Điều tra, xây dựng cơ sở dữ liệu về hệ thống nhà hàng, khách sạn phục vụ cho việc thành lập bản đồ du lịch tỉnh Quảng Trị

Hiện nay trên thế giới với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ đă được ứng dụng vào phát triển kinh tế - xă hội hết sức hiệu quả. GIS là một hệ thống phần mềm được ứng dụng rất rộng răi và hết sức thiết thực trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường, phục vụ cho phát triển kinh tế - xă hội nói chung và ngành du lịch nói riêng. Trong thời gian qua, việc ứng dụng GIS vào công tác quản lý và phát triển du lịch ở Việt Nam đang trong giai đoạn đầu nhưng đă thể hiện nhiều tính năng ưu việt. Với những khả năng mạnh về lưu trữ, phân tích và xử lý các dữ liệu không gian, GIS đáp ứng được hầu hết các yêu cầu đặt ra trong quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên du lịch, giúp ngành du lịch Việt Nam phát triển có hiệu quả hơn. Riêng ở tỉnh Quảng Trị, công tác quản lý tài nguyên du lịch nói chung và quản lý hệ thống nhà hàng, khách sạn nói riêng nếu có sử dụng hệ thống phần mềm này th́ì sẽ đem lại nhiều lợi ích thiết thực như: có thể hệ thống hoá, số hoá hiện trạng nhà hàng, khách sạn của địa phương cần quản lý. Từ đó việc đánh giá và kết hợp chúng nhằm quản lý nhà hàng và khách sạn mang đầy đủ các thông tin kèm theo về các chỉ tiêu, đặc trưng của từng nhà hàng và khách sạn sẽ giúp cho các nhà quản lý có những biện pháp thích hợp đồng thời giúp du khách được thuận tiện hơn trong việc lựa chọn cơ sở lưu trú khi tham quan du lịch.

doc60 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1970 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Điều tra, xây dựng cơ sở dữ liệu về hệ thống nhà hàng, khách sạn phục vụ cho việc thành lập bản đồ du lịch tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Hiện nay trên thế giới với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ đă được ứng dụng vào phát triển kinh tế - xă hội hết sức hiệu quả. GIS là một hệ thống phần mềm được ứng dụng rất rộng răi và hết sức thiết thực trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường, phục vụ cho phát triển kinh tế - xă hội nói chung và ngành du lịch nói riêng. Trong thời gian qua, việc ứng dụng GIS vào công tác quản lý và phát triển du lịch ở Việt Nam đang trong giai đoạn đầu nhưng đă thể hiện nhiều tính năng ưu việt. Với những khả năng mạnh về lưu trữ, phân tích và xử lý các dữ liệu không gian, GIS đáp ứng được hầu hết các yêu cầu đặt ra trong quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên du lịch, giúp ngành du lịch Việt Nam phát triển có hiệu quả hơn. Riêng ở tỉnh Quảng Trị, công tác quản lý tài nguyên du lịch nói chung và quản lý hệ thống nhà hàng, khách sạn nói riêng nếu có sử dụng hệ thống phần mềm này th́ì sẽ đem lại nhiều lợi ích thiết thực như: có thể hệ thống hoá, số hoá hiện trạng nhà hàng, khách sạn của địa phương cần quản lý. Từ đó việc đánh giá và kết hợp chúng nhằm quản lý nhà hàng và khách sạn mang đầy đủ các thông tin kèm theo về các chỉ tiêu, đặc trưng của từng nhà hàng và khách sạn sẽ giúp cho các nhà quản lý có những biện pháp thích hợp đồng thời giúp du khách được thuận tiện hơn trong việc lựa chọn cơ sở lưu trú khi tham quan du lịch. 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Tỉnh Quảng Trị nằm ở vùng du lịch Trung Bộ, trên con đường di sản miền Trung có điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển một ngành du lịch đặc thù có sức hấp dẫn riêng đối với du khách. Đặc biệt, Quảng Trị nằm trên con đường “Trường Sơn huyền thoại”, nhờ nằm trên con đường này mà Quảng Trị được đưa vào 1 trong 21 trọng điểm du lịch Quốc gia. Bên cạnh đó, Quảng Trị nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây, là cửa ngỏ đầu tiên vào Việt Nam trên tuyến hành lang, hàng năm đã thu hút một lượng lớn khách du lịch quốc tế từ các nước Đông Dương và các nước khác đi qua tuyến đường này. Quảng Trị có khoảng trên 500 điểm di tích lịch sử, văn hóa, tôn giáo, danh lam thắng cảnh,… có thể khai thác và phát triển du lịch. Theo kết quả thống kê, năm 2007 lượng du khách đến tỉnh Quảng Trị là 354.348 người, trong đó khách quốc tế là 28.348 người. Số khách do các cơ sở lưu trú phục vụ là 332.348 người, trong đó khách quốc tế là 16.348 người. Thời gian lưu trú của khách trung bình chỉ khoảng 1,5 ngày đêm/người. Đây là một chỉ số rất thấp trong hoạt động du lịch, sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu từ hoạt động này. Nguyên nhân của thực trạng trên có rất nhiều: hệ thống cơ sở hạ tầng thấp kém chưa đảm bảo yêu cầu phục vụ du khách, chưa có sự kết hợp giữa du lịch và vui chơi giải trí, khả năng lưu giữ khách … trong đó một phần rất quan trọng là thiếu thông tin về hệ thống các cơ sở lưu trú và ăn uống tại Quảng Trị. Hiện nay, số cơ sở lưu trú trong toàn tỉnh là 142 cơ sở, trong đó khách sạn là 36 cái, số phòng khách sạn là 800 phòng… Tuy nhiên du khách không tiếp cận được với các nguồn thông tin này, hoặc chủ yếu biết được thông tin là do các cơ sở lữ hành tại Quảng Trị cung cấp sau khi du khách đã đến Quảng Trị. Vì vậy, khi trước khi tiến hành đi du lịch, du khách đã chọn nơi lưu trú chủ yếu ở Huế (cùng trên tuyến du lịch Bắc Trung Bộ). Việc kết hợp công nghệ GIS cùng với các thông tin chi tiết các vùng miền du lịch, đặc biệt là các thông tin về cơ sở lưu trú và ăn uống là rất cần thiết cho du khách và các cơ sở kinh doanh du lịch khi thiết kế và tổ chức tour. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi để tổ chức quảng bá, thu hút và lưu giữ du khách góp phần thúc đẩy phát triển ngành du lịch của tỉnh Quảng Trị, một tỉnh có nhiều tiềm năng nhưng du lịch vẫn chưa phát triển. Việc “Điều tra, xây dựng cơ sở dữ liệu về hệ thống nhà hàng, khách sạn phục vụ cho việc thành lập bản đồ du lịch tỉnh Quảng Trị” là một việc làm rất cần thiết để hoàn thiện bản đồ du lịch và thúc đẩy phát triển ngành du lịch tỉnh Quảng Trị. 2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về nhà hàng, khách sạn phục vụ cho việc tra cứu thông tin trên bản đồ du lịch tỉnh Quảng Trị nhằm khai thác và phát triển du lịch tại địa phương. Đề tài này tiến hành điều tra khảo sát, thu thập thông tin và xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu nhằm cung cấp thông tin cho du khách khi lựa chọn địa điểm ăn uống và nghỉ ngơi khi đến Quảng Trị. Tổng số nhà hàng, khách sạn được điều tra, xây dựng cơ sở dữ liệu là 61 cơ sở (36 khách ạn và 25 nhà hàng) với 14 lớp thông tin cần thiết cho du khách. Đây sẽ là nguồn dữ liệu quan trọng được tích hợp vào bản đồ du lịch nhằm quảng bá, thu hút và lưu giữ du khách góp phần thúc đẩy phát triển ngành du lịch của tỉnh Quảng Trị. 3. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Đề tài này tiến hành điều tra khảo sát, thu thập thông tin và xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu của tất cả các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Nhưng do thời gian, kinh phí có hạn cũng như tình hình phát triển du lịch của tỉnh nên chúng tôi đã tập trung vào nghiên cứu ở thành phố Đông Hà và thị xã Quãng Trị một cách chi tiết hơn các huyện còn lại. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện đề tài này chúng tôi đă sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp phân tích hệ thống: Đây là phương pháp cơ bản được sử dụng trong hầu hết các đề tài về du lịch. Cơ sở của phương pháp này là dựa vào phân tích và xử lư số liệu, tài liệu đă được điều tra thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau từ Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Trị, các cơ quan liên quan, từ tài liệu trên mạng và kế thừa các thông tin có được từ các đề tài nghiên cứu đi trước. - Phương pháp nghiên cứu thực địa: Đây là một phương pháp truyền thống được sử dụng để đi khảo sát, điều tra nghiên cứu thực tế nhằm thu thập được những số liệu chính xác về hệ thống nhà hàng, khách sạn ở địa bàn nghiên cứu. - Phương pháp thống kê du lịch: Thống kê du lịch nghiên cứu mặt lượng trong mối liên hệ chặt chẽ với mặt chất của các hiện tượng và quá tŕnh kinh tế - xă hội trong ngành du lịch, nghiên cứu biểu hiện về lượng của các quy luật trong lĩnh vực, đặc biệt là: + Thống kê số lượng các điểm nhà hàng, khách sạn có trên địa bàn Tỉnh, tập trung chủ yếu ở Đông Hà và Quảng Trị. + Thống kê đặc trưng và số lượt khách đến nhà hàng, khách sạn, doanh thu du lịch… - Phương pháp sử dụng công nghệ xây dựng bản đồ: + Sử dụng các phần mềm có sẵn để xây dựng và cập nhật dữ liệu. + Sử dụng máy định vị GPS để thu thập dữ liệu. + Các phần mềm phục vụ số hóa bản đồ như Mapinfo. 5. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung chính của đề tài gồm có 3 chương sau: Chương 1. Khái quát các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động du lịch và hệ thống nhà hàng, khách sạn ở tỉnh Quảng Trị Chương 2. Hiện trạng phát triển du lịch và hoạt động của hệ thống nhà hàng, khách sạn ở tỉnh Quảng Trị Chương 3. Xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thống nhà hàng, khách sạn ở tỉnh Quảng Trị. CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VÀ HỆ THỐNG NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN Ở TỈNH QUẢNG TRỊ 1.1. CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN 1.1.1. Vị trí địa lý Tỉnh Quảng Trị kéo dài từ 16º12’ – 17º10’vĩ Bắc và 106º24’ – 107º25’ kinh Đông và được giới hạn: phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình; phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên Huế; phía Tây giáp CHDCND Lào; phía Đông giáp biển Đông. Với vị trí đó, Quảng Trị nằm trên con đường di sản miền Trung có điều kiện thuận lợi để phát triển một ngành du lịch đặc thù có sức hấp dẫn riêng. Hơn nữa Quảng Trị nằm trên hành lang kinh tế Đông Tây và có các hệ thống giao thông quan trọng đi qua như Quốc lộ 1A, đường sắt xuyên Việt, đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 9 qua Lào và Thái Lan..., về đường biển có cảng Cửa Việt và đang có dự án xây dựng cảng Mỹ Thuỷ. Vì vậy, du khách có thể đến với Quảng Trị được dễ dàng hơn. 1.1.2. Địa chất – địa hình a. Địa chất: Trong phạm vi tỉnh Quảng Trị phân bố các thành tạo địa chất có tuổi từ Proterozi đến Đệ tứ, gồm các đá magma xâm nhập, phun trào, các thành tạo trầm tích và biến chất. Hoạt động kiến tạo xảy ra mạnh mẽ, đặc biệt là hoạt động tân kiến tạo, tổ hợp với quá trình ngoại sinh đã tạo nên sự đa dạng của cảnh quan với các tài nguyên thiên nhiên độc đáo, trở thành các điểm du lịch hấp dẫn. Sự phong phú và đa dạng của các thành tạo địa chất là cơ sở tạo nên tính đa dạng của cảnh quan - một trong nững yếu tố tạo nên sức hấp dẫn cho du lịch. Các thành tạo và quá trình địa chất cũng có thể trực tiếp tạo nên các tài nguyên du lịch như hang động Karst, các khối đá có hình thái đẹp được thiên nhiên chạm khắc, các vách núi trên đá chắc tạo cảm giác mạnh cho du lịch mạo hiểm; các bãi biển với tính đa dạng cảnh quan do phân bố thành phần vật chất khác nhau. Các quá trình địa chất còn tạo điều kiện cho sự hình thành và xuất lộ các nguồn nước nóng khoáng - một dạng tài nguyên du lịch có giá trị. Mỗi thành tạo địa chất có vai rò khác nhau trong việc tạo nên giá trị tài nguyên du lịch, chúng cần được đánh giá một cách đúng đắn cho quy hoạch phát triển du lịch. b. Địa hình: Cũng như nhiều tỉnh khác ở Trung Bộ , Quảng Trị là tỉnh có sự đa dạng về địa hình, bao gồm cả địa hình núi cao trung bình, núi thấp, đồi, đồng bằng ven biển, biển và đảo ven bờ. Cấu trúc dạng tuyến theo phương Tây Bắc – Đông Nam là đặc trưng cho địa hình QuảngTrị. Tại đây đường chia nước - đường sống núi của dãy Trường Sơn không ở biên giới mà nằm sâu trong lãnh thổ Việt Nam, song vẫn giữ phương kéo dài chung là Tây Bắc – Đông Nam. Địa hình dãy Trường Sơn có tính bất đối xứng khá rõ, từ 1500 – 1700m hoặc 1000 – 1400m ở đỉnh đến 1000 – 1300m, 600 – 900m, 200 – 500m, 100 – 200m và < 100m ở phần sườn phía nam. Hoạt động xâm thực bào mòn của sông suối đã phá vỡ tính liên tục của các tầng độ cao trên, hình thành các dãy núi trung bình, núi thấp và đồi, phân bố kế tiếp nhau từ chiều Tây sang Đông, tạo nên tính đa dạng cảnh quan tỉnh Quảng Trị. Dải đồng bằng Quảng Trị có chiều ngang chỉ rộng chừng 10 – 20 km, kéo dài dạng tuyến theo phương Tây Bắc – Đông Nam khá điển hình. Cấu trúc của hệ đầm phá – đê cát cũng được phát triển trong mối liên quan với hệ đứt gãy cùng phương, tạo nên móng đá gốc sâu dần về phía Đông. Đặc điểm hình thái chung của dải đồng bằng Quảng Trị là có độ dốc rất nhỏ, nhiều nơi còn tồn tại các dải trũng giáp chân sườn đồi núi (nguyên là hệ thống đầm phá cổ), phía Đông của đồng bằng thường được giới hạn với biển bởi đê cát thiên nhiên cao từ 5 – 8m đến vài chục mét, các cửa sông đều hẹp và thường bị thu lại đáng kể vào mùa khô bởi sự kéo dài của các doi cát biển. Địa hình do phun trào bazan cũng là một đặc thù của vùng Quảng Trị. Các khối bazan với đại hình dạng vòm hoặc nghiêng thoải, phân bố ở Khe Sanh, Gio Linh, Vĩnh Linh, đảo Cồn Cỏ… Qúa trình phong hóa feralit trên các thành tao bazan đã tạo nên tầng phong hóa với lớp đất đỏ dày, hiện đã được khai thác trồng cây công nghiệp dài ngày. 1.1.3. Khí hậu – thuỷ văn a. Khí hậu: Dãy Trường Sơn đã phân chia lãnh thổ Quảng Trị thành 2 vùng khí hậu: Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn theo sự phân hóa chế độ mưa - ẩm. Đường ranh giới giữa 2 vùng khí hậu đông và tây Trường Sơn chính là đường sóng núi của dãy Trường Sơn chạy từ Động Vàng Vàng, Động Sa Mùi, Động Voi Mẹp qua vùng núi thấp phía đông Khe Sanh đến Động Ba Lê, Động Ngài. Trong vùng khí hậu tây Trường Sơn (Khe Sanh, Tà Rụt), mùa mưa bắt đầu từ tháng V (một số năm là tháng IV) và kết thúc là tháng XI, kéo dài 7 (hoặc 8) tháng, mà ít mưa kéo dài 5 (4) tháng. Ở vùng khí hậu đông Trường Sơn ( Đông Hà) mùa mưa bắt đầu từ tháng VIII và kết thúc vào tháng XII, kéo dài 5 tháng; mùa ít mưa kéo dài 7 tháng. Tính mùa của nền nhiệt ẩm sẽ quy định nhịp điệu mùa của hoạt động du lịch của mỗi vùng: Tây Trường Sơn, Đông Trường Sơn. Ngay cùng ở phía Đông Trường Sơn được thể hiện rõ mùa du lịch nghỉ dưỡng ven biển và nghỉ dưỡng ven núi. Hai vùng khí hậu phân biệt nhau theo sự phân hóa mưa - ẩm, nhưng trong mỗi vùng còn tồn tại sự phân hóa tương đối rõ nét trong chế độ nhiệt - ẩm theo độ cao địa hình. Lãnh thổ Quảng Trị gồm 3 vùng: vùng đồng bằng ven biển, vùng trung du và núi thấp và vùng núi cao. Như vậy, ở vùng khí hậu đông Trường Sơn có 3 loại địa hình vừa nêu và ở vùng khí hậu tây Trường Sơn chỉ có 2 loại địa hình: vùng núi thấp và vùng núi cao. Theo quan điểm điều kiện địa hình chi phối điều kiện khí hậu, ta có thể phân chia vùng khí hậu Đông Trường Sơn thành 3 tiểu vùng khí hậu: Tiểu vùng khí hậu đồng bằng ven biển; Tiểu vùng khí hậu trung du và núi thấp và Tiểu vùng khí hậu núi cao. Tây Trường Sơn có 2 tiểu vùng: Tiểu vùng núi thấp tây Trường Sơn; Tiểu vùng núi cao tây Trường Sơn. Trong các tiểu vùng khí hậu trên, đáng chú ý là Tiểu vùng khí hậu đồng bằng ven biển đông Trường Sơn với nền nhiệt cao, chịu tác động của gió Lào. Nơi đây lại tập trung nhiều trung tâm các huyện lỵ, tỉnh lỵ với lượng dân cư đông. Do đó, cần tìm kiếm các khu vực có điều kiện để tránh những ngày thời tiết khắc nghiệp nơi đây. Tiểu vùng khí hậu núi cao Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn có độ cao đại hình xấp xỉ 1000m trở lên, tương ứng với mức giảm nhiệt độ trung bình trên 5ºC và lượng mưa trung bình đạt trên 2800mm/năm. Ở vùng núi cao, nhiệt độ trung bình năm có thể đạt 16 – 20ºC, nhiệt độ tối thấp có thể đạt giá trị thấp đáng kể, nhưng nhiệt độ tối cao chắc chắn đạt giá trị không cao. Không gian ở đây thoáng rộng , nhưng gió mạnh đạt mức độ không cao, vì bão sau khi đổ bộ vào đất liền bị tan đi nhanh chóng. Đó là các khu vực rất thích hợp với việc xây dựng các trung tâm nghỉ mát. b. Thủy văn: Quảng Trị có 12 con sông lớn tập trung thành 3 hệ thống chính là: Sông Bến Hải, sông Thạch Hãn và sông Ô Lâu với trên 60 phụ lưu khác có chiều dài trên 10 km. Theo tính toán lý thuyết mạng lưới sông ngòi Quảng Trị có thể cung cấp nguồn điện năng khoảng 3 tỷ kw/h. 1.1.4. Thổ nhưỡng – thực vật a. Thổ nhưỡng: Tỉnh Quảng Trị có 11 nhóm đất, 32 đơn vị đất và 54 đơn vị phụ. Các nhóm đất chính như sau: Nhóm bãi cát, cồn cát và đất cát biển. Bao gồm: Bãi cát ven sông, ven biển (Cb): 150 ha, Cồn cát trắng (Cc): 21.731 ha, Cồn cát vàng (Cv): 3.582 ha, Đất cát biển (C):9.267 ha. + Đất mặn: Diện tích 1.430 ha + Đất phèn: Đất phèn ít và trung bình - mặn ít (Sj): Diện tích 418 ha + Nhóm đất phù sa (P): Diện tích 40.492 ha + Đất lầy và đất than bùn: Diện tích 405 ha + Đất xám bạ màu trên phù sa cổ: Diện tích 1.404 ha + Đất đen trên bazan (R): Diện tích 79 ha + Đất đỏ vàng: Diện tích 357.191 ha + Đất mùn vàng đỏ trên núi: Diện tích 10.871 ha + Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D) : Diện tích 1.902 ha + Đất xói mòn trơ sỏi đá (E): Diện tích 4018 ha. b. Thực vật: Quảng Trị nằm trong vùng địa lý sinh học Bắc Trung Bộ, địa hình phức tạp, hiểm trở đã tạo nên các hệ sinh thái phong phú từ miền đồng bằng, ven biển đến các vùng gò đồi – núi đá. Các hệ sinh thái phong phú là cở sở hình thành tính đa dạng sinh học cao ở đây. Các kiểu thảm thực vật và những đặc trưng cơ bản * Các kiểu thảm thực vật trên đất địa đới: - Kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đá vôi: Phân bố chủ yếu ở tây bắc Hướng Hóa, thường gặp ở độ cao 500 m đến 600 m và che phủ phần lớn diện tích đất rừng trong khu vực. - Kiểu rừng kín thường xanh cây lá rộng á nhiệt đới núi trung bình: Phân bố chủ yếu ở độ cao từ 700 – 1.500 m, như ở dãy núi trung bình động Voi Mẹp, trên khối núi thuộc động A Pông ở Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông. - Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp: Kiểu quần xã thực vật này ở Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông thường ít bị tác động, về căn bản vẫn giữ được tính nguyên sinh. - Kiểu phụ thứ sinh nhân tác rừng kín thường xanh nhiệt đới phục hồi sau khai thác: Rừng ở đây bị tác động mạnh qua việc khai thác gỗ xây dựng và thưong mại. - Kiểu phụ thứ sinh nhân tác rừng kín tường xanh mưa ẩm nhiệt đới phụ hồi sau nương rẫy: Kiểu rừng này có nguồn gốc từ rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, nhưng do các hoạt động khai phá nương làm rẫy và nạ cháy rừng đã làm mất đi lớp thảm rừng nguyên sinh, sau đó được bỏ hoang nhiều năm và rừng non đã xuất hiện. - Rừng hỗn giao tre - nứa - gỗ phục hồi sau nương rẫy và khai thác kiệt: Kiểu này cũng có nguồn gốc gián tiếp từ kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới. - Trảng co cây bụi thứ sinh nhân tác: Đây cũng là hậu quả trực tiếp của quá trình canh tác nương rẫy lâu dài và của chiến tranh. * Các kiểu thảm thực vật trên đất phi địa đới: - Rừng trên các đụn cát: Rừng còn trên các đụn cát tương đối ổn định. - Trảng cây bụi thứ sinh trên các đụn cát: Đây là trạng thái thảm thực vật cây bụi thứ sinh hình thành sau khi rừng trên các đụn cát bị khai thác làm đất canh tác và cả sau khi khai thác gỗ. - Trảng cỏ thứ sinh: Trên các đụn cát ở Quảng Trị thường có các trảng cỏ cao 0,1 – 0,2 m phân bố thành các mảng, thay thế vào trảng cây bụi và rừng bị mất đi trong quá trình khai thác. * Các kiểu thảm thực vật trên đất nội địa đới: - Trảng cỏ chụi ngập thứ sinh và các quần xã thủy sinh ở đầm, ao, hồ:Phân bố trên các địa hình bằng phẳng và trũng thấp ở đồng bằng hay các thung lũng núi tồn tại các khu vực ẩm, lầy với mức độ ngập nước khác nhau. - Rừng ngập mặn: Chỉ phát triển ở sâu trong cửa sông và trong các vũng vịnh khuất sóng. - Trảng cỏ, trảng cây bụi trên bãi cát biển và bãi đá ven biển: Kiểu thảm thực vật này thường gặp ở các bãi cát ngập triều khá phổ biến ở các cung lõm bờ biển. Các kiểu rừng kín thường xanh là kiểu thảm thực vật có giá trị cao đối với phát triển du lịch. Đặc biệt là du lịch nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái. Đặc điểm cơ bản của khu hệ thực vật Quảng Trị: Hệ thực vật khu vực này có ít nhất là 2.500 loài thực vật bậc cao nằm trong 944 chi, 209 họ, trong đó có ngành Lá thông và nhành Tháp bút chỉ có 1 loài, 1 chi, 1 họ; ngành thông Đất có 8 loài, 2 chi , 2 họ; ngành Dương xỉ có khoảng 100 loài, 61 chi, 29 họ; ngành Hạt trần có 18 loài, 8 chi, 6 họ; ngành Hạt kín thì lớp Hai lá mầm có khoảng 2000 loài, 690 chi, 145 họ và Lớp một lá mầm có 400 loài, 189 chi, 31 họ. Hệ thực vật vùng QuảngTrị có 51 loài thực vật quý hiếm đã được nghi trong Sách Đỏ Việt Nam. 1.2. CÁC YẾU TỐ KINH TẾ - XÃ HỘI 1.2.1. Dân số - lao động a. Dân số: Tính đến hết năm 2009 dân số tỉnh Quảng Trị có 599.221 người, trong đó nam :297.428 người chiếm 49,64% ; nữ : 301.793 người chiếm 50,36%. Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 1,30 % và có xu thế giảm dần qua các năm. Mật độ dân số 126 người/km2 [Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị 2009]. Dân số Quảng Trị phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở vùng nông thôn, tỷ lệ dân số ở vùng nông thôn chiếm đến 71,97% (năm 2009). Do các đô thị ở Quảng Trị phát triển chậm, tốc độ đô thị hóa chưa cao nên cơ cấu dân số nông thôn với thành thị qua các năm không có sự biến đổi lớn lắm. Mặt khác, do chưa có các khu công nghiệp tập trung, quá trình hình thành các khu công nghiệp, khu vực kinh tế trọng điểm mới bắt đầu nên hiện tượng di dân chưa xảy ra. Các khu dân cư tập trung trong tỉnh chủ yếu là ở thành phố, thị xã, thị trấn. b. Lao động: Tổng số lao động hiện có trong toàn tỉnh là 302.650 người, trong đó lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật lên đến 74%, lao động có trình độ cao đẳng đại học trở lên chiếm 6,8%. Số lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và lâm nghiệp là 167.795 người chiếm 55,44% tổng số lao động. Lực lượng lao động giữa các vùng có sự chênh lệch về quy mô và chất lượng lao động, vùng đồng bằng là vùng có lực lượng lao động tập trung đông nhất và số lao động có trình độ thâm canh sản xuất chiếm tỷ lệ lớn , đặc biệt là sản xuất nông sản theo hướng hàng hóa. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, chất lượng lao động nhìn chung đã có sự chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, trong cơ cấu và chất lượng lao động còn bộc lộ rõ sự mất cân đối giữa các nghành như lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao, phần lớn là lao động phổ thông, tỷ lệ lao động được đào tạo còn thấp, tỷ lệ lao động thiếu việc làm ở khu vực thành thị còn chiếm 4,65% (2009) tổng số lao động trong độ tuổi. Cần có những chính sách hợp lý để tạo việc làm cho lao động thất nghiệp, đặc biệt là đưa lao động và
Tài liệu liên quan