. Đồng thời xem xét mối quan hệ giữa thao túng lợi
nhuận và mức độ quản lý cũng như sự giám sát từ khu
vực công và khu vực tư trong nền kinh tế.
Các bằng chứng thực nghiệm cũng khẳng định sự phổ
biến của việc thao túng số liệu nhằm tránh báo cáo lỗ và
hoạt động này có thể được hạn chế thông qua giám sát và
quản lý chặt chẽ hơn các hoạt động của các NHTM.
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu trước
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP
39Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 193- Tháng 6. 2018
các nhà nghiên cứu áp dụng trong các nghiên
cứu trên mẫu là các ngân hàng Mỹ như Beatty,
Ke, and Petroni (2002), mẫu nghiên cứu đa
quốc gia như Shen and Chih (2005), cũng như
tại các thị trường đang phát triển như Maia,
Bressan, Lamounier, and Braga (2013), Hamdi
and Zarai (2012).
Về cơ bản, các nghiên cứu đều chứng minh
mức độ tập trung bất thường của mức lợi nhuận
dương nhỏ và mức tăng nhẹ của lợi nhuận năm
báo cáo so với năm trước liền kề. Khi áp dụng
phương pháp EDA cho lĩnh vực ngân hàng,
theo tác giả được biết, chỉ có một số ít nghiên
cứu, ví dụ Quttainah, Song, & Wu (2013), áp
dụng trực tiếp tiêu chí xác định mức lợi nhuận
dương nhỏ/lỗ nhỏ đã được sử dụng trong các
nghiên cứu trước ở lĩnh vực phi tài chính. Theo
đó một đơn vị có mức lãi (lỗ) nhỏ là đơn vị có
tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản đầu kỳ từ 0%
đến 1% (-1%). Thước đo này không thực sự
phù hợp do đã bỏ qua đặc điểm của lĩnh vực
ngân hàng là có hệ số nợ lớn nên hệ số ROA
(biến đại diện cho lợi nhuận) sẽ nhỏ hơn so các
doanh nghiệp phi tài chính. Do đó, phần lớn các
nghiên cứu tập trung vào các NHTM đã điều
chỉnh thước đo lợi nhuận dương nhỏ/lỗ nhỏ cho
phù hợp với lĩnh tài chính. Tuy nhiên, mức tiêu
chuẩn để xác định một khoảng lỗ/lãi báo cáo là
nhỏ hay không khá đa dạng giữa các nghiên cứu
(Bảng 1. Tiêu chuẩn xác định mức lợi nhuận
nhỏ của các ngân hàng thương mại). Hơn nữa,
phần lớn các nghiên cứu đều thực hiện với mẫu
là các ngân hàng ở các nước phát triển, đặc biệt
là Mỹ.
Ngoài ra, các nghiên cứu trước trong hướng
này cũng sử dụng hàm hồi quy với biến phụ
thuộc là biến giả. Biến giả có giá trị là 0 hoặc
1 tùy thuộc vào việc mức lợi nhuận báo cáo
(hoặc thay đổi giữa lợi nhuận báo cáo năm nay
so với năm trước liền kề) nằm trong giới hạn
lợi nhuận nhỏ hoặc sự gia tăng lợi nhuận thấp
hay không. Phương pháp này thường được
áp dụng khi các nhà nghiên cứu dựa vào tổng
quan lý thuyết trước đó, khẳng định có tồn tại
hành vi điều chỉnh số liệu này và muốn xác
định nhân tố tác động đến hành vi này. Phương
pháp này được sử dụng cho cả các nghiên cứu
trên mẫu đa ngành nghề như Mary E Barth,
Landsman, Lang, and Williams (2012); Mary
E. Barth, Landsman, and Lang (2008), cũng
như trong các nghiên cứu cho lĩnh vực tài
chính ngân hàng (Altamuro and Beatty, 2010;
Biurrun and Rudolf, 2010; Kanagaretnam,
Krishnan, and Lobo, 2010; Kanagaretnam,
Lim, and Lobo, 2010; Kanagaretnam, Lim, and
Lobo, 2011; Zhou and Chen, 2004; Leventis
and Dimitropoulos, 2012; và các tác giả khác).
Tiêu chí để xác định mức lợi nhuận nhỏ cũng
có sự khác biệt giữa các nghiên cứu, ví dụ
Kanagaretnam, Lim, et al. (2010) xác định mức
lợi nhuận nhỏ là mức ROA nằm trong khoảng
(0-0,002), tức là dưới 0,2% chứ không phải là
1% như trong các nghiên cứu cho lĩnh vực phi
tài chính. Mức tăng giảm lợi nhuận được coi là
nhỏ khi ROA tăng/giảm ít hơn 0,0005 (0,05%),
trong đó ROA được tính bằng lợi nhuận trước
thuế chia cho tổng tài sản. Altamuro and Beatty
(2010) xác định mức tăng lợi nhuận nhỏ là khi
ROA tăng ít hơn 0,0008 (0,08%). Con số tương
ứng trong các nghiên cứu của Kanagaretnam,
Lim, & Lobo (2014) và Kanagaretnam et al.
(2011) là 0,001 (0,1%).
Mặc dù các nghiên cứu trước khẳng định sự phổ
biến của việc điều chỉnh số liệu nhằm tránh báo
cáo lỗ và tránh sự sụt giảm của lợi nhuận báo
cáo, nhưng đặt trong điều kiện của Việt Nam
khi yếu tố thuế có vai trò rất quan trọng thì liệu
rằng các NHTM Việt Nam có điều chỉnh số liệu
kế toán theo hướng này hay không vẫn là một
câu hỏi mở.
2. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu
Các nghiên cứu trước khẳng định nếu các cơ
chế quản trị công ty khuyến khích việc chấp
nhận rủi ro nhiều hơn thì các NHTM sẽ có xu
hướng điều chỉnh số liệu kế toán nhiều hơn
(ví dụ Cornett, McNutt, & Tehranian, 2009;
Leventis & Dimitropoulos, 2012; Altamuro &
Beatty, 2010). Trong khi đó, theo Nguyen
Dinh Cung (2008), mặc dù các quy định liên
quan đến khung quản trị công ty của các công
ty cổ phần ở Việt Nam đã được ban hành đầy
đủ nhưng việc vận hành trong thực tế còn khác
khá xa so với quy định. Cụ thể cơ cấu quản trị
công ty tại Việt Nam vẫn mang tính tập quyền
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP
40 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 193- Tháng 6. 2018
với quyền lực tập trung ở một ít cá nhân, kiểm
soát nội bộ lỏng lẻo, kiểm soát từ bên ngoài
còn chưa hình thành hoặc không hiệu quả. Do
đó nguy cơ lạm quyền là rất cao, điều này sẽ
ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển lâu dài
của công ty, lợi ích của các cổ đông và các bên
có liên quan cũng như lợi ích chung của cả nền
kinh tế. Tran Thi Thanh Tu, Nguyen Hong Son,
& Pham Bao Khanh (2014) cũng kết luận rằng
quản trị công ty của các NHTM Việt Nam chỉ
đáp ứng được khoảng 50% yêu cầu của OECD
và còn thấp rất xa so với chuẩn mực quốc tế. Và
những yếu kém trong quản trị công ty đưa đến
hậu quả là xu hướng chấp nhận rủi ro quá mức
trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Mặt khác, theo Kanagaretnam et al. (2011),
tại các nước theo chủ nghĩa cá nhân, có thiên
hướng nam tính và mức độ né tránh rủi ro thấp,
các NHTM cũng có xu hướng điều chỉnh số liệu
nhiều hơn để đạt được các mục tiêu lợi nhuận
(tránh báo cáo lỗ và tránh sự giảm sút trong lợi
nhuận báo cáo). Đồng thời, theo G. Hofstede
(2017), mặc dù Việt Nam là nước theo chủ
nghĩa tập thể nhưng mức độ né tránh các vấn
đề không chắc chắn là rất thấp với những biểu
hiện như coi trọng thực tiễn hơn là nguyên tắc;
và những sai lệch so với chuẩn xã hội dễ dàng
được tha thứ. Các kế hoạch, lịch trình luôn linh
hoạt, lao động chăm chỉ khi cần thiết chứ không
phải vì giá trị hay ý nghĩa của sự cần mẫn;
sự chính xác và đúng giờ không phải là điều
đương nhiên, sự đổi mới không bị coi như mối
đe dọa.
Xét về môi trường kinh doanh chung, các doanh
nghiệp Việt Nam bị chi phối bởi mong muốn
giảm thiểu thuế phải nộp nhiều hơn là làm đẹp
số liệu báo cáo để tăng sức hấp dẫn với thị
trường tài chính. Tuy nhiên với sự phát triển
của thị trường chứng khoán (TTCK) trong giai
đoạn 2005 đến nay, vai trò của thị trường đã
được củng cố và các nhà đầu tư, các nhà phân
tích ngày càng quan tâm hơn đến số liệu công
bố của các công ty niêm yết. Điều này dẫn đến
hiệu ứng là các doanh nghiệp, đặc biệt là các
công ty và tập đoàn lớn quan tâm hơn tới phản
ứng của thị trường và các bên liên đới trước
thông tin kế toán công bố. Hơn nữa, tài chính
ngân hàng là lĩnh vực bị kiểm soát rất chặt chẽ
trong nền kinh tế, việc kinh doanh ngân hàng
nói chung và huy động vốn nói riêng phụ thuộc
rất nhiều vào lòng tin của công chúng. Nếu
một ngân hàng làm ăn thua lỗ cũng sẽ nhận
được sự chú ý đặc biệt từ các cơ quan thanh tra
giám sát, và đây là điều các NHTM hoàn toàn
không mong muốn. Nguy cơ bị can thiệp bởi
các cơ quan giám sát ngân hàng là một trong
những nhân tố làm gia tăng việc điều chỉnh số
liệu (Cheng, Warfield, & Ye, 2011). Do đó,
các NHTM có động cơ khá rõ ràng trong việc
không muốn công bố các thông tin kế toán bất
lợi.
Tất cả những phân tích trên đều cho thấy cơ sở
để đưa ra giả thuyết về việc các NHTM Việt
Nam sẽ điều chỉnh số liệu kế toán để tránh báo
cáo lỗ hoặc tránh sự sụt giảm trong lợi nhuận
báo cáo. Do đó, giả thuyết nghiên cứu được đưa
ra là:
Giả thuyết 1: Các NHTM Việt Nam điều chỉnh
số liệu kế toán để tránh báo cáo lỗ.
Giả thuyết 2: Các NHTM Việt Nam điều chỉnh
số liệu kế toán để tránh sự sụt giảm trong lợi
nhuận báo cáo.
3. Phương pháp nghiên cứu và mẫu nghiên
cứu
3.1. Phương pháp nghiên cứu
Kế thừa theo các nghiên cứu trước, để tìm
kiếm bằng chứng của việc điều chỉnh số liệu
nhằm tránh báo cáo lỗ và tránh sự giảm sút của
lợi nhuận, tác giả sử dụng cách tiếp cận phân
tích phân phối của lợi nhuận (EDA- earnings
distribution approach). Hai vấn đề chính cần
xác định khi áp dụng phương pháp này là biến
đại diện cho lợi nhuận báo cáo và tiêu chuẩn
để xác định mức lợi nhuận (lỗ) nhỏ và xác định
mức tăng (giảm) lợi nhuận nhỏ. Hai biến số
chính để phản ánh khả năng sinh lời của ngân
hàng là ROA- tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản
và ROE- tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu:
ROAit =
Lợi nhuận sau thuế NH i năm t
Tổng tài sản của NH i cuối năm t
ROEit =
Lợi nhuận sau thuế của NH i năm t
Vốn chủ sở hữu của NH i cuối năm t
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP
41Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 193- Tháng 6. 2018
Phân tích phân phối của của ROA và ROE
giúp xác định xem có sự tập trung bất thường
của những quan sát có mức lợi nhuận nhỏ hay
không và từ đó đưa ra bằng chứng về việc số
liệu bị điều chỉnh nhằm tránh báo cáo lỗ. Kế
thừa các nghiên cứu trước (Kanagaretnam,
Lim, et al., 2010; Maia et al., 2013; và Hamdi
& Zarai, 2012), một ngân hàng có mức lợi
nhuận báo cáo nhỏ khi tỷ lệ ROA của ngân
hàng nằm trong khoảng từ 0 đến 0,2%. Điều
này cũng là phù hợp với điều kiện của các
NHTM Việt Nam khi theo Bảng 2, hệ số ROA
có giá trị bình quân là 1,0% và giá trị lớn nhất
là 4,7%. Đối với hệ số ROE, hệ số này đã bao
gồm tác động của hệ số nợ và do đó không có
sự khác biệt giữa các lĩnh vực khác nhau, do đó,
kế thừa các nghiên cứu trước, bài viết xác định
mức lợi nhuận nhỏ là mức nằm trong khoảng từ
0% đến 1%.
Việc phân tích phân phối của biến phản ánh
tăng/giảm trong lợi nhuận báo cáo sẽ giúp xác
định bằng chứng về việc điều chỉnh số liệu
nhằm tránh sự sụt giảm trong lợi nhuận. Tăng
giảm trong lợi nhuận (Droa, Droe) được tính
tương ứng như sau:
Droa
it
= ROA
it
- ROA
it-1
Droe
it
= ROE
it
- ROE
it-1
Bên cạnh đó, tác giả cũng xác định một quan
sát được coi là có tăng (giảm) nhỏ trong lợi
nhuận báo cáo khi “droa” nằm trong khoảng từ
0% đến 0,2% (-0,2% đến 0%) và “droe” nằm
trong khoảng từ 0% đến 1% (từ -1% đến 0%).
3.2. Mẫu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu với số liệu của 30 NHTM Việt
Nam trong giai đoạn từ 2004 đến 2017. Một
số ngân hàng đã bị sáp nhập, hoặc mua lại nên
sẽ không có đủ toàn bộ dữ liệu cho cả 14 năm.
Mẫu nghiên cứu cuối cùng bao gồm 365 quan
sát.
Các dữ liệu thu thập bao gồm: Lợi nhuận sau
thuế, vốn chủ sở hữu và tổng tài sản của các
NHTM. Các chỉ tiêu này được lấy từ báo cáo tài
chính (BCTC) hợp nhất đã kiểm toán công bố
trên Website chính thức của các NHTM.
Các tham số thống kê mô tả cơ bản mẫu nghiên
cứu được trình bày trong Bảng 2. Theo đó, các
NHTM trong mẫu có tổng tài sản bình quân
là 107.542 tỷ đồng, dao động từ 144 tỷ đồng
(Ngân hàng Nam Việt năm 2005) đến 1.202.283
tỷ đồng (số liệu của BIDV năm 2017). Vốn chủ
sở hữu bình quân là 8.856 tỷ đồng, dao động
từ mức nhỏ nhất là 34 tỷ đồng (của NHTMCP
phát triển Mê Kông năm 2005) đến 63.765 tỷ
đồng (của NHTMCP Công thương Việt Nam
năm 2017). Tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản bình
quân toàn mẫu là 12,6%, dao động từ 2,9% đến
100%. Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (roa)
của các NHTM trong mẫu nghiên cứu trung
bình khoảng 1,0%, biến thiên từ 0,001% đến
4,7%. Hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có
bình quân là 9,5% và biến thiên từ 0,1% đến
29,8%. Như vậy, tất cả các NHTM trong mẫu
đều báo cáo lãi mặc dù một số nghiên cứu cho
thấy khả năng sinh lời và hiệu quả quản lý chi
phí của các NHTM Việt Nam thấp hơn so với
các nước trong khu vực.
Về biến động của lợi nhuận, biến “droa” bình
Bảng 2. Thống kê mô tả các biến phản ánh đặc điểm mẫu nghiên cứu
Biến Số quan sát
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn Min Pctl(25) Trung vị Pctl(75) Max
VCSH/Tổng TS 365 0,126 0,121 0,029 0,067 0,094 0,134 1,000
VCSH (tỷ đồng) 365 8.120 10.582 34 2.178 4.017 9.841 63.765
Tổng TS (tỷ đồng) 365 107.542 173.247 144 16.378 44.346 124.118 1.202.283
roa 365 0,010 0,007 0,0001 0,005 0,009 0,013 0,047
roe 365 0,095 0,061 0,001 0,050 0,091 0,133 0,298
Droa 337 -0,001 0,006 -0,030 -0,002 -0,0001 0,002 0,030
Droe 337 -0,001 0,047 -0,206 -0,028 0,0001 0,027 0,159
Nguồn: Tác giả tính toán từ số liệu công bố của các NHTM bằng phần mềm R
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP
42 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 193- Tháng 6. 2018
quân là -0,1% và độ lệch chuẩn là 0,6%, dao
động từ -3% đến 3%. Tương tự, tính trung bình
droe là -0,1% (với độ lệch chuẩn là 4,7%); dao
động từ -20,6% đến 15,9%. Như vậy, xét bình
quân, mức tăng giảm của các hệ số phản ánh
khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam là
khá nhỏ.
4. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm tại các
ngân hàng thương mại Việt Nam
4.1. Kết quả thực nghiệm về điều chỉnh số liệu
để tránh báo cáo lỗ
Hình 1 và Hình 2 cho thấy phân phối tương ứng
của ROA và ROE từ 2004 đến 2017. Căn cứ
vào các hình này có thể thấy rất rõ mức độ tập
trung bất thường của các quan sát ở phân tổ sát
bên phải 0. Điều này đặc biệt rõ nét nếu nhìn
vào phân phối của ROA. Có thể thấy, trong giai
đoạn nghiên cứu các NHTM trong mẫu không
báo cáo lỗ. Đối với các NHTM khác gặp khó
khăn về tài chính, ngay khi có thông tin về việc
tái cơ cấu hay sáp nhập, thông tin tài chính
không được công bố, BCTC năm trước đó liền
kề vẫn cho thấy ngân hàng có lãi (ví dụ BCTC
của Ngân hàng Xây dựng- VNCB năm 2011,
của Ngân hàng Phương Nam
năm 2013, Ngân hàng Nhà đồng
bằng sông Cửu Long- MHB
năm 2014). Có thể thấy khá
rõ sự tập trung bất thường của
các quan sát có mức lợi nhuận
nhỏ (ROA dưới 0,2% hoặc ROE
dưới 1%). Do đó, có thể khẳng
định các NHTM Việt Nam có
thực hiện việc điều chỉnh số
liệu công bố để tránh báo cáo
lỗ.
4.2. Kết quả thực nghiệm về
điều chỉnh số liệu để tránh sự
giảm sút của lợi nhuận báo
cáo
Để chứng minh về việc điều
chỉnh số liệu nhằm tránh sự
giảm sút trong lợi nhuận báo
cáo, bài viết phân tích phân
phối của tăng/giảm trong tỷ
lệ lợi nhuận trên tổng tài sản
(droa) và tăng/giảm trong tỷ lệ
lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
(droe). Hình 3 cho thấy có sự
tập trung r