Điện năng là dạng năng lượng đặc biệt, có thểchuyển hoá thành các dạng năng
lượng khác nhưcơnăng, quang năng, nhiệt năng . có thểdễdàng sản xuất và truyền tải
đi xa với công suất lớn, do vậy nó trởthành một trong những nguồn năng lượng quan
trọng nhất, tham gia vào tất cảcác hoạt động trong cuộc sống của con người, là nền tảng
cơsởcho sản xuất. ởbất kỳquốc gia nào trên thếgiới, ngành Điện cũng được ưu tiên
phát triển hàng đầu, đểcó thể đáp ứng được sựphát triển của nền kinh tế.
Ngày nay, nền kinh tếnước ta đang phát triển manh mẽ, đời sống nhân dân ngày
càng được nâng cao, nhu cầu điện năng trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp,
dịch vụvà đặc biệt là sinh hoạt tăng trưởng không ngừng.
Chuẩn bịcho sựphát triển của một hệthống trong tương lai cần phải có phương
án cải tạo và quy hoạch phát triển hệthống. Quy hoạch phát triển lưới điện khu vực tạo
tiền đềcho việc quy hoạch tổng thểlưới điện toàn hệthống. Giúp cho việc vận hành hệ
thống điện được đảm bảo an toàn, tin cậy và kinh tếhơn. Ngoài ra nó còn tạo cơsởcho
việc hoạch định vốn đầu tư, kếhoạch xây dựng lưới điện mới.
Quy hoạch và cải tạo lưới điện là công việc lớn đòi hỏi phải sửdụng nhiều kiến
thức tổng hợp tìm hiểu cặn kẽvề đặc điểm tựnhiên kinh tế, xã hội của khu vực cần quy
hoạch. Đồán tốt nghiệp giúp sinh viên tổng hợp được các kiến thức đã học, học hỏi
thêm nhiều kinh nghiệm khi đi khảo sát và thu thập sốliệu thực tế, giúp sinh viên rèn
luyện được kiến thức chuyên môn và khảnăng thực hiện một báo cáo khoa học kỹthuật.
Trong đồán : “ Đánh giá hiện trạng và các giải pháp nhằm giảm tổn thất trên
lưới điện trung áp”này em đã được sựgiúp đỡtận tình của các thầy cô trong bộmôn
đặc biệt là sựchỉbảo tận tình của thầy Trần Tấn Lợi, kết hợp vận dụng những kiến thức
đã học, tham khảo một sốtài liệu vềquy hoạch lưới điện của Điện lực Thái Bình, cũng
nhưnhững hiểu biết sau khi được đi thực tế đểviết cuốn đồán này, song do hạn chếvề
thời gian, trình độ, thiếu kinh nghiệm thực tếnên còn rất nhiều sai sót. Em mong được
sự đóng góp , chỉbảo của các thầy cô và các bạn.
63 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1885 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Đánh giá hiện trạng và các giải pháp nhằm giảm tổn thất trên lưới điện trung áp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đồ án tốt nghiệp
Bùi Thọ Dũng - 1 - HTĐ - H7C
Lời Mở Đầu
Điện năng là dạng năng lượng đặc biệt, có thể chuyển hoá thành các dạng năng
lượng khác như cơ năng, quang năng, nhiệt năng ... có thể dễ dàng sản xuất và truyền tải
đi xa với công suất lớn, do vậy nó trở thành một trong những nguồn năng lượng quan
trọng nhất, tham gia vào tất cả các hoạt động trong cuộc sống của con người, là nền tảng
cơ sở cho sản xuất. ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, ngành Điện cũng được ưu tiên
phát triển hàng đầu, để có thể đáp ứng được sự phát triển của nền kinh tế.
Ngày nay, nền kinh tế nước ta đang phát triển manh mẽ, đời sống nhân dân ngày
càng được nâng cao, nhu cầu điện năng trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp,
dịch vụ và đặc biệt là sinh hoạt tăng trưởng không ngừng.
Chuẩn bị cho sự phát triển của một hệ thống trong tương lai cần phải có phương
án cải tạo và quy hoạch phát triển hệ thống. Quy hoạch phát triển lưới điện khu vực tạo
tiền đề cho việc quy hoạch tổng thể lưới điện toàn hệ thống. Giúp cho việc vận hành hệ
thống điện được đảm bảo an toàn, tin cậy và kinh tế hơn. Ngoài ra nó còn tạo cơ sở cho
việc hoạch định vốn đầu tư, kế hoạch xây dựng lưới điện mới...
Quy hoạch và cải tạo lưới điện là công việc lớn đòi hỏi phải sử dụng nhiều kiến
thức tổng hợp tìm hiểu cặn kẽ về đặc điểm tự nhiên kinh tế, xã hội của khu vực cần quy
hoạch. Đồ án tốt nghiệp giúp sinh viên tổng hợp được các kiến thức đã học, học hỏi
thêm nhiều kinh nghiệm khi đi khảo sát và thu thập số liệu thực tế, giúp sinh viên rèn
luyện được kiến thức chuyên môn và khả năng thực hiện một báo cáo khoa học kỹ thuật.
Trong đồ án : “ Đánh giá hiện trạng và các giải pháp nhằm giảm tổn thất trên
lưới điện trung áp” này em đã được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô trong bộ môn
đặc biệt là sự chỉ bảo tận tình của thầy Trần Tấn Lợi, kết hợp vận dụng những kiến thức
đã học, tham khảo một số tài liệu về quy hoạch lưới điện của Điện lực Thái Bình, cũng
như những hiểu biết sau khi được đi thực tế để viết cuốn đồ án này, song do hạn chế về
thời gian, trình độ, thiếu kinh nghiệm thực tế nên còn rất nhiều sai sót. Em mong được
sự đóng góp , chỉ bảo của các thầy cô và các bạn.
Em xin chân thành cám ơn./.
Ngày 3 / 2 / 2003
Sinh viên
Bùi Thọ Dũng
Đồ án tốt nghiệp
Bùi Thọ Dũng - 2 - HTĐ - H7C
Mục Lục
Lời mở đầu
Chương I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN
KIẾN XƯƠNG.
1. Vị trí địa lý, vai trò kinh tế xã hội đối với huyện Kiến Xương.
a, Diện tích.
b, Dân số.
c, Thành phần kinh tế (cơ cấu kinh tế)và ngành nghề chính.
d, Các vấn đề yêu tiên giải quyết hàng đầu đã hoặc sắp tiến hành trong giai đoạn sắp
tới.
Đồ án tốt nghiệp
Bùi Thọ Dũng - 3 - HTĐ - H7C
c, Các yếu tố đặc thù về khí hậu , địa hình hoặc các yếu tố khác có liên quan đến
triển khai và phát triển hệ thống điện.
2. Vài nét về tình hình sử dụng năng lượng nói chung và điện năng nói riêng của
vùng :
a, Vài dạng năng lượng sử dụng chính, tỷ lệ %.
b, Tình hình cung cấp và sử dụng điện năng.
- Sản lượng ?
- Tổn thất ?
- Những tồn tại ?
- Phương hướng và chủ trương phát triển ?
3. Nhiệm vụ của đồ án:
a, Nhu cầu cấp thiết của đề án.
b, Các lợi ích của đề án.
c, Phạm vi của đề án.
Chương II
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG LƯỚI ĐIỆN TRUNG ÁP CỦA HUYỆN
KIẾN XƯƠNG
1. Tổng quan về lưới phân phối của huyện :
a, Nguồn cấp chính:
+ sơ đồ lưới nguồn.
+ các số liệu về trạm nguồn.
+ công suất.
+ cấp điện áp.
+ tổng chiều dài.
b, Giới thiệu lưới phân phối của huyện :
+ sơ đồ tổng quan.
+ các cấp điện áp hiện có.
+ tổng số trạm hạ áp.
+ tổng số chiều dài đường dây. (dây trên không và cáp)
+ tổng tổn thất hiện hành (giá trị trung bình năm).
Đồ án tốt nghiệp
Bùi Thọ Dũng - 4 - HTĐ - H7C
+ loại hình và cơ cấu phụ tải.
+ Các đặc thù riêng của lưới và phụ tải của huyện ....
2. Các công thức sử dụng trong tính toán:
a, Cơ sở và nhiệm vụ :
b, Sơ đồ thay thế sử dụng trong tính toán :
c, Cách tính tổn thất công suất:
+ các khái niệm.
+ các công thức tính toán.
d, Cách tính tổn thất điện năng:
+ các khái niệm.
+ các công thức tính toán. (cách tính Tmax ; τ ; ΔA).
3. Tính tổn thất điện năng cho một lộ cụ thể:
a, Cách tính toán kỹ thuật cho lộ đường dây.
b, Tiến hành tính toán.
- Tính toán các phần tử của sơ đồ thay thế :
- Tính tổn thất công suất trên đường dây :
- Tính tổn thất điện năng trong lưới:
+ tính Tmax và τ trung bình cho cả lộ.
+ tổn thất điện năng trong các trạm biến áp.
+ tổn thất điện năng trên đường dây.
+ tổng hợp tổn thất % cuả cả lộ.
4. Sử dụng phần mềm LOADFLOW trong tính toán hiện trạng:
a, Giới thiệu phần mềm LOADFLOW.
b, Các khâu chuẩn bị cho việc sử dụng LOADFLOW.
c, Sơ đồ khối thể hiện trình tự việc tính toán bằng LOADFOW.
d, Thực hiện tính toán cho 1 lộ đường dây.
e, Nhận xét và kết luận qua việc so sánh giữa tính toán bằng tay và sử dụng
LOADFLOW.
f, Sử dụng LOADLOW để tính cho các lộ đường dây trong khu vực.
5. Tổng kết các kết quả tính toán:
Chương III
Đồ án tốt nghiệp
Bùi Thọ Dũng - 5 - HTĐ - H7C
TỔNG KẾT VÀ PHÂN TÍCH CÁC NGUYÊN NHÂN
1. Tổng kết các kết quả tính toán:
• Tỷ lệ tổn thất điện năng %:
+ Lưới 10KV:
- tổng tổn thất điện năng toàn lưới.
- ΔUmax(tỷ lệ %)
- tổng tổn thất điện năng trên đường dây (tỷ lệ %).
- tổng tổn thất điện năng không tải trong các trạm (tỷ lệ %).
- tổng tổn thất điện năng trong dây cuốn của các trạm (tỷ lệ %).
- cơ cấu tổn thất (bản vẽ).
2. Các nguyên nhân chính gây tổn thất của lưới:
a, Nguyên nhân do kết cấu lưới:
b, Nguyên nhân do vận hành:
....
3. Một vài phương hướng cải tạo và quy hoạch và phát triển lưới trung áp:
Các phương hướng cải tạo và nâng cấp lưới điện trung áp phụ thuộc rất nhiều vào
chất lượng của lưới điện hiện trạng, khả năng kinh tế cùng các chủ trương và định
hướng phát triển kinh tế xã hội của khu vực . Tóm lại việc cải tạo, nâng cấp và phát
triển lưới điện trung áp là việc giải quyết đồng thời các yếu tố kinh tế - kỹ thuật trên cơ
sở của các định hướng qui hoạch dài hạn nhằm nâng cao chất lượng điện năng cung
cấp và chánh được thiệt hại kinh tế do thiếu định hướng dài hạn dẫn tới lãng phí vốn
đầu.v.v... Như vậy để thực hiện được điều đó thông thường người ta đưa ra 2 nhóm các
giải pháp. (nhóm các giải pháp trước mắt và nhóm các giải pháp lâu dài).
a, Các giải pháp cải tạo trước mắt:
b, Các giải pháp lâu dài:
Chương IV
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ CHO LƯỚI TRUNG ÁP HUYỆN
1.Các lộ cần cải tạo :
2. Nguyên tắc chung cải tạo đường dây:
3. So sánh các phương án để cải tạo:
a, Về chỉ tiêu kỹ thuật.
Đồ án tốt nghiệp
Bùi Thọ Dũng - 6 - HTĐ - H7C
b, Về chỉ tiêu kinh tế.
4. Chọn các phương án:
5. Bảng so sánh kết quả trước và sau cải tạo:
Chương I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN
KIẾN XƯƠNG
1. Vị trí địa lý, vai trò kinh tế xã hội đối với huyện :
a, Diện tích :
Diện tích tự nhiên 767,34 km2, Huyện Kiến Xương nằm ở phía Đông Nam Tỉnh
Thái Bình. Phía Bắc giáp Thị xã Thái Bình và huyện Đông Hưng, Phía Đông giáp huyện
Thái Thuỵ. Phía Tây giáp Huyện Vũ Thư, phía Nam Giáp huyện Tiền Hải.
b, Dân số : năm 2002 vào khoảng 242000 người.
c, Thành phần kinh tế và ngành nghề chính :
Kiến Xương là huyện xưa nay có ưu thế, truyền thống, huyện trọng điểm lúa có
năng suất và sản lượng lương thực cao ở Thái Bình. Có làng xã nghề Hồng Thái nổi
danh bao đời ở ngoài Bắc về sản phẩm hàng chạm bạc Đồng Xâm.
Hiện tại nền kinh tế của huyện phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp, bên
cạnh đó huyện còn đầu tư phát triển thêm các làng nghề thủ công nghiệp truyền thống
tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân lao động.
Về hành chính : Huyện Kiến Xương được biên chế thành một thị trấn và 39 xã, phía
bắc huyện có 7 xã được bao bọc bởi Sông Trà, Phía Tây có 4 xã có Sông Hồng đi qua.
Cùng với Sông Kiến Giang chạy song song với tuyến đường 39B của tỉnh qua trung tâm
huyện tạo nhiều thuận lợi cho việc giao lưu hàng hoá cả đường bộ và đường Sông từ
Kiến Xương đi các huyện, vùng trong và ngoài tỉnh.
Về tốc độ tăng trưởng kinh tế : Qua số liệu khảo sát hàng năm cho thấy Kiến Xương
là huyện có truyền thống thâm canh cây lúa. Liên tục nhiều năm được mùa nhưng tốc độ
tăng trưởng kinh tế bình quân qua các năm còn thấp. Trong đó sản suất nông nghiệp
tăng bình quân 0,25% năm còn công nghiệp - xây dựng giảm.
Chuyển đổi cơ cấu kinh tế : Do tốc tăng trưởng kinh tế thấp nên sự chuyển đổi cơ
cấu kinh tế qua những năm qua còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu
Đồ án tốt nghiệp
Bùi Thọ Dũng - 7 - HTĐ - H7C
của toàn huyện. Vị trí và sự tăng tiến đi nên từ hai nghành công nghiệp - xây dựng và
dịch vụ ở Kiến Xương còn nhỏ bé và gần như ổn định tương đối .
Phát triển văn hoá xã hội : Nhìn chung trong thời kỳ chuyển đổi theo cơ chế thì nền
kinh tế thị trường, Kiến Xương là một trong những huyện trong Tỉnh có phong trào phát
triển văn hoá xã hội tương đối toàn diện.
- Sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo và chăm sóc y tế sức khoẻ cho toàn dân đều được
quan tâm tích cực, chất lượng được nâng cao.
- Công tác quy hoạch và kế hoạch xây dựng nông thôn mới về sinh hoạt ăn ở, đi lại
và tiếp nhận thông tin, dịch vụ theo hướng đô thị đang diễn ra ngày càng tăng trên diện
rộng.
- Sự gia tăng dân số tuy còn là sức ép nhưng kết quả giảm tỷ lệ tăng dân số rõ rệt.
- Hiện này toàn huyện Kiến Xương có gần 100% hộ gia đình dùng điện thắp sáng
cho sinh hoạt và sản xuất ngành nghề thủ công.
- Mức sống và bộ mặt nông thôn của huyện Kiến Xương đã có nhiều đổi mới tiến
bộ hơn so vơí mức bình quân chung của toàn Tỉnh.
d, Các vấn đề ưu tiên giải quyết hàng đầu đã hoặc sắp tiến hành trong giai đoạn sắp
tới :
- Quan điểm và nhiệm vụ phát triển :
Bám sát đường lối phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Tiếp tục
củng cố, hoàn thiện và đổi mới các hợp tác xã đi lên theo hướng công nghiệp hoá, hiện
đại hoá nông nghiệp - nông thôn. Cùng hoà nhập với xã hội và xu thế thời đại trong cơ
chế nền kinh tế hàng hoá thị trường. Mạnh dạn đầu tư, đổi mới công nghệ, trang thiết bị
kỹ thuật mới phát triển sản xuất và tăng trưởng kinh tế. Phát huy nội lực, khai thác ngoại
lực nhằm giải quyết việc làm, tăng năng xuất lao động, có nhiều sản phẩm hàng hoá trao
đổi, phục vụ dân sinh, tăng thu nhập và cải thiện mức sống dân cư ngày một cao hơn.
Phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái. Đảm bảo trật tự an ninh, an
toàn xã hội, phát huy truyền thống phong trào, nhân rộng điển hình các thành phần và cá
nhân, chủ hộ làm kinh tế giỏi. Gắn Kiến Xương với Thị xã cùng trên tuyến hành lang thị
trường vùng ven biển trong và ngoài Tỉnh với Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh để khai
thác thị trường tiêu thụ sản phẩm do Kiến Xương sản xuất.
- Mục tiêu phấn đấu:
Đồ án tốt nghiệp
Bùi Thọ Dũng - 8 - HTĐ - H7C
Toàn huyện phấn đấu chống tụt hậu về thu nhập bình quân đầu người giữa huyện
với tỉnh và các huyện vùng Đồng Bằng Sông Hồng.
Nhịp độ tăng trưởng GDP thời kỳ 2002 - 2005 là 10 - 11%/năm. Thời kỳ 2005 -
2010 là 13-14%/năm.
GDP bình quân đầu người 2005: 338$(USD) tăng 1.5 lần so với 2002 và năm 2010:
620 USD tăng 1 lần so với năm 2002.
- Đẩy nhanh quá trình đô thị hoá nông thôn trên cơ sở quy định 7 Thị tứ gắn với
trung tâm huyện lỵ, với các trung tâm hành chính kinh tế khác trong huyện tạo hướng
phân công lao động từ phát triển ngành nghề thủ công và dịch vụ.
- Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống mức giới hạn hoặc thấp nhất dươí 1%/năm.
- Trên cơ sở phát triển sản xuất và tăng trưởng kinh tế ở mỗi thời kỳ, từng bước
nâng cao cải thiện mức sống dân cư. Đảm bảo tỷ lệ huy động ngân sách huyện, xã để tái
đầu tư sản xuất và cân bằng thu chi tài chính trong năm.
- Thực hiện tốt, đầy đủ các chương trình quốc gia và Tỉnh trong lĩnh vực phát triển
văn hoá - giáo dục - sức khoẻ y tế cho toàn dân. Trên cơ sở nguồn đầu tư phát triển theo
phương trâm của nhà nước cùng nhân dân góp vốn cải tạo, nâng cấp và xây dụng mới
các công trình phúc lợi nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và nâng cao trình độ dân trí
ngày một tăng.
Phương hướng phát triển các nghành và lĩnh vực:
Sản xuất nông nghiệp.
Phát triển toàn diện cả trồng trọt, chăn nuôi theo hướng đa canh có tích tụ tập trung
theo mùa vụ, theo nhu cầu thị trường.
+ Về trồng trọt:
- Hướng ưu tiên phát triển nhóm cây lương thực, trọng tâm là lúa và ngô lai. Dữ
vững diện tích trồng lúa 250.000 ha với năng suất từ 130 - 135 tạ/ha(năm 2002) nên 140
- 150 tạ/ha(năm 2005 - 2010). Mỗi năm dành 400 - 500ha cấy giống cây đặc sản, giống
mới có chất lượng tốt để xuất khẩu.
- Nhóm cây công nghiệp : Cần ưu tiên phát triển cây lạc, đậu tương đông xuân và hè
thu để cung cấp nguyên liệu là thức ăn gia súc.
- Nhóm cây rau đậu thực phẩm: Cần phát triển, chuyển đổi mạnh trong cơ cấu deo
trồng vụ đông mới trọng tâm là nhóm cây quả như khoai tây, dưa chuột, dưa hấu…...
Đồ án tốt nghiệp
Bùi Thọ Dũng - 9 - HTĐ - H7C
- Cây ăn quả, cây đặc dụng, kinh tế và cây hoa, cảnh phát triển theo kinh tế.
- Phấn đấu đạt giá trị sản xuất, trồng trọt từ 383.200 triệu đồng (năm 2002) và 62,8
tỷ đồng (năm 2010). Với mức trăng trưởng bình quân GDP từ 3,5%/năm ( thời kỳ 2002
- 2005 ) và 5%/năm thời kỳ 2006 - 2010.
- Đạt mức tăng trưởng như trên kiến Xương có sự chuyển đổi về cơ cấu cây trồng
theo dự tính các năm như sau:
Hiện trạng
2002
Quy hoạch
2005 2010
1. Tổng diện tích gieo trồng (ha) 30,259 30,820 31,680
Trong đó: Cây lương thực(%) 86,4 85,5 84,7
Cây rau đậu thực phẩm 11,4 11,5 11,1
Cây công nghiệp hàng năm 2,2 3,7 4,2
2. Giá trị sản xuất bình quân 1ha
canh tác
( triệu đồng )
28 32 40
Về chăn nuôi :
- Theo hướng công nghiệp hoá tư kinh tế hộ gia đình, theo mô hình VAC khép kín.
- Khai thác nguồn lợi kinh tế chăn nuôi toàn diện đàn gia súc, gia cầm cùng với
nghề đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản.
- Dự tính phấn đấu đạt giá trị sản lượng chăn nuôi từ 115,570 triệu đồng/năm (năm
2000) lên 200,700 triệu đồng /năm (năm 2005) và 544,700 triệu đồng (năm 2010). Với
nhịp độ tăng trưởng bình quân (tính theo GDP) từ 14% năm 2000 và 12% năm 2005 lên
21% năm 2010.
Công nghiệp - xây dựng :
Đồ án tốt nghiệp
Bùi Thọ Dũng - 10 - HTĐ - H7C
Được coi là nghành mũi nhọn theo chương trình phát triển kinh tế của tỉnh và của
quốc gia. Từng bước giành lại vai trò vị trí nghành then chốt của nền kinh tế huyện
trong thời kỳ công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn.
Dự kiến GDP - tốc độ tăng trưởng và cơ cấu của nghành công nghiệp xây dựng như sau:
Đơn
vị
Hiện trạng
2002
Quy hoạch
2002 ÷
2005
2005
÷ 2010
1. GDP tính theo Triệu đồng 83.750 136.750 310.800
2. Chiếm tỷ trọng nền
kinh tế huyện
% 15 15 16
3. Nhịp độ tăng trưởng
bình quân thời kỳ
% 9 10 18
4. Vốn đầu tư vào sản
xuất công nghiệp - xây
dựng
Tỷ đồng 5,520 18,69 45,39
So với tổng đầu tư thời
kỳ
% 16 23 27
5. Lao động nghành
công nghiệp - xây dựng
Người 26.000 28.960 32.900
So với lao động cần bố
trí việc làm
% 20 22 25
Dự báo trong tương lai huyện Kiến Xương có 6 nhóm nghành sản xuất :
- Nhóm nghành hàng thủ công mỹ nghệ chạm bạc :
Phấn đấu đạt giá trị có tỷ trọng khoảng 25% so với toàn nghành năm 2000 lên 30%
năm 2005 và 32% năm 2010.
- Nhóm nghành hàng chế biến mây tre đan xuất khẩu :
Đồ án tốt nghiệp
Bùi Thọ Dũng - 11 - HTĐ - H7C
Là nghành có khả năng thu hút nhiều lao động ở các lứa tuổi, dễ đào tạo nghề, giảm
được chi phí xây dựng, khai thác được nguồn nguyên liệu nhiệt đới ở đồng băng, miền
núi. Nghành này phấn đấu đạt giá trị có tỷ trọng chiếm từ 15 ÷ 20% trong các thời kỳ kế
hoạch 5 năm và hàng năm.
- Nhóm ngành hàng chế biến nông sản thực phẩm địa phương :
Huyện đầu tư xây dựng một xí nghiệp chế biến thức ăn tổng hợp quy mô 8 ÷10
nghìn tấn/năm ở xã Tán Thuật và một cơ sở chế biến đông lạnh dạng sơ chế quy mô 800
÷ 1000 tấn /năm ở trung tâm huyện lỵ. Phấn đấu đạt giá tri chiếm tỷ trọng từ 20 ÷ 30 %
của nghành trong các kỳ kế hoạch năm.
- Nhóm ngành sản xuất lâm sản đồ gỗ và vật liệu xây dựng :
Nhóm ngành hàng đồ gỗ dân dụng phát triển theo loại hình doanh nghiệp công ty
TNHH với tổ nhóm, hộ gia đình chủ yếu tập trung ở trung tâm huyện với 7 thị tứ. Khâu
sản xuất vật liệu xây dựng cần duy trì các cơ sở xí nghiệp đã có để sản xuất xây dựng,
khôi phục vụ nhu cầu của nhân dân, nhóm ngành này phấn đấu đạt giá trị có tỉ trọng
20% so với toàn ngành.
- Nhóm ngành hàng cơ khí sửa chữa điện dân dụng :
Tương lai được tập chung ưu tiên phát triển. Phấn đấu đạt tỷ trọng về giá trong mối
thời kỳ từ 10 - 15% so với toàn ngành.
- Nhóm ngành hàng dệt, thêu và may mặc gia công suất khẩu :
Toàn huyện có khoảng 5 - 6 cơ sở dệt, thêu hàng xuất khẩu thu hút nhiều lao động,
tạo nguồn hàng xuất khẩu, tăng thêm thu nhập và góp phần tham gia vào chương trình
phát triển kinh tế hàng hoá xuất khẩu của tỉnh. Nhóm ngành này phấn đấu đạt tỷ trọng
giá trị từ 10-15% so với toàn ngành.
Ngành dịch vụ:
- Xu thế phát triển trọng tâm là cơ sở tập thể, HTX nông nghiệp làm nhiệm vụ cung
ứng vật tư, cây trồng con nuôi trong nông nghiệp.
- Các cơ sở doanh nghiệp, hộ tư nhân được đa dạng hoá kinh doanh nhiều lĩnh vực
bán buôn, bán lẻ theo mạng lưới từ trung tâm huyện, thị xã đến vùng đân cư, chợ nông
thôn.
- Mạng lưới dịch vụ thương nghiệp phấn đấu đạt giá trị doanh thu chiếm tỷ trọng
đạt khoảng 50% toàn ngành năm 2002 lên 53% năm 2005 và 55% năm 2010.
Đồ án tốt nghiệp
Bùi Thọ Dũng - 12 - HTĐ - H7C
- Dịch vụ tín dụng ngân hàng phấn đấu đạt giá trị doanh thu từ 7-10% so với toàn
ngành ở các thời kỳ kế hoạch hàng năm.
- Dịch vụ chuyển tải thông tin và vận tải hành khách kết hợp với du lịch, lễ hội địa
phương phấn đấu đạt giá trị doanh thu trong khu dịch vụ này từ 15 - 18% so với toàn
ngành.
Xây dựng cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng :
- Kiến Xương là huyện nội đồng, thuần canh nông nghiệp có xuất phát điểm thấp.
Do vậy cần phải có chủ trương giải pháp xây dựng cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng sau:
- Hoàn thiện nâng cao hệ thống kênh mương đồng ruộng, tiến hành cải tạo nâng ấp
các trạm bơm...
- Tăng cường công tác duy trì bảo dưỡng và nâng cấp mạng lưới giao thông đường
bộ.
- Dự kiến trong hai thời kỳ (2002 - 2005) và (2006 - 2010). Kiến Xương hoàn thiện
15 công trình hạng mục giao thông bao gồm dường bộ láng nhựa 5 tuyến. Đường liên
huyện từ Quang Trung đi Tiền Hải 2km. đường theo chiều sông trà khoảng 17km.
Đường theo chiều sông hồng 23km. Nâng cấp đường trục huyện và các cầu trong huyện.
Lĩnh vực văn hoá - xã hội.
- Giáo dục và đào tạo.
Từ năm 2000 trở đi phấn đấu có 1/3 trường lớp tiểu học có lớp dạy ngoại ngữ, kỹ-
mỹ thuật. Năm 2010 bậc trung học đạt 100% trường lớp được học tin học và âm nhạc.
- Về y tế và bảo vệ sức khoẻ toàn dân :
- Duy trì và đẩy mạnh hình thức sinh hoạt văn hoá trong các câu lạc bộ, tổ chức
hiệp hội như phụ nữ, hội chiến binh người cao tuổi nhằm tăng thêm thể trạng và tuổi thọ
trung bình của nhân dân.
- Xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch ở nông thôn. phấn đấu năm 2005 trở đi
đạt tỷ lệ 45 - 50% dân cư được dùng nước sạch.
- Nâng cấp, cải tạo mạng lưới trạm xã đủ tiêu chuẩn phục vụ nhân dân.
- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em và chủ động thanh toán bài trừ tệ nạn xã hội.
e, Các yếu tố đặc thù về khí hậu, địa hình và các yếu tố khác có liên quan đến triển
khai và phát triển hệ thống điện :
Đồ án tốt nghiệp
Bùi Thọ Dũng - 13 - HTĐ - H7C
- Là một huyện nằm trong tỉnh thuộc châu thổ Đồng Bằng Sông Hồng nên địa hình
của huyện tương đối bằng phẳng, khí hậu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa.
- Nhiệt độ trung bình từ 23 - 24oC. Độ ẩm không khí 85 - 90%.
- Lựơng mưa trung bình 1400mm - 1800mm.
- Điều kiện khí hậu của Kiến Xương thuận hoà cho phép nhiều giống cây trồng, vật
nuôi được phát triển quanh năm có năng suất cao theo hướng thâm canh tổng hợp.
Nhưng do đặc