Đồ án Đánh giá hiện trạng hoạt động của các trang trại và đề xuất mô hình trang trại sinh thái tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai

Từ xa xưa, con người đã biết làm nông nghiệp để phục vụ cho đời sống sinh hoạt của gia đình. Xã hội ngày càng phát triển, làm nông nghiệp không chỉ phục vụ cho lợi ích cá nhân, mà sản phẩm nông nghiệp còn trở thành một hàng hoá trao đổi trong đời sống. Quy mô sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển, nó không ngừng ở quy mô hộ gia đình mà còn phát triển thành một quy mô lớn hơn đó là hình thức sản xuất kinh tế trang trại, cung cấp một lượng lớn hàng hoá cho xã hội. Trang trại ngày càng phát triển, những vấn đề phát sinh càng lớn như: Chất thải trong chăn nuôi (chất thải rắn, mùi hôi hôi phát sinh ) đây là một trong những nguyên nhân lớn gây ô nhiễm môi trường, việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thuốc trừ sâu nhằm tăng năng suất cây trồng, nhưng ngược lại gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ con người về việc nông sản bị nhiễm độc từ việc sử dụng quá mức các thành phần trên, và làm ô nhiễm môi sinh. Nông nghiệp ngày càng phát triển cùng với sự tiến bộ khoa học kỹ thuật như là tạo ra những ưu thế lai, những nguồn gen tốt. Do đó, đứng trước những vấn đề nan giải trên đòi hỏi phải có một nền nông nghiệp phát triển bền vững tạo ra các sản phẩm nông sản sạch đem lại hiệu quả kinh tế, mà còn đảm bảo về mặt môi trường và sức khoẻ con người. Dựa vào những yếu tố trên, tôi đã chọn tên đề tài đồ án tốt nghiệp là: “Đánh giá hiện trạng hoạt động của các trang trại và đề xuất mô hình trang trại sinh thái tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai” nhằm vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế và góp phần cải thiện chất lượng môi trường cho các trang trại ở Việt Nam trong quá trình cạnh tranh với các sản phẩm ngoại nhập và tăng cường tính cạnh tranh trong xuất khẩu.

doc87 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1735 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Đánh giá hiện trạng hoạt động của các trang trại và đề xuất mô hình trang trại sinh thái tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU Đặt vấn đề Từ xa xưa, con người đã biết làm nông nghiệp để phục vụ cho đời sống sinh hoạt của gia đình. Xã hội ngày càng phát triển, làm nông nghiệp không chỉ phục vụ cho lợi ích cá nhân, mà sản phẩm nông nghiệp còn trở thành một hàng hoá trao đổi trong đời sống. Quy mô sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển, nó không ngừng ở quy mô hộ gia đình mà còn phát triển thành một quy mô lớn hơn đó là hình thức sản xuất kinh tế trang trại, cung cấp một lượng lớn hàng hoá cho xã hội. Trang trại ngày càng phát triển, những vấn đề phát sinh càng lớn như: Chất thải trong chăn nuôi (chất thải rắn, mùi hôi hôi phát sinh…) đây là một trong những nguyên nhân lớn gây ô nhiễm môi trường, việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thuốc trừ sâu nhằm tăng năng suất cây trồng, nhưng ngược lại gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ con người về việc nông sản bị nhiễm độc từ việc sử dụng quá mức các thành phần trên, và làm ô nhiễm môi sinh. Nông nghiệp ngày càng phát triển cùng với sự tiến bộ khoa học kỹ thuật như là tạo ra những ưu thế lai, những nguồn gen tốt. Do đó, đứng trước những vấn đề nan giải trên đòi hỏi phải có một nền nông nghiệp phát triển bền vững tạo ra các sản phẩm nông sản sạch đem lại hiệu quả kinh tế, mà còn đảm bảo về mặt môi trường và sức khoẻ con người. Dựa vào những yếu tố trên, tôi đã chọn tên đề tài đồ án tốt nghiệp là: “Đánh giá hiện trạng hoạt động của các trang trại và đề xuất mô hình trang trại sinh thái tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai” nhằm vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế và góp phần cải thiện chất lượng môi trường cho các trang trại ở Việt Nam trong quá trình cạnh tranh với các sản phẩm ngoại nhập và tăng cường tính cạnh tranh trong xuất khẩu. Tính cấp thiết của đề tài - Theo Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP của Chính phủ ngày 2 tháng 2 năm 2000: “Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thủy sản” - Quyết định số 53/2003/QĐ – BNN về việc ban hành các danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam. Tuy có những lọai thuốc bảo vệ thực vật bị cấm sử dụng, nhưng vì những lợi ích cá nhân, người ta vẫn sử dụng và làm nguy hại đến sức khỏe con người. Do đó, cần phải có những biện pháp ngăn chặn tích cực để tạo ra những sản phẩm tốt. - Những vấn đề về an toàn thực phẩm đang được chú trọng, mức sống người dân ngày càng cao, họ càng quan tâm đến sức khoẻ của mình. Những vấn đề về nông sản bị nhiễm độc đang là mối lo lắng cho người tiêu dùng, đòi hỏi phải có một nguồn nông sản sạch cung cấp cho người dân. - Vấn đề về môi trường càng được chú trọng, người dân hiện nay có xu hướng mua hàng hoá có nhãn sinh thái thân thiện với môi trường. - Mô hình trang trại hiện nay không chỉ hướng đến lợi ích kinh tế, mà còn phải đảm bảo về mặt cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường. Nhiệm vụ của đồ án tốt nghiệp này là xây dựng một mô hình trang trại sinh thái, đã thoả mãn được nhu cầu thành lập trang trại hiện nay không chỉ hường đến lợi ích kinh tế mà còn thân thiện với môi trường. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu của đề tài Mục tiêu - Nhằm đánh giá hiện trạng môi trường phát sinh ra trong quá trình sản xuất ở các trang trại của Huyện. - Hướng tới một nền nông ngiệp bền vững thân thiện với môi sinh là xây dựng nên mô hình trang trại sinh thái. Đối tượng Các trang trại đang hoạt động ở điạ bàn Huyện. Từ đây nếu có khả quan, sẽ nhân rộng mô hình ở các tỉnh thành khác trong cả nước. Tình hình nghiên cứu trong nước và thế giới Trong nước Việt Nam từ lâu đã biết đến mô hình “nuôi trồng sinh thái” mà ta quen gọi là “mô hình VAC” (Vườn – Ao –Chuồng). Mô hình này là mô hình tiền thân của trang trại sinh thái. - Về cơ bản, mô hình VAC và mô hình trang trại sinh thái đều có các tiêu chí như không dùng phân tổng hợp, hoá chất/thuốc, và dựa trên các nền vật chất hữu cơ như phân gia súc, phụ phẩm nông nghiệp luân canh, kết hợp nuôi bằng thức ăn tự nhiên… - Vào cuối năm 1995, một nhà khoa học người Anh – tiến sĩ Thomas R. Preston đã dưa ra sáng kiến thành lập trang trại sinh thái nhiệt đới ở Việt Nam. Nội dụng của sáng kiến này là thành lập một trang trại mà nơi đó mọi chất thải đều đựơc tái sử dụng, các chu trình sản xuất khép kín, giảm thiểu đầu ra ô nhiễm một cách tối đa, giải quyết được các vấn đề về môi trường như phân gia súc, nước thải trong chăn nuôi., tiết kiệm chi phí: thực ăn, phân bón cho đầu vào ở trang trại. Sáng kiến này giúp cho nguời chủ trang trại không những về lợi ích kinh tế mà còn cả về mặt môi trường. - Vào cuối năm 1996, ý tưởng bắt đầu đi vào xây dựng và được gọi là “Trang Trại Sinh Thái – ECOFARM”. Nhưng sau đó, kế hoạch dời địa đểm sang Campuchia vào tháng 7 năm 1999. - Và hiện nay, ở Việt Nam có rất ít mộ hình trang trại sinh thái đúng chuẩn mực. Thế giới - Từ những năm 1980, mô hình trang trại sinh thái đã được áp dụng ở nhiều nơi trên thế giới như Hà Lan, Mỹ, Costa Rica, Pháp, Đức.. - Từ sau những khủng hoảng về bệnh bò điên, chất độc đioxin, bệnh lỡ mồm long móng và bệnh của lợn do virus gây ra cũng như mối quan tâm về cây trồng biến đổi gen (GMO), Châu Âu đã chú trọng hơn trong việc nuôi trồng sinh thái từ hơn một thập kỉ nay. - Trên thế giới hiện nay đang có một xu huớng chung là dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường, có dán nhãn sinh thái. Do vậy, việc xây dựng một trang trại theo hướng sinh thái là một nhu cầu tất yếu hiện nay trên thế giới không chỉ riêng Việt Nam. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Đây là cơ sở giúp cho địa phương thực thi các giải pháp về môi trường cho các trang trại. - Góp phần thúc đầy một nền nông nghiệp phát triển bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế cao. - Giải quyết các vấn đề nóng bỏng trong sản xuất nông ngiệp như tác hại của phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật đến sức khoẻ của người tiêu dùng Phương pháp luận Đất nước chúng ta hiện nay phát triển vẫn dựa vào nông nghiệp là chính, đây là nền kinh tế truyền thống của nước ta ngoài trồng lúa nước, hoa màu, ngũ cốc, còn chăn nuôi gia súc, gia cầm…Quá trình nuôi trồng và sau khi thu họach phát sinh ra một lượng chất thải khá lớn (phân gia súc, gia cầm, thân cây, lá cây), trong đó chứa một hàm lượng chất hữu cơ cao, có thể dùng làm chất đốt, phân bón cho cây trồng để tiết kiệm một phần chi phí cho sản xuất. Mô hình kinh tế trang trại là một hoạt động kinh tế chủ lực của huyện Trảng Bom hiện nay. Mô hình này càng được nhân rộng và phát triển, thì những vấn đề phát sinh như lương chất thải quá lớn không có biện pháp xử lý , việc sử dụng quá mức phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu sẽ là những rào cản lớn cho sản phẩm của trang trại gia nhập vào thị trường, và tiến xa hơn nữa là xuất khẩu ra nước ngoài. Cho nên việc xây dựng và quy họach trang trại hiện tại theo hướng trang trại sinh thái là rất cần thiết. Mô hình trang trại sinh thái: cung cấp một lượng hàng hoá nông sản cho thị trường, đảm bảo một lợi nhuận vững chắc, luôn thiếp thu những giải pháp khoa học kỹ thuật mới, để giải quyết các vần đề môi trường trong chăn nuôi. Chu trình khép kín trong trang trại sinh thái tiết kiệm chi phí đầu vào (thức ăn, phân bón ) cho sản xuất. Tuy nhiên, bên cạnh hướng quy hoạch và xây dựng trang trại hiện tại theo hướng sinh thái thì vẫn có nhiểu hướng khác, nhưng ở đây chúng tôi muốn nhấn mạnh tới quan điểm của đề tài này là thân thiện với thiên nhiên, chú trọng đến sức khỏe người tiêu dùng nhưng cũng không quên tới lợi ích kinh tế của nhà sản xuất. Để thực hiện đồ án này, trước tiên phải xem xét đến hiện trạng môi trường , kinh nghiệm của các hộ dân đã thành công, kinh nghiệm của các trang trại trên thế giới. Để làm được điều này, tôi đã tiến hành điều tra thực địa và tìm kiếm các thông tin về mô hình trang trại sinh thái của châu Âu,vấn đề của trang trại đang gặp phải, để từ đó đề xuất một mô hình trang trại sinh thái thích hợp cho địa phương. Nội dung nghiên cứu Biên hội và tổng hợp tài liệu Thu thập tài liệu về vị trí địa lý, tình hình kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên, các số liệu hiện trạng môi trường (quan trắc môi trường). Hiện trạng hoạt động kinh tế và xã hội của huyện Tham khảo các tài liệu, tạp chí và các đề tài nghiên cứu đã thực hiện. Tổng hợp đánh giá tài liệu đã có, xây dựng kế hoạch nghiên cứu tiếp theo Khảo sát, điều tra hiện trạng môi trường và công tác QLMT ở các trang trại Xây dựng phiếu điều tra và lập kế hoạch điều tra về hiện trạng môi trường và tình hình QLMT. Xây dựng nội dung và biểu mẫu cho phiếu điều tra và thống kê Trong quá trình điều tra kết hợp phương pháp quan sát để đánh giá nhanh và có kết quả khách quan hơn Thống kê số liệu và xử lý kết quả Xử lý số liệu điều tra và đánh giá hiện trạng dựa vào điều tra Dùng phương pháp ma trận đánh giá hiện trạng môi trường và tình hình QLMT Lập bảng ma trận đánh giá hiện trạng môi trường nhằm phân tích tình trạng môi trường ở các trang trại. Đề xuất xây dựng mô hình trang trại sinh thái thích hợp với điều kiện kinh tế xã hội của Huyện Trảng Bom. Đề xuất công tác đánh giá vòng đời sản phẩm LCA cho nông sản sản xuất từ trang trại sinh thái Giới hạn của đề tài Do thời gian hạn hẹp, nên đồ án tốt ngiệp này chỉ đưa ra mô hình xây dựng trang trại sinh thái mà chưa có thể áp dụng vào một trang trại điển hình. Phương hướng phát triển của đề tài - Mô hình trang trại sinh thái đuợc hình thành, ta có thể tiến xa hơn đến một loại hình khác đó là du lịch sinh thái. - Việc thành lập trang trại sinh thái cùng với công tác đánh giá vòng đời sản phẩm LCA, đây có thể là bước đầu tiên trong quá trình đưa sản phẩm trang trại có một chỗ đứng trong thị trường đảm bảo về chất lượng sản phẩm mà không tác động đến môi trường (sản phẩm xanh – sản phẩm thân thiện với môi trường). CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI 2.1 Điều kiện tự nhiên 2.1.1 Vị trí địa lý: diện tích tự nhiên Huyện Trảng Bom là một huyện trung du, phía Nam giáp huyện Long Thành, phía Đông giáp huyện Thống Nhất, phía Tây giáp thành phố Biên Hoà, phía Bắc giáp huyện Vĩnh Cữu. - Tổng diện tích tự nhiên là 326.14 km2, chiếm 5.54% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh Hình 1: Bản đồ địa lý của huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai 2.1.2 Điều kiện tự nhiên 2.1.2.1 Địa hình – thổ nhưỡng - Huyện Trảng Bom mang đặc trưng của địa hình trung du, độ dốc phổ biến 3-150, chủ yếu bao gồm những dãy đồi thoải lượn có độ cao trung bình 86-105 cm và những đồng bằng cục bộ. - Đất nông nghiệp có bốn loại chính, trong đó phần lớn là đất đỏ Bazan và đất phù sa cổ thích hợp cho vùng chuyên canh: cà phê, tiêu, điều, bắp , mì và các loại cây ăn trái đặc sản. Còn lại là đất cát và đất xám bạc màu thích hợp cho xây dựng trang trại chăn nuôi có qui mô lớn. 2.1.2.2 Khí hậu – Thời tiết Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có hai mùa tương phản nhau (mùa khô và mùa mưa). Nhiệt độ cao quanh năm là điều kiện cho phát triển cây trồng nhiệt đới, đặc biệt là cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao. Nhiệt độ bình quân năm là 25-260C chênh lệch nhiệt độ cao nhất giữa tháng nóng nhất và lạnh nhất là 4.20C ; số giờ nắng trung bình từ 5-9, 6-8 giờ/ngày. Lượng mưa tương đối lớn và phân bố theo vùng và theo vụ. Lượng mưa tương đối lớn khoảng 2155.9 mm. 2.1.3 T ài nguyên thiên nhiên Tài nguyên khoáng sản có Puzlan làm nguyên liệu phụ gia xi măng, trữ lượng 20 triệu tấn, một số mỏ đá quý, mỏ đá Bazan, than bùn, cuội sỏi làm nguyên liệu chế biến phân bón và vật liệu xây dựng Ưu thế về đặc thù tự nhiên là nhân tố quan trọng trong đinh hướng phát triển các loại cây lâu năm, cây ngắn ngày và cây lương thực như: cao su, cà phê, tiêu, cây ăn quả, điều, chôm chôm, sầu riêng, ngô, mía, bông và các loại đỗ, lúa nước. 2.2 Tình hình hoạt động kinh tế xã hội 2.2.1 Kinh tế 2.2.1.1 Nông – Lâm nghiệp – Thủy sản - Diện tích đất nông nghiệp là 27.142 ha theo thống kê năm 2005. - Giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 18.5% cơ cấu sản phẩm quốc nội, đạt 610.425 triệu đồng Bảng 1: Bảng thống kê sử dụng đất trong nông nghiệp năm 2005 ĐẤT DIỆN TÍCH (đơn vị: ha) Đất sản xuất nông nghiệp Đất trồng cây hàng năm Đất trồng lúa Đất cỏ dùng vào chăn nuôi Đất trồng cây hàng năm khác Đất trồng cây lâu năm 24.666 8.850 3.303 0 5.546 15.816 Đất lâm nghiệp Đất rừng sản xuất Đất rừng phòng hộ Đất rừng đặc dụng 1.588 1.549 3 36 Đất nuôi trồng thủy sản 674 Đất làm muối 0 Đất nông nghiệp khác 215 Tổng cộng : 27.142 ha (Nguồn Niên giám thống kê năm 2005) Nhận xét : Diện tích đất nông nghiệp chiếm gần 84% diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Đây chứng tỏ tiềm năng nông nghiệp của Huyện là rất lớn. Bảng 2: Bảng thống kê giá trị sản xuất nông- lâm -thuỷ sản CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ TÍNH NĂM 2005 A.Giá trị sản xuất nông nghiệp Triệu đồng 576.599 Phân theo ngành: 1. Trồng trọt 2. Chăn nuôi 3. Dịch vụ nông nghiệp Triệu đồng 325.299 Triệu đồng 228.022 Triệu đồng 23.278 Phân theo thành phần kinh tế 1. Quốc doanh 2. Ngoài quốc danh Triệu đồng 25.967 550.631 Diện tích giao trồng cây hàng năm Trong đó: diện tích lúa Ha 20.879 6.129 Tổng SL lương thực cây có hạt quy lúa Tấn 57.935 Tổng diện tích cây lâu năm Ha 13.917,3 Chăn nuôi 1. Tổng đàn heo 2. Tổng đàn trâu 3. Tổng đàn bò 4. Tổng đàn gia cầm Con 204.634 304 4.270 1000 con 583,395 B. Giá trị sản xuất lâm nghiệp Quốc Doanh Ngoài Quốc doanh Triệu đồng 8.231 C. Giá trị sản xuất thủy sản Quốc Doanh Ngoài Quốc Doanh Triệu đồng 25.595 1. Đánh bắt Triệu đồng 840 2. Nuôi trồng Triệu đồng 24.755 (Nguồn Niên giám thống kê năm 2005) Nhận xét: giá trị sản xuất nông nghiệp đóng góp đáng kể cho kinh tế của Huyện. 2.2.1.2 Công nghiệp - Huyện hiện nay có ba khu công nghiệp : Sông Mây, Bàu Xéo, Hố Nai - Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 1855430 triệu đồng , chiếm 59.5% tổng sản phẩm quốc nội Bảng 3: Bảng thống kê cơ sở sản xuất công nghiệp, lao động và giá trị sản xuất công nghiệp năm 2005 CHỈ TIÊU SỐ CƠ SỞ SỐ LAO ĐỘNG (NGƯỜI) GIÁ TRỊ SẢN XUẤT (TRIỆU ĐỒNG) I.Chia theo thành phần kinh tế - Quốc doanh - Ngoài quốc doanh 816 37.656 1.886.430 II.Chia ra cấp quản lý - Tỉnh - Huyện - Liên doanh với nước ngoài 738 4.468 142.372 81 33.188 1.724.058 III.Chiatheo ngành cấp 2: -Công nghiệp khai thác mỏ -Chế biến lương thực-thực phẩm -Dệt -May -Giày da -Gỗ -Giấy -Hoá chất và sản phẩm từ hoá chất -Cao su -Chất khoáng phi kim loại -Sản phẩm từ kim loại -Sản xuất máy móc thiết bị điện -Sản xuất Radio,Tivi, Thiết bị điện -Sản xuất thiết bị vận tải -Sản xuất sửa chữa phương tiện vận tải khác -Sản xuất giường, tủ, bàn ghế 9 84 6.490 235 1.694 298.900 9 894 36.445 126 1.703 28.697 15 15.913 546.380 58 1.169 40.295 11 6.3 25.289 6 292 52.726 9 1.708 116.589 31 489 33.198 112 1.009 44.168 4 582 93.588 1 74 30.949 46 3.891 227.215 26 1.635 163.004 118 4.916 122.497 (Nguồn Niên giám thống kê năm 2005) 2.2.2 Xã hội 2.2.2.1 Dân số – tỉ lệ nam nữ Trảng Bom là một huyện mới tách từ huyện Thống Nhất cũ, nên có rất nhiều sự đổi mới, có những xã diện tích tự nhiên lớn nhưng mất độ dân số không đông. Bảng 4: Bảng thống kê dân số và mật độ dân số, tỉ lệ nam nữ STT ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỐ ẤP DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN (KM2) DÂN SỐ TRUNG BÌNH (NGƯỜI) MẬT ĐỘ DÂN SỐ (NGƯỜI/KM2) DÂN SỐ NAM NỮ 1 TT Trảng Bom 5 9,78 14.875 1.521 7492 7363 2 Xã Cây Gáo 4 17,05 9.993 583 5025 5066 3 Xã Thanh Bình 4 27,35 22.927 436 6034 6081 4 Xã Sông Trầu 8 43,13 12.498 290 6322 6378 5 Xã Đồi 61 4 25,71 7.232 281 3658 3688 6 Xã An Viễn 6 22,12 4.345 196 2918 2215 7 Xã Bàu Hàm 4 22,48 10.171 452 5144 5185 8 Xã Sông Thao 3 26,29 9.030 343 4567 4604 9 Xã Hưng Thịnh 3 17,06 7.864 461 3979 4010 10 Xã Đông Hòa 2 11,43 10.038 878 5087 5111 11 Xã Trung Hòa 2 15,11 10.306 628 5223 5246 12 Xã Tây Hòa 3 14,8 10.299 696 5219 5245 13 Xã Quảng Tiến 4 7,17 10.481 1.462 5289 5359 14 Xã Bình Minh 3 14,47 16.665 1.152 8411 8518 15 Xã Giang Điền 5 8,93 4.528 507 2285 2314 16 Xã Bắc Sơn 5 24,35 19.302 793 9745 9867 17 Xã Hố Nai 3 4 18,91 19.887 1.052 10042 10167 ( Nguồn Niên giám thống kê năm 2005) Nhận xét: là một huyện mới tách ra từ Huyện Thống Nhất,với một Huyện mới nên mật độ dân số chưa cao.Nhưng với những tiềm năng về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, Trảng Bom có tiềm năng phát triển kinh tế nông nghiệp rất lớn. 2.2.2.2 Lao động và phân bố lao động trong các ngành Trảng Bom là Huyện lao động tập trung vào nông nghiệp là chính , số lao động tham gia vào công việc quản lý nhà nước và công ngiệp chiếm số ít. Qua bảng cân đối lao động cho thấy lực lượng lao động của huyện chiếm hơn 50% dân số toàn huyện, đậy là một lực lượng lao động dồi dào, rất thích hợp cho một nền kinh tế đa năng cả nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Bảng 5: Bảng cân đối lao động xã hội năm 2005 CHỈ TIÊU NĂM 2005 (NGƯỜI) I. Lao động trong độ tuổi toàn huyện 1. Số người trong độ tuổi lao động mà không có khả năng lao động 2. Số người trong độ tuổi lao động mà có khả năng lao động 103.112 1.758 101.354 II. Số người ngoài độ tuổi lao động mà tham gia lao động 2.144 III. Nguồn lao động 103.498 IV. Cân đối lao động 1. Lao động làm việc trong các ngàng KTQD 1.1 Trong tuổi lao động 1.2 Ngoài tuổi lao động 2. Số người trong tuổi lao động đang đi học 3. Số người trong tuổi lao động làm nội trợ 4. Số người trong độ tuổi lao động có việc tạm thời 5. Số người trong độ tuổi lao động chưa có việc làm 6. Số người trong độ tuổi lao động không có nhu cầu làm việc 82.145 80.096 2.049 6.125 9.231 1.258 4.105 634 ( Nguồn Niên giám thống kê năm 2005) Bảng 6: Lao động xã hội làm việc trong các ngành KTQD năm 2005 CHỈ TIÊU NĂM 2005 A. Nông – lâm nghiệp 33.841 B. Thủy sản 398 C. Công nghiệp khai thác mỏ 168 D. Công nghiệp chế biến 23.610 E. Sản xuất phân phối điện 128 F. Xây dựng 4.112 G. Thương nghiệp sưả chữa 10.425 H. Khách sạn – nhà hàng 2.580 I. Vận tải kho bãi – TT liên lạc 2.144 J. Tài chính tín dụng 98 K. Hoạt động KH – CN 17 L. Các hoạt động liên quan 130 M . Quản lý nhà nước 675 N. Giáo dục – Đào tạo 1.868 O. Y tế và hoạt động cứu trợ 444 P. Hoạt động văn hoá thể thao 108 Q. Các hoạt động Đảng, đoàn thê’ 285 T. Hoạt động cá nhân và cộng đồng 766 U. Hoạt động làm thuê 340 V. Hoạt động của các tổ chức 8 ( Nguồn Niên giám thống kê năm 2005) CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Định nghĩa trang trại – Trang trại sinh thái – Kinh tế trang trại ¶ Trang trại : là loại hình sản xuất nông ngiệp của hộ gia đình nông dân, hình thành và phát triển trong điều kiện kinh tế thị trường từ phương thức sản xuất này thay thế phương thức sản xuất phong kiến. Trang trại được hình thành từ cơ sở các hộ tiểu nông sau khi phá bỏ cái vỏ bọc sản xuất tự cấp tự túc khép kín, vươn lên sản xuất nhiều nông sản hàng hoá tiếp cận với thị trường, từng bước thích nghi với nền kinh tế cạnh tranh.(PGS.PTS Lâm Quang Huyên) Trang trại : là một dải đất dài hoặc mặt nước bất kỳ tạo nên bởi một hoặc nhiều khoảnh đất dùng đề trồng trọt và chăn nuôi dưới sự quản lý của chủ đất hoặc người thuê đất. Trang trại là một bộ phận của hệ thống lớn – đó là hệ thống nông nghiệp bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản… (PGS.TS Phạm Văn Côn – TS.Phạm Thị Hương) ¶ Trang trại sinh thái : là mô hình kinh tế trang trại theo định hướng sinh thái, sản xuất sản phẩm sạch bằng các quy trình sản xuất thân thiện với thiên nhiên. (GĐ dự án Nguyễn Vĩnh Thái) Trang trại sinh thái đưa ra một cái nhìn mới về hệ thống lương thực của chúng ta nơi mà có thế củng cố đất trồng, bảo vệ không khí và nguồn nước, khuyến khích những hệ sinh thái và kinh tế khác nhau, và gìn giữ cuộc sống nông thôn trên tất cả các mặt của việc sản xuất ra lương thực tốt c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluanvanHien_sua_1.doc
  • docBGIAOD~1.DOC
  • docBIA.doc
  • docDANHMC~1.DOC
  • docDANHMC~2.DOC
  • docM___c_l___c.doc
  • docPHNPHL~1.DOC
  • docT__i_li___u_tham_kh___o.doc
  • docT__m_t___t_________n.doc
Tài liệu liên quan