Đồ án Công nghệ mạng riêng ảo VPN: Các giao thức đường hầm và bảo mật

Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật đặc biệt là Công nghệ thông tin và Viễn thông đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế thế giới. Các tổ chức, doanh nghiệp có nhiều chi nhánh, các công ty đa quốc gia trong quá trình hoạt động luôn phải trao đổi thông tin với khách hàng, đối tác, nhân viên của họ. Chính vì vậy đòi hỏi phải luôn nắm bắt được thông tin mới nhất, chính xác nhất, đồng thời phải đảm bảo độ tin cậy cao giữa các chi nhánh của mình trên khắp thế giới, cũng như với các đối tác và khách hàng. Để đáp ứng được những yêu cầu đó trong quá khứ có hai loại hình dịch vụ Viễn thông mà các tổ chức, doanh nghiệp có thể chọn lựa sử dụng cho kết nối đó là: - Thứ nhất, thuê các đường Leased-line của các nhà cung cấp dịch vụ để kết nối tất cả các mạng con của công ty lại với nhau. Phương pháp này rất tốn kém cho việc xây dựng ban đầu cũng như trong quá trình vận hành, bảo dưỡng hay mở rộng sau này. - Thứ hai, họ có thể sử dụng Internet để liên lạc với nhau, tuy nhiên phương pháp này lại không đáp ứng được tính bảo mật cao. Sự ra đời của kỹ thuật mạng riêng ảo VPN đã dung hoà hai loại hình dịch vụ trên, nó có thể xây dựng trên cơ sở hạ tầng sẵn có của mạng Internet nhưng lại có được các tính chất của một mạng cục bộ như khi sử dụng các đường Leased-line. Vì vậy, có thể nói VPN chính là sự lựa chọn tối ưu cho các doanh nghiệp kinh tế. Với chi phí hợp lý, VPN có thể giúp doanh nghiệp tiếp xúc toàn cầu nhanh chóng và hiệu quả hơn so với các giải pháp mạng diện rộng WAN. Với VPN, ta có thể giảm chi phí xây dựng do tận dụng được cơ sở hạ tầng công cộng sẵn có, giảm chi phí thường xuyên, mềm dẻo trong xây dựng. Ở Việt Nam, khi nền kinh tế cũng đang trong thời kỳ phát triển và hội nhập quốc tế thì nhu cầu sử dụng VPN vừa đáp ứng được các yêu cầu về thông tin, vừa giải quyết được những khó khăn về kinh tế. Với đề tài: ” Công nghệ mạng riêng ảo VPN: Các giao thức đường hầm và bảo mật ” trong Đồ án Tốt nghiệp của mình, tôi hy vọng nó có thể góp phần tìm hiểu Công nghệ VPN, đồng thời góp phần phổ biến rộng rãi kỹ thuật VPN. Nội dung tìm hiểu của đồ án gồm 5 chương sẽ lần lượt trình bày các vấn đề cơ bản nhất của mạng VPN. Chương 1: Nêu một số khái niệm tổng quan, các đặc điểm của VPN, từ đó làm cơ sở để phân loại các mạng VPN, đưa ra các thuận lợi và khó khăn khi sử dụng các loại hình VPN đó. Chương 2: Đây là chương trọng tâm giới thiệu về các giao thức, các đặc điểm và hoạt động của các giao thức đường hầm L2F, PPTP, L2TP, và IPSec được sử dụng trong VPN. Chương 3: Trình bày các thành phần mạng cơ bản của VPN, các vấn đề cần chú ý khi xây dựng VPN. Phần này cũng trình bày ví dụ về thiết lập một phiên trao đổi thông tin trong VPN để từ đó tìm hiểu về các thiết bị, thành tố để xây dựng mạng VPN. Chương 4: Nêu vấn đề bảo mật trong VPN, đây là một phần quan trọng trong VPN. Bảo mật trong VPN bao gồm: quá trình mật mã và xác thực. Trong chương này sẽ giới thiệu các giải pháp, thuật toán mã hoá và xác thực trong VPN. Chương 5: Trình bày một số vấn đề liên quan tới việc quản lý một mạng VPN. Đó là các vấn đề: quản lý bảo mật, quản lý địa chỉ và quản lý hiệu năng. Do nhiều mặt còn hạn chế nên nội dung của đề tài không tránh khỏi những sai sót. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô và bạn đọc. Em xin chân thành cảm ơn Ths Nguyễn Thị Thu Hằng đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành đề tài.

doc46 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2118 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Công nghệ mạng riêng ảo VPN: Các giao thức đường hầm và bảo mật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 2 CÁC GIAO THỨC ĐƯỜNG HẦM VPN Hiện nay có nhiều giải pháp để giải quyết hai vấn đề về đóng gói dữ liệu và an toàn dữ liệu trong VPN, dựa trên nền tảng là các giao thức đường hầm. Một giao thức đường hầm sẽ thực hiện đóng gói dữ liệu với phần Header (và có thể cả Trailer) tương ứng để truyền qua Internet. Giao thức đường hầm là cốt lõi của giải pháp VPN. Có 4 giao thức đường hầm được sử dụng trong VPN đó là: Giao thức định hướng lớp 2 - L2F (Layer 2 Forwarding) Giao thức đường hầm điểm-điểm-PPTP (Point to Point Tunneling protocol) Giao thức đường hầm lớp 2 - L2TP (Layer 2 tunneling protocol) Giao thức bảo mật IP - IPSec (Internet Protocol Security) Giao thức định hướng lớp 2 - L2F Giao thức định hướng lớp 2 L2F do Cisco phát triển độc lập và được phát triển dựa trên giao thức PPP (Point-to-Point Protocol). L2F cung cấp giải pháp cho dịch vụ quay số ảo bằng cách thiết lập một đường hầm bảo mật thông qua cơ sở hạ tầng công cộng như Internet. L2F là giao thức được phát triển sớm nhất, là phương pháp truyền thống để cho những người sử dụng ở xa truy cập vào một mạng công ty thông qua thiết bị truy cập từ xa. L2F cho phép đóng gói các gói PPP trong L2F, định đường hầm ở lớp liên kết dữ liệu. Cấu trúc gói của L2F 1bit 1bit 1bit 1bit 8bit 1bit 3bit 8bit 8bit F K P S Reserved C Version Protocol Sequence Multiplex ID Client ID Length Offset Key Data Ckecksums Hình 2.1: Khuôn dạng gói của L2F Trong đó: F: Trường “Offset” có mặt nếu bit này được thiết lập. K: Trường “Key” có mặt nếu bít này được thiết lập. P_ priority: Gói này là một gói ưu tiên nếu bít này được thiết lập. S: Trường “Sequence” có mặt nếu bít này được thiết lập. Reserved: luôn được đặt là: 00000000. Version : Phiên bản chính của L2F dùng để tạo gói. 3 bit này luôn là 111. Protocol : Xác định giao thức đóng gói L2F. Sequence: Số chuỗi được đưa ra nếu trong L2F Header bít S=1. Multiplex ID: Nhận dạng một kết nối riêng trong một đường hầm (tunnel). Client ID: Giúp tách đường hầm tại những điểm cuối. Length: chiều dài của gói (tính bằng Byte) không bao gồm phần checksum. Offset: Xác định số Byte trước L2F Header, tại đó dữ liệu tải tin được bắt đầu. Trường này có khi bít F=1. Key: Trường này được trình bày nếu bit K được thiết lập. Đây là một phần của quá trình nhận thực. Checksum: Kiểm tra tổng của gói. Trường checksum có nếu bít C=1. 2.1.2 Ưu nhược điểm của L2F Ưu điểm: - Cho phép thiết lập đường hầm đa giao thức. - Được cung cấp bởi nhiều nhà cung cấp. Nhược điểm: - Không có mã hoá. - Yếu trong việc xác thực người dùng. - Không có điều khiển luồng cho đường hầm. 2.1.3 Thực hiện L2F L2F đóng gói những gói ở lớp 2 và trong trường hợp này là đóng gói PPP, truyền xuyên qua một mạng. L2F sử dụng các thiết bị: NAS: Hướng lưu lượng đến và đi từ máy khách ở xa (remote client) và gateway home. Hệ thống ERX hoạt động như NAS. Tunne:l Định hướng đường đi giữa NAS và home gateway. Một đường hầm gồm một số kết nối. Home gateway: Ngang hàng với NAS. Kết nối (connection): Là một kết nối PPP trong đường hầm. Trong CLI, một kết nối L2F được xem như là một phiên. Điểm đích (Destination): Là điểm kết thúc ở đầu xa của đường hầm. Trong trường hợp này thì Home gateway là điểm đích. Hình 2.2: Mô hình đặc trưng L2F 2.1.4 Hoạt động của L2F Hoạt động L2F bao gồm các hoạt động: thiết lập kết nối, đường hầm và phiên làm việc. Ta xem xét ví dụ minh hoạ hoạt động của L2F: Một người sử dụng ở xa quay số tới hệ thống NAS và khởi đầu một kết nối PPP tới ISP. Hệ thống NAS và máy khách trao đổi các gói giao thức điều khiển liên kết LCP (Link Control Protocol). NAS sử dụng cơ sở dữ liệu cục bộ liên quan tới tên vùng (domain name) hay nhận thực RADIUS để quyết định có hay không người sử dụng yêu cầu dịch vụ L2F. Nếu người sử dụng yêu cầu L2F thì quá trình tiếp tục: NAS thu nhận địa chỉ của gateway đích (home gateway). Một đường hầm được thiết lập từ NAS tới gateway đích nếu giữa chúng chưa có đường hầm nào. Sự thành lập đường hầm bao gồm giai đoạn nhận thực từ ISP tới gateway đích để chống lại tấn công bởi những kẻ thứ ba. Một kết nối PPP mới được tạo ra trong đường hầm, điều này tác động kéo dài phiên PPP từ người sử dụng ở xa tới home gateway. Kết nối này được thiết lập như sau: Home gateway tiếp nhận các lựa chọn và tất cả thông tin nhận thực PAP/CHAP, như đã thoả thuận bởi đầu cuối người sử dụng và NAS. Home gateway chấp nhận kết nối hay nó thoả thuận lại LCP và nhận thực lại người sử dụng. Khi NAS tiếp nhận lưu lượng dữ liệu từ người sử dụng, nó lấy gói và đóng gói lưu lượng vào trong một khung L2F và hướng nó vào trong đường hầm. Tại home gateway, khung L2F được tách bỏ, và dữ liệu đóng gói được hướng tới mạng công ty. Quản lý L2F Khi hệ thống đã thiết lập những điểm đích, những đường hầm tunnel, và những phiên kết nối ta phải điều khiển và quản lý lưu lượng L2F như sau: Ngăn cản tạo những điểm đích, những đường hầm tunnel, những phiên mới. Đóng và mở lại tất cả hay chọn lựa những điểm đích, những đường hầm tunnel, những phiên. Có khả năng kiểm tra tổng UDP. Thiết lập thời gian rỗi cho hệ thống và lưu giữ cơ sở dữ liệu vào của những đường hầm và những kết nối. Sự thay đổi một điểm đích làm ảnh hưởng tới tất cả những đường hầm và phiên tới điểm đích đó; Sự thay đổi một đường hầm làm ảnh hưởng tới tất cả các phiên trong đường hầm đó. Ví dụ, Sự kết thúc ở điểm đích đóng tất cả các đường hầm và phiên tới điểm đích đó. L2F cung cấp các lệnh để thực hiện các chức năng. Ví dụ L2F checksum: mục đích để kiểm tra toàn vẹn dữ liệu của các khung L2F sử dụng kiểm tra tổng UDP, ví dụ host 1(config)#l2f checksum L2F destruct-timeout: sử dụng để thiết lập thời gian rỗi, giá trị thiết lập trong dải 10 -:- 3600 giây, ví dụ host1 (config)#l2f destruct-timeout 1200 Giao thức đường hầm điểm-điểm PPTP Giao thức đường hầm điểm–điểm PPTP được đưa ra đầu tiên bởi một nhóm các công ty được gọi là PPTP Forum. Nhóm này bao gồm 3 công ty: Ascend comm., Microsoft, ECI Telematicsunication và US Robotic. Ý tưởng cơ sở của giao thức này là tách các chức năng chung và riêng của truy cập từ xa, lợi dụng cơ sở hạ tầng Internet sẵn có để tạo kết nối bảo mật giữa người dùng ở xa (client) và mạng riêng. Người dùng ở xa chỉ việc quay số tới nhà cung cấp dịch vụ Internet địa phương là có thể tạo đường hầm bảo mật tới mạng riêng của họ. Giao thức PPTP được xây dựng dựa trên chức năng của PPP, cung cấp khả năng quay số truy cập tạo ra một đường hầm bảo mật thông qua Internet đến site đích. PPTP sử dụng giao thức bọc gói định tuyến chung GRE (Generic Routing Encapsulation) được mô tả lại để đóng gói và tách gói PPP, giao thức này cho phép PPTP mềm dẻo xử lý các giao thức khác không phải IP như: IPX, NETBEUI. Do PPTP dựa trên PPP nên nó cũng sử dụng PAP, CHAP để xác thực. PPTP có thể sử dụng PPP để mã hoá dữ liệu nhưng Microsoft đã đưa ra phương thức mã hoá khác mạnh hơn đó là mã hoá điểm - điểm MPPE (Microsoft Point- to- Point Encryption) để sử dụng cho PPTP. Một ưu điểm của PPTP là được thiết kế để hoạt động ở lớp 2 (lớp liên kết dữ liệu) trong khi IPSec chạy ở lớp 3 của mô hình OSI. Bằng cách hỗ trợ việc truyền dữ liệu ở lớp thứ 2, PPTP có thể truyền trong đường hầm bằng các giao thức khác IP trong khi IPSec chỉ có thể truyền các gói IP trong đường hầm. Kiến trúc của PPTP Hình 2.3: Kiến trúc của PPTP PPP và PPTP PPP đã trở thành giao thức quay số truy cập vào Internet và các mạng TCP/IP rất phổ biến hiện nay. Làm việc ở lớp liên kết dữ liệu trong mô hình OSI, PPP bao gồm các phương thức đóng, tách gói cho các loại gói dữ liệu khác nhau để truyền nối tiếp. Đặc biệt, PPP định nghĩa hai bộ giao thức: giao thức điều khiển liên kết LCP (Link Control Protocol) cho việc thiết lập, cấu hình và kiểm tra kết nối; Giao thức điều khiển mạng NCP (Network Control Protocol) cho việc thiết lập và cấu hình các giao thức lớp mạng khác nhau. PPP có thể đóng các gói IP, IPX, NETBEUI và truyền đi trên kết nối điểm-điểm từ máy gửi đến máy nhận. Để viêc truyền thông có thể diễn ra thì mỗi PPP phải gửi gói LCP để kiểm tra cấu hình và kiểm tra liên kết dữ liệu. Khi một kết nối PPP được thiết lập thì người dùng thường đã được xác thực. Đây là giai đoạn tuỳ chọn trong PPP, tuy nhiên nó luôn luôn được cung cấp bởi các ISP. Việc xác thực được thực hiện bởi PAP hay CHAP. Với PAP mật khẩu được gửi qua kết nối dưới dạng văn bản đơn giản và không có bảo mật để tránh khỏi bị tấn công thử và lỗi. CHAP là một phương thức xác thực mạnh hơn, CHAP sử dụng phương thức bắt tay 3 chiều. CHAP chống lại các vụ tấn công quay lại bằng cách sử dụng các giá trị thách đố (challenge value) duy nhất và không thể đoán trước được. CHAP phát ra giá trị thách đố trong suốt và sau khi thiết lập xong kết nối, lập lại các thách đố có thể giới hạn số lần bị đặt vào tình thế bị tấn công. PPTP được thiết kế dựa trên PPP để tạo ra kết nối quay số giữa khách hàng và máy chủ truy cập mạng. PPTP sử dụng PPP để thực hiện các chức năng: Thiết lập và kết thúc kết nối vật lý. Xác thực người dùng. Tạo các gói dữ liệu PPP. Sau khi PPP thiết lập kết nối, PPTP sử dụng các quy luật đóng gói của PPP để đóng các gói truyền trong đường hầm. Để tận dụng ưu điểm của kết nối tạo ra bởi PPP, PPTP định nghĩa hai loại gói: Gói điều khiển; Gói dữ liệu và gán chúng và 2 kênh riêng là kênh điều khiển và kênh dữ liệu. Sau đó PPTP phân tách các kênh điều khiển và kênh và kênh dữ liệu thành luồng điều khiển với giao thức TCP và luồng dữ liệu với giao thức IP. Kết nối TCP được tạo giữa client PPTP và máy chủ PPTP được sủ dụng để trưyền thông báo điều khiển. Các gói dữ liệu là dữ liêu thông thường của người dùng. Các gói điều khiển được gửi theo chu kỳ để lấy thông tin về trạng thài kết nối và quản lý báo hiệu giữa client PPTP và máy chủ PPTP. Các gói điều khiển cũng được dùng để gửi các thông tin quản lý thiết bị, thông tin cấu hình giữa hai đầu đường hầm. Kênh điều khiển được yêu cầu cho việc thiết lập một đường hầm giữa client PPTP và máy chủ PPTP. Phần mềm client có thể nằm ở máy người dùng từ xa hay nằm ở tại máy chủ của ISP. Hình 2.4:Các giao thức dùng trong một kết nối PPTP Sau khi đường hầm được thiết lập thì dữ liệu người dùng được truyền giữa client và máy chủ PPTP. Các gói PPTP chứa các gói dữ liệu IP. Các gói dữ liệu được đóng gói bởi tiêu đề GRE, sử dụng số ID của Host cho điều khiển truy cập, ACK cho giám sát tốc độ dữ liệu truyền trong đường hầm. PPTP hoạt động ở lớp liên kết dữ liệu, nên cần phải có tiêu đề môi trường truyền trong gói để biết gói dữ liệu truyền trong đường hầm theo phương thức nào? Ethernet, Frame Relay hay kết nối PPP? Hình 2.5 : bọc gói PPTP/ GRE PPTP cũng có cơ chế điều khiển tốc độ nhằm giới hạn số lượng dữ liệu truyền đi. Cơ chế này làm giảm tối thiểu dữ liệu phải truyền lại do mất gói. Cấu trúc gói của PPTP *Đóng gói dữ liệu đường hầm PPTP Dữ liệu đường hầm PPTP được đóng gói thông qua nhiều mức: đóng gói khung PPP, đóng gói các gói GRE, đóng gói lớp liên kết dữ liệu. Cấu trúc gói dữ liệu đã được đóng gói Hình 2.6: Cấu trúc gói dữ liệu trong đường hầm PPTP + Đóng gói khung PPP Phần tải PPP ban đầu được mật mã và đóng gói với phần tiêu đề PPP để tạo ra khung PPP. Sau đó, khung PPP được đóng gói với phần tiêu đề của phiên bản sửa đổi giao thức GRE. Đối với PPTP, phần tiêu đề của GRE được sử đổi một số điểm sau: Một bit xác nhận được sử dụng để khẳng định sự có mặt của trường xác nhận 32 bit. Trường Key được thay thế bằng trường độ dài Payload 16bit và trường nhận dạng cuộc gọi 16 bit. Trường nhận dạng cuộc goi Call ID được thiết lập bởi PPTP client trong quá trình khởi tạo đường hầm PPTP. Một trường xác nhận dài 32 bit được thêm vào. GRE là giao thức cung cấp cơ chế chung cho phép đóng gói dữ liệu để gửi qua mạng IP. + Đóng gói các gói GRE Tiếp đó, phần tải PPP đã được mã hoá và phần tiêu đề GRE được đóng gói với một tiêu đề IP chứa thông tin địa chỉ nguồn và đích cho PPTP client và PPTP server. + Đóng gói lớp liên kết dữ liệu Do đường hầm của PPTP hoạt động ở lớp 2 - Lớp liên kết dữ liệu trong mô hình OSI nên lược đồ dữ liệu IP sẽ được đóng gói với phần tiêu đề (Header) và phần kết thúc (Trailer) của lớp liên kết dữ liệu. Ví dụ, Nếu IP datagram được gửi qua giao diện Ethernet thì sẽ được đóng gói với phần Header và Trailer Ethernet. Nếu IP datagram được gửi thông qua đường truyền WAN điểm tới điểm thì sẽ được đóng gói với phần Header và Trailer của giao thức PPP. * Xử lý dữ liệu đường hầm PPTP Khi nhận được dữ liệu đường hầm PPTP, PPTP client hay PPTP server sẽ thực hiện các bước xử lý: xử ký và loại bỏ phần Header và Trailer của lớp liên kết dữ liệu. Xử lý và loại bỏ IP Header. Xử lý và loại bỏ GRE Header và PPP Header. Giải mã hoặc/và giải nén phần PPP payload nếu cần thiết. Xử lý phần payload để nhận hoặc chuyển tiếp. * Sơ đồ đóng gói PPTP Hình 2.7: Sơ đồ đóng gói PPTP Quá trình: Các IP datagram, IPX datagram, hoặc NetBEUI frame được đưa tới giao diện ảo bằng giao thức tương ứng (giao diện ảo đại diện cho kết nối VPN) sử dụng NDIS (Network Driver Interface specification). NDIS đưa gói dữ liệu tới NDISWAN, nơi thực hiện mật mã, nén dữ liệu và cung cấp PPP header. Phần mào đầu PPP này chỉ bao gồm trường mã số giao thức PPP (PPP protocol ID field), không có các trường flag và FCS (frame check sequence). Giả định trưòng địa chỉ và điều khiển đã được thoả thuận ở giao thức điều khiển đường truyền LCP (Link Control Protocol) trong quá trình kết nối PPP. NDISWAN gửi dữ liệu tới giao thức PPTP, nơi đóng gói khung PPP với phần mào đầu GRE. Trong GRE header, trường Call ID đựoc đặt giá trị thích hợp để xác định đường hầm. Giao thức PPTP sau đó sẽ gửi gói vừa hình thành tới giao thức TCP/IP. TCP/IP đóng gói dữ liệu đường hầm PPTP với phần mào đầu IP, sau đó gửi gói kết quả tới giao diện đại diện cho kết nối quay số tới ISP địa phương sử dụng NDIS. NDIS gửi gói NDISWAN, nó cung cấp các phần PPP header và trailer. NDISWAN gửi khung PPP kết quả tới cổng WAN tương ứng đại diện cho phần cứng quay số. Đường hầm PPTP cho phép người dùng và ISP có thể tạo ra nhiều loại đuờng hầm khác nhau. Người dùng có thể chỉ định điểm kết thúc của đường hầm ở ngay tại máy tính của mình nếu có cài PPTP, hay tại máy chủ của ISP (máy tính của ISP phải hỗ trợ PPTP). Có hai lớp đường hầm: Đường hầm tự nguyên và đường hầm bắt buộc. Đường hầm tự nguyện: được tạo ra theo yêu cầu của người dùng. Khi sử dụng đường hầm tự nguyện, người dùng có thể đồng thời mở một đường hầm bảo mật thông qua Internet và có thể truy cập đến một Host trên Internet bởi giao thức TCP/IP bình thường. Đường hầm tự nguyện thường được sư dụng để cung cấp tính riêng tư và toàn vẹn dữ liệu cho lưu lượng Intranet được gửi thông qua Internet. Đường hầm bắt buộc được tạo ra không thông qua người dùng nên nó trong suốt đối với người dùng. Điểm kết thúc của đương hầm bắt buộc nằm ở máy chủ truy cập từ xa. Tất cả dữ liệu truyền đi từ người dùng qua đường hầm PPTP đều phải thông qua RAS. Do đường hầm bắt buộc định trước điểm kết thúc và người dùng không thể truy cập phần còn lại của Internet nên nó điều khiển truy nhập tốt hơn so với đường hầm tự nguyện. Nếu vì tính bảo mật mà không cho người dùng truy cập Internet công cộng thì đường hầm bắt buộc ngăn không cho họ truy cập Internet công cộng nhưng vẫn cho phép họ dùng Internet để truy cập VPN (nghĩa là chỉ cho truy cập và được các site trong VPN mà thôi). Một ưu điểm nữa của đường hầm bắt buộc là một đuờng hầm có nhiều điểm kết nối. Đặc tính này làm giảm yêu cầu băng thông cho các ứng dụng đa phiên làm việc. Một khuyết điểm của đường hầm bắt buộc là kết nối từ RAS đến người dùng nằm ngoài đường hầm nên dễ bị tấn công. Hình 2.8 : đường hầm bắt buộc và đường hầm tự nguyện Sử dụng RADIUS để cung cấp đường hầm bắt buộc có một vài ưu điểm đó là: Các đường hầm có thể được định nghĩa và kiểm tra dựa trên xác thực người dùng và tính cước dựa vào số điện thoại, các phương thức xác thực khác như thẻ bài (token) hay thẻ thông minh (smart card). Xác thực người dùng quay số từ xa (RADIUS) RADIUS (Remote Authentication Dial-In User Service) sử dụng kiểu client/ server để chứng nhận một cách bảo mật và quản trị các kết nối mạng từ xa của các người dùng trong các phiên làm việc. RADIUS client/server sử dụng máy chủ truy cập mạng NAS để quản lý kết nối người dùng. Ngoài chức năng của máy chủ truy cập mạng nó còn có một số chức năng cho RADIUS client. NAS sẽ nhận dạng người dùng, thông in về mật khẩu rồi chuyển đến máy chủ RADIUS. Máy chủ RADIUS sẽ trả lại trạng thái xác thực là chấp nhận hay từ chối dữ liệu cấu hình cho NAS để cung cấp dịch vụ cho người dùng. RADIUS tạo một cơ sở dữ liệu tập trung về người dùng, các loại dịch vụ sẵn có, một dải modem đa chủng loại. Trong RADIUS thông tin người dùng được lưu trong máy chủ RADIUS. RADIUS hỗ trợ cho máy chủ Proxy, là nơi lưu giữ thông tin người dùng cho mục đích xác thực, cấp quyền và tính cước, nhưng nó không cho phép thay đổi dữ liệu người dùng. Máy chủ Proxy sẽ định kỳ cập nhật cơ sở dữ liệu người dùng từ máy chủ RADIUS. Để RADIUS có thể điều khiển việc thiết lập một đường hầm, nó cần phải lưu các thuộc tính của đường hầm. Các thuộc tính này bao gồm: giao thức đường hầm được sử dụng (PPTP hay L2TP), địa chỉ của máy chủ và môi trường truyền dẫn trong đường hầm được sử dụng. Khi kết hợp đường hầm với RADIUS, có ít nhất 3 tuỳ chọn cho xác thực và cấp quyền: Xác thực và nhận cấp quyền một lần tại RAS đặt tại cuối đường hầm. Xác thực và nhận cấp quyền một lần tại RAS đặt tại cuối đường hầm và cố gắng chuyển đáp ứng của RADIUS đến đàu xa của đường hầm. Xác thực tại hai đầu của đường hầm. Tuỳ chọn thứ nhất có độ tin cậy rất kém do chỉ yêu cầu một mình ISP điều khiển tiến trình truy cập mạng. Tuỳ chọn thứ hai có độ tin cậy trung bình, nó phụ thuộc cách RADIUS trả lời xác thực. Tuỳ chọn thứ ba có độ tin cậy cao và làm việc tốt nếu như sử dụng máy chủ Proxy RADIUS. Xác thực và mã hoá Các client PPTP được xác thực cũng tương tự như các client RAS được xác thực từ máy chủ PPP. Microsoft hỗ trợ xác thực CHAP, PAP, MS-CHAP. MS-CHAP sử dụng hàm băm MD4 để tạo thẻ bài thách đố từ mật khẩu của người dùng. PAP và CHAP có nhược điểm là cả hai dựa trên mật khẩu lưu tại máy đầu xa và tại máy cục bộ. Nếu như máy tính bị điều khiển bởi kẻ tấn công từ mạng thì mật khẩu sẽ thay đổi. Với PAP và CHAP không thể gán các đặc quyền truy cập mạng khác nhau cho những người dùng khác nhau tại cùng một máy tính ở xa. Bởi vì khi cấp quyền đã được gán cho một máy tính thì mọi người dùng tại máy tính đó đều có đặc quyền truy cập mạng như nhau. Với PPTP thì dữ liệu được mã hoá theo mã hóa điểm-điểm của Microsoft – MPPE (Microsoft point-to-Point Encryption). Phương thức này dựa trên chuẩn RSA RC4, giao thức điều khiển nén CCP (Compression Control Protocol) được sử dụng bởi PPP để thoả hiệp việc mã hoá. MS-CHAP được dùng để kiểm tra tính hợp lý người dùng đầu cuối tại tên miền Windows NT. Hình 2.9: Mã hoá gói trong PPTP Một khoá phiên 40 bit được sử dụng cho mã hoá nhưng người dùng tại Mỹ có thể cài đặt một phần mềm nâng cấp lên 128 bit. MPPE mã hoá các gói PPP tại client trước khi chuyển chúng vào đường hầm PPTP nên các gói được bảo mật từ trạm làm việc đến máy chủ PPTP. Việc thay đổi khoá phiên có thể được thoả thuận lại sau mỗi gói hay sau một số gói. Đường hầm kết nối LAN-LAN Giao thức PPTP nguyên thuỷ chỉ tập trung hỗ trợ cho việc quay số kết nối vào một mạng riêng thông qua mạng Internet, những đường hầm kết nối LAN-LAN không được hỗ trợ. Mãi đến khi Microsoft giới thiệu máy chủ định hướng và truy cập từ xa (Routing and Remote Access Server) cho NT server 4.0 thì mới hỗ trợ đường hầm kết nối LAN-LAN. Kể từ đó các nhà cung cấp khác cũng đã cung cấp các máy chủ tương thích với PPTP có hỗ trợ đường hầm kết nối LAN-LAN. Đường hầm kết nối LAN-LAN diễn ra giữa hai máy chủ PPTP, giống như IPSec dùng 2 cổng nối bảo mật để kết nối 2 mạng LAN. Tuy nhiên, do kiến trúc PPTP không có hệ thống quản lý khoá nên việc cấp quyền và xác thực được điều khiển bởi CHAP hoặc thông qua MS-CHAP. Để tạ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChuong 2.doc
  • docChuong 1.doc
  • docChuong 3.doc
  • docchuong 4.doc
  • docchuong 5.doc
  • docket luan.doc
  • docmo dau.doc
  • docMUC LUC.doc
  • docPHU LUC.doc
  • docTAI LIEU THAM KHAO.doc
  • docthuat ngu viet tat.doc
  • pptTrinh bay.PPT