Đồ án Bước đầu nghiên cứu tình hình ô nhiễm nước mặt tại một số sông chính trên địa bàn Tỉnh Đồng Tháp - Đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm

Hiện nay ô nhiễm môi trường nước là một vấn đề thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà khoa học, các tổ chức môi trường trên thế giới cũng như từng quốc gia. Trong đó,ô nhiễm nước mặt trong các thủy vực như: sông ngòi, hồ tự nhiên, hồ chứa (hồ nhân tạo), đầm lầy, đồng ruộng là vấn đề thu hút quan tâm nhiều nhất. Trong các dạng nước mặt, thì nước sông là nguồn nước được sử dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất. Nước ta có hệ thống sông ngòi dày đặc, trong đó có 2.360 sông có chiều dài lớn hơn 10 km; 8 trong số các con sông này có lưu vực sông lớn với diện tích lớn hơn 10.000 km2. Tổng dòng chảy sông ngòi trung bình hàng năm của nước ta bằng khoảng 847 km3; trong đó, tổng lượng ngoài vùng chảy vào là 507 km3 (chiếm 60%) và dòng chảy nội địa là 340 km3 (chiếm 40%). Đồng Tháp là một tỉnh nông nghiệp thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long, môi trường không những chịu ảnh hưởng do quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh mà còn chịu tác động từ các khu vực lân cận. Hàng năm Đồng Tháp chịu ảnh hưởng của lũ từ thượng nguồn sông Mê Kông đổ về. Kinh tế của vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung và của Đồng Tháp nói riêng chưa phát triển đúng với tiềm năng sẵn có, đời sống của đa số người dân nông thôn vẫn còn gặp khó khăn. Hơn 60% hộ gia đình ở Tỉnh Đồng Tháp sống dọc theo các kênh, sông đã phát sinh nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái. Trong đó, vấn đề ô nhiễm nguồn nước mặt đang ngày càng trầm trọng, do việc gia tăng dân số cơ học, vấn đề vệ sinh môi trường như rác thải, chất thải chăn nuôi, nước thải sinh hoạt, nhà vệ sinh, đã và đang gây ô nhiễm trầm trọng làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Mặt khác, do thói quen sinh hoạt không hợp vệ sinh như sử dụng nước mặt chưa qua xử lý để tắm, rửa, giặt giũ và vệ sinh chuồng trại là phổ biến ở vùng sông nước (hiện tượng các nhà ở đầu sông đang giặt giũ, dội chuồng trại thì cách đó không xa khoảng vài m các nhà phía dưới nguồn sử dụng lại chính nguồn nước đang hòa lần các chất ô nhiễm ở thượng nguồn để vo gạo, ăn uống, là phổ biến) đã gây ra những bệnh tật nguy hiểm cho con người. Bên cạnh đó, do đặc điểm tự nhiên của tỉnh thường xuyên bị ngập lụt, cho nên vào mùa lũ, ngoài nước thải thường xuyên thải vào nguồn nước, nước mưa còn cuốn các chất thải trên bề mặt xuống các thủy vực, đồng thời còn bổ sung nguồn thải từ phía thượng nguồn tràn về. Thêm vào đó nước thải từ các hoạt động sinh hoạt của dân cư, hoạt động kinh tế, sản xuất của các cơ sở công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp không qua xử lý thải trực tiếp vào nguồn nước. Do đó, nguồn nước mặt tại nơi đây đã và đang có nguy cơ bị ô nhiễm ngày thêm trầm trọng, làm cho chất lượng nước ngày càng giảm nên chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất và đời sống dân sinh. Cùng với vấn đề cơ sở hạ tầng yếu kém, vấn đề về giáo dục nói chung và giáo dục về vệ sinh môi trường cho người dân nông thôn nói riêng còn gặp nhiều khó khăn. Để góp phần cải thiện đời sống của người dân nơi đây phải hướng tới giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường của Tỉnh Đồng Tháp. Đây là một vấn đề bức xúc, góp phần bảo vệ sức khỏe của người dân, là nguồn lực quan trọng để góp phần phát triển kinh tế xã hội Tỉnh Đồng Tháp và các vùng lân cận hướng tới phát triển bề vững. Chính vì lẽ đó, với sự chấp thuận của khoa Môi trường và công nghệ Sinh học - trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM nay em xin mạnh dạn tiến hành đề tài“Bước đầu nghiên cứu tình hình ô nhiễm nước mặt tại một số sông chính trên địa bàn Tỉnh Đồng Tháp - đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm”

doc103 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1753 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Bước đầu nghiên cứu tình hình ô nhiễm nước mặt tại một số sông chính trên địa bàn Tỉnh Đồng Tháp - Đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doclancuoicung.doc
  • docMLUC.doc
  • docnhiem_vu.doc
  • doctailieuthamkhao.doc