Điều kiện để 1 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh

Đăng kí kinh doanh là thủ tục luật định nhằm khai sinh về mặt pháp lí cho doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ được đảm bảo về mặt pháp lí kể từ khi hoàn tất thủ tục đăng kí kinh doanh. Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh là văn bản hoặc bản điện tử mà cơ quan đăng kí kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng kí kinh doanh và đăng kí thuế do doanh nghiệp đăng kí. Giấy đăng kí kinh doanh đồng thời là giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp và giấy đăng ký thuế của doanh nghiệp.

doc4 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1704 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điều kiện để 1 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I) ĐẶT VẤN ĐỀ:      Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh là cơ sở pháp lí để doanh nghiệp thực hiện quyền kinh doanh của mình trên tực tế, trong bài viết dưới đây chúng ta cùng đi phân tích các điều kiện để một doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh:       II) GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:   1) Một số khái niệm:   1.1) Khái niệm doanh nghiệp:       Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. ( theo khoản 1 điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2005). 1.2) Khái niệm giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh :      Đăng kí kinh doanh là thủ tục luật định nhằm khai sinh về mặt pháp lí cho doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ được đảm bảo về mặt pháp lí kể từ khi hoàn tất thủ tục đăng kí kinh doanh.       Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh là văn bản hoặc bản điện tử mà cơ quan đăng kí kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng kí kinh doanh và đăng kí thuế do doanh nghiệp đăng kí.       Giấy đăng kí kinh doanh đồng thời là giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp và giấy đăng ký thuế của doanh nghiệp. 2) Điều kiện để doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh:      Điều 24 luật doanh nghiệp quy định: “ Doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận ĐKKD khi có đủ các điều kiện sau:  1. Ngành, nghề đăng kí kinh doanh không thuộc lĩnh vực cấm kinh doanh;  2. Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các điều 31,32,33 và 34 của luật này; 3. Có trụ sở chính theo quy định tại khoản 1điều 35 của luật này; 4. Có hồ sơ đăng kí kinh doanh hợp lệ theo quy định của pháp luật; 5. Nộp đủ lệ phí đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật…”     Như vậy theo quy định của luật doanh nghiệp thì doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh khi đáp ứng đủ năm điều kiện : 2.1) Điều kiện về ngành, nghề  đăng kí kinh doanh:      Ngành, nghề mà doanh nghiệp đăng kí kinh doanh phải không thuộc các ngành, nghề mà pháp luật cấm kinh doanh được quy định tại điều 4 nghị định 139/2007/NĐ-CP và Phụ lục I Danh mục hàng hóa , dịch vụ cấm kinh doanh (được ban hành kèm theo nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/06/2006 của chính phủ; đã được bổ xung theo nghị định 43/2009/NĐ-CP của Chính phủ)      Đối với các ngành, nghề hạn chế kinh doanh thì doanh nghiệp được phép kinh doanh và cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định tại điều 6 nghị định 59/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Danh mục các hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh được quy định tại phụ lục II Danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện. ( Được ban hành kèm theo nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/06/2006 của chính phủ)    Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận kinh doanh khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại điều 7 nghị định số 59/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Đối với ngành, nghề mà pháp luật yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề thì doanh nghiệp phải đáp ứng theo quy định tại điều 6 nghị định 139/2007/NĐ-CP của Chính phủ. Đối với ngành nghề kinh doanh phải có vốn pháp định thì khi đăng kí doanh nghiệp phải có đủ vốn pháp định. Danh mục các hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh được quy định tại phụ lục III  Danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện (được ban hành kèm theo nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/06/2006 của chính phủ).      Các ngành, nghề mà pháp luật quy định phải có vốn pháp định thì doanh nghiệp phải có đủ số vốn theo quy định của pháp luật mới được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. 2.2 Điều kiện về tên của doanh nghiệp đăng kí kinh doanh:    Tên của doanh nghiệp phải được đặt đúng theo các quy định chi tiết về tên doanh nghiệp tại các điều 13,14,15,16 của nghị định 43/2010/NĐ-CP của Chính phủ và không được trái với các quy định tại các điều 31,32,33 và 34 Luật doanh nghiệp 2005.    Tên doanh nghiệp phải viết được bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, có thể kèm theo các chữ cái F, J, Z,W, chữ số và kí hiệu, phát âm được và gồm 2 thành tố: Loại hình doanh nghiệp và tên riêng của doanh nghiệp và phải tuân thủ quy định tại khoản 1 điều 31 Luật doanh nghiệp 2005 và điều 13 nghị định số 43/2010/NĐ-CP của chính phủ.      Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch tên tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng theo đúng quy định tại điều 33 Luật doanh nghiệp năm 2005.    Tên của doanh nghiệp đăng kí kinh doanh phải không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng kí và đang còn hoạt động trên cùng địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương mà doanh nghiệp đăng kí kinh doanh. Các trường hợp tên doanh nghiệp đăng kí kinh doanh gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác được quy định tại khoản 2 điều 15 nghị định 43/2010/NĐ-CP của Chính phủ.    Tên doanh nghiệp đăng kí kinh doanh không được vi phạm các điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp quy định tại điều điều 32 Luật doanh nghiệp 2005.( Tương ứng với điều 14 nghị định 43/2010/NĐ-CP của Chính phủ).  2.3 Điều kiện về trụ sở chính của doanh nghiệp đăng kí kinh doanh:        Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố ( ngõ phố ) hoặc tên xã, phường thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có) .         Trụ sở của doanh nghiệp đăng kí kinh doanh phải nằm trên địa bàn quản lí của tỉnh ( thành phố thuộc trung ương), huyện ( quận, thành phố thuộc tỉnh) mà doanh nghiệp đó tiến hành đăng kí kinh doanh.      Doanh nghiệp phải thông báo thời gian mở cửa tại trụ sở chính với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 2.4 Điều kiện về hồ sơ đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp:     Hồ sơ đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp phải hợp lệ theo quy định của pháp luật. Hồ sơ đăng kí kinh doanh hợp lệ là hồ sơ có đủ các loại giấy tờ mà pháp luật quy định cho từng loại hình doanh nghiệp:      Hồ sơ đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân bao gồm các giấy tờ quy định tại điều 16 luật doanh nghiệp 2005;       Hồ sơ đăng kí kinh doanh của công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạng, công ty cổ phần  lần lượt được quy định tại các điều 17,18,19 luật doanh nghiệp 2005; 2.5 Điều kiện về phí đăng kí kinh doanh:         Doanh nghiệp đăng kí kinh doanh phải nộp đầy đủ lệ phí đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật.       Lệ phí đăng kí kinh doanh được xác định căn cứ vào số lượng ngành, nghề đăng kí kinh doanh; mức lệ phí cụ thể do Chính phủ quy định. III) KẾT LUẬN:         Như vậy các quy định của pháp luật về điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh cho doanh nghiệp khá đầy đủ và chi tiết, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp cũng như việc xem xét cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh của cơ quan chức năng.
Tài liệu liên quan