Muc tiêu: Liệt thần kinh mặt ngoại biên gây ra những thương tổn trầm trọng cho bệnh nhân không những
chỉ về thẩm mỹ, chức năng mà còn cả về tâm lý. Rất nhiều phương pháp phục hồi dây VII đã được dùng nhưng
không có phương pháp nào toàn hảo. Nối dây thần kinh trực tiếp cho kết quả tốt nhất, nhưng chỉ thực hiện được
trong trương hợp dây thần kinh VII chỉ bị gián đoạn. Ghép thần kinh thì tốt khi đoạn gần của dây VII còn hoạt
động. Khi đoạn gần của dây VII không còn dùng được thì cách hữu hiệu nhất là nối chéo dây VII và với nguồn
vận động từ dây XII. Nhiều tác giả đã sử dụng dây thần kinh hoành, V, XI để nối với dây VII, nhưng kết quả đạt
được không tốt bằng dùng dây XII. Điểm bất lợi của kỹ thuật nối VII- XII kinh điển là một bên lưỡi bị liệt, sự
vận động đồng thời của toàn bộ các cơ mặt và hiếm khi, tăng tính cường cơ của các cơ này. Kỹ thuật nối dây VII
với bán phần dây XII có thể giúp tránh được di chứng liệt một bên lưỡi.
Bệnh nhân và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng của nghiên cứu này là 11 bệnh nhân gồm 2 bị liệt
VII sau mổ tai, 6 do chấn thương bởi tai nạn giao thông. Năm bệnh nhân được mổ nối dây VII-XII toàn phần, với
thời gian theo dõi lần lượt là 8 năm, 5 năm và 3 năm. Sáu bệnh nhân được mổ nối VII- và bán phần XII có thời
gian theo dõi trung bình là 2 - 3 năm. Sự hồi phục dây VII được đánh giá dựa trên độ cường cơ của cơ vùng mặt,
biểu hiện bằng sự cân đối của khuôn mặt lúc nghỉ ngơi và khả năng vận động, diễn cảm, cải thiện các chức năng
của vùng mặt.
Kết quả: Tác giả đã thu được những kết quả đáng khích lệ về tính cường cơ, sự hồi phục của vận động mặt.
Trong nhóm nối với bán phần dây XII, vân động lưỡi bên phía thần kinh cho gần như được bẩo tồn. Nối VII-XII
hữu hiệu nhất khi được thực hiện càng sớm càng tốt, ngay sau thời gian chờ đợi sự hồi phục tự nhiên (thường
không quá 6 tháng) để tránh tình trạng teo quá đáng các cơ mặt. Các kết quả về sự hồi phục của dây VII được
đánh giá dựa trên thang điểm của House và Brackmann, được minh họa bằng hình chụp, vidéo và điện cơ ký. Bài
báo cáo có phần lược khảo những y văn mới nhất, so sánh các phương pháp mổ, nêu kỹ thuật mổ và hướng
nghiên cứu mới.
Kết luận: Nối chéo thần kinh VI với bán phần dây thần kinh XII là một phương pháp khá hữu hiệu để điều
trị liệt thần kinh VII ngoại biên khi nguồn dây VII không còn sử dụng được. Nối chéo với bán phần dây XII có thể
tránh được di chứng liệt một bên lưỡi phía thần kinh cho.
8 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 258 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điều trị liệt thần kinh mặt ngoại biên bằng phẫu thuật nối chéo dây VII và bán phần dây XII, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 79
ĐIỀU TRỊ LIỆT THẦN KINH MẶT NGOẠI BIÊN BẰNG PHẪU THUẬT
NỐI CHÉO DÂY VII VÀ BÁN PHẦN DÂY XII
Lê Hành*
TÓM TẮT
Muc tiêu: Liệt thần kinh mặt ngoại biên gây ra những thương tổn trầm trọng cho bệnh nhân không những
chỉ về thẩm mỹ, chức năng mà còn cả về tâm lý. Rất nhiều phương pháp phục hồi dây VII đã được dùng nhưng
không có phương pháp nào toàn hảo. Nối dây thần kinh trực tiếp cho kết quả tốt nhất, nhưng chỉ thực hiện được
trong trương hợp dây thần kinh VII chỉ bị gián đoạn. Ghép thần kinh thì tốt khi đoạn gần của dây VII còn hoạt
động. Khi đoạn gần của dây VII không còn dùng được thì cách hữu hiệu nhất là nối chéo dây VII và với nguồn
vận động từ dây XII. Nhiều tác giả đã sử dụng dây thần kinh hoành, V, XI để nối với dây VII, nhưng kết quả đạt
được không tốt bằng dùng dây XII. Điểm bất lợi của kỹ thuật nối VII- XII kinh điển là một bên lưỡi bị liệt, sự
vận động đồng thời của toàn bộ các cơ mặt và hiếm khi, tăng tính cường cơ của các cơ này. Kỹ thuật nối dây VII
với bán phần dây XII có thể giúp tránh được di chứng liệt một bên lưỡi.
Bệnh nhân và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng của nghiên cứu này là 11 bệnh nhân gồm 2 bị liệt
VII sau mổ tai, 6 do chấn thương bởi tai nạn giao thông. Năm bệnh nhân được mổ nối dây VII-XII toàn phần, với
thời gian theo dõi lần lượt là 8 năm, 5 năm và 3 năm. Sáu bệnh nhân được mổ nối VII- và bán phần XII có thời
gian theo dõi trung bình là 2 - 3 năm. Sự hồi phục dây VII được đánh giá dựa trên độ cường cơ của cơ vùng mặt,
biểu hiện bằng sự cân đối của khuôn mặt lúc nghỉ ngơi và khả năng vận động, diễn cảm, cải thiện các chức năng
của vùng mặt.
Kết quả: Tác giả đã thu được những kết quả đáng khích lệ về tính cường cơ, sự hồi phục của vận động mặt.
Trong nhóm nối với bán phần dây XII, vân động lưỡi bên phía thần kinh cho gần như được bẩo tồn. Nối VII-XII
hữu hiệu nhất khi được thực hiện càng sớm càng tốt, ngay sau thời gian chờ đợi sự hồi phục tự nhiên (thường
không quá 6 tháng) để tránh tình trạng teo quá đáng các cơ mặt. Các kết quả về sự hồi phục của dây VII được
đánh giá dựa trên thang điểm của House và Brackmann, được minh họa bằng hình chụp, vidéo và điện cơ ký. Bài
báo cáo có phần lược khảo những y văn mới nhất, so sánh các phương pháp mổ, nêu kỹ thuật mổ và hướng
nghiên cứu mới.
Kết luận: Nối chéo thần kinh VI với bán phần dây thần kinh XII là một phương pháp khá hữu hiệu để điều
trị liệt thần kinh VII ngoại biên khi nguồn dây VII không còn sử dụng được. Nối chéo với bán phần dây XII có thể
tránh được di chứng liệt một bên lưỡi phía thần kinh cho.
Từ khóa: Liệt VII ngoại biên, phẫu thuật phục hồi vận động mặt, nối cho dây thần kinh VII-XII, nối chéo
dây VII và bán phần dây XII, sự hồi phục của dây thần kinh mặt, điện cơ ký, điện thần kinh ký.
ABSTRACT
SURGICAL REHABILITATION OF FACIAL NERVE PARALYSIS USING PARTIAL HYPOGLOSSAL
TO FACIAL NERVE CROSSOVER
Le Hanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 – 2011: 79 - 85
Objective: Facial nerve paralysis is often a devastating deformity with serious implications for both the
* Khoa Phẫu Thuật Tạo Hình Thẩm Mỹ Bệnh Viện Chợ Rẫy;
Tác giả liên lạc: TS.BS. Lê Hành ĐT: 0913909426 Email: drlehanh@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 80
vision and the psychological well-being of affected patients. A multitude of reconstructive techniques has been
used but none is perfect. Primary nerve repair offer the best hope for recovery when the facial nerve has been
transected. Direct nerve graft reconstruction is usually successful if the proximal stump is available. The most
successful neural repair when the central stump is not available has been a transfer of hypoglossal (XII) to the
facial (VII) nerve. Although the phrenic, the trigeminal and accessory nerves has been used to reanimate the face,
the result has been inferior to the XII-VII transfer. The disavantage of classic VII-XII anastomosis is the atrophy
and hypofunction of the ipsilateral tongue. To resolve this weak point, the author has used only the inferior half of
the XII as the motor nerve source to connect with the VII. The modified technique can preserve hypoglossal nerve
function and provide adequate facial reanimation.
Patient and methods: Eleven patients with peripheral facial paralysis (2 due to ear surgery, 6 temporal
bone fractures) were treated by microsurgical hypoglossal - facial crossover. The classical VII-XII anastomosis was
used in 5 cases (follow up 8 years, 5 years and 3 years) and partial XII – VII in 6 cases (follow up 2 – 3 year). The
recovery of facial muscles activities is assessed to House-Brackmann Score, demonstrated by photos, video and
elctromyography.
Results: The outcome of the anastomosis is acceptable, based on: normal facial aesthetic symmetry and
repose, good facial muscle tonus, good face voluntary motion. In the group of partial XII – VII anastomosis, the
motion of the tongue of donnor side is almost preserved. The paper reviews the latest literatures concerning facial
nerve anastomosis, presents operative techniques and new trends in the surgical rehabilitation of facial paralysis.
Conclusions: Hypoglossal - Facial nerve anastomosis is a good technique for reinnnervation of the paralyzed
face in case of the proximal stump of the VII is not available.
Key words: facial paralysis, facial rehabilitation, cross-nerve anastomosis, VII-XII cross-anastomosis, -
partial hypoglosso-facial cross anastomosis,, electromyography, electroneurography.
Liệt mặt ngoại biên là một trong những
thương tật gây tổn thương nặng nề nhất về hình
thể, chức năng cũng như về tâm lý mà một
người phải gánh chịu. Dây VII không phải là
một thần kinh vận động thông thường mà thực
sự là một sứ giả của tình cảm, của sự giao tiếp.
Khuôn mặt là tấm gương phản chiếu của não
bộ. Vì vậy, phục hồi chức năng của dây VII thực
sụ là một việc khó khăn. Hàng trăm năm nay, rất
nhiều công trình đã được thực hiện nhằm phục
hồi tình trạng đối xứng và chức năng vùng mặt
cho bệnh nhân. Từ 1903, thấy được sự gần gủi
của các bó thần kinh xuất phát từ vỏ não của
dây VII và dây XII, Korte(7) đã đề nghị thực hiện
phẫu thuật nối chéo giữa hai dây này. Kỹ thuật
nối VII-XII sau đó đã được dùng rộng rãi để
chữa trị những trường hợp liệt mặt ngoại biên
hoàn toàn(3,8).
Điểm bất lợi của phẫu thuật nối VII-XII kinh
điển là di chứng liệt một bên lưỡi. Để khắc phục
điểm này, năm 1981, Zehm và Hartenau(14) là
những người đầu tiên đã chỉ dùng một phần
của dây XII để phục hồi vận động của dây VII.
Tiếp theo là Cusimano M(1), Pitty L.(13), Darouzet
V.(2),...với vài cải tiến trong kỹ thuật. Từ năm
1993, chúng tôi bắt đầu áp dụng phẫu thuật nối
VII-XII tại bệnh viện Chợ rẫy. Trong những
trường hợp đầu tiên chúng tôi dùng kỹ thuật
nối toàn phần XII – VII(9). Sau đó dùng phẫu
thuật nối bán phần XII-VII(10,11). Nghiên cứu này
có hai mục đích: Nghiên cứu hiệu quả của phẫu
thuật nối VII-XII kinh điển trên sự phục hồi vận
động của dây VII cùng những rối loạn về chức
năng do di chứng liệt một bên lưỡi và tiếp đó so
sánh với kết quả tương ứng của phẫu thuật nối
VII-XII bán phần.
BỆNH NHÂN VÀ PHƯƠNG PHÁP
Bệnh nhân
Có 11 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu.
Tỉ lệ nam/nữ tương đương
Tuổi: 25 - 40
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 81
Tất cả đều bị liệt mặt hoàn toàn.
Nguyên nhân liệt mặt
Nối VII – XII toàn phần
Chấn thương xương đá: 3 trường hợp
Do mổ xương chũm: 2 trường hợp
Nối VII- XII bán phần
Do chấn thương xương đá 3 trường hợp
Do mổ u dây TK VIII 2 trường hợp
Do mổ xương chũm 1 trường hợp
Thời gian trung bình từ khi bị tổn thương
thần kinh đến khi mổ là 6 tháng, (13 tháng:
1bệnh nhân).
Chẩn đoán liệt dây VII: Dưạ trên lâm
sàng, CT scan, điện cơ đồ(13) và theo dõi ít
nhất ba tháng.
Phương pháp phẫu thuật
Có 5 bệnh nhân được mổ theo phương pháp
kinh điển: nối toàn phần dây XII - dây VII và 6
bệnh nhân được mổ theo phương pháp cải tiến:
nối bán phần dây XII - dây VII.
Mô tả phương pháp phẫu thuật
Bệnh nhân nằm ngửa, đầu hơi quay sang
bên đối diện. Đường rạch da gần như đường mổ
căng da mặt nhưng từ mỏm chũm kéo dài
xuống phía dưới và trước, theo bờ dưới xương
hàm dưới cho đến sừng lớn xương móng. Bóc
tách vùng mặt trước xương chũm ở góc nhị diện
của mỏm chũm và xương nhĩ để tìm thân chung
của dây VII vừa thóat ra khỏi lỗ trâm chũm. Bóc
tách về phía trước cho đến chỗ dây này chia hai.
Cắt dây VII sát lỗ trâm chũm và chuyển xuống
phía dưới, chuẩn bị nối với dây XII. Phẫu tích
tìm và bộc lộ dây XII từ vùng sau trâm đến sừng
nhỏ xương móng.
+Trong kỹ thuật nối toàn phần dây XII-VII
Cắt ngang, gọn dây XII ở khoảng cân chung
cơ nhị thân rồi quay ngược đầu gần lên trên, nối
tận tận với dây VII. Trong 2 trường hợp, cắt và
nối tận quai hạ thiệt với đầu xa của dây XII.
+Trong kỹ thuật nối bán phần dây XII – VII
Dùng kính hiển vi tách đôi dây XII theo
chiều dọc một khoảng khá dài rồi cắt rời nửa
dưới của dây này ở khoảng cân chung cơ nhị
thân. Chiều dài của đoạn dây XII được tách đủ
để xoay lên trên và nối với đầu xa của dây VII.
Chỗ nối không được căng. Dùng chỉ nylon
10 O khâu nối tận tận hai dây thần kinh. Thường
kích thước của một nửa dây XII khít với dây VII.
Chỗ nối có thể được che phủ bằng một đoạn
tĩnh mạch. Đóng da và băng ép nhẹ.
Phương pháp đánh giá
Kết quả của phẫu thuật được đánh giá theo
những thang điểm sau:
Tính cường cơ mặt
Cho từ 0 đến 2 điểm với khoảng cách là 0,5
điểm.
Vận động cơ mặt
Theo thang điểm của House- Brackmann(5).
Theo Darouzet(2): định lượng bằng cách
cho điểm từ 0 đến 3 với khoảng cách là 0,5
điểm theo từng nhóm cơ: cơ trán, cơ vòng mi.
cơ nhăn mũi, cơ cười (cơ gò má), cơ vòng môi
(cơ cằm (trề môi).
Độ đồng vận (synkinesis) của các cơ mặt.
Chức năng của lưỡi
Quan sát độ teo của lưỡi
Mức độ rối loạn các chức năng nhai nói,
nuốt. Mức độ rối loạn được cho từ + đến 3+(3).
Kết quả
Nhóm bệnh của chúng tôi gồm 11 bệnh
nhân bị liệt VII hoàn toàn : 3 VII sau mổ tai, 6 do
vỡ xương đá sau tai nạn giao thông và 2 bệnh
nhân sau mổ u thần kinh VIII.
Năm bệnh nhân được mổ nối dây VII-XII
toàn phần, với thời gian theo dõi lần lượt là 8
năm, 5 năm và 3 năm.
Sáu bệnh nhân được mổ nối VII và bán phần
XII có thời gian theo dõi trung bình là 2 – 3 năm.
Tính cường cơ
Sự hồi phục độ căng của cơ mặt được ghi
nhận rất sớm. Thường khoảng 3 tháng sau mổ
thì khuôn mặt đã bắt đầu dần trở nên đối
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 82
xứng. Dường như tính cường cơ hồi phục
sớm hơn ở những bệnh nhân được nối toàn
phần dây XII- VII. Đại đa số bệnh nhân (7/8)
lấy lại được tính cường cơ gần bình thường.
Điểm trung bình 1.5 / 2.
Vận động tự ý của cơ mặt
Theo phân loại của Brackmann, có 4 bệnh
nhân được xếp loại III (50%), 6 bệnh nhân loại
IV (37%) và 1 loại V (13%).
Cơ vùng miệng có độ hồi phục tốt nhất,
điểm trung bình là 2/3 điểm.
Cơ vòng môi khép tốt trong 5/8 trường hợp.
Cơ vòng mắt có điểm chung là 1.5 / 3.
Mức độ hồi phục gần như đạt mức tối đa
sau 8-9 tháng. Sau thời gian này, sự hoạt động
của cơ mặt thường không tiến triển gì thêm. Cơ
trán hồi phục kém điểm chung 0,5 / 3.
Chức năng lưỡi
+ Nhóm nối dây XII – VII toàn phần : một
bên lưỡi bị liệt, cơ lưỡi bị teo gây khó chịu cho
bệnh nhân khi nói và nhai. Thưòng bệnh nhân
cũng chấp nhận được những rối loạn này và
quen dần. Họ nhai bên lành. Sự phát âm bị ảnh
hưởng nhất là khi nói nhanh.
+ Nhóm nối bán phần dây XII-dây VII :
3/6 trường hợp bị teo rất nhẹ bên lưỡi.
3/6 trường hợp lưỡi teo nhẹ, có thể nhận
thấy trên lâm sàng nhưng không rối loạn
chức năng.
Các dấu hiệu về điện cơ ký(6)
Những dấu hiệu cho biết có sự tái lập các
xung thần kinh xuất hiện đồng thời với sự hồi
phục của tính cường cơ ở vùng mặt, thường vào
khoảng tháng thứ 3-4.
Nhóm được nối bán phần có thời gian hồi
phục chậm hơn (4-5 tháng) so với nhóm được
nối toàn phần.
Xét về góc độ phục hồi chức năng, thì kết
quả trên cả hai nhóm dùng toàn phần hay dùng
bán phần dây XII đều như nhau. Nhưng dùng
bán phần dây VII thì tránh được di chứng liệt,
teo một bên lưỡi cùng những hậu quả của nó.
Một trường hợp có thời gian từ khi bị tổn
thương đến khi phẫu thuật (nối bằng phương
pháp kinh điển) là 13 tháng. Bệnh nhân này có
thời gian đáp ứng chậm (9 tháng) và mức độ hồi
phục không cao (độ V của Brackmann).
BÀN LUẬN
Một khi đã bị tổn thương, hiếm khi thần
kinh mặt hồi phục hoàn toàn. Ngay cả một chấn
thương nhẹ nhất trên một nhánh, không đứt lià,
cũng gây tình trạng yếu cơ mặt vùng đó hay
những rối loạn chức năng khác như co thắt hay
hoạt động cộng hưởng. Việc chọn lựa phương
pháp phục hình tùy thuộc vào khả năng sống
của đoạn gần của thần kinh VII.
Nếu biết chắc chắn là đoạn gần của dây VII
không còn dùng được nữa (như trong trường
hợp phải hy sinh dây VII khi mổ u dây VIII) thì
nên phẫu thuật nối hay ghép ngay.
Khi mà sự liên tục của đoạn thần kinh còn
bị nghi ngờ (như sau chấn thương xương đá)
thì nên chờ đợi ít nhất là 3 tháng trước khi
quyết định mổ tạo hình. Thời gian chờ đợi
này không nên quá lâu vì các cơ mặt sẽ dần
teo và mất chức năng khi không còn được
nuôi bởi xung thần kinh.
Không một phương thức nào thích hợp cho
mọi liệt VII.
Sau đây là thứ tự ưu tiên các phẫu thuật
được chọn tùy theo tình trạng của đoạn gần
dây VII:
Khi đường dẫn truyền thần kinh chỉ bị gián
đoạn: Khi đường dẫn truyền
+Giảm áp thần kinh
+Nối thần kinh tận tận
+Đổi đường và nối thần kinh tận tận
+Ghép thần kinh
-Ghép thân thần kinh
-Ghép mạng thần kinh
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 83
Khi đoạn gần của dây VII không sử dụng
được nữa
Nối đoạn xa của dây VII với nguồn vận
động của một thần kinh khác:
- Thần kinh hoành, thần kinh XI, thần
kinh XII.
- Thần kinh mặt bên đối diện.
Khi đoạn xa dây VII và các cơ mặt không
còn hoạt động:
+Chuyển vạt cơ vận động: cơ thái dương
hay cơ nhai.
+Treo chỉnh hình mặt: fascia lata.
+ Ghép tự do phức hợp cơ mạch máu - thần
kinh: cơ lưng rộng, cơ gracilis...(14).
Ngoài ra cần xét đến những yếu tố ảnh
hưởng đến thời điểm và phương pháp tái tạo:
+ Cần bảo vệ mắt.
+ Sự hồi phục từng phần của thần kinh?.
+ Sự toàn vẹn của đoạn xa và gần của dây VII.
+ Mức độ sống của dây VII (viability).
+Tình trạng của thần kinh cho.
+Thời gian từ khi bị chấn thương. Golden
period (72 giờ).
+Tuổi tác, dinh dưỡng.
+Tiểu đường, bệnh biến dưỡng / mạch máu
khác.
Nói chung không có nhiều lựa chọn trong
phẫu thuật phục hồi dây VII khi đoạn gần
không còn sử dụng được. Trong các nguồn
thần kinh cho, dùng thần kinh XII có lợi nhất
và để lại ít di chứng nhất và là phương pháp
thường được chọn với các lợi điểm sau:
• Xuất phát từ một nhóm thần kinh trong
thân não.
• Đáp ứng phản xạ chung với kích thích từ tk V.
• vị trí gần nhau, trong cùng một phẫu trường.
• Ít gây thương tật hơn dùng thần kinh
XI(4,12), thần kinh hoành, thần kinhV...
Còn vài điểm bất lợi:
-Thiếu vận động cảm xúc của vùng mặt.
-Những hoạt động đồng thời của các cơ
vùng mặt.
-Rối loạn vận động lưỡi.
Nối chéo thần kinh VII-VII từng được đề cao
vì cho rằng sẽ phục hồi được khả năng diễn cảm
vốn có của các cơ vùng mặt. Tuy nhiên mức dộ
hồi phục kém của phương pháp này đã làm thất
vọng các ủng hộ viên (25%, Trần Bá Huy,
Conley). Lee và Terzis cố gắng hoàn hảo hóa
phẫu thuật nối VII-VII bằng cách kết hợp nối
đồng thời XII-VII cùng với thì đầu của phẫu
thuật này như là một hỗ trợ trong khi chờ đợi
nguồn thần kinh đầy diễn cảm từ bên đối diện
mọc sang. Tuy nhiên, đa số bệnh nhân từ chối
mổ tiếp thì 2 của phẫu thuật nối VII-VII vì họ đã
bằng lòng với những kết quả của phẫu thuật nối
XII-VII.
Rối loạn vận động lưỡi gần như được khắc
phục bởi kỹ thuật nối bán phần XII-VII
Có hai điểm cần lưu ý để có thể vừa bảo
tồn được chức năng của lưỡi vừa phục hồi
được cơ mặt:
Tách, lấy một phần dây XII vừa đủ. Lấy
nhiều quá sẽ gây liệt lưỡi. Lấy ít quá, dây VII sẽ
hồi phục kém.
Lấy nửa dưới của dây XII để nối với dây VII.
Phần này chủ yếu nuôi các cơ dưới móng nên ít
có ảnh hưởng đến vận động của lưỡi.
Cusimano dùng điện kích thích 2 phần của
dây XII sau khi tách đôi và quan sát sự co giật
của lưỡi. Nhánh ít gây co giật lưỡi được dùng
để nối với dây VII.
Về một vài thay đổi trong kỹ thuật, M. May
chuyển luồng thần kinh vận động từ dây XII
đến dây VII bằng một đoạn ghép thần kinh. Kỹ
thuật này đòi hỏi hai chỗ nối thần kinh tận tận
và trục thần kinh mới phải vuợt qua hai chỗ nối
và một đoạn ghép mới đến được dây VII.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 84
Darouzet(2) thay thế đoạn thần kinh ghép bằng
cách bộc lộ và dùng luôn đoạn II và III của dây
VII trong xương chũm để đến được dây XII.
Cách này đòi hỏi thêm một phẫu thuật trên
xương chũm, tạo thêm một khoang xương rỗng
trong hố mổ dễ đưa đến nhiễm trùng.
Chúng tôi chọn cách kinh điển. Các bó sợi
thần kinh được thấy dưới kính hiển vi, dây XII
được tách đôi không mấy khó khăn.
Nối bán phần dây XII - dây VII còn là một
chỉ định rất tốt trong những trường hợp bệnh
nhân bị yếu liệt thêm những thần kinh sọ khác(1).
Nên mổ cho bệnh nhân trước 9 tháng tính từ
thời điểm bị liệt nếu có chỉ định. Nếu chắc chắn
là thần kinh liệt hoàn toàn thì nên mổ ngay.
Thời gian vàng: 72 giờ. Thời gian chờ mổ tốt
nhất tính từ khi thần kinh bị liệt là từ 3 - 6 tháng.
Để quá lâu, các thớ cơ và tấm động của cơ mặt
bị teo, khả năng phục hồi sẽ kém. Nếu mất hẳn
nguồn thần kinh, các cơ mặt sẽ teo hoàn toàn
trong vòng 18 tháng, lúc đó không còn chỉ định
nối thần kinh mà nên làm phẫu thuật treo (sling)
hay chuyển vạt cơ.
Dùng vạt cơ thái dương cùng bên là một
phương pháp đáng tin cậy, chúng tôi sẽ trình
bày kinh nghiệm riêng trong một bài khác.
Gần đây việc sử dụng vạt cơ tự do có nối
mạch máu và thần kinh đã đươc chấp nhận rộng
rãi trên thế giới để chữa những liệt mặt lâu
ngày. Cơ lưng rộng, gracilis là những cơ thông
dụng. Cơ lưng rộng dần được dùng nhiều hơn
vì có cuống thần kinh dài đủ để nối một thì với
thần kinh mặt bên đối diện
Hoạt động cộng hưởng của các cơ mặt
thường có và trầm trọng hơn trên những bệnh
nhân được nối toàn phần XII-VII. Theo Mark
May, trong kỹ thuật này, toàn bộ các sợi thần
kinh của dây XII (vốn lớn hơn dây VII nhiều) bị
dồn vào trong bao thần kinh VII tạo thuận lợi
cho sự xuất hiện hiện tương này. Lý luận trên
hỗ trợ cho việc nên dùng bán phần dây XII.
Vật lý trị liệu dường như không có giúp gì
trong việc rút ngắn thời gian hồi phục và tăng
chất lượng hoạt động dây VII nhưng có lợi
trong việc không chế hoạt động cộng hưởng của
các cơ. Bệnh nhân phải được tập luyện và tự tập
luyện thường xuyên để điều khiển riêng rẽ từng
nhóm cơ cũng như có thể chuyển những hoạt
động thực chất là của lưỡi thành những vận
động diễn cảm của khuôn mặt.
Cho đến nay, chưa có một phương pháp
phục hồi nào là toàn hảo cho dây VII. Sử
dụng được đoạn gần của dây VII là lý tưởng.
Trong đó mổ giảm áp kịp thời cho kết quả
gần hoàn toàn, kế tiếp là nối trực tiếp, ghép
thân thần kinh. Các phương pháp khác dù
thành công nhất cũng chỉ phục hồi được một
phần hoạt động của vùng mặt.
KẾT LUẬN
Nối XII-VII là một kỹ thuật tốt để phục hồi
vận động của