Đồ án Đánh giá hiện trạng môi trường 5 năm tỉnh Bình Phước và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường

Tỉnh Bình Phước là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp với Campuchia, phía Tây và Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh và Campuchia, phía Đông giáp tỉnh Đắc Nông, Lâm Đồng và Đồng Nai, phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Bình Dương và Đồng Nai. Bình Phước là tỉnh nối tiếp giữa Tây Nguyên và đồng bằng Nam Bộ có diện tích tự nhiên là 6.874,62 km2 và tọa độ địa lý: Từ 11017’ đến 12019’ vĩ độ Bắc và từ 106024’ đến 107025’ kinh độ Đông. Trong quá trình phát triển kinh tế, các hoạt động kinh tế xã hội, làm chất lượng môi trường của tỉnh ngày càng có xu hướng suy giảm và diễn biến phức tạp hơn. Tỉnh đang phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường cần giải quyết như:  Nguồn nước mặt trên địa bàn tỉnh bị ô nhiễm cục bộ do nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất không qua xử lý mà thải trực tiếp xuống hệ thống sông suối.  Ô nhiễm môi trường không khí do các hoạt động sản xuất công nghiệp (chế biến hạt điều, cao su, bột mì, bột giấy và khai thác đá xây dựng ), hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh.  Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn không được thu gom triệt để, hình thức xử lý chủ yếu là chôn lấp.  Tài nguyên đất bị thoái hóa, bạc màu, xói mòn do phương thức canh tác lạc hậu.  Suy thoái tài nguyên rừng, đa dạng sinh học do khai thác, đốt phá rừng, nhu cầu đất đai cho trồng trọt

doc94 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1724 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Đánh giá hiện trạng môi trường 5 năm tỉnh Bình Phước và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BOD5 : Nhu cầu oxy sinh hóa 5 ngày BVMT : Bảo vệ Môi trường COD : Nhu cầu oxy hóa học DTTN : Diện tích tự nhiên ĐTM : Đánh giá tác động môi trường KCN : Khu công nghiệp QLMT : Quản lý môi trường QL : Quốc lộ QCVN : Quy chuẩn Việt Nam TN&MT : Tài nguyên và Môi trường UBND : Ủy ban nhân dân XLNT : Xử lý nước thải WB : Ngân hàng thế giới WWF : Qũy Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Biến thiên giá trị pH trong nước mặt qua các đợt 18 Biểu đồ 2.2: Biến thiên giá trị DO trong nước mặt qua các đợt 19 Biểu đồ 2.3: Biến thiên giá trị SS trong nước mặt qua các đợt 20 Biểu đồ 2.4: Biến thiên giá trị BOD trong nước mặt qua các đợt 21 Biểu đồ 2.5: Biến thiên giá trị COD trong nước mặt qua các đợt 22 Biểu đồ 2.6: Biến thiên giá trị NH4+ trong nước mặt qua các đợt 23 Biểu đồ 2.7: Biến thiên giá trị NO3- trong nước mặt qua các đợt 24 Biểu đồ 2.8: Biến thiên giá trị photphat trong nước mặt qua các đợt 25 Biểu đồ 2.9: Biến thiên giá trị Fe trong nước mặt qua các đợt 26 Biểu đồ 2.10: Biến thiên giá trị Clorua trong nước mặt qua các đợt 27 Biểu đồ 2.11: Biến thiên giá trị Cu trong nước mặt qua các đợt 28 Biểu đồ 2.12: Biến thiên giá trị Pb trong nước mặt qua các đợt 29 Biểu đồ 2.13: Biến thiên giá trị As trong nước mặt qua các đợt 30 Biểu đồ 2.14: Biến thiên giá trị Zn trong nước mặt qua các đợt 31 Biểu đồ 2.15: Biến thiên giá trị Xyanua trong nước mặt qua các đợt 32 Biểu đồ 2.16: Biến thiên giá trị Coliform trong nước mặt qua các đợt 33 Biểu đồ 2.17: Biến thiên giá trị dầu mỡ trong nước mặt qua các đợt 34 Biểu đồ 2.18a: Biến thiên giá trị pH trong nước giếng khoan qua các năm 37 Biểu đồ 2.18b: Biến thiên giá trị pH trong nước giếng đào qua các năm 37 Biểu đồ 2.19a: Biến thiên hàm lượng TDS của giếng khoan qua các năm 38 Biểu đồ 2.19b: Biến thiên hàm lượng TDS của giếng đào qua các năm 38 Biểu đồ 2.20a: Biến thiên hàm lượng Clo của giếng khoan qua các năm 39 Biểu đồ 2.20b: Biến thiên hàm lượng Clo của giếng đào qua các năm 39 Biểu đồ 2.21a: Biến thiên hàm lượng Sulfat của giếng khoan qua các năm 40 Biểu đồ 2.21b: Biến thiên hàm lượng Sunfat của giếng đào qua các năm 40 Biểu đồ 2.22a: Biến thiên hàm lượng Nitrat của giếng khoan qua các năm 41 Biểu đồ 2.22b: Biến thiên hàm lượng Nitrat của giếng đào qua các năm 41 Biểu đồ 2.23a: Biến thiên hàm lượng Nitrit của giếng khoan qua các năm 42 Biểu đồ 2.23b: Biến thiên hàm lượng Nitrit của giếng đào qua các năm 42 Biểu đồ 2.24a: Biến thiên hàm lượng Coliform của giếng khoan qua các năm 43 Biểu đồ 2.24b: Biến thiên hàm lượng Coliform của giếng đào qua các năm 43 Biểu đồ 2.25a: Biến thiên hàm lượng Cu của giếng khoan qua các năm 44 Biểu đồ 2.25b: Biến thiên hàm lượng Cu của giếng đào qua các năm 44 Biểu đồ 2.26a: Biến thiên hàm lượng Mn của giếng khoan qua các năm 45 Biểu đồ 2.26b: Biến thiên hàm lượng Mn của giếng đào qua các năm 45 Biểu đồ 2.27a: Biến thiên hàm lượng Fe của giếng khoan qua các năm 46 Biểu đồ 2.27b: Biến thiên hàm lượng Fe của giếng đào qua các năm 46 Biểu đồ 2.28a: Biến thiên hàm lượng Zn của giếng khoan qua các năm 47 Biểu đồ 2.28b: Biến thiên hàm lượng Zn của giếng đào qua các năm 47 Biểu đồ 2.29a: Biến thiên hàm lượng Asen của giếng khoan qua các năm 48 Biểu đồ 2.29b: Biến thiên hàm lượng Asen của giếng đào qua các năm 48 Biểu đồ 2.30a: Biến thiên hàm lượng NH4+ của giếng khoan qua các năm 49 Biểu đồ 2.30b: Biến thiên hàm lượng NH4+ của giếng đào qua các năm 49 Biểu đồ 2.31: Biến thiên hàm lượng bụi trong không khí trên địa bàn tỉnh 54 Biểu đồ 2.32: Biến thiên hàm lượng khí NO2 trong không khí trên địa bàn Tỉnh Biểu đồ 2.33: Biến thiên hàm lượng SO2 trong không khí trên địa bàn Tỉnh 55 Biểu đồ 2.34 : Biến thiên hàm lượng CO trong không khí trên địa bàn tỉnh 55 Biểu đồ 2.35: Biến thiên hàm lượng NH3 trong không khí trên địa bàn Tỉnh 56 Biểu đồ 2.36: Biến thiên hàm lượng hơi Pb trong không khí trên địa bàn Tỉnh 56 Biểu đồ 2.37: Biến thiên nhiệt độ trong không khí trên địa bàn Tỉnh 57 Biểu đồ 2.38: Biến thiên độ ẩm trong không khí trên địa bàn Tỉnh 57 Biểu đồ 2.39: Biến thiên độ ồn trong không khí trên địa bàn Tỉnh 58 Biểu đồ 2.40: Bảng biến thiên hàm lượng As trong đất 64 Biểu đồ 2.41: Bảng biến thiên hàm lượng Cd trong đất 64 Biểu đồ 2.42: Bảng biến thiên hàm lượng Cu trong đất 65 Biểu đồ 2.43: Bảng biến thiên hàm lượng Zn trong đất 65 Biểu đồ 2.44: Bảng biến thiên hàm lượng Zn trong đất 66 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Phước giai đoạn 2005 – 2009 Bảng 2.1: Vị trí quan trắc mẫu nước mặt Bảng 2.2: Các vị trí quan trắc nước ngầm Bảng 2.3: Vị trí quan trắc mẫu không khí Bảng 2.4: Vị trí quan trắc mẫu đất Bảng 3.1: Các bệnh thường gặp do ô nhiễm môi trường tỉnh Bình Phước LỜI MỞ ĐẦU Đặt vấn đề Tỉnh Bình Phước là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp với Campuchia, phía Tây và Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh và Campuchia, phía Đông giáp tỉnh Đắc Nông, Lâm Đồng và Đồng Nai, phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Bình Dương và Đồng Nai. Bình Phước là tỉnh nối tiếp giữa Tây Nguyên và đồng bằng Nam Bộ có diện tích tự nhiên là 6.874,62 km2 và tọa độ địa lý: Từ 11017’ đến 12019’ vĩ độ Bắc và từ 106024’ đến 107025’ kinh độ Đông. Trong quá trình phát triển kinh tế, các hoạt động kinh tế xã hội, làm chất lượng môi trường của tỉnh ngày càng có xu hướng suy giảm và diễn biến phức tạp hơn. Tỉnh đang phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường cần giải quyết như: Nguồn nước mặt trên địa bàn tỉnh bị ô nhiễm cục bộ do nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất không qua xử lý mà thải trực tiếp xuống hệ thống sông suối. Ô nhiễm môi trường không khí do các hoạt động sản xuất công nghiệp (chế biến hạt điều, cao su, bột mì, bột giấy và khai thác đá xây dựng …), hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh. Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn không được thu gom triệt để, hình thức xử lý chủ yếu là chôn lấp. Tài nguyên đất bị thoái hóa, bạc màu, xói mòn do phương thức canh tác lạc hậu. Suy thoái tài nguyên rừng, đa dạng sinh học do khai thác, đốt phá rừng, nhu cầu đất đai cho trồng trọt … Mục đích và nội dung đề tài 2.1 Mục đích đề tài Đồ án nêu lên sự tương tác qua lại giữa các lĩnh vực kinh tế xã hội với các thành phần môi trường; nêu lên hiện trạng các thành phần môi trường tỉnh Bình Phước. Từ đó, đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp để bảo vệ môi trường. Nội dung của đề tài Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của tỉnh bình phước Thu thập số liệu về hiện trạng môi trường tỉnh Bình Phước Hiện trạng môi trường nước Hiện trạng môi trường không khí Hiện trạng môi trường đất Đánh giá tác động ô nhiễm đến môi trường Đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường Giới hạn đề tài Dự án đánh giá hiện trạng môi trường 5 năm từ 2005-2009 là một dự án lớn của tỉnh. Nên đòi hỏi phải có thời gian dài và nguồn nhân lực. Hơn thế nửa, dự án gặp khó khăn trong quá trình thu thập số liệu. Do trong khuôn khổ của luận văn của một sinh viên với thời gian có hạn nên đề tài không thể đánh giá hết mọi vấn đề môi trường của tỉnh nên trong báo cáo chỉ đánh giá giá được hiện trạng môi trường nước, không khí, đất của tỉnh Bình Phước. 3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập thông tin: Tổng hợp và phân tích nghiên cứu có liên quan để thu thập các thông tin cần thiết. Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập số liệu từ các cơ quan, Internet và các dự án, đề tài có liên quan. Phương pháp xử lý số liệu: Nhập các thông tin đã thu thập được vào phần mềm Excel, xử lý và đưa ra bảng số liệu, dựa vào các bảng số liệu và biểu đồ để phân tích và đánh giá. Phương pháp so sánh: Sử dụng các số liệu thu thập được để so sánh và rút ra nhận xét. Phương pháp đánh giá: dựa trên các số liệu đã thu thập và phân tích được để đánh giá và nhận xét vấn đề. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ – XÃ HỘI TỈNH BÌNH PHƯỚC Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý Tỉnh Bình Phước là một tỉnh miền núi nằm về phía Tây của vùng Đông Nam Bộ. Có diện tích tự nhiên là 6.874,62 km2 (chiếm khoảng 2,07% diện tích cả nước và bằng khoảng 30% diện tích vùng Đông Nam Bộ), được giới hạn trong tọa độ địa lý từ 11017’ đến 12019’ vĩ độ Bắc và 106024’ đến 107025’ kinh độ Đông. Hiện tại tỉnh Bình Phước có 7 huyện (Bù Gia Mập, Đồng Phú, Hớn Quản, Bù Đăng, Lộc Ninh, Bù Đốp, Chơn Thành) và 3 thị xã (Đồng Xoài, Phước Long, Bình Long) với 5 thị trấn, 13 phường và 103 xã. Tính đến hết năm 2008, dân số toàn tỉnh là 861.931 người, mật độ trung bình 124 người/km2. Ranh giới hành chính được xác định bởi: Hình 1.1: Bản đồ hành chánh tỉnh Bình Phước - Phía Bắc giáp với Campuchia. - Phía Tây và Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Campuchia. - Phía Đông giáp tỉnh Đắc Nông, Lâm Đồng và Đồng Nai. - Phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Bình Dương và Đồng Nai. Bình Phước được coi là bản lề chiến lược, tiếp giáp giữa trung du và đồng bằng, là tỉnh có đường biên giới với Campuchia dài 240 km nên có vị trí chiến lược rất quan trọng đối với an ninh quốc gia. 1.1.2 Địa hình Tỉnh Bình Phước có địa hình rất đa dạng và phức tạp, trong tỉnh vừa có địa hình đồi núi thấp lại vừa có địa hình trung du xen lẫn với đồng bằng nhỏ hẹp và bàu trũng. Địa hình có xu hướng thoải dần từ Đông, Đông Bắc về phía Tây, Tây Nam, bề mặt địa hình bị phân cắt mạnh bởi hệ thống sông, rạch, suối khá dày dạng cành cây; dựa vào hình thái có thể phân chia thành các dạng địa hình chính sau: - Địa hình núi thấp: Cao độ tuyệt đối từ 300 - 600 m, tạo thành chủ yếu từ những núi lửa cũ hoặc núi sót rải rác thuộc phần cuối của dãy Trường Sơn từ Tây Nguyên đổ xuống. Tập trung kiểu địa hình này có ở Phước Long, Bù Đăng, Bắc Đồng Phú và một số ít ở Bình Long, Lộc Ninh. - Địa hình đồi và đồi núi thấp: Cao độ tuyệt đối từ 100 – 300 m, có bề mặt lượn sóng nhẹ, kết nối với các dãy Bazan đá phiến thuộc huyện Lộc Ninh, Bù Đăng, Bắc Đồng Xoài. Các đồi có đỉnh bằng, sườn dốc và thoải (3 - 5o). Đây là kiểu địa hình bóc mòn - tích tụ. - Địa hình bằng trũng: Địa hình này thuộc các vùng đất tích tụ là các bồi trũng, các bằng phẳng giữa đồi núi cao 100 – 200 m, và nơi đây vật liệu hình thành đất thô, chứa nhiều xác thực vật kém phân hủy, do quá trình canh tác đất ngày một thuần thục hơn. 1.1.3 Đặc trưng khí hậu Tỉnh Bình Phước thuộc khí hậu Đông Nam Bộ mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới xích đạo gió mùa, chia ra 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô thường kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Các đặc điểm khí hậu thể hiện qua các yếu tố khí tượng như sau: - Chế độ mưa: Lượng mưa bình quân hàng năm biến động từ 2.045 - 2.325 mm. Mùa mưa thường diễn ra từ tháng 5 đến tháng 11 và chiếm 90% lượng mưa cả năm. Số ngày mưa trong năm khoảng 142 ngày, mưa nhiều nhất vào các tháng 7, 8, và tháng 9, các tháng 1, 2, 3 thường ít có mưa. Mưa gây lũ thường xảy ra vào các tháng 8, 9, 10. - Nhiệt độ không khí: Do nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu, cận xích đạo nên Bình Phước có nhiệt độ bình quân trong năm cao đều và ổn định từ 25,8 - 26,20C. Nhiệt độ bình quân thấp nhất là 21,5 - 220C. Nhiệt độ bình quân cao nhất từ 31,7 - 32,20C. Nhìn chung sự thay đổi nhiệt độ qua các tháng không lớn, khoảng 0,7 - 3,00C. - Nắng: Nằm trong vùng dồi dào nắng. Tổng tích ôn bình quân trong năm từ 9.288 – 9.3600C. Tổng số giờ nắng trong năm trung bình từ 2.400 - 2.500 giờ. Số giờ nắng bình quân trong ngày 6,2 – 6,6 giờ. Thời gian nắng nhiều nhất vào các tháng 1,2,3,4, thời gian ít nắng nhất vào các tháng 6,7,8,9. - Độ ẩm không khí: Độ ẩm tương đối trung bình năm tại các trạm đo từ 80,8 - 81,4%. Bình quân năm thấp nhất là 45,6 - 53,2%. Tháng có độ ẩm cao nhất là 88,2%, tháng có độ ẩm thấp nhất là 16%. - Bốc hơi: Lượng bốc hơi hàng năm khá cao từ 1.113 - 1.447 mm. Thời gian kéo dài quá trình bốc hơi lớn nhất vào các tháng 2, 3, 4. - Gió: Bình Phước chịu ảnh hưởng của 3 hướng gió: chính Đông, Đông Bắc và Tây Nam theo 2 mùa. Mùa khô gió chính Đông chuyển dần sang Đông - Bắc, tốc độ bình quân 3,5 m/s. Mùa mưa gió Đông chuyển dần sang Tây - Nam, tốc độ bình quân 3,2 m/s. Tóm lại, chế độ khí hậu về cơ bản cho phép đẩy mạnh phát triển ngành sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên cũng cần phải bố trí cây trồng và mùa vụ cho phù hợp, một mặt khắc phục được tình trạng thiếu nước về mùa khô và phát huy được hiệu quả kinh tế cao trên đơn vị diện tích canh tác, đồng thời có tác dụng ngăn ngừa được quá trình xói mòn rửa trôi và thoái hóa đất đai nhất là về mùa mưa. 1.2 Tăng trưởng kinh tế 1.2.1 Tình hình phát triển kinh tế và cơ cấu phân bổ các ngành Trong những năm gần đây, nền kinh tế tỉnh Bình Phước đã đạt được những thành tựu quan trọng, giữ được tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch đáng kể theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Tuy vậy, quy mô GDP còn nhỏ so với cả nước và các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Trong GDP, nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ yếu. Trong 5 năm qua, tuy còn gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng vẫn đạt được những thành tựu quan trọng, liên tục tăng trưởng với tốc độ khá, nhất là 3 năm gần đây. Tổng sản phẩm GDP trong tỉnh năm 2009 đạt 5.383,50 tỉ đồng, bằng 107,7% vượt kế hoạch đề ra đến năm 2010 (5.000 tỷ đồng). Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2005 - 2010 đạt 13,2%; trong đó khu vực nông, lâm, thủy sản đạt tốc độ tăng trưởng 9,08%, khu vực công nghiệp - xây dựng đạt 19,96% và khu dịch vụ đạt 16,12%. Bảng 1.1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Phước giai đoạn 2005 - 2009 Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 GDP (tỉ đồng) Tỷ trọng % GDP (tỉ đồng) Tỷ trọng % GDP (tỉ đồng) Tỷ trọng % GDP (tỉ đồng) Tỷ trọng % GDP (tỉ đồng) Tỷ trọng % Tổng GDP 3.273,59 100 3.744,1 100 4.293,8 100 4.895,15 100 5.383,50 100 Nông, lâm và thủy sản 1.854,81 56,7 2.041,5 54,51 2.276,9 53,03 2.512,04 51,32 2.691,75 50,00 Công nghiệp – xây dựng 590,64 18,0 743,47 19,86 916,13 21,34 1.096,72 22,40 1.216,67 22,60 Dịch vụ 828,14 25,3 959,59 25,63 1.100,7 25,64 1.286,39 26,28 1.475,08 27,40 ( Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Phước 2008) Nhìn chung, trong quá trình phát triển, tỉnh Bình Phước đã đạt được một số thành tựu nhất định về kinh tế và xã hội, đảm bảo được môi trường khá tốt. Kinh tế ngày càng ổn định và phát triển, đời sống của các tầng lớp dân cư được cải thiện, năng lực sản xuất và cơ sở hạ tầng được tăng cường, tạo điều kiện thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong những giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của tỉnh. Quy mô nền kinh tế còn nhỏ, chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường còn ở mức thấp. Nền kinh tế chưa thực sự phát triển bền vững, thu không đủ chi. GDP bình quân đầu người thấp, sản xuất công nghiệp còn nhỏ bé, dịch vụ phát triển chậm. Đời sống một bộ phận nhân dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn. 1.1.2 Tỷ lệ đóng góp và tăng trưởng GDP của toàn tỉnh đối với các ngành 1.1.2.1 Ngành nông, lâm, ngư nghiệp Mặc dù chịu sự tác động chung của cuộc khủng hoảng kinh tế, điều kiện thời tiết diễn biến thất thường, giá cả nông sản bấp bênh, dịch bệnh hoành hành,… trong những năm qua, song tổng sản phẩm GDP của ngành nông – lâm – thủy sản đóng góp cho GDP của tỉnh hàng năm là khá cao, năm 2009 đạt 2.691,75 tỷ đồng, tăng 45,12% so với năm 2005, đóng góp hơn 50% tổng GDP của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành nông, lâm, ngư nghiệp của tỉnh hàng năm cao, đạt 9,08%/năm giai đoạn 2005-2010. 1.2.1.2 Ngành công nghiệp – xây dựng Ngành công nghiệp - xây dựng tỉnh Bình Phước có điểm xuất phát thấp. Những năm qua, ngành công nghiệp –xây dựng của tỉnh tuy gặp nhiều khó khăn do thiếu nguyên liệu, thiếu vốn, thị trường tiêu thụ chưa ổn định nhưng vẫn giữ được mức tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng liên tục đạt nhịp độ tăng trưởng cao, tuy nhiên khối lượng sản phẩm và giá trị sản xuất của ngành đạt được vẫn còn quá nhỏ so với cả nước, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh về phát triển công nghiệp. Tổng GDP của ngành đóng góp cho GDP của tỉnh năm 2009 đạt khoảng 1.216,67 tỷ đồng, chiếm 22,6% tổng GDP của tỉnh, tăng 4,6% so với năm 2005. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của ngành đạt thời kì 2005 – 2010 chỉ đạt 13,7%/năm. Trong đó: - Tổng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2005 (giá 1994) chỉ đạt 1.659,445 tỷ đồng (trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp Nhà nước là 471,076 tỷ đồng, ngoài Nhà nước là 984,926 tỷ đồng) và lên 2.928,166 tỷ đồng năm 2008 (trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp Nhà nước là 850,653 tỷ đồng, ngoài Nhà nước là 1464,151 tỷ đồng). Đến năm 2009 đạt 3.394,68 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với năm 2005, Trong đó, khu vực nhà nước tăng 12,55%, khu vực ngoài nhà nước tăng 5,5% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 36,1%. Giá trị sản xuất ngành xây dựng năm 2005 đạt 856.830 triệu đồng, đến năm 2008 lên 1.615.050 triệu đồng, tăng 758.220 triệu đồng, gần gấp đôi giá trị sản xuất ngành xây dựng năm 2005. 1.2.1.3 Ngành thương mại, dịch vụ Thương mại, dịch vụ của tỉnh trong thời gian qua đã có những bước phát triển khá, hàng hóa phong phú, đa dạng hơn, với hơn 21 ngàn cơ sở dịch vụ đáp ứng các yêu cầu phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân ngày một tốt hơn, giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động. Mạng lưới thương mại được mở rộng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ngày một tăng cao, năm 2006 đạt 4.507,4 tỷ đồng, năm 2008 đạt 7.534,6 tỷ đồng, và đến năm 2009 đạt khoảng 9.807 tỷ đồng. Trong tổng doanh thu, kinh tế ngoài Nhà nước chiếm 99,16% và kinh tế Nhà nước chiếm 0,84%. Tuy nhiên, tỷ lệ đóng góp GDP của tỉnh vẫn còn thấp, năm 2009 giá trị sản xuất của ngành thương mại,dịch vụ đạt khoảng 2.523 tỷ đồng, chiếm 27,4%, tăng 2,1% so với năm 2005. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của ngành đạt 11,4%/năm. Hiện nay trên địa bàn tỉnh, lĩnh vực thương mại dịch vụ phát triển khá tập trung tại thị xã Đồng Xoài, thị trấn Chơn Thành và các trung tâm huyện lỵ khác. Tuy nhiên, quy mô còn nhỏ, hàng hóa dịch vụ chưa phong phú đa dạng, chất lượng phục vụ chưa cao. Nhìn chung, xuất nhập khẩu của tỉnh còn khó khăn, thị trường chưa được mở rộng, mặt hàng xuất khẩu chưa phong phú đa dạng, chủ yếu là hàng nông sản, nhưng phần lớn là ở dạng sơ chế nguyên liệu, giá trị thấp và chưa xây dựng được thương hiệu nên khi thị trường biến động thì lập tức bị ảnh hưởng. 1.2.2 Vai trò và tác động của tăng trưởng kinh tế đến đời sống xã hội và môi trường 1.2.2.1 Tác động của tăng trưởng kinh tế đến đời sống xã hội và môi trường Sự tăng trưởng kinh tế nào cũng mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội như mong muốn. Tăng trưởng kinh tế quá mức có thể dẫn đến tình trạng nền kinh tế "quá nóng", gây ra lạm phát, hoặc tăng trưởng kinh tế cao làm cho dân cư giàu lên, nhưng đồng thời cũng có thể làm cho sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội tăng lên vì sự chênh lệch giữa tốc độ tăng trưởng ở nông thôn và đô thị. Vì vậy, đòi hỏi các cấp lãnh đạo của tỉnh trong từng thời kỳ phải tìm ra những biện pháp tích cực để đạt được sự tăng trưởng hợp lý, bền vững. Tăng trưởng kinh tế bền vững là tăng trưởng kinh tế đạt mức tương đối cao, ổn định trong thời gian tương đối dài (ít nhất từ 20 - 30 năm) và giải quyết tốt vấn đề tiến bộ xã hội gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Đối với kinh tế Bình Phước, tốc độ tăng trưởng tuy thấp so với cả nước, nhưng vẫn là cao so với thực trạng nền kinh tế của tỉnh. Chính điều này là nguy cơ tiềm ẩn nhiều yếu tố tác động xấu đến đời sống và môi trường sống của người dân. Thực tế cũng đã chứng minh, tình trạng lạm phát trong những năm qua đang có chiều hướng gia tăng mạnh, giá cả tăng cao, nhất là trong khoảng thời gian 2 năm trở lại đây; đời sống người dân tuy được cải thiện nhiều nhưng sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội cũng ngày một rõ nét, nhất là tại các khu vực vùng sâu vùng xa, có đông đồng bào dân tộc sinh sống đời sống còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập bình quân đầu người hàng năm còn khá thấp; tỉ lệ suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ em trên địa bàn tỉnh còn cao (năm 2008 là 4,35%) … Tăng tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNOI DUNG.doc
  • docBIA.doc
  • docloicamon.doc
  • docnvdatam.doc
  • docPHU LUC.doc
  • pdfQCVN 05-2009.PDF
  • pdfQCVN 08.pdf
  • pdfQCVN 09.pdf
  • pdfQCVN KLN trong dat[1]. 03.pdf
  • docTLTKAO.doc