Sự chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường đã tác động đến mọi mặt đời sống kinh tế – xã hội, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành, các doanh nghiệp. Trong đóù ngành bưu điện cũng đang thay đổi về mặt công nghệ, pháp lý và cả hoạt động kinh doanh để phù hợp với xu hướng tồn cầu và hội nhập, có nhiều cơ hội nhưng cũng lắm thách thức.
Một trong những vấn đề quan trọng quyết định sự thắng bại trong cuộc cạnh tranh trên thị trường của các ngành kinh tế quốc dân nói chung và ngành viễn thông nói riêng là mức độ thích hợp của chất lượng, sự hợp lý về giá cả của hoạt động cung cấp sản phẩm, dịch vụ. Việc phải luôn nâng cao chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh cũng phù hợp với nhiệm vụ đã đặt ra của ngành bưu điện là: “Vừa phục vụ vừa kinh doanh”.
Thông tin bưu điện, mà trong đó tỷ trọng lớn là thông tin viễn thông (tính theo giá trị), ngồi vai trò là ngành cung cấp dịch vụ không thể thiếu được trong đời sống kinh tế, xã hội, chính trị của mỗi nước còn là ngành thuộc kết cấu hạ tầng mang tính công ích, tính xã hội cao. Chính vì vậy, việc nghiên cứu năng lực, khả năng cung cấp dịch vu,ï đặc biệt là chất lượng của dịch vụ viễn thông là việc làm rất quan trọng và cần thiết đối với các cơ quan quản lý nói chung và Tổng công ty Bưu chính Viễn thông nói riêng.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông” với mong muốn Tổng công ty Bưu chính Viễn thông luôn là một trong những đòn bẩy chủ lực, thúc đẩy nền kinh tế nước nhà phát triển vững mạnh, nhanh chóng hồn thành sự nghiệp công nghiệp hố, hiện đại hóa
69 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1203 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt trong luận văn
STT
Từ viết tắt
Từ đầy đủ
BCVTVN
Bưu chính Viễn thông Việt nam
BĐD
Báo động dưới
BĐT
Báo động trên
ETC
Công ty Viễn thông Điện lực
GHD
Giới hạn dưới
GHT
Giới hạn trên
HTQLCL
Hệ thống quản lý chất lượng
ĐTV
Điện thoại viên
ĐTT
Đường trung tâm
QLCL
Quản lý chất lượng
TTNM
Tổn thất nối mạch
VIETEL
Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội
VISHIPEL
Công ty Truyền thông Điện tử Hàng Hải
3G
3rd Generation - Thế hệ thứ ba
BBC
Business Cooperation Contract – Hợp đồng hợp tác kinh doanh
BT
British Telecoms – Hãng viễn thông Anh
CDMA
Code Division Multiple Access – Đa truy nhập phân chia theo mã
GDP
Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm quốc nội
GPC
GSM, Paging and Card – Điện thoại di động, nhắn tin và điện thoại dùng thẻ
GPRS
General Packet Radio Service - Dịch vụ vô tuyến gói chung
GSM
Global System for Mobile Communications – Hệ thống thông tin di động tồn cầu
GW
Gateway – Cổng
ITC
International Telecommunications Center – Trung tâm Viễn thông Quốc tế
ITU
International Telecommunications Union – Tổ chức Liên minh Viễn thông Quốc tế
L – TM
Local Tandem Switch – Tổng đài chuyển tiếp nội hạt
LS
Local Station – Tổng đài nội hạt
ODA
Official Development Assistance – Hổ trợ phát triển chính thức
OECD
Organization of Economic Cooperation Development – Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế
OFC
Optical Fiber Cable System – Hệ thống cáp sợi quang
PO
Personal Operator – Bàn khai thác của điện thoại viên
PSTN
Public Switching Telephone Network – Mạng điện thoại công cộng
PTIT
Posts and Telecommunications Institute of Technology – Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
RS
Tổng đài vệ tinh
SDH
Synchronous Digital Hierarchy – Phân cấp số đồng bộ
SMS
Short Message Service – Dịch vụ nhắn tin ngắn
SPT
Saigon Posts & Telecommunications Service Corporation – Công ty Cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài gòn
TQC
Total Quality Control – Kiểm sốt chất lượng tồn diện
TQM
Total Quality Management – Quản lý chất lượng đồng bộ
VDC
Vietnam Data Communication Company – Công ty Điện tốn và Truyền số liệu Việt nam
VMS
Vietnam Mobile Service – Công ty thông tin di động Việt nam
VNPT
Vietnam Posts and Telecommunications Corporation – Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt nam
VOIP
Voice over Internet Protocol – Dịch vụ điện thoại truyền theo phương thức qua internet
VTI
Vietnam Telecom International Company – Công ty Viễn thông Quốc tế
VTN
Vietnam Telecom National Company – Công ty Viễn thông liên tỉnh
WDM
Wavelength Division Multiplexing – Ghép kênh phân chia theo bước sóng
WTO
Wordl Trade Organization – Tổ chức Thương mại Thế giới
Danh mục các bảng
STT
Bảng
Tên bảng
2. 1
Sản lượng điện thoại 2 chiều Hồ Chí Minh – Hà Nội
2. 2
Tỷ lệ cuộc gọi điện thoại thành công tại Việt Nam
2. 3
Tỷ lệ cuộc gọi thành công của một số nước trong khu vực
2. 4
Tỷ lệ tổn thất nối mạch các cuộc gọi điện thoại ở Anh
2. 5
Tỷ lệ cuộc gọi qua điện thoại viên được trả lời dưới 15 giây tại Anh
2. 6
Tình hình khiếu nại của khách hàng
2. 7
Mức độ xảy ra sự cố và thời gian xử lý sự cố ở các nước
2. 8
Tình hình sử dụng các dịch vụ điện thoại cộng thêm
2. 9
Mức độ hài lòng của khách hàng về mặt kỹ thuật với dịch vụ di động
2. 10
Mức độ hài lòng của khách hàng về mặt phục vụ với dịch vụ di động
2. 11
Đánh giá của khách hàng về dịch vụ trả tiền trước
2. 12
Bán kính phục vụ bình quân một bưu cục
2. 13
Mật độ điện thoại trên mạng viễn thông Việt Nam
2. 14
So sánh cước nội hạt tại Việt Nam với cươc nội hạt bình quân thế giới
3. 1
Phân bổ lưu lượng của các ITC
3. 2
Bảng hệ số không đồng đều của tải
3. 3
Bảng hệ số tập trung tải theo giờ
3. 4
Bảng thống kê tỷ lệ tổn thất nối mạch
3. 5
Tỷ trọng khách hàng sử dụng dịch vụ VOIP tại Đồng Nai và Hà Nội
3. 6
Tỷ trọng nhóm khách hàng sử dụng dịch vụ điện thoại theo giờ
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
STT
Đồ thị
Tên đồ thị
2. 1
Sản lượng điện thoại 2 chiều Hồ Chí Minh – Hà Nội
3. 1
Biểu đồ kiểm tra chất lượng nối mạch điện thoại
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài.
Sự chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường đã tác động đến mọi mặt đời sống kinh tế – xã hội, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành, các doanh nghiệp. Trong đóù ngành bưu điện cũng đang thay đổi về mặt công nghệ, pháp lý và cả hoạt động kinh doanh để phù hợp với xu hướng tồn cầu và hội nhập, có nhiều cơ hội nhưng cũng lắm thách thức.
Một trong những vấn đề quan trọng quyết định sự thắng bại trong cuộc cạnh tranh trên thị trường của các ngành kinh tế quốc dân nói chung và ngành viễn thông nói riêng là mức độ thích hợp của chất lượng, sự hợp lý về giá cả của hoạt động cung cấp sản phẩm, dịch vụ. Việc phải luôn nâng cao chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh cũng phù hợp với nhiệm vụ đã đặt ra của ngành bưu điện là: “Vừa phục vụ vừa kinh doanh”.
Thông tin bưu điện, mà trong đó tỷ trọng lớn là thông tin viễn thông (tính theo giá trị), ngồi vai trò là ngành cung cấp dịch vụ không thể thiếu được trong đời sống kinh tế, xã hội, chính trị của mỗi nước còn là ngành thuộc kết cấu hạ tầng mang tính công ích, tính xã hội cao. Chính vì vậy, việc nghiên cứu năng lực, khả năng cung cấp dịch vu,ï đặc biệt là chất lượng của dịch vụ viễn thông là việc làm rất quan trọng và cần thiết đối với các cơ quan quản lý nói chung và Tổng công ty Bưu chính Viễn thông nói riêng.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông” với mong muốn Tổng công ty Bưu chính Viễn thông luôn là một trong những đòn bẩy chủ lực, thúc đẩy nền kinh tế nước nhà phát triển vững mạnh, nhanh chóng hồn thành sự nghiệp công nghiệp hố, hiện đại hóa.
2. Mục tiêu giải quyết của luận văn.
Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan về mạng viễn thông Việt nam, về hiện trạng cung cấp các dịch vụ viễn thông, đề tài phân tích những ưu, nhược điểm của hoạt động cung cấp dịch vụ của Tổng công ty. Từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động phục vụ khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông.
3. Nội dung đề tài.
Để thực hiện mục tiêu nói trên, đề tài bao gồm ba chương sau đây:
Chương 1: Những vấn đề chung:
Vị trí, vai trò và xu hướng phát triển của thông tin viễn thông.
Tổng quan về hiện trạng mạng viễn thông Việt nam.
Chất lượng hoạt động viễn thông – Xây dựng hệ thống chỉ tiêu chất lượng
Chương 2: Hiện trạng hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông.
- Hiện trạng thị trường cung cấp dịch vụ
- Phân tích về loại hình và chất lượng hoạt động cung cấp dịch vụ
- Tổng hợp đánh giá chất lượng hoạt động.
Chương 3: Các giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông.
- Các giải pháp nâng cao chất lượng.
- Kiến nghị với Nhà nước, Bộ Bưu chính Viễn thông và Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt nam.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Cơ sở lý luận khoa học được vận dụng trong luận văn này là hệ thống lý luận của học thuyết Mác – Lê nin, các lý thuyết về khoa học kinh tế và quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về ngành viễn thông.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng để thực hiện đề tài này là: Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh, dự báo… Từ đây rút ra những kinh nghiệm để đưa ra các giải pháp để hoạt động sản xuất viễn thông được tốt hơn.
5. Phạm vi nghiên cứu.
Hiện nay, Tổng công ty đang kinh doanh rất nhiều dịch vụ viễn thông, nhưng do thời gian, điều kiện nghiên cứu và năng lực có hạn nên trong đề tài, người viết chỉ đi sâu nghiên cứu về hai loại dịch vụ có doanh thu chiếm tỷ trọng lớn trong ngành viễn thông là: Điện thoại cố định và điện thoại di động. Từ kết quả đi sâu nghiên cứu hai dịch vụ này chúng ta đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ viễn thông nói chung.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
1.1. VỊ TRÍ, VAI TRÒ VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THÔNG TIN VIỄN THÔNG.
1.1.1. Vị trí, vai trò của thông tin viễn thông.
Ngành viễn thông là ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng của nền kinh tế quốc dân, là công cụ của Đảng, Nhà nước, phục vụ an ninh quốc phòng, góp phần nâng cao dân trí văn minh xã hội. Nó đóng góp một phần không nhỏ trong tổng sản phẩm quốc dân hay trong tổng tổng sản phẩm quốc nội. Trước đây ngành viễn thông nước ta còn lạc hậu, tỷ trọng trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chỉ chiếm khoảng 0.52% vào năm 1991. Ngày nay ngành viễn thông Việt Nam chiếm được vị trí ngày càng cao hơn trong nền kinh tế quốc dân: Tỷ trọng của ngành viễn thông trong GDP ở các năm gần đây như sau: 1995 – 1,75%, 1996 – 2,1%, 1997 – 2,2%, 1998 – 2,4% (Nguồn: Niên giám thống kê 1995 - 1999).
Trong năm 2002 mạng Viễn thông Việt nam đã phát triển mới trên một triệu (1.200.000) máy điện thoại, đưa tổng số máy điện thoại trên mạng tồn quốc lên hơn 5.567.000 máy, đạt mật độ 6,92 máy/100 dân. Tổng doanh thu phát sinh đạt 21.000 tỷ đồng, vượt 6,6% so với kế hoạch, tăng 12,89% so với năm 2001.
(Doanh thu viễn thông chiếm khoảng 96% trong tổng doanh thu bưu chính viễn thông – 20.160 tỷ đồng), nộp ngân sách Nhà nước hơn 3.300 tỷ đồng, vượt 15% kế hoạch đăng ký với Nhà nước. Thông tin di động Vinaphone đã khai thác chuyển vùng quốc tế với hơn 30 nước; Mobiphone khai thác chuyển vùng trên 40 nước.
Tính bình quân cho cả thời kỳ 1993 – 2000, mức đóng góp của ngành Bưu chính viễn thông (mà chủ yếu là viễn thông) vào hiệu quả kinh tế xã hội như sau:
Về đóng góp cho ngân sách Nhà nước: Giai đoạn 1993 – 2000, tính trung bình cứ 1 đồng vốn của Tổng công ty bỏ ra thì tăng thu được cho ngân sách nhà nước là 0,16 đồng hay cứ 1000 đồng vốn đầu tư bỏ ra thì ngân sách Nhà nước thu thêm được 160 đồng. Đây là một tỷ lệ khá cao so với các ngành khác: Trong số 17 Tổng công ty 91, mức nộp ngân sách của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt nam đứng thứ hai, sau Tổng công ty Dầu khí.
Về đóng góp cho sự tăng trưởng của nền kinh tế: Trong thời kỳ 1993 – 2000, trung bình cứ 1 đồng giá trị tổng sản phẩm quốc nội của cả nước tăng thêm thì đầu tư của Tổng công ty đóng góp là 0,026 đồng hay nói cách khác cứ 100 đồng GDP tăng trưởng của cả nước thì trong đó có có 2,6 đồng của Tổng công ty. Xếp theo thứ tự, mức đóng góp cho sự tăng trưởng của nền kinh tế trong 17 Tổng công ty 91, Tổng công ty BCVTVN đứng thứ 3 sau Tổng công ty Dầu khí và Điện lực.
Bưu chính viễn thông nói chung, ngành viễn thông nói riêng từ khi thành lập cho đến nay luôn là công cụ phục vụ đắc lực cho sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền trong mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng, văn hóa, ngoại giao, giáo dục… Thông tin viễn thông giữ vai trò quan trọng trong việc truyền đạt các đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, phổ cập pháp luật đến nhân dân.
Trong quá trình phân công lao động xã hội, các ngành của nền kinh tế quốc dân như: Bưu điện, giao thông vận tải, xây dựng đường sá, cung ứng vật tư kỹ thuật… được gọi là các ngành thuộc kết cấu hạ tầng. Những ngành này giữ vai trò then chốt trong việc tạo ra điều kiện hoạt động cần thiết, chung nhất cho tồn bộ nền sản xuất xã hội. Theo xu hướng phát triển kinh tế hiện nay, những ngành này ngày càng chiếm vị trí cao hơn trong nền kinh tế quốc dân. Vì viễn thông là ngành thuộc kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện cho nền sản xuất xã hội phát triển, cho nên ngành viễn thông cần phải được đầu tư với tốc độ nhanh, đi trước một bước để tạo tiền đề cho các ngành kinh tế khác phát triển. Nếu như các ngành thuộc kết cấu hạ tầng chậm phát triển hay bị lạc hậu thì hiệu quả hoạt động của nền sản xuất tồn xã hội sẽ không cao. Sự phát triển của các phương tiện thông tin, sự tăng trưởng của sản lượng dịch vụ được cung ứng bởi ngành bưu điện, một mặt nó làm tăng thu nhập quốc dân của đất nước, mặt khác nó làm tăng hiệu quả hoạt động của tồn bộ nền kinh tế quốc dân. Đây là hiệu quả kinh tế của ngành bưu điện. Chính vì vậy cần phải tăng tốc độ phát triển của các ngành thuộc kết cấu hạ tầng, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay.
Ngồi ra, ngành viễn thông còn phục vụ trực tiếp đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, phục vụ nhu cầu giao lưu tình cảm của mọi tầng lớp nhân dân. Nhờ sử dụng dịch vụ viễn thông mọi người tiết kiệm thời gian đi lại, công sức, chi phí, giảm tắt nghẽn giao thông, giảm ô nhiễm môi trường… bảo vệ và giữ gìn tài sản cũng như sức khỏe của nhân dân.
1.1.2. Xu hướng phát triển viễn thông của các nước trên thế giới.
Theo ITU (International Telecommunicaiotions Union – Liên minh Viễn thông quốc tế), xu hướng phát triển thị trường viễn thông có thể được tóm tắt bằng bốn từ: Tư nhân hố; Cạnh tranh; Di động và Tồn cầu hố.
Để chuyển sang bốn xu hướng trên, ngành viễn thông đã có một bước tiến thật đáng kể. Trên thực tế, ngành viễn thông chuyển biến quá nhanh, đến nỗi người ta chưa kịp kêu gọi một cuộc cách mạng thì cuộc cách mạng đã diễn ra. Rất nhiều quốc gia đã bắt đầu bước vào cuộc cách mạng này.
1.1.2.1. Tư nhân hố
Trong lĩnh vực viễn thông, quá trình tư nhân hố được tiến hành theo một số bước. Trước tiên là việc tách quản lý nhà nước với sản xuất kinh doanh, cổ phần hố các doanh nghiệp độc quyền, bán cổ phiếu ra công chúng và tiến tới sở hữu tư nhân chiếm cổ phần đa số. Cuối những năm 1980, các nước phát triển đã thực hiện tách bưu chính và viễn thông và bắt đầu tư nhân hố các tổ chức Bưu chính, Viễn thông. Các nước châu Á cũng đi theo xu hướng này.
Tại Việt nam, dưới ảnh hưởng của tồn cầu hố và hội nhập, thị trường viễn thông Việt Nam sẽ theo hướng tự do hố phù hợp với lộ trình đã định để các nhà khai thác trong nước có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của họ bằng việc ứng dụng các thành tựu công nghệ của thế giới và hạ tầng cơ sở thông tin liên lạc hiện có. Từ năm 2000, Tổng cục Bưu điện (nay là Bộ Bưu chính Viễn thông) đã cấp một số giấy phép dịch vụ viễn thông cho: Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội (VIETEL); Công ty Viễn thông điện lực – (ETC); Công ty Cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT), sau khi nhận được giấy phép SPT đã ký hợp đồng hợp tác thương mại với đối tác Hàn quốc (Viễn thông SLD);Công ty Truyền thông Điện tử Hàng Hải (VISHIPEL)…
Cho đến nay, hơn nữa số quốc gia trên thế giới đã thực hiện tư nhân hố hồn tồn hoặc từng phần các nhà khai thác viễn thông chủ đạo của nuớc mình. Thậm chí tại những nước chưa làm được điều này, thị phần của khu vực kinh tế tư nhân đã tăng lên đáng kể. Ngồi ra, ngày càng có nhiều nhà khai thác di động tư nhân mới ra đời, thông qua việc cấp giấy phép của Chính phủ chứ không phải thông qua quá trình tư nhân hố. Những nước có nhà khai thác chủ đạo là tư nhân chiếm 85% doanh thu viễn thông trên thế giới. Còn ở những nước chỉ có các nhà khai thác thuộc sở hữu Nhà nước, doanh thu chỉ chiếm 2% thế giới.
Chúng ta có thể tham khảo thêm dữ liệu về xu hướng tư nhân hố những công ty viễn thông chủ đạo tại Đông á ở phụ lục 1.1, trang 62.
1.1.2.2. Cạnh tranh
Làn sóng cạnh tranh đã và đang lan tràn khắp nơi, mặc dù hầu hết các quốc gia vẫn duy trì độc quyền trong các dịch vụ viễn thông cố định như: như dịch vụ điện thoại nội hạt và đường dài. Tuy nhiên rất nhiều nước hiện nay đã cho phép cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh thông tin di động và internet. Hiện nay ở nhiều nước đang phát triển số thuê bao di động đã vượt số thuê bao cố định. Ở những nước mà luật pháp không cho phép các nhà khai thác dịch vụ viễn thông đa dạng kinh doanh điện thoại quốc tế, cạnh tranh cũng đã len lỏi trong các mảng dịch vụ khác như dịch vụ gọi lại, điện thoại thẻ, chuyển vùng di động và VOIP. Các lĩnh vực dễ chuyển sang cạnh tranh là những lĩnh vực mà do sự phát triển của công nghệ, chính phủ khó có điều kiện cung cấp dịch vụ, ví dụ như các dịch vụ gia tăng giá trị. Lý do hình thành các nhà khai thác công cộng mới là để giảm giá thành và nâng cao chất lượng dịch vụ.
Dữ liệu về sự cạnh tranh của các nhà khai thác lớn ở Châu á Thái Bình Dương được trình bày trong bảng phụ lục 1.2, trang 63.
1.1.2.3. Di động hóa
Trong thời gian đầu đưa ra các dịch vụ di động, hầu hết các nhà khai thác đã không nhận thấy mối đe dọa đối với các dịch vụ điện thoại có dây. Dự báo tăng trưởng dịch vụ di động trước đây rất thấp. Một vài dự báo đầu thập kỷ 90 cho rằng tốc độ tăng trưởng hàng năm của nữa đầu thập kỷ 90 là 15%. Các công ty sản xuất máy đầu cuối di động dự báo thị trường tồn cầu chỉ là 100 triệu thuê bao vào năm 2000. Tuy nhiên thực tế rất khác, tốc độ tăng trưởng trong nữa đầu thập kỷ 90 đã đạt 48,8% và hiện tại số thuê bao cho năm 2000 gấp 4 lần con số mà các nhà sản xuất máy đầu cuối đã dự báo.
Trong tương lai, phần lớn các cuộc quốc tế có thể sẽ được thực hiện từ các thiết bị cầm tay. Những thiết bị như vậy sẽ nhận được các thông tin cập nhật từ các trang Web, từ các nguồn thông tin đa dạng trên khắp thế giới.
1.1.2.4. Tồn cầu hóa:
Tồn cầu hố đã và đang ảnh hưởng đến ngành viễn thông theo 3 hướng:
- Thứ nhất là hoạt động tồn cầu. Rất nhiều nhà khai thác viễn thông mở rộng hoạt động ra nhiều quốc gia khác. Các quốc gia cũng rất chú trọng đến chiến lược thu hút đầu tư nước ngồi.
- Thứ hai là các thỏa thuận khu vực và đa phương. Các chính phủ đang rất coi trọng các bước triển khai tự do hóa thị trường của họ theo các thỏa thuận viễn thông cơ bản của WTO.
- Thứ ba là các dịch vụ tồn cầu mới. Những dịch vụ này bao gồm chuyển vùng thông tin di động, hệ thống vệ tinh tồn cầu, thẻ điện thoại và các dịch vụ khác cho phép khách hàng tiếp tục sử dụng dịch vụ khi đi ra nước ngồi. Các dịch vụ thông qua Internet di động thế hệ thứ ba trong tương lai ngay từ đầu đã được thiết kế với qui mô tồn cầu chứ không phải qui mô quốc gia.
Ngành viễn thông tồn thế giới đang đứng trước bước dịch chuyển lớn lao, đòi hỏi các nhà khai thác chủ đạo cũng phải tự thay đổi chính mình cho phù hợp với môi trường kinh doanh mới đầy biến động mới có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
1.2. TỔNG QUAN VỀ MẠNG VIỄN THÔNG VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP DỊCH VỤ.
1.2.1. Tổ chức quản lý của ngành viễn thông.
1.2.1.1. Tổng quan:
Bộ Bưu chính Viễn thông được thành lập ngày 15/08/2002, quản lý các lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin. Trước đây chức năng này do Tổng cục Bưu điện đảm nhận.
Trước năm 1990, Tổng cục Bưu điện là cơ quan quản lý Nhà nước và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ năm 1990 đến nay với sự đổi mới, quản lý Nhà nước và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh được tách rời.
Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Viêt Nam (VNPT – Viet Nam Post and Telecoms) là doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo qui định pháp luật Việt Nam. Cùng với VNPT, ba công ty khác được cấp giấy phép hoạt động trong lĩnh vực khai thác dịch vụ bưu chính viễn thông là Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội (VIETEL), Công ty Cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (Saigon Postel) và Công ty Truyền thông Điện tử Hàng Hải (VISHIPEL). Vietel và Saigon Postel bắt đầu hoạt động vào năm 1999. Vishipel được cấp giấy phép hoạt động từ tháng 8 năm 2000.
1.2.1.2. VNPT là doanh nghiệp nhà nước chủ đạo, có các chức năng hoạt động sau:
Xây dựng kế hoạch phát triển.
Kinh doanh các dịch vụ bưu chính viễn thông.
Khảo sát, thiết kế, xây dựng công trình bưu chính viễn thông.
Xuất nhập khẩu, cung ứng vật tư thiết bị bưu chính viễn thông.
Sản xuất công nghiệp bưu chính viễn thông.
Tư vấn về lĩnh vực bưu chính viễn thông.
Về kinh doanh khai thác dịch vụ, dưới VNPT có các công ty kinh doanh khai thác cung cấp dịch vụ như: Công ty Viễn thông quốc tế (VTI), Công ty Viễn thông liên tỉnh (VTN), Công ty Điện tốn và truyền số liệu (VDC), Công ty thông tin di động (VMS), Công ty cung cấp dịch vụ viễn thông di động GPC …
Bên cạnh đó, có 4 bưu điện của 4 thành phố trực thuộc trung ương và 57 bưu điện tỉnh thành cùng với khoảng hơn 3.100 bưu cục phục vụ trên tồn quốc đã tạo thành một mạng lưới phục vụ rộng lớn.
Tổng số nhân viên của VNPT khoảng 90.000 cán bộ, công nhân, trong đó số lao động trong lĩnh vực viễn thông chiếm khoảng 50% nhưng doanh thu của ngành viễn thông trong tổng doanh thu bưu chính viễn thông từ năm 1995 đến nay chiếm khoảng 96%.
1.2.1.3.Công ty vi