Định loại chim yến và ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường đến các quần đàn chim yến làm tổ trong nhà ở tỉnh Thanh Hóa và Thành phố Hải Phòng

Từ năm 2003-2004 bắt đầu xuất hiện chim yến làm tổ tự nhiên trong nhà ở các tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hòa. Cho đến nay với việc áp dụng công nghệ nuôi yến trong nhà, nghề nuôi yến đã phát triển và quần đàn chim yến nhà đã mở rộng ra tận các tỉnh miền Bắc. Nghiên cứu này đã mô tả hình thái và phân tích đặc điểm di truyền để xác định chim yến nhà ở tỉnh Thanh Hóa và thành phố Hải Phòng thuộc phân loài Aerodramus fuciphagus amechanus (Oberholser, 1912) và các quần đàn chim yến nhà ở đây được di cư từ các nước khác trong khu vực tới. Sự mở rộng vùng phân bố của chim yến ra miền Bắc có thể do sự ấm lên bởi biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, nhiệt độ môi trường, đặc biệt là vào mùa đông khi nhiệt độ xuống thấp kéo dài sẽ làm giảm khả năng sống sót của chim yến. Thời tiết lạnh, khiến chim yến không thể bay ra khỏi nhà để kiếm ăn, đồng thời thức ăn côn trùng cũng hạn chế trong mùa này. Nhiệt độ môi trường hạ thấp xuống 6-8 oC (1/2016) có thể khiến chim yến chết hàng loạt ở Thanh Hóa và Hải Phòng. Một số giải pháp đã được áp dụng để làm ấm nhà yến, song bổ sung thức ăn côn trùng bay cho chim yến trong mùa đông ở miền Bắc vẫn cần tiếp tục được nghiên cứu.

pdf8 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Lượt xem: 324 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Định loại chim yến và ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường đến các quần đàn chim yến làm tổ trong nhà ở tỉnh Thanh Hóa và Thành phố Hải Phòng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4 DOI: 10.15625/vap.2020.00029 ĐỊNH LOẠI CHIM YẾN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ MÔI TRƯỜNG ĐẾN CÁC QUẦN ĐÀN CHIM YẾN LÀM TỔ TRONG NHÀ Ở TỈNH THANH HÓA VÀ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG Vũ Huyền Trang1, Hồ Thị Loan2, Nguyễn Lân Hùng Sơn1,*, Hoàng Ngọc Hùng1,3 Tóm tắt: Từ năm 2003-2004 bắt đầu xuất hiện chim yến làm tổ tự nhiên trong nhà ở các tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hòa. Cho đến nay với việc áp dụng công nghệ nuôi yến trong nhà, nghề nuôi yến đã phát triển và quần đàn chim yến nhà đã mở rộng ra tận các tỉnh miền Bắc. Nghiên cứu này đã mô tả hình thái và phân tích đặc điểm di truyền để xác định chim yến nhà ở tỉnh Thanh Hóa và thành phố Hải Phòng thuộc phân loài Aerodramus fuciphagus amechanus (Oberholser, 1912) và các quần đàn chim yến nhà ở đây được di cư từ các nước khác trong khu vực tới. Sự mở rộng vùng phân bố của chim yến ra miền Bắc có thể do sự ấm lên bởi biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, nhiệt độ môi trường, đặc biệt là vào mùa đông khi nhiệt độ xuống thấp kéo dài sẽ làm giảm khả năng sống sót của chim yến. Thời tiết lạnh, khiến chim yến không thể bay ra khỏi nhà để kiếm ăn, đồng thời thức ăn côn trùng cũng hạn chế trong mùa này. Nhiệt độ môi trường hạ thấp xuống 6-8 oC (1/2016) có thể khiến chim yến chết hàng loạt ở Thanh Hóa và Hải Phòng. Một số giải pháp đã được áp dụng để làm ấm nhà yến, song bổ sung thức ăn côn trùng bay cho chim yến trong mùa đông ở miền Bắc vẫn cần tiếp tục được nghiên cứu. Từ khóa: Aerodramus fuciphagus amechanus, nhiệt độ, sống sót, Yến nhà, Hải Phòng, Thanh Hóa. 1. MỞ ĐẦU Loài Chim yến tổ trắng (Aerodramus fuciphagus, Thunberg, 1812, tông Collocalinii, phân họ Apodinae, họ Apodidae, bộ Apodiformes) phân bố ở khu vực Đông Nam Á, đảo Hải Nam (Trung Quốc), đảo Nicobar và Adaman của Ấn Độ (Chantler, 1999). Chim yến có chân nhỏ và yếu, nên không thể đậu trên mặt đất, vì vậy chúng phải bắt mồi trong khi bay. Thức ăn của Chim yến chủ yếu từ các côn trùng nhỏ trong tự nhiên do đó nhiệt độ môi trường ảnh hưởng rất lớn tới nguồn thức ăn của chúng. Ở Việt Nam, trước đây chỉ có các quần đàn chim yến làm tổ lâu đời trong các hang động tự nhiên trên các đảo ven biển thuộc các tỉnh từ Quảng Bình đến thành phố Vũng Tàu (Phach & Voisin, 2007). Đến năm 2003, nhà yến Phan Rang (rạp hát Thanh Bình cũ) đã thu thoạch được 57g yến sào tương đương với 70-80 tổ. Năm 2004, tiếp tục phát hiện nhà yến ở Nha Trang (155 đường Thống Nhất) với 49 tổ yến (Nguyễn Khoa Diệu Thu, 2013). Cho đến năm 2017, theo thống kê của Công ty Yến sào Khánh Hòa, trên cả nước 1Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 3Trường Đại học Hồng Đức *Email: sonnlh@hnue.edu.vn PHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 243 đã có tới 5.069 nhà yến phân bố trải dài trên 36 tỉnh thành (Công ty Yến sào Khánh Hòa, 2017). Sự mở rộng quần đàn chim yến lên các tỉnh phía Bắc cũng thể hiện sự thích nghi của các loài chim trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu. Nghề nuôi chim yến bắt đầu ở Thanh Hóa từ những năm 2007, song phải đến những năm gần đây mới thực sự phát triển và mở rộng ra nhiều địa phương như thành phố Thanh Hóa, thị xã Sầm Sơn, các huyện: Quảng Xương, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Đông Sơn, Thiệu Hóa, Triệu Hóa với khoảng hơn 40 nhà yến. Ở Hải Phòng số lượng nhà yến không nhiều. Nhiệt độ trung bình của các địa phương như Thanh Hóa và Hải Phòng vào mùa đông thường dao động trên dưới 10oC. Đây thực sự là một điều kiện không thuận lợi cho sự phát triển của chim yến. Nghiên cứu của Phach & Voisin (2007), Lê Hữu Hoàng và nnk. (2014), Hồ Thị Loan và nnk. (2015) cho thấy về hình thái và di truyền chim yến nhà không có nguồn gốc từ chim yến làm tổ ngoài đảo ở nước ta và là một phân loài khác. Vậy quần đàn chim yến ở các tỉnh phía Bắc có cùng phân loài chim yến nhà ở các tỉnh phía Nam không? Quần đàn chim yến nhà ở phía Bắc thích nghi như thế nào để sống sót khi nhiệt độ môi trường xuống thấp vào mùa đông? Nghiên cứu này sẽ tập trung làm sáng tỏ những vấn đề còn bỏ ngỏ trên. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Địa điểm, thời gian nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện trong năm 2015-2016. Tại thành phố Hải Phòng, chúng tôi nghiên cứu tại nhà yến số 100, ngõ 193, Văn Cao, quận Ngô Quyền và nhà yến ở xã Hoa Động, huyện Thủy Nguyên. Tại tỉnh Thanh Hóa, nghiên cứu đã khảo sát 42 nhà yến ở thành phố Sầm Sơn (xã Quảng Vinh, Quảng Thọ, Quảng Hùng) và thành phố Thanh Hóa. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp bắt thả để thu mẫu và mô tả hình thái ngoài của 30 mẫu chim yến nhà thu ở Thanh Hóa và Hải Phòng. Hình thái ngoài chim yến được mô tả theo cách mô tả phân loại của Võ Quý (1975). Sử dụng phương pháp sinh học phân tử để hỗ trợ phân loại, nghiên cứu đã tiến hành thu mẫu chim yến với 1 mẫu ở Thanh Hóa kí hiệu NTH1 và 2 mẫu ở Hải Phòng kí hiệu là NHP2 và NHP3. Tách chiết DNA tổng số của các mẫu vật, Nhân bản đoạn trình tự đích bằng kỹ thuật PCR sử dụng Dneasy blood and tissue kit (Qiagen, Đức) theo quy trình được đưa ra bởi nhà sản xuất. Phản ứng PCR theo Hồ Thị Loan và nnk. (2015). Điện di sản phẩm PCR trên gel agarose 1,5% trong. Đọc trình tự trên máy ABI 3100 - Avant Genetic Analyzer (Applied Biosystems, Mỹ). Trình tự DNA thu được sẽ được hiệu chỉnh, đối chiếu với các trình tự tương đồng trên ngân hàng trình tự DNA (Genbank) bằng công cụ trực tuyến là BLAST. Các trình tự DNA sẽ được khảo sát phân bố nucleotide, kiểm tra các giả thuyết và thử mô hình tiến hóa. Kết quả khảo sát sẽ được sử dụng làm tham số đầu vào để xây dựng cây phát sinh chủng loại theo phương pháp: Xác suất tối đa (ML), bằng các phần mềm MEGA 6.0.6 (Tamura et al., 2007). 244 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Sử dụng máy đo Peakmeter PM6508 để xác định các thông số về nhiệt độ trong và ngoài nhà yến. Quan sát hoạt động bay đi, bay về nhà yến của chim yến và sử dụng camera hồng ngoại lắp trong nhà yến kết nối màn hình để quan sát hoạt động của chim yến trong nhà yến. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm hình thái Dựa trên phân tích số liệu 30 mẫu yến nhà thu ở Thanh Hóa và Hải Phòng, đặc điểm hình thái ngoài của chim yến ở khu vực nghiên cứu đã được mô tả chi tiết. Chim trưởng thành (Hình 1), lông mặt lưng có màu nâu đen nhạt, lông cánh và đuôi, đỉnh đầu có màu đen thẫm hơn, lông mặt bụng màu nhạt hơn và có phớt xám. Chim non, các thân lông mặt bụng màu thẫm, hông có màu xám trắng. Mỏ màu đen và ngắn, có chiều dài trung bình 4,5 mm (min. 4 mm - max. 5mm, n = 30). Chiều dài cánh 115 mm (min. 95 mm - max. 125 mm, n = 30), lông cánh thứ cấp gồm 7 lông, lông cánh sơ cấp gồm 10 lông. Lông đuôi nhọn và chẻ sâu có chiều dài trung bình 51 mm, lông đuôi thứ cấp gồm 10 lông. Chân có màu nâu gồm có 4 ngón, 3 ngón hướng trước, 1 ngón hướng sau. Chiều dài cẳng chân trung bình 11 mm, ống chân trung bình 21 mm, móng chân trung bình 4 mm. Khối lượng trung bình của chim yến 14,8 g (min.14,5 g - max.15,1 g, n = 30). Trong khi đó khối lượng trung bình của chim yến ở phía Nam là 13,2 g (Lê Hữu Hoàng và nnk., 2015). Hình 1. Hình thái ngoài chim yến thu ở Thanh Hóa Hình 2. Một mẫu chim yến nhà có màu lông đột biến ở Thanh Hóa (Ảnh. Nguyễn Văn Hòa) So với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu Hoàng và nnk. (2015) về quần thể chim yến ở phía Nam thì quần thể chim yến ở khu vực phía Bắc có khối lượng trung bình (14,8 g) lớn hơn chim yến sống ở phía Nam (13,2 g). Tại nhà yến ở xã Quảng Vinh, thành phố Sầm Sơn, đã ghi nhận một mẫu chim yến có bộ lông khác so với quần thể. Đầu mút lông cánh con ở hai bên cánh có màu trắng. Đồng thời có vạch trắng ngang ở trán và đỉnh đầu (Hình 2). Đây có thể là một dạng biến dị làm thay đổi hình thái bộ lông. PHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 245 3.2. Đặc điểm di truyền Đã giải trình tự một đoạn gen cytochrome b (cytB) có chiều dài 650 bp của 03 mẫu chim yến (01 mẫu thu ở Thanh Hóa có ký hiệu NTH1 và 02 mẫu thu ở TP Hải Phòng có ký hiệu NHP2, NHP) sau khi cắt mồi ở 02 đầu đoạn gen nghiên cứu có chiều dài 606 bp. Đối chiếu các trình tự DNA của các mẫu vật này với cơ sở dữ liệu trình tự DNA (Genbank) bằng chương trình BLAST cho thấy các trình tự DNA thu được có sự tương đồng rất cao (từ 100%) với các trình tự gen cytochrome b của loài Aerodramus fuciphagus (các trình tự có mã hiệu AY294429, AY135631, AY135632). Kết quả này cho thấy đã ghi nhận được gen đích, để làm rõ hơn vấn đề nghiên cứu chúng tôi sử dụng kết quả giải trình tự và tham khảo các trình tự trên Genbank để xây dựng cây phát sinh chủng loại Cây phát sinh chủng loại ở hình được xây dựng dựa trên mô hình thay thế nucleotide HKY (Hasegawa-Kishino-Yano) có chỉ số (BIC = 2680.254, AICc = 2318.559, -lnL = 1111.110, R=8.78Base frequencies (A = 0.273, C = 0.358, G = 0.138, T = 0.231) được thể hiện ở Hình 3. JN709927.A.f.amechanus.NBD6 JN709928.A.f.amechanus.NBD7 NTH1 JN709922.A.f.amechanus.NBD JN709931.A.f.amechanus.NDN2 JN709930.A.f.amechanus.NDN1 JN709932.A.f.amechanus.NDN3 KR818757.A.fuciphagus.AF-M-P8 JN709929.A.f.amechanus.NKH NHP2 NHP3 KR818779.A.fuciphagus.AF-EBN-C2 KR818751.A.fuciphagus.AF-N-S3 JN709906.A.germani.DQN1 JN709910.A.f.germani.DBD JN709917.A.f.germani.DBD1 JN709918.A.f.germani.N-DBD2 JN709919.A.f.germani.DKH1 KR818782.A.maximus Hình 3. Cây phát sinh chủng loại ML của các trình tự nghiên cứu với các trình tự tham khảo. Số ở gốc nhánh là giá trị bootstrap với 1000 lần lặp lại Trên Hình 3 cây phát sinh chủng loại tạo thành nhánh chung gốc. Nhánh 1 là một nhánh lớn lại tập chung 3 trình tự nghiên cứu và 7 trình tự chim yến nhà thu mẫu ở Việt Nam và được định danh là A. f. amechanus (Oberholser, 1912) với giá trị bootrap 75%. Ngoài ra nhóm này còn có 02 trình tự tham khảo tương đồng 100% với 246 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM các trình tự có mã hiệu KR818757, được thu mẫu ở bang Terengganu, Johor (phía Nam bán đảo Malaysia) nơi ghi nhận có sự phân bố của phân loài A. f. amechanus (Oberholser, 1912). Nhánh 2 nhánh còn lại gồm một nhánh mang 4 Hap thuộc nhóm chim yến thu mẫu ở các đảo ngoài khơi của nước ta và được định danh là A. f. germani ở Malaysia, với giá trị bootrap rất cao 90%. Do đó, kết hợp đặc điểm hình thái với kết quả phân tích về di truyền dự đoán rằng các quần đàn chim yến nhà tại các tỉnh Thanh Hóa và thành phố Hải Phòng trong nghiên cứu này thuộc phân loài Aerodramus fuciphagus amechanus (Oberholser, 1912). Kết quả nghiên cứu đã mở rộng vùng phân bố của phân loài này ở 2 địa phương là tỉnh Thanh Hóa và thành phố Hải Phòng. 3.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ tới quần đàn Yến nhà Chim yến nhà mở rộng vùng phân bố lên phía Bắc với khí hậu phân biệt 4 mùa trong năm. Mùa đông ở phía Bắc nhiệt độ xuống rất thấp có thời điểm dưới 10 oC và kéo dài trong nhiều ngày. Nhiệt độ này không phù hợp với nhiều loài chim trong đó có chim yến. Đồng thời lượng côn trùng ở ngoài thiên nhiên trong mùa lạnh cũng giảm nhiều. Khả năng sống sót cũng như tỉ lệ chim chết khi thay đổi nhiệt độ môi trường vùng sống của chim yến ở các tỉnh miền Bắc tăng dần khi nhiệt độ giảm xuống thấp (Hình 4). 0 20 40 60 80 100 4-6˚C 7-9˚C 10-14˚C 15 - 39˚C T ỉ lệ c h im y ến c h ết ( % ) Nhiệt độ (˚C) Hình 4. Tỉ lệ chim chết trong một hộ nhà nuôi yến ở Thanh Hóa năm 2016 Kết quả điều tra tại Hải Phòng và Thanh Hóa cho thấy nhiệt độ môi trường ảnh hưởng rất lớn tới sự sống sót của quần thể yến nhà. Trong khoảng nhiệt độ từ 15 oC - 39 oC không phát hiện thấy chim yến chết trong nhà. Nếu nhiệt độ giảm xuống chỉ còn từ 7 oC - 15 oC yến nhà bắt đầu chết, thậm chí nếu nhiệt độ xuống từ dưới 7 oC chim yến chết gần như 100% trong nhà yến (Hình 6). PHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 247 Nghiên cứu vào năm 2016: Tại Hải Phòng, ngày 24/01 nhiệt độ là 7 oC, có những nơi nhiệt độ hạ xuống thấp nhất tới 4,2 oC chim yến tại các nhà nuôi đã có dấu hiệu chết hàng loạt. Tại Thanh Hóa, ngày 23/01 nhiệt độ ban ngày 14 oC, nhiệt độ ban đêm là 10 oC chim yến chưa chết. Sáng ngày 24 đến ngày 25/01 nhiệt độ giảm xuống 6 oC có một nửa số chim bắt đầu có hiện tượng bu lại trong nhà yến không bay ra ngoài kiếm ăn. Thời tiết ven biển thời gian này, gió cấp 9, cấp 10 nên chim nếu bay ra ngoài cũng có thể bị gió quật chết. Đến ngày 26/01 nhiệt độ ngoài trời tăng lên 7 - 8 oC, các chủ nhà yến đã sử dụng điều hòa và lò sưởi để điều chỉnh nhiệt độ trong nhà yến ở khoảng 17 -19 oC, độ ẩm trong phòng 60 - 62%. Tuy nhiên, qua một đêm lượng chim yến chết trong nhà mất khoảng 80% chỉ còn lại khoảng 20% sống sót. Ngày 27/01 nhiệt độ thời tiết vẫn giữ là 8oC, điều hòa để nóng 30 oC, lò sưởi để nóng hết công suất nhưng không cứu được, lượng chim chết khoảng 95% chỉ còn 5% còn sống. Tại Thanh Hóa ngày 28/01 khi nhiệt độ môi trường là 80C thì các nhà yến chim chết gần hết. Nhà có số lượng chim nhiều nhất khi chúng tôi đến khảo sát vào mùng 1/1/2017 có số lượng chim khoảng trên 1.000 cá thể thì sau đợt rét đậm, rét hại chỉ còn lác đác 2 đến 3 cá thể bay trong phòng. Nhà yến trước đó có khoảng 300 - 400 cá thể chim yến thì sau đợt rét không còn một cá thể nào. Chim yến có khả năng thích nghi kém với nhiệt độ môi trường sống thấp. Hơn thế với các loài chim bay liên tục, cường độ trao đổi chất lớn, nhu cầu thức ăn cao như chim yến thì chỉ cần một ngày không đi kiếm thức ăn cũng có thể khiến chim chết vì đói. Tập tính của chim yến là bắt mồi khi bay, do đó việc bổ sung thức ăn tĩnh cho chim yến trong nhà yến khi chim không ra ngoài cũng không đáp ứng được. Quan sát tập tính đi kiếm ăn của chim yến của chúng tôi ghi nhận vào mùa đông nhiệt độ môi trường lạnh 18 - 24 oC chim bắt đầu đi kiếm ăn lúc 6h00 - 7h35, khi nhiệt độ môi trường xuống 10 - 15 oC chim bắt đầu đi kiếm ăn muộn hơn khoảng từ 7h00 - 9h00. Khi nhiệt độ càng giảm, chim yến đi kiếm ăn càng muộn và rải rác. Khi nhiệt độ xuống dưới 10 oC chim sẽ rất hạn chế bay ra ngoài kiếm ăn. Nếu nhiệt độ thấp tiếp tục duy trì, chim không ra ngoài kiếm ăn được sẽ bị dẫn tới chết hàng loạt. Như vậy có thể thấy năm 2016, các nhà yến ở phía Bắc rơi vào tình trạng yến nhà chết hoàn toàn do đợt rét đậm kéo dài bắt đầu từ ngày 22- 30/1/2016. Trong khoảng thời gian rất ngắn là 5 ngày mặc dù các nhà yến ở tỉnh Thanh Hóa và thành phố Hải Phòng đã cải tiến lắp thêm điều hòa không khí (Hình 3) hoặc lò đốt hơi nước, lò sưởi để nâng nhiệt độ trong nhà yến nhưng số lượng chim yến ở Thanh Hóa và Hải Phòng vẫn bị chết hàng loạt (Hình 4). 248 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Hình 5. Hệ thống điều hòa nhiệt độ của nhà nuôi yến ở Thanh Hóa Hình 6. Chim yến chết do rét đậm, rét hại tại Thanh Hóa tháng 1/2016 Cho đến nay, nhiệt độ môi trường quá lạnh vào mùa đông ở miền Bắc vẫn là một trở ngại hạn chế sự sống sót và phát triển của đàn chim yến nhà. Chim yến ở Thanh Hóa và Hải Phòng đã có sự thích nghi với nhiệt độ lạnh vào mùa đông ở miền Bắc. Nhưng nếu nhiệt độ xuống thấp dưới 10 oC thì chim không thể chịu đựng được và trong một vài ngày sẽ chết hàng loạt. Vấn đề này cần tiếp tục được nghiên cứu để khắc phục nhằm phát triển bền vững quần đàn chim yến nhà ở miền Bắc nói riêng và ở Việt Nam nói chung. 4. KẾT LUẬN Trên cơ sở mô tả đặc điểm hình thái và giải trình tự một phần gen cytochrome b thuộc hệ gen ty thể có chiều dài 606 bp từ 03 mẫu chim yến cư trú trong nhà yến ở tỉnh Thanh Hóa và thành phố Hải Phòng, nghiên cứu đã xác định chim yến nhà ở đây thuộc phân loài Aerodramus fuciphagus amechanus (Oberholser, 1912). Với kết quả này đã mở rộng vùng phân bố của phân loài yến nhà ra tỉnh Thanh Hóa và thành phố Hải Phòng. Nhiệt độ môi trường thấp là yếu tố hạn chế sự sống sót của chim yến nhà ở miền Bắc. Nghiên cứu tại Thanh Hóa và Hải Phòng cho thấy nếu nhiệt độ môi trường giảm xuống 6 - 8 oC trong hai, ba ngày có thể khiến chim yến chết hàng loạt. Một số giải pháp làm ấm nhà yến đã được áp dụng có hiệu quả vào mùa đông nhưng chưa khắc phục được việc cung cấp thức ăn mồi bay bổ sung cho chim trong mùa đông ở miền Bắc. TÀI LIỆU THAM KHẢO Chantler P., 1999. Family Apodidae (swifts), Hoyo J. D., Elliott A., Sargatal J. eds Handbook of the birds of the world, Barcelona: Lynx Editions, 5, 388-457. Phach N. Q., & Voisin J. F., 2007. On an ecological form of the white nest swiftlet Aerodramus fuciphagus (Aves, Apodidae) breeding in houses in Viêtnam, Revue Ecologique (Terre and Vie), 62: 49-57. Nguyễn Khoa Diệu Thu, 2013. Chim yến và kỹ thuật nuôi lấy tổ, tái bản lần thứu 1 có bổ sung và chỉnh sửa. Nxb. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. PHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 249 Công ty Yến sào Khánh Hòa, 2017. Kỷ yếu Hội thảo Phát triển bền vững ngành nghề yến sào Việt Nam. Lê Hữu Hoàng, Đặng Thúy Bình, Nguyễn Thị Anh Thư, 2014. Nghiên cứu đặc điểm di truyền phân loài Chim yến (Aerodramus fuciphagus) tại Việt Nam. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2, 77-82. Hồ Thị Loan, Nguyễn Giang Sơn, Đặng Tất Thế, Nguyễn Lân Hùng Sơn, 2015. Mối quan hệ di truyền của một số quần thể Chim yến sống ngoài đảo và trong đất liền ở Việt Nam. Tạp chí Sinh học, tập 37(2), 228-235. Võ Quý, 1975. Chim Việt Nam, hình thái và phân loại, tập I. Nxb. Khoa học và Kỹ thuật. Genbank: Tamura K., Dudley J., Nei M., Kumar S., 2013. MEGA6: Molecular Evolutionary Genetics Analysis (MEGA) software version 6.0.6. Lê Hữu Hoàng (chủ biên) và nnk., 2015. Kỹ thuật nuôi chim yến, khoa học và thực tiễn. Nxb. Khoa học và Kỹ thuật. CLASSIFICATION OF EDIBLE-NEST SWIFTLET FARMING IN NORTHERN OF VIETNAM AND BIRD SURVIVE COLD WINTER Vu Huyen Trang1, Ho Thi Loan2, Nguyen Lan Hung Son1,*, Hoang Ngoc Hung1,3 Abstract: From 2003-2004, swiftlet nests began to appear naturally in the houses in Ninh Thuan province and Khanh Hoa province. Up to now, with the application of swiftlet farming technology, swiftlet farming has developed and the population of swiftlet has expanded to the Northern provinces. On the basis of describing morphological characteristics and sequencing part of cytochrome b gene of mitochondrial genome with the length of 606 bp from 3 samples collected from the swiftlet farms in Thanh Hoa province and Hai Phong city. From the results, the swiftlet living in swiftlet houses has been identified as subspecies of Aerodramus fuciphagus amechanus (Oberholser, 1912). It suggested that the distribution of the subspecies of swiftlet has been expanded to Thanh Hoa province and Hai Phong city. Low ambient temperature is a factor limiting the survival of swiftlet farming in the Northern of Vietnam. Research in Thanh Hoa and Hai Phong shows that if the ambient temperature drops to 6-80C in two or three days, swiftlet flock could be massively killed. Some solutions to warm swiftlet have been applied effectively in the winter but have not overcome the provision of additional fly bait food for birds in winter in the Northern of Vietnam. Keywords: Aerodramus fuciphagus amechanus, edible-nest swiftlet, temperature, winter, Hai Phong, Thanh Hoa. 1Hanoi National University of Education 2Institute of Ecology and Biological Resource, Vietnam Academy of Science and Technology 3Hong Duc University *Email: sonnlh@hnue.edu.vn
Tài liệu liên quan