Định hướng giá trị của sinh viên về những phẩm chất quan trọng của người phụ nữ

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “Con người là nhân tố chìa khoá” chính vì lẽ đó mà việc phát triển con người luôn là một vấn đề được quan tâm hàng đầu của các quốc gia. Trong xu hướng thế mở cửa hội nhập hiện nay, việc phát triển về nhân cách, phẩm chất của con người là một việc làm hết sức cần thiết để mỗi người có thể tự khẳng định phong cách của chính mình. Đặc biệt là đội ngũ tri thức trẻ- chủ nhân tương lai của đất nước, cần có định hướng đúng đắn về các giá trị trong cuộc sống. Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng Sản Việt Nam (trang 124) cũng đã đề cập tới vai trò quan trọng của đội ngũ trí thức trong giai đoạn cách mạng mới - giai đoạn công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Việc nghiên cứu định hướng giá trị của sinh viên tri thức trẻ có một ý nghĩa quan trọng nhằm tìm hiểu những quy luật tiềm ẩn trong thế giới tinh thần của họ, từ đó nắm vững những phẩm chất cần phải đào tạo để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Trong báo cáo này, chúng tôi nhấn mạnh vào việc tìm hiểu những phẩm chất quan trọng của người phụ nữ thông qua nhận xét, đánh giá của tầng lớp sinh viên. Có thể nói, trong sự vận động và phát triển đi lên của của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng không thể không kể đến vai trò to lớn của người phụ nữ. Từ thời phong kiến do nặng tâm lý trọng nam khinh nữ nên người phụ nữ luôn phải cam chịu và chấp nhận số phận. Song từ những năm 60, 70 “phong trào giải phóng phụ nữ mới” đã cuốn hút việc nghiên cứu phụ nữ với ý nghĩa giáo dục và nhân văn sâu sắc.

doc35 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2264 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Định hướng giá trị của sinh viên về những phẩm chất quan trọng của người phụ nữ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Định hướng giá trị của sinh viên về những phẩm chất quan trọng của người phụ nữ (Qua khảo sát tại khoa Văn học, Đông phương học, Xã hội học - Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học quốc gia Hà Nội) PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “Con người là nhân tố chìa khoá” chính vì lẽ đó mà việc phát triển con người luôn là một vấn đề được quan tâm hàng đầu của các quốc gia. Trong xu hướng thế mở cửa hội nhập hiện nay, việc phát triển về nhân cách, phẩm chất của con người là một việc làm hết sức cần thiết để mỗi người có thể tự khẳng định phong cách của chính mình. Đặc biệt là đội ngũ tri thức trẻ- chủ nhân tương lai của đất nước, cần có định hướng đúng đắn về các giá trị trong cuộc sống. Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng Sản Việt Nam (trang 124) cũng đã đề cập tới vai trò quan trọng của đội ngũ trí thức trong giai đoạn cách mạng mới - giai đoạn công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Việc nghiên cứu định hướng giá trị của sinh viên tri thức trẻ có một ý nghĩa quan trọng nhằm tìm hiểu những quy luật tiềm ẩn trong thế giới tinh thần của họ, từ đó nắm vững những phẩm chất cần phải đào tạo để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Trong báo cáo này, chúng tôi nhấn mạnh vào việc tìm hiểu những phẩm chất quan trọng của người phụ nữ thông qua nhận xét, đánh giá của tầng lớp sinh viên. Có thể nói, trong sự vận động và phát triển đi lên của của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng không thể không kể đến vai trò to lớn của người phụ nữ. Từ thời phong kiến do nặng tâm lý trọng nam khinh nữ nên người phụ nữ luôn phải cam chịu và chấp nhận số phận. Song từ những năm 60, 70 “phong trào giải phóng phụ nữ mới” đã cuốn hút việc nghiên cứu phụ nữ với ý nghĩa giáo dục và nhân văn sâu sắc. Sự phát triển của kinh tế văn hoá xã hội và việc thay đổi cách suy nghĩ đã khiến cho người phụ nữ dần dần được giải phóng được học hành, tham gia hoạt động xã hội nhiều hơn và họ đã gặt hái đượckhông ít những thành công trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Năm 1958, Liên Hợp Quốc đã tổ chức hội nghị tại Narabi (thủ đô Kênia) và vạch ra “chiến lược vì sự tiến bộ của phụ nữ”. Vì thế của người phụ nữ ngày càng được nâng cao, đòi hỏi họ phải có những phẩm chất cần thiết, đáp ứng được với nhu cầu của xã hội. Những lý do trên cho thấy việc định hướng về các phẩm chất của người phụ nữ là vấn đề thiết thực mà đội ngũ sinh viên tri thức trẻ cần phải được quan tâm. Chính vì lẽ đó mà chúng tôi đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài “Định hướng giá trị của sinh viên vì những phẩm chất quan trọng của người phụ nữ”. 2. Ý nghĩa của đề tài 2.1. Ý nghĩa lý luận Bằng việc tìm hiểu thực tế, vận dụng các phương pháp đã được học, báo cáo này góp phần giúp cho sinh viên hoàn thiện hơn các kiến thức chuyên ngành: Xã hội học Văn hoá, Xã hội học về Giới. Trong quá trình viết bào cáo thực tập đề tài còn giúp cho sinh viên nâng cao khả năng vận dụng các lý thuyết của xã hội học vào nghiên cứu thực tiễn như tương tác xã hội, cơ cấu – chứa năng, biến đổi xã hội. 2.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài “Định hướng giá trị của sinh viên về những phẩm chất quan trọng của người phụ nữ” là một tìm hiểu bước đầu về quan điểm, đánh giá của sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội Nhân văn về những phẩm chất quan trọng của người phụ nữ, từ đó tìm ra một hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hội tụ đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp, lý tưởng, phù hợp với sự phát triển của xã hội ngày nay. Kết quả của báo cáo này cũng góp phần giúp các bạn sinh viên trau dồi và hoàn thiện bản thân, hướng tới mẫu hình người phụ nữ lý tưởng với các phẩm chất, nhân cách tốt đẹp. 3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu. 3.1. Đối tượng nghiên cứu Định hướng giá trị của sinh viên về những phẩm chất quan trọng của người phụ nữ, 3.2. Khách thể nghiên cứu Sinh viên trừờng Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn (qua khảo sát tại 3 khoa: Văn học, Đông Phương, Xã hội học). 3.3. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Tập trung nghiên cứu chủ yếu tại 3 khoa trường Đại học KHXH&NV. - Thời gian: từ 31/12 đến 20/2/2004 3.4. Mâũ nghiên cứu. Do thời gian hạn hẹp, chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát 65 phiếu, và thu về 58 phiếu. Trong đó: * Cơ cấu năm học và ngành học.  * Cơ cấu giới  * Cơ cấu nơi ở trước khi vào đại học.  4. Mục đích nghiên cứu 4.1.Tìm hiểu quan điểm, đánh giá của sinh viên về những phẩm chất quan trọng của người phụ nữ. 4.2.Việc giữ gìn và phát huy các phẩm chất truyền thống tốt đẹp, đồng thời tiếp thu những phẩm chất mới phù hợp với điều kịên tự nhiên, kinh tế- xã hội hiện nay. 4.3. Vấn đề tự hoàn thiện bản thân của sinh viên nhằm hướng tới mẫu hình người phụ nữ với các phẩm chất lý tưởng. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1.Phương pháp luận Dựa trên nguyên tắc lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa duy vật biện chứng. Bên cạnh đó, áp dụng các lý thuyết của nhiều môn học như: xã hội học Văn hoá, Đạo đức học, Tâm lý học... 5.2. Phương pháp thực nghiệm. - Phương pháp phỏng vấn bảng hỏi Đây là phương pháp cơ bản mà chúng tôi sử dụng khảo sát thực tế nhằm thu thập thông tin. Kết cấu bảng hỏi gồm 10 câu, xoay quanh vấn đề cần nghiên cứu. - Phương pháp phỏng vấn sâu Trong quá trình thu thập thông tin, kết hợp với phỏng vấn bảng hỏi, chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu đối tượng về vấn đề quan tâm. Qua đó khai thác sâu hơn về đề tài cũng như bổ sung thêm nhiều thông tin mà việc điều tra bằng bảng hỏi không thể thực hiện được. - Phương pháp quan sát Là một trong những phương pháp thu thập thông tin thực nghiệm mà thông qua tri giác nghe, nhìn để thu thập thông tin về quá trình các hiện tượng xã hội. Phương pháp quan sát là cách thức quan trọng cho việc thu thập thoong tin từ thực tế và là phương tiện cần thiết cho các nhà xã hội học tiếp cận với thực tế. Phương pháp này được kết hợp với quá trình đi phỏng vấn bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu, từ đó có được những thông tin chính xác nhằm cung cấp, trợ giúp cho đề tài nghiên cứu. Chúng tôi đã tiến hành quan sát hành vi, lối sống, hoạt động, giao tiếp, mối quan hệ xã hội... của sinh viên, qua đó thấy được các phẩm chất cũng như việc định hướng giá trị về các phẩm chất quan trọng của người phụ nữ. - Phương pháp phân tích tài liệu Phương pháp phân tích tài liệu thực chất là cải biến mục đích của thông tin có sẵn trong các tài liệu, hay nói cách khác là xem xét các thông tin có sẵn trong các tài liệu để rút ra những thông tin cần thiết nhằm đáp ứng những mục tiêu nghiên cứu của một đề tài nhất định. Trong báo cáo này, chúng tôi đã sử dụng những kiến thức và thông tin có được trong các tài liệu, sách báo, đề tài nghiên cứu... về định hướng giá trị và các phẩm chất quan trọng của người phụ nữ. 6. Giả thuyết nghiên cứu - Quan điểm của sinh viên về các phẩm chất truyền thống của người phụ nữ đã có sự thay đổi. - Sinh viên đánh giá cao các phẩm chất hiện đại của người phụ nữ nhằm đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế- văn hoá- xã hội ngày nay. - Xu hướng kết hợp các phẩm chất truyền thống và phẩm chất hiện đại để có được phẩm chất lý tưởng, tiến tới hoàn thiện mẫu hình người phụ nữ trong tương lai. 7. Khung lý thuyết  CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu “Phụ nữ là một nửa bầu trời”, do đó vấn đề nghiên cứu về phụ nữ là rất cần thiết. Bà Joan Kelly- sử gia nổi tiếng người Anh đã từng nói: “ Chúng ta có thể phải khôi phục địa vị của người phụ nữ trong lịch sử vì phụ nữ phải xây dựng lại lịch sử của chúng ta”. Điều đó đã khẳng định vai trò to lớn của người phụ nữ trong xã hội. Ở nước ta hiện nay, người phụ nữ đang ngày càng tham gia đông đảo, tích cực và thành công trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, xứng đáng với danh hiệu “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”. Mặc dù vị thế của người phụ nữ đang ngày càng được nâng cao. song không vì thế mà họ quên đi vai trò, bổn phận làm con, làm vợ, làm mẹ... của mình. Họ vẫn không ngừng học hỏi và trau dồi bản thân để khẳng định phẩm chất đáng quý của người phụ nữ không chỉ “giỏi việc nước” mà còn “đảm việc nhà”. Tầng lớp tri thức trẻ- sinh viên cần nhận thức và định hướng đúng đắn về những phẩm chất quan trọng của người phụ nữ. Đã có một số cuốn sách, bài viết quan tâm đến vấn đề này như: - Cuốn sách “Giá trị - định hướng giá trị nhân cách và giáo dục nhân cách”- PGS PTS Nguyễn Quang Uẩn, PGS PTS Nguyễn Thạc, PGS PTS Mạc Văn Trang- Hà Nội 1995. - Cuốn sách “Định hướng giá trị của sinh viên- con em cán bộ khoa học”- PGS TS Vũ Hào Quang- NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội 2001. Bài viết “Những phẩm chất nhân cách cần giáo dục cho sinh viên”- Mạc Văn Trang- Nghiên cứu định hướng và giáo dục con người số 4/1994. Trong các cuốn sách, bài viết đó, các tác giả đã đề cập đến vấn đề định hướng về phẩm chất, nhân cách của con người nói chung và của sinh viên nói riêng. Qua nghiên cứu thực tế tại ba khoa thuộc trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn đã giúp chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này. 2. Cơ sở lý luận Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử được vận dụng làm phương pháp luận nhận thức và giải thích các vấn đề xã hội một cách khách quan và khoa học. Quá trình nhận thức trong xã hội chỉ dừng lại xem xét bên ngoài sự vật, hiện tượng mà việc cần thiết là phải nhận thức được bản chất bên trong hoặc chỉ ra được tính quy luật vốn có của nó. Mặt khác, các sự kiện, hiện tượng trong đời sống con người phải được nhìn nhận trong mối quan hệ biện chứng. Lý thuyết cơ cấu- chức năng: Theo lý thuyết này, xã hội được nhìn nhận như một hệ thống hoàn chỉnh của sự quan hệ qua lại giữa các bộ phận. Các nghiên cứu thường xem xã hội giống như cơ thể con người, trong đó các bộ phận có những chức nãng riêng và những chức năng này thoả mãn nhu cầu của hệ thống và bộ phận. Theo Talcoltt Pasons, một hệ thống phải có khả năng duy trì hoạt động theo một mô hình xã hội, trên cơ sở đó sẽ đổi mới động cơ, hoạt động hay trong hoạt động của chính thành viên để tạo ra một hoạt động hài hoà, đồng thời có khả năng tiếp thu cái mới đối với sự biến đổi của môi trường. Lý thuyết biến đổi xã hội: Mọi xã hội cũng giống như tự nhien- không ngừng biến đổi. Sự ổn định của xã hội chỉ là sự ổn định của bề ngoài, còn thực tế nó không ngừng thay đổi bên trong bản thân nó. Do đó, bất cứ xã hội nào và bất cứ nền văn hoá nào cho dù nó có bảo thủ và cổ truyền đến đâu chăng nữa cũng luôn luôn biến đôỉ. Và sự biến đổi đó trong xã hội hiện đại ngày càng rõ hơn, nhanh hơn, và điều này làm cho ta thấy sự biến đổi đó không còn là điều mới mẻ, nó đã trở nên dường như chuyện thường ngày. Có nhiều cách quan niệm về sự biến đổi xã hội. Một cách hiểu rộng nhất, cho đó là sự thay đổi so sánh với một tình trạng xã hội hoặc một nếp sống có trước. Biến đổi xã hội là một quá trình qua đó những khuôn mẫu của các hành vi xã hội, các quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội và các hệ thống phân tầng xã hội được thay đổi qua thời gian. 3. Các khái niệm công cụ 3.1. Khái niệm “Giá trị” Khái niệm giá trị được đề cập đến và nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khoa học: Triết học, kinh tế học, đạo đức học, mĩ học, tâm lý học, xã hội học... Đây là một khái niệm đã từng được tranh luận quyết liệt nhất trong Xã hội học. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm “Giá trị”. Từ điển Bách khoa toàn thư Xô Viết định nghĩa: “Giá trị là sự khẳng định hoặc phủ định ý nghĩ của các đối tượng thuộc thế giới chung quanh đối với con người, giai cấp, nhóm hoặc toàn bộ xã hội nói chung. Giá trị được xác định không phải bởi bản thân các thuộc tính tự nhiên mà là bởi tính chất cuốn hút ( lôi cuốn) của các thuộc tính ấy vào phạm vi hoạt động sống của con người, phạm vi các hứng thú và nhu cầu, các mối quan hệ xã hội, các chuẩn mực và phương thức đánh giá ý nghĩa nói trên được biểu hiện trong các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức, trong lý tưởng, tâm thể và mục đích”. Trong từ điển Triết học của Liên Xô do N.M.Rozental chủ biên, định nghĩa “Giá trị- những định nghĩa về mặt xã hội của các khách thể trong thế giới chung quanh, nhằm nêu bật tác dụng tích cực hoặc tiêu cực của các khách thể ấy đối với con người và xã hội (cái lợi, cái thiện và ác, cái xấu...nằm trong những hiện tượng xã hội hoặc đời sống tự nhiên)”. Từ điển Đức có nêu: “Giá trị (Triết học) là ý nghĩa tích cực của một chủ thể hoặc khách thể trong mối quan hệ với những chủ thể hoặc khách thể khác” Trong Từ điển Tiếng Việt, giá trị được định nghĩa như sau: 1. Cái gì làm cho một vật có ích lợi, có nghĩa là đáng quý về một mặt nào đó. 2. Tác dụng, hiệu lực. 3. Lao động xã hội, kết tinh trong sản phẩm hàng hoá. 4. Số đo của một đại lượng. Theo I.H.Fichter - nhà xã hội học Hoa Kỳ: “Tất cả cái gì có ích lợi, đáng ham chuộng, đáng kính phục đối với cá nhân hoặc xã hội đều có một giá trị” Còn theo Durkheim thì “Giá trị dù có đặc tính bề ngoài đối với tất cả các thành viên của xã hội, giá trị xã hội có thuộc tính ép buộc về mặt đạo đức vì bản thân nó phụ thuộc vào hiện thực khách quan, đồng thời nó lại là một phần của chính hiện thực khách quan đó”. Một tác giả khác có tên tuổi nổi tiếng nhất của trường phái xã hội học cơ cấu chức năng là T.Pason đã xem giá trị như là quy tắc cao nhất của hành vi, nhờ đó mà sự đồng thuận, nhất trí được thực hiện cả trong nhóm nhỏ lẫn trong xã hội tổng quát. Giá trị tham gia vào việc định hướng giá trị của hệ thống xã hội, nó quyết định xu hướng hành động xã hội. Do vậy, giá trị cũng là cái chức năng tất yếu của xã hội để duy trì và hình thành trật tự xã hội. Có thể nói “Giá trị định hướng hành vi của con người trong đời sống xã hội theo xu hướng xác định, đồng thời nó kích thích, thúc đẩy và điều chỉnh những hành động nhằm đạt tới mục tiêu cụ thể. Giá trị như là chiếc đèn dẫn đường cho các chủ thể hoạt động nhận thức được cách thức liên hệ trong các quan hệ xã hội, nó giúp cho cá nhân gia nhập vào hệ thống văn hoá xã hội nó đồng thời bổ sung cho tính liên tục và đa dạng của các nền văn hoá nhờ vào loại liên hệ căn bản trong tương tác xã hội, chính vì thế mà các nhà xã hội học cho rằng giá trị là hạt nhân của văn hoá” (Định hướng giá trị của sinh viên con em cán bộ khoa học. Vũ Hào Quang –Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Trang 26-27). 3.2. Khái niệm “Định hướng giá trị” Theo Từ điển Bách Khoa toàn thư Xô Viết “Định hướng giá trị” là: Cơ sở tư tưởng, chính trị, đạo đức, thẩm mĩ giúp chủ thể đánh giá thực tại xung quanh và định hướng trong thực tại đó. Phương pháp phân loại các khách thể của cá nhân theo giá trị của chúng. Định hướng giá trị hình thành thông qua sự chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội và thể hiện trong các mục đích, tư tưởng, chính kiến, ham muốn...của nhân cách. Trong cấu trúc của hoạt động con người, định hướng giá trị gắn với gắn liền với các đặc điểm nhận thức và ý chí của nhân cách. Hệ thống định hướng giá trị tạo thành nội dung xu hướng của nhân cách và là cơ sở bên trong các mối quan hệ giữa cá nhân với thực tại. Sự phát triển định hướng giá trị là dấu hiệu của sự chín muồi nhân cách, là chỉ tiêu đo đạc tính xã hội của nhân cách... Trong từ điển “Tâm lý học tóm tắt” của Liên Xô, tác giả A.V Petrocski, MG Jrosevski quan niệm: “Định hướng giá trị là phương thức chủ thể sử dụng để phân biệt với các sự vật theo ý nghĩa của chúng đối với chính mình từ đó hình thành nội dung cơ bản của xu hướn, động cơ hoạt động. Như vậy, trong định hướng giá trị của cơ quan hệ đến cái mặt nhận thức, ý chí và cảm xúc trong sự phát triển nhân cách. Tác giả Ladov cho rằng: “Định hướng giá trị là những biểu tượng của con người về những mục đích chủ yếu của cuộc đời và các phương tiện cơ bản đạt những mục tiêu ấy. Định hướng giá trị đóng vai trò chủ đạo trong việc xây dựng các chương trình hành vi (ứng xử) lâu dài. Chúng hình thành trên cơ sở những nhu cầu của chủ thể về việc nắm vững những hình thức cơ bản của hoạt động sống trong những hình thức cơ bản của hoạt động sống trong những điều kiện lịch sử cụ thể xác định và do tính chất của các quan hệ xã hội quy định. Các quan hệ xã hội này là nguồn gốc khách quan hình thành những nhu cầu ấy”. Các nhà tâm lý học xã hội thì cho rằng: Hệ thống định hướng giá trị phản ảnh hệ tư tưởng và văn hoá của xã hội cơ sở bên trong của những quan hệ giữa con người đối với những giá trị khác nhau có tính vật chất, chính trị, tinh thần và đạo đức. Định hướng giá trị của nhóm hình thành trong quá trình hoạt động cùng nhau (phụ thuộc vào vị trí của nhóm trong hệ thống cá quan hệ xã hội). 3.3. Khái niệm “Sinh viên” Thuật ngữ “sinh viên” được bắt nguồn từ một từ gốc Latinh: “Students” với nghĩa là người làm việc, học tập, tìm hiểu, khai thác tri thức (Từ điển Bách khoa thư- tiếng Nga). Hiểu theo nghĩa thông thường thì “Sinh viên” là những người đang học trong các trường Đại học, cao đẳng. 3.4. Khái niệm “Phẩm chất” Phẩm chất là cái làm nên giá trị của người hoặc vật ( Từ điển Tiếng Việt –Minh Tân, Thanh Nghi, Xuân Lãm-NXB Thanh Hoá, trang 1025 ) 3.5. Khái niệm “Chuẩn mực” Chuẩn mực là một quy tắc hành vi có giá trị phổ biến mà việc tuân thủ nó được những thành viên khác của xã hội trông đơị và thừa nhận. Như vậy, nó nói lên đặc biệt rõ cái cần phải, cái nghĩa vụ và mệnh lệnh đối với hànhvi. Chuẩn mực là khả biến trong phạm vi một nền văn hoá hay giữa các nền văn hoá, mặc dù mang tính nghĩa vụ hàm ẩn nó vẫn chỉ ra một sự tương đối. (Từ điển Xã hội học- G.Endruweit và G.Trommsdorff- NXB Thế Giới) Trong đời sống xã hội, chuẩn mực được hiểu là những quy ước chung của cả cộng đồng hay một nhóm hạn hẹp, có thể công khai hoặc ngầm ẩn, song được mọi người chia sẻ về mặt hành vi. với chức năng là điểm tựa cho hành vi, chuẩn mực xã hội điều chỉnh toàn bộ lĩnh vực quan hệ của con người, chỉ ra và quy định mỗi người cần phải xử sự như thế nào trong những tình huống cụ thể. (Xã hội học Văn hoá- Mai Văn Hai, Mai Kiệm-NXB Khoa học xã hội) 3.6. Khái niệm “Truyền thống” Truyền thống gốc từ Latinh là Tratio, nghĩa là một hoạt động gửi đi truyền lại. Theo Bách khoa của Liên Xô cũ: Truyền thống là những tục lệ, trật tự quy tắc ứng xử truyền từ đời này sang đời khác. Theo Từ điển Tiếng Việt của trung tâm Từ điển Triết học(Trang 1027,1081)-NXB Khoa học và xã hội : Truyền thống theo nghĩa danh từ là thói quen hình thành từ lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Như vậy, truyền thống là những tục lệ, trật tự quy tắc ứng xử, phong tục tập quán đã đạt giá trị chuẩn mực trên các lĩnh vực của lối sống được truyền từ đời này sang đời khác. 3.7. Khái niệm “Hiện đại” Hiện đại là thời đại hiện nay (Trang 576- Từ điển Tiếng Việt - Minh Tân, Thanh Nghi, Xuân Lãm - NXB Thanh Hoá ) CHƯƠNG II KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Định hướng giá trị của sinh viên về những phẩm chất truyền thống của người phụ nữ Người phụ nữ Việt Nam trong chế độ phong kiến xưa luôn phải chịu những bất bình đẳng rất lớn so với nam giới. Các quy tắc, luật tục của xã hội đã trói buộc thân phận của họ từ khi sinh ra cho tới khi mất đi. Một quy tắc được áp đặt phổ biến nhất là quy tắc “tam tòng, tứ đức ”. Tam tòng có nghĩa là “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Ở nhà, người con gái phải tuân theo mọi mệnh lệnh, mọi sự chỉ bảo, dạy dỗ của cha đẻ. Người xưa thường có câu: “Cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư”. Có thể nói vị thế của người cha trong gia đình là quan trọng nhất, mọi việc đều do người cha quyết định kể cả việc lựa chọn người chồng tương lai cho con cái họ. Nhưng khi về nhà chồng, người phụ nữ lại phải tuân thủ người chồng, họ không có quyền định đoạt bất cứ việc gì trong gia đình, không những thế họ còn phải có trách nhiệm thực hiện tất cả những công việc, quy tắc ứng xử, lối sống... mà người chồng áp đặt cho. Thậm chí khi người chồng qua đời, người phụ nữ cũng không có quyền quyết định cuộc đời mình mà phải tiếp tục tuân thủ con trai của mình. Có thể nói, quy tắc “tam tòng” đã trói buộc người phụ nữ suốt đời phụ thuộc vào người đàn ông trong gia đình. Bên cạnh đó, người phụ nữ còn phải luôn giữ được phẩm chất “tứ đức” đó là: công, du
Tài liệu liên quan