Núi luốt có địa hình tương đối đồng nhất mang tính gò đồi thấp, ít bị chia cắt, gồm 2 quả đồi nối tiếp nhau chạy dài khoảng 2 km theo hướng từ Đông sang Tây. Một đỉnh có độ cao tuyệt đối là 133m. Đỉnh còn lại có độ cao tuyệt đối là 76m, độ dốc trung bình là 150, nơi dốc nhất là 270.Hướng phơi chủ yếu là các hướng Đông Bắc, Tây Bắc và Đông Nam.
Điều kiện địa hình thuận lợi cho trồng rừng. Một số loài cây bản địa đã được trồng ở đây như: Lim xanh, Đinh thối, Sưa bắc bộ, Ở những nơi có độ dốc lớn dễ xảy ra xói mòn, rửa trôi cần phải trồng các loài cây có tán rộng và bố trí so le. Còn ở dưới tầng cây bụi thì trồng các loài cây sinh trưởng nhanh để cây nhanh chóng vươn lên khởi tầng cây bụi tránh bị cây bụi chèn ép.
24 trang |
Chia sẻ: hongden | Lượt xem: 3509 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Điều kiện cơ bản khu vực nghiên cứu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ
Mọi vật trên thế giới không bao giờ bất biến mà luôn luôn biến động không ngừng. Hiện trạng sử dụng đất trên thế giới và nước ta cũng vậy nó luôn biến động không ngừng và ngày càng trở nên nghiêm trọng do ảnh hưởng từ các hoạt động về kinh tế - xã hội của con ngưởi.
Ngày nay nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin và đặc biệt là sự ra đời của GIS mà việc tạo lập bản đồ cũng như tính toán sự biến động của đất và rừng trở nên đơn giản và tiên lợi hơn rất nhiều.
Nằm ở trung tâm thị trấn Xuân Mai, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 38 km và trung tâm thị xã Hòa Bình 45 km, Núi Luốt là nơi tập trung lớn nhất về số lượng và sự đa dạng các loài thực vật trên toàn diện tích huyện Chương Mỹ, đồng thời là nơi giảng dạy, nghiên cứu khoa học của sinh viên và giảng viên trong trường Đại học Lâm Nghiệp. Do đó, việc ứng thành lập bản đồ hiện trạng cũng như bản đồ biến động của khu vực Núi Luốt là điều rất cần thiết cho quá trình quản lý và sử dụng đất rừng.
Sau quá trinh nghiên cứu thực địa và xử lý số liệu, em đã đánh giá được tình hình sử dụng rừng ở Núi Luốt ở 2 thời điểm 2008 và 2014, thành lập được bản đồ biến động và hiện trạng sử dụng rừng giai đoạn 2008-2014 sau đó đánh giá, phân tích và đề xuất một số giải pháp sử dụng hiệu quả. Dưới đây là toàn bộ kết quả mà em thu được trong quá trình thực hiện bài tập.
Phần II
ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1. Điều kiện tự nhiên
1.1. Địa hình.
Núi luốt có địa hình tương đối đồng nhất mang tính gò đồi thấp, ít bị chia cắt, gồm 2 quả đồi nối tiếp nhau chạy dài khoảng 2 km theo hướng từ Đông sang Tây. Một đỉnh có độ cao tuyệt đối là 133m. Đỉnh còn lại có độ cao tuyệt đối là 76m, độ dốc trung bình là 150, nơi dốc nhất là 270.Hướng phơi chủ yếu là các hướng Đông Bắc, Tây Bắc và Đông Nam.
Điều kiện địa hình thuận lợi cho trồng rừng. Một số loài cây bản địa đã được trồng ở đây như: Lim xanh, Đinh thối, Sưa bắc bộ,Ở những nơi có độ dốc lớn dễ xảy ra xói mòn, rửa trôi cần phải trồng các loài cây có tán rộng và bố trí so le. Còn ở dưới tầng cây bụi thì trồng các loài cây sinh trưởng nhanh để cây nhanh chóng vươn lên khởi tầng cây bụi tránh bị cây bụi chèn ép.
1.2. Địa chất, thổ nhưỡng.
Đất ở khu vực Núi luốt là đất Feralit nâu vàng phát triển trên đá mẹ Poocfiarit thuộc nhóm đá mácma trung tính, tầng dày hoặc trung bình tuỳ thuộc vào từng vị trí địa hình. Phía trên đỉnh 133 có đá lộ đầu.
Những nơi tầng đất dầy tập trung ở chân của hai quả đồi, sườn Đông Nam đồi thấp và sườn Tây Nam đồi cao. Tầng đất mỏng tập trung ở đỉnh đồi, sườn Đông Bắc đồi thấp và sườn Đông Nam đồi cao. Những nơi tầng đất mỏng cũng tập trung nhiều đá lẫn, đá lộ đầu tập trung ở đỉnh và gần đỉnh 133 m.
Đất trong khu vực khá đồng nhất về tính chất và sự hình thành, sự khác nhau chủ yếu ở tỷ lệ đá lẫn, tầng đất và sau khi có thực vật sự tác động của thực vật được phát huy. Thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến sét trung bình. Từ khi có rừng đặc biệt là dưới tàn rừng keo một số tính chất của đất được cải thiện đáng kể. Hàm lượng mùn trong đất từ 2 – 3%. Độ pH < 7.
Nhìn chung, đất ở đây có kết cấu chặt, đặc biệt là lớp đất mặt ở khu vực chân đồi và những lớp đất sâu ở khu vực đỉnh và Yên ngựa. Kết von thật và giả tìm thấy ở khắp nơi trong khu vực. Hàm lượng mùn trong đất thấp chứng tỏ quá trình tích luỹ dưới tán rừng ở đây rất kém.
Đất ảnh hưởng đến động, thực vât thông qua nhiệt độ, độ ẩm, lớp thảm mục và các tính chất lí, hoá khác. Đất ở khu vực núi luốt là đất Feralit, pH < 7, hàm lượng mùn từ 2 – 3%, trong đất tích luỹ nhiều nhôm và sắt, đất chua, khả năng cố định lân kém nên hàm lượng lân rất thấp. Đây là một trong những khó khăn lớn trong công tác chọn loại cây trồng. Hiện nay khu vực này trồng chủ yếu hai loài cây trồng chính là Thông đuôi ngựa và Keo. Tuy nhiên khi đánh giá độ thích hợp qua tăng trưởng chiều cao hàng năm thì sinh trưởng của 2 loài cây này chỉ đạt trung bình ( tăng trưởng khoảng 0,8 – 0,9m/năm). Do đó, cần chọn các loài cây trồng phù hợp với điều kiện đất hơn nữa, đặc biệt là các loài cây bản địa.
1.3. Khí hậu, thuỷ văn.
* Khí hậu:
Núi luốt nằm trong vành đai khí hậu gió mùa nhiệt đới ẩm có hai mùa khá rõ rệt là mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 và mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
+ Chế độ nhiệt: nhiệt độ bình quân năm là 23,20C, nhiệt độ bình quân tháng nóng nhất ( tháng 7, 8) là 28,50C, nhiệt độ bình quân tháng lạnh nhất ( tháng 1) là 16,50C, mùa nóng nhiệt độ trên 250C kéo dài từ tháng 5 đến giữa tháng 9, mùa lạnh có nhiệt độ bình quân dưới 200C kéo dài từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, các tháng còn lại có nhiệt độ trung bình từ 20 – 250C.
+ Chế độ mưa: Tổng lượng mưa trong năm là 1753mm, lượng mưa trung bình là 146mm, mưa phân bố không đều trong năm, lượng mưa trung bình tháng cao nhất ( tháng 7, 8) là 312mm, tháng thấp nhất ( tháng 1) là 15mm.
+ Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí tương đối cao trung bình 84%, nhưng không đều giữa các tháng trong năm.
+ Lượng bốc hơi trung bình hàng năm là 602mm, cao nhất và tháng 5 (78,5mm), thấp nhất vào tháng 2 (47,6mm).
+ Chế độ gió: Khu vực chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính:
Gió mùa Đông Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 10.
Gió mùa Đông Bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
Ngoài ra từ tháng 4 đến tháng 6 khu vực còn chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam thổi xen kẽ.
Với điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa như trên đã tạo cho khu vực núi luốt một thảm thực vật nhiệt đới gió mùa điển hình rất phong phú đa dạng, phù hợp với các loài cây gỗ lớn sống lâu năm như Lim xanh, Đinh, Gội,và một số loài cây ăn quả như xoài, vải, nhãn,
* Thuỷ văn:
Khu vực có 2 dòng sông chảy qua, bao quanh là sông Bùi và sông Tích với diện tích sông suối là 29,43ha. Ngoài ra, còn có hệ thống hồ, đập chứa nước như: hồ Vai bộn, đập Tràn ,Đảm bảo cung cấp đủ nước tưới cho toàn bộ diện tích đất trồng lúa và đất trồng các loài khác. Tuy nhiên, nước ngầm ở khu vực này tương đối sâu nên khá bất lợi cho cây trồng trong điều kiện thời tiết nắng nóng.
1.4. Hiện trạng động thực vât khu vực Núi Luốt
Khu vực Núi luốt có một số mô hình rừng trồng, như:
- Trạng thái rừng thuần loàiThông mã vĩ.
- Trạng thái rừng thuần loài Bạch đàn trắng.
- Trạng thái rừng hỗn loài Thông mã vĩ và Keo lá tràm.
- Trạng thái hỗn loài Bạch đàn trắng và Keo.
- Trạng thái rừng thuần loài Keo tai tượng
- Trạng thái rừng thuần loài Keo lá tràm
- Trạng thái rừng trồng hỗn giao nhiều loài
Tài nguyên thực vật: rừng thực nghiệm Núi luốt đã ghi nhận tại khu vực có 342 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc 257 chi và 90 họ. Thực vật khu vực rất đa dạng về dạng sống và giá trị: có 9 dạng sống và 7 nhóm giá trị
Tài nguyên động vật: Đã ghi nhận tại khu vực có 156 loài động vật có xương sống thuộc 20 bộ, 60 họ và 104 giống trong đó có 21 loài động vật quý hiếm. Đã phát hiện được 409 loài côn trùng thuộc 87 họ và 13 bộ côn trùng. Bộ cánh vẩy xác định có 208 loài, 135 giống, 30 họ, 10 lớp, 4 ngành phụ.
2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1. Vị trí địa lý
Núi Luốt là khu rừng nghiên cứu thực nghiệm của trường Đại học Lâm nghiệp (Xuân Mai – Hà Nội) cách Thành phố Hoà Bình 45km về phía Đông Nam, cách Thành phố Hà Nội 38km về phía Tây Bắc.
Toạ độ địa lý: 20o51’13” vĩ độ Bắc.
105o30’45” kinh độ Đông.
Phía Tây giáp xã Hoà Sơn huyện Lương Sơn.
Phía Nam giáp thị xã Xuân Mai.
Phía Đông giáp quốc lộ 21A.
Phía Bắc giáp đội 06 nông trường chè Cửu Long.
Ta thấy Núi luốt có vị trí địa lí tương đối thuận lợi, gần trung tâm thành phố Hà Nội, gần đường quốc lộ cũng như gần trung tâm thành phố Hoà Bình. Với vị trí này khu vực có điều kiện phát triển sản xuất lâm nghiệp trên qui mô lớn và đạt hiệu quả tốt nhất.
2.2. Tình hình dân sinh, kinh tế - xã hội.
Khu vực Xuân Mai dân cư chủ yếu là dân tộc Mường và Kinh. Tập quán canh tác là định canh, định cư nông – lâm nghiệp. Trình độ văn hoá cũng như đời sống trong những năm gần đây đã được cải thiện. Bên cạnh đó còn có các đơn vị bộ đội, trường học đã góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao trình độ dân trí cho người dân bản địa. Về giao thông, tuyến Quốc lộ 21A đã được nâng cấp rất thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển nông – lâm sản, phân bón, cây giốngVới nguồn nhân lực nông thôn dồi dào đủ để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển lâm nghiệp.
2.3. Tình hình sản xuất kinh doanh lâm nghiệp từ trước đến nay.
- Phương thức kinh doanh lợi dụng rừng từ trước đến nay: Núi luốt là khu rừng thực nghiệm của trường Đại học Lâm nghiệp thuộc đối tượng rừng đặc dụng, chủ yếu phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu của sinh viên. Các phương thức kinh doanh lợi dụng rừng từ trước đến nay chủ yếu là trồng rừng, tỉa thưa tận dụng những cây cong queo, sâu bệnh không còn ý nghĩa đối với rừng. Trong công tác chọn loại cây trồng trước đây đã chọn hai loài cây đưa vào trồng ở đây là Thông và Keo. Tuy nhiên, ta thấy hai loài cây này không thật sự phù hợp với điều kiện lập địa ở đây nên sinh trưởng chỉ ở mức trung bình thậm chí là yếu nên những năm gần đây đã tiến hành trồng một số loài cây bản địa và trong thời gian tới cần tiếp tục triển khai để dần thay thế loài Thông và Keo để tăng tính đa dạng sinh học.
- Công tác điều tra, quy hoạch lâm nghiệp đã tiến hành: Trước đây Xuân Mai có một số diện tích đất trống đồi núi trọc bị bỏ hoang trong thời gian dài. Đến năm 1984 trường Đại học Lâm nghiệp chuyển từ Đông Triều về đây thì các phương án trồng rừng mới đã được đưa vào triển khai thực hiện do tập thể giảng viên, sinh viên trường Đại học Lâm nghiệp tiến hành. Đến nay diện tích rừng vẫn không ngừng tăng lên, rừng đã và đang phát huy tác dụng như: giữ đất, giữ nước, cải tạo môi trường,Trong tương lai, cần xây dựng các phương án trồng rừng với các loài cây trồng mới phù hợp với đất, đặc biệt là cây trồng tạo cảnh quan để có thể phát triển ngành du lịch sinh thái.
- Tình hình thực hiện các biện pháp trồng rừng, nuôi dưỡng bảo vệ rừng: Công tác trồng rừng có thể nhận thấy sự thành công tương đối. Rừng đã hình thành, được chăm sóc, nuôi dưỡng theo đúng kỹ thuật. Tuy nhiên, trong công tác bảo vệ, do ranh giới của rừng giáp với khu dân cư nên có hiện tượng người dân vào rừng chặt trộm cây gỗ quý, bẻ cành cây làm củi gây ảnh hưởng không tốt đến hoàn cảnh rừng. Trong thời gian tới cần có phương án bảo vệ tốt hơn.
- Tình hình khai thác, chế biến và tiêu thụ lâm sản: Do Núi luốt là rừng đặc dụng nên quá trình khai thác áp dụng với đối tượng này chỉ là khai thác chọn, tỉa thưa những cây cong queo, sâu bệnh, sinh trưởng chậm,nhằm tạo ra một mật độ và độ khép tàn tối ưu, gây trồng một số loài chịu bóng dưới tán rừng. Sản phẩm gỗ tận thu được có thể bán cho các chủ sản xuất kinh doanh hoặc sơ chế tại xưởng sản xuất của trường. Nhìn chung, ở khu vực đã áp dụng trình tự khai thác đúng quy trình cơ bản, phương thức khai thác phù hợp.
- Tình hình sản xuất, kinh doanh lợi dụng tổng hợp tài nguyên rừng: Tài nguyên rừng có ý nghĩa nhiều mặt: Kinh tế, xã hội, môi trường. Chọn loại cây trồng có thể phát huy được hết những giá trị trên để có thể lợi dụng tổng hợp tài nguyên rừng. Cây trồng ở khu vực Núi luốt cơ bản đã phù hợp. Tuy nhiên, cần gây trồng thêm một số loài cây bản địa như: Gội, Lim xanh, Đinh,để vừa tăng tính đa dạng sinh học vừa phát huy tiềm năng của đất và cây rừng.
- Công tác xây dựng cơ bản, trang thiết bị kỹ thuật, điều kiện giao thông vận tải: Do gần đường giao thông và khu dân cư nên Núi luốt có điều kiện xây dựng cơ bản tương đối tốt. Về giao thông toàn bộ các tuyến đường lên đỉnh 133 và đỉnh 76 đều được dải nhựa, dễ di chuyển trong công tác trồng rừng và khai thác rừng bằng các phương tiện lớn. Trong rừng đã xây dựng được các chòi nghỉ chân trong quá trình điều tra rừng, có chòi canh báo chống cháy rừng, trang thiết bị khá đầy đủ để phát triển lâm nghiệp.
- Tình hình tổ chức quản lí sản xuất kinh doanh rừng: Rừng do trường Đại học Lâm nghiệp quản lí và tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, khi áp dụng bất cứ một biện pháp kỹ thuật lâm sinh nào vào rừng như: Trồng rừng, khai thác tỉa thưa,đều phải có quyết định của nhà trường và sự đồng ý của hiệu trưởng nhà trường.
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh trong thời gian qua:
Với diện tích khá lớn, Núi luốt được trồng một số loài chủ yếu như: Thông, keo, bạch đàn,Các loài cây được trồng thuần loài hoặc hỗn loài. Điều kiện tự nhiên ở đây tương đối thuận lợi cho một số loài cây bản địa nên chúng sinh trưởng tương đối tốt, hầu hết rừng đã khép tán. Dưới tán rừng được trồng một số loài sưu tầm từ tự nhiên nhằm tạo sự đa dạng sinh học và tạo ra một khu rừng thực nghiệm phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học.
Dưới chân Núi luốt là khu dân cư và các đơn vị bộ đội, trường học đều trồng các loài cây ăn quả, cây cảnh và cây lâm nghiệp.
CHƯƠNG III
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung của nghiên cứu là đánh giá biến động sử dụng đất Núi Luốt giai đoạn 2008-2014 nhằm có cái nhìn khách quan trong việc đề xuất bố trí, quy hoạch không gian, phát triển kinh tế - xã hội một cách hiệu quả và bền vững. Mục tiêu cụ thể:
-Đánh giá tình hình sử dụng đất Núi Luốt ở 2 thời điểm 2008, 2014.
-Thành lập bản đồ và đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2008-2014.
-Đề xuất giải pháp sử dụng đất bền vững
3.2. Nội dung nghiên cứu
Dựa vào mục tiêu đề ra, đề tài cần thực hiện các nội dung sau:
- Nghiên cứu lý thuyết về biến động sử dụng đất.
- Biên tập bản đồ hiện trạng và biến động sử dụng rừng Núi Luốt giai đoạn 2008-2014
- Thành lập bản đồ hiện trạng và biến động sử dụng đất Núi Luốt giai đoạn 2008-2014.
- Đánh giá, dự báo và đề xuất giải pháp sử dụng rừng.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
Chương IV
Khái quát về đánh giá biến động sử dụng đất
4.1. Biến động sử dụng đất
Để đánh giá chính xác độ biến động rừng cũng như hiện trạng sử dụng đất thì cần phải hiểu như thế nào là biến động.
a. Khái niệm
Từ trước đến nay chưa có khái niệm chính xác về đánh giá biến động. Nhưng đánh giá biến động có thể được hiểu là: Việc theo dõi, giám sát và quản lý đối tượng nghiên cứu để từ đó thấy được sự thay đổi về đặc điểm, tính chất của đối tượng nghiên cứu, sự thay đổi có thể định lượng được. Ví dụ: Diện tích đất chuyên mục đích sử dụng, diện tích rừng mất đi hay được trồng mới,
Đánh giá biến động hiện trạng sử dụng đất là đánh giá được sự thay đổi về loại hình sử dụng đất qua các thời điểm dưới sự tác động từ các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội, sự khai thác, sử dụng của con người. Mọi vật trên thế giới tự nhiên không bao giờ bất biến mà luôn luôn biến động không ngừng, động lực của mọi sự biến động đó là quan hệ tương tác giữa các thành phần của tự nhiên. Như vậy để khai thác tài nguyên đất đai của một khu vực có hiệu quả, bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này và không làm suy thoái môi trường tự nhiên thì nhất thiết phải nghiên cứu biến động của đất đai. Sự biến động đất đai do con người sử dụng vào các mục đích kinh tế - xã hội có thể phù hợp hay không phù hợp với quy luật của tự nhiên, cần phải nghiên cứu để tránh sử dụng đất đai có tác động xấu đến môi trường sinh thái.
Như vậy biến động tình hình sử dụng đất là xem xét quá trình thay đổi của diện tích đất thông qua thông tin thu thập được theo thời gian để tìm ra quy luật và những nguyên nhân thay đổi từ đó có biện pháp sử dụng đúng đắn với nguồn tài nguyên này (Nguyễn Tiến Mạnh, 2008).
b. Những đặc trưng của biến động sử dụng đất
Biến động sử dụng đất có những đặc trưng cơ bản như sau (Nguyễn Tiến Mạnh, 2008):
- Quy mô biến động
+ Biến động về diện tích sử dụng đất đai nói chung.
+ Biến động về diện tích của từng loại hình sử dụng đất
+ Biến động về đặc điểm của những loại đất chính.
- Mức độ biến động
+ Mức độ biến động thể hiện qua số lượng diện tích tăng hoặc giảm của các loại hình sử dụng đất giữa đầu thời kỳ và cuối thời kỳ nghiên cứu.
+ Mức độ biến động được xác định thông qua việc xác định diện tích tăng, giảm và số phần trăm tăng giảm của từng loại hình sử dụng đất giữ cuối và đầu thời kỳ đánh giá.
c. Những nhân tố gây nên tình hình biến động sử dụng đất
Các yếu tố tự nhiên là cơ sở quyết định cơ cấu sử dụng đất đai vào các mục đích kinh tế - xã hội bao gồm các yếu tố sau: Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn, thảm thực vật (Nguyễn Tiến Mạnh, 2008).
Các yếu tố kinh tế - xã hội có tác động lớn đến sự thay đổi diện tích các loại hình sử dụng đất đai bao gồm các yếu tố sau (Nguyễn Tiến Mạnh, 2008):
+ Sự phát triển các ngành kinh tế như: Dịch vụ, xây dựng, giao thông và các ngành kinh tế khác.
+ Gia tăng dân số.
+ Các dự án đầu tư phát triển kinh tế.
+ Thị trường tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa.
d. Ý nghĩa thực tiễn trong đánh giá tình hình biến động sử dụng đất
Đánh giá tình hình biến động sử dụng đất có ý nghĩa rất lớn trong việc sử dụng đất đai (Nguyễn Tiến Mạnh, 2008):
+ Là cơ sở khai thác tài nguyên đất đai phục vụ phát triển kinh tế - xã hội có hiệu quả và bảo vệ môi trường sinh thái.
+ Mặc khác khi đánh giá biến động sử dụng đất cho ta biết nhu cầu sử dụng đất giữa các ngành kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Dựa vào vị trí địa lý, diện tích tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực nghiên cứu, từ đó biết được sự phân bố các ngành, các lĩnh vực kinh tế và biết được những điều kiện thuận lợi, khó khăn đối với nền kinh tế xã hội và biết được đất đai biến động theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực, để từ đó đưa ra những phương hướng phát triển đúng đắn cho nền kinh tế và các phương pháp sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất, bảo vệ mội trường sinh thái.
Do đó đánh giá biến động sử dụng đất có ý nghĩa hết sức quan trọng là tiền đề, cơ sở đầu tư và thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài, để phát triển đúng hướng, ổn định trên tất cả mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên quý giá của quốc gia.
CHƯƠNG V
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Để đánh giá hiện trạng ngoài việc dựa trên các tài liệu nghiên cứu như số liệu thống kê, dự báo hiện trạng sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất của Tỉnh, khảo sát thực tế còn dựa trên các lớp thông tin của bản đồ hiện trạng. Sau khi chuẩn hóa, thu thập chuyển đổi cơ sở dữ liệu cho các dữ liệu ta tiến hành chồng xếp các lớp thông tin của bản đồ để biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
5.1.Đánh giá hiện trạng rừng năm 2008 và 2014
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2008 được chia thành 2 loại . Đó là đất có rừng và đất không có rừng.
Diện tích đất có rừng năm 2008 khoảng 88.65 Ha chiếm 67.18% tổng diện tích đất. Diện tich đất không có rừng năm 2008 khoảng 43,29 Ha chiếm 32.82% tổng số diện tích đất.
Bảng thuộc tích hiện trạng rừng năm 2008
Bản đồ hiện trang rừng Núi Luốt năm 2008
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 được chia làm hai loại. Đó là đất có rừng và đất không có rừng.
Diện tích đất có rừng năm 2014 khoảng 81.45 Ha chiếm 61.81% tổng diện tích đất, giảm so với năm 2008 là 7.3 Ha (không so sánh % vì tổng diện tích của hai năm 2008 và 2014 có sự chênh lệch là 0.18 Ha). Diện tich đất không có rừng năm 2014 khoảng 50,31 Ha chiếm 38.19% tổng số diện tích đất, tăng so với năm 2008 7.2 Ha.
Bản đồ hiện trạng rừng Núi Luốt năm 2014
5.2.Thành lập bản đồ và đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2008-2014
a. Đánh giá độ chính xác của bản đồ hiện trạng.
Để tiến đến thành lập bản đồ biến động, trước hết ta cần phải đánh giá độ chính xác của bản đồ hiện trạng thông qua việc xử lý điểm tọa độ trên máy tính.
- Mẫu điểm tọa độ:
- Kết quả đánh giá độ chính xác của hai bản đồ hiện trạng năm 2008 và 2014
Bản đồ hiện trạng
Chỉ tiêu
Rừng 2008
Rừng 2014
Đất có rừng
Đất không có rừng
Đất có rừng
Đất không có rừng
Tổng số điểm tạo độ
221
162
221
162
Số điểm tọa độ nằm ngoài vùng bản đồ
1
4
2
4
Số điểm sai lệch
2
39
61
41
Độ chính xác (%)
99.08 %
75.4%
72.2%
74.2%
Từ số điểm tọa độ sai lệch của hai loại đất (có rừng và không có rừng) ta tính toán được độ chính xác sai lệch cho từng bản đồ hiện trạng năm 2008 và 2014. Từ bảng số liệu trên, ta thấy rằng với Độ chính xác của hai bản đồ đều trên 70% , do đó có thể tiến hành thành lập bản đồ biến động rừng năm 2008- 2014.
b. Thành lập và đánh giá bản đồ hiện trạngrừng năm 2008