Đồ án Đánh giá hiện trạng và cải thiện mô hình phân loại, thu gom, lưu trữ chất thải rắn trong các khu công nghiệp tại Đồng Nai

Sau 17 năm xây dựng và phát triển , đến nay cả nước thành lập được 219 khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) với tổng diện tích đất tự nhiên 61.472 ha. Các KCN, KCX đã thu hút được 3.325 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 39,3 tỷ USD và 3.082 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn trên 185.000 tỷ đồng. Mục đích xây dựng các KCN là tạo điều kiện để các cơ sở sản xuất công nghiệp có địa bàn ổn định, cùng sử dụng chung các công trình hạ tầng kỹ thuật nhằm giảm chi phí đầu tư và tăng sức cạnh tranh. Vấn đề bảo vệ môi trường (BVMT) trong phát triển công nghiệp đã được quan tâm từ khâu kêu gọi, tiếp nhận và triển khai các dự án trong các KCN. Một khó khăn lớn nhất đang diễn ra là do các Chủ đầu tư các KCN thiếu vốn đầu tư nên việc xây dựng cơ sở hạ tầng BVMT cho các KCN như đã quy định không thể thực hiện trước khi KCN chính thức hoạt động mà vừa kêu gọi đầu tư vừa xây dựng cơ sở hạ tầng. Một số KCN đã thu hút trên 50% diện tích dành cho thuê nhưng vẫn chưa xây dựng được hệ thống xử lý nước thải. Vấn đề thu gom và xử lý chất thải rắn công nghiệp (CTRCN) và chất thải nguy hại (CTNH) đang là vấn đề cấp bách của tỉnh Đồng Nai. Với tốc độ phát triển công nghiệp ngày càng cao, khối lượng CTRCN (trong đó có cả CTNH) ngày càng lớn. Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói riêng và tại Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung đã và đang hình thành các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ thu gom, xử lý và tiêu hủy CTRCN, CTNH. Trong các quyết định phê duyệt các báo cáo đánh giá tác động môi trường của các KCN có quy định các chủ đầu tư cơ sở hạ tầng KCN phải đầu tư xây dựng các khu trung chuyển chất thải rắn nhằm thu gom, phân loại, lưu trữ tạm thời chất thải rắn. Tuy nhiên, cho đến nay hầu như chưa có KCN nào hình thành khu trung chuyển CTRCN và CTNH với những chức năng như trên. Các nhà máy nằm trong các KCN khi đi vào hoạt động trực tiếp ký hợp đồng với đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải, dẫn đến tình trạng rất khó kiểm soát và quản lý chất thải phát sinh từ các KCN. Một số đơn vị thu gom, vận chuyển hoặc không có giấy phép hành nghề thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH đã thải trộn chất thải ra môi trường. Vì vậy, thực hiện Đồ án “Cải thiện mô hình phân loại, thu gom, lưu trữ chất thải rắn khu công nghiệp” trên địa bàn tỉnh Đồng Nai là cần thiết và cấp bách nhằm xây dựng được quy trình thu gom, phân loại, lưu trữ chất thải thông thường và CTNH để thu gom tất cả chất thải phát sinh từ các cơ sở trong KCN (đóng vai trò như một khu trung chuyển chất thải) sau đó chuyển giao cho các chủ xử lý, tiếu hủy chất thải có chức năng.

doc142 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1428 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Đánh giá hiện trạng và cải thiện mô hình phân loại, thu gom, lưu trữ chất thải rắn trong các khu công nghiệp tại Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đồ án Sau 17 năm xây dựng và phát triển , đến nay cả nước thành lập được 219 khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) với tổng diện tích đất tự nhiên 61.472 ha. Các KCN, KCX đã thu hút được 3.325 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 39,3 tỷ USD và 3.082 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn trên 185.000 tỷ đồng. Mục đích xây dựng các KCN là tạo điều kiện để các cơ sở sản xuất công nghiệp có địa bàn ổn định, cùng sử dụng chung các công trình hạ tầng kỹ thuật nhằm giảm chi phí đầu tư và tăng sức cạnh tranh. Vấn đề bảo vệ môi trường (BVMT) trong phát triển công nghiệp đã được quan tâm từ khâu kêu gọi, tiếp nhận và triển khai các dự án trong các KCN. Một khó khăn lớn nhất đang diễn ra là do các Chủ đầu tư các KCN thiếu vốn đầu tư nên việc xây dựng cơ sở hạ tầng BVMT cho các KCN như đã quy định không thể thực hiện trước khi KCN chính thức hoạt động mà vừa kêu gọi đầu tư vừa xây dựng cơ sở hạ tầng. Một số KCN đã thu hút trên 50% diện tích dành cho thuê nhưng vẫn chưa xây dựng được hệ thống xử lý nước thải. Vấn đề thu gom và xử lý chất thải rắn công nghiệp (CTRCN) và chất thải nguy hại (CTNH) đang là vấn đề cấp bách của tỉnh Đồng Nai. Với tốc độ phát triển công nghiệp ngày càng cao, khối lượng CTRCN (trong đó có cả CTNH) ngày càng lớn. Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói riêng và tại Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung đã và đang hình thành các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ thu gom, xử lý và tiêu hủy CTRCN, CTNH. Trong các quyết định phê duyệt các báo cáo đánh giá tác động môi trường của các KCN có quy định các chủ đầu tư cơ sở hạ tầng KCN phải đầu tư xây dựng các khu trung chuyển chất thải rắn nhằm thu gom, phân loại, lưu trữ tạm thời chất thải rắn. Tuy nhiên, cho đến nay hầu như chưa có KCN nào hình thành khu trung chuyển CTRCN và CTNH với những chức năng như trên. Các nhà máy nằm trong các KCN khi đi vào hoạt động trực tiếp ký hợp đồng với đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải, dẫn đến tình trạng rất khó kiểm soát và quản lý chất thải phát sinh từ các KCN. Một số đơn vị thu gom, vận chuyển hoặc không có giấy phép hành nghề thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH đã thải trộn chất thải ra môi trường. Vì vậy, thực hiện Đồ án “Cải thiện mô hình phân loại, thu gom, lưu trữ chất thải rắn khu công nghiệp” trên địa bàn tỉnh Đồng Nai là cần thiết và cấp bách nhằm xây dựng được quy trình thu gom, phân loại, lưu trữ chất thải thông thường và CTNH để thu gom tất cả chất thải phát sinh từ các cơ sở trong KCN (đóng vai trò như một khu trung chuyển chất thải) sau đó chuyển giao cho các chủ xử lý, tiếu hủy chất thải có chức năng. 2. Mục tiêu của đồ án Cải thiện được mô hình thí điểm thực hiện quản lý phân loại, thu gom, lưu trữ và chuyển giao chất thải thông thường và CTNH trong phạm vi KCN nhằm thực hiện Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 11/03/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai về chấn chỉnh công tác phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn thông thường và CTNH đối với các KCN, cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. 3. Nội dung nghiên cứu - Tổng quan về chất thải rắn công nghiệp và các phương pháp xử lý. - Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn (CTR) thông thường và CTNH trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. - Tổng quan về tình hình thu gom, phân loại chất thải rắn trong các KCN tại tỉnh Đồng Nai. - Đề xuất cải thiện mô hình thu gom, phân loại và lưu trữ chất thải rắn trong các KCN tại tỉnh Đồng Nai. - Kế hoạch triển khai thực hiện. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập, tổng hợp thông tin và phân tích các số liệu có sẵn - Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập bổ sung các thông tin còn thiếu - Phương pháp phân loại CTR thông thường, lấy mẫu, phân tích CTNH - Phương pháp phân tích, đánh giá, xử lý số liệu. 5. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn * Ý nghĩa thực tiễn Khi thực hiện chương trình phân loại, thu gom, lưu trữ chất thải rắn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các giai đoạn tiếp theo của việc xử lí chất thải rắn. Giúp mọi người hiểu được ý nghĩa của việc phân loại, thu gom, lưu trữ chất thải rắn. Nhằm cải thiện môi trường, giúp mọi người tận dụng chất thải rắn nhằm tạo lợi ích về kinh tế. * Ý nghĩa khoa học Trên cơ sở khảo sát, đánh giá hiện trạng trong phân loại, thu gom và lưu trữ chất thải rắn hiện tại, đồ án đã đề xuất cải thiện mô hình thu gom, phân loại và lưu trữ chất thải rắn phù hợp với điều kiện KCN và xây dựng kế hoạch hành động cho mô hình. Các đề xuất mang tính khả thi và có thể thực hiện tốt các biện pháp nêu trên không những mang lại lợi ích giảm thiểu chi phí vận chuyển, lưu trữ chất thải rắn mà còn mang ý nghĩa xã hội rất cao góp phần giữ gìn môi trường trong sạch và phát triển bền vững tại tỉnh Đồng Nai. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÍ 1.1. Chất thải rắn công nghiệp [12] 1.1.1. Khái niệm CTRCN là chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. 1.1.2. Các nguồn phát sinh chất thải công nghiệp - Các phế thải từ vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp, tro, xỉ trong các nhà máy nhiệt điện; - Các phế thải từ nhiên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất; - Các phế thải trong quá trình công nghệ; - Bao bì đóng gói sản phẩm. 1.1.3. Phân loại chất thải công nghiệp 1.1.3.1. Chất thải rắn thông thường: + Rác thải sinh hoạt : Các thực phẩm thừa, chai nhựa, khăn giấy, bao ni lông,… + Rác thải công nghiệp không nguy hại : - Thành phần có thể tái chế được (Giấy, nhựa dẻo, kim loại, thủy tinh,…); - Thành phần hữu cơ trơ có thể cháy được (Nhựa cứng, cao su, da, simili, gỗ, vải,…); - Thành phần hữu cơ có thể phân hủy sinh học (Bùn hoạt tính); - Thành phần vô cơ có thể chôn lấp (Bùn đất, xà bần, tro xỉ…); - Các thành phần khác 1.1.3.2. Chất thải nguy hại: Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác. Bao gồm chất thải hóa chất, sinh học dễ cháy, dễ nổ hoặc mang tính phóng xạ theo thời gian có ảnh hưởng đến đời sống con người, động thực vật. Những chất này thường xuất hiện ở thể lỏng, khí và rắn. Đối với chất thải loại này, việc thu gom, xử lý phải hết sức cẩn thận. Rất nhiều loại công nghiệp, trong quá trình sản xuất, phát sinh ra các chất thải độc hại. Các ngành công nghiệp thường thải ra CTNH như là: công nghiệp hoá chất, công nghiệp luyện kim, công nghiệp hoá dầu, công nghiệp sơn, mạ, công nghiệp thuộc da, công nghiệp nhuộm, công nghiệp điện tử, công nghiệp hoá hữu cơ phân tử, v.v... Các phòng thí nghiệm, nghiên cứu có tính chất tương tự cũng phát sinh các CTNH tương tự. 1.1.4. Tính chất chất thải rắn 1.1.4.1. Tính chất vật lý của chất thải rắn a) Khối lượng riêng Trọng lượng riêng của chất thải rắn là trọng lượng của một đơn vị vật chất tính trên một đơn vị thể tích (kg/m3). Bởi vì chất thải rắn có thể ở các trạng thái như xốp, chứa trong các container, nén hoặc không nén được… nên khi báo cáo giá trị trọng lượng riêng phải chú thích trạng thái mẫu rác một cách rõ ràng. Trọng lượng riêng thải đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: vị trí địa lý, mùa trong năm, thời gian lưu trữ chất thải… trọng lượng riêng của một chất thải đô thị điển hình là khoảng 500 lb/yd3 (300kg/m3). Ghi chú: 1lb = 0,4536 kg, 1yd3 = 0,764m3. Phương pháp xác định trọng lượng riêng của chất thải rắn: Mẫu chất thải rắn để xác định trọng lượng riêng có thể có thể tích khoảng 500 lít sau khi xáo trộn bằng kỹ thuật “Một phần tư” các bước tiến hành như sau: 1. Đổ nhẹ mẫu chất thải rắn vào phòng thí nghiệm có thể tích đã biết (tốt nhất là thùng có dung tích 100 lít) cho đến khi chất thải đầy đến miệng thùng. 2. Nâng thùng chứa lên cách mặt sàn khoảng 30 cm và thả rơi tự do, lặp lại 04 lần. 3. Tiếp tục làm đầy thùng bằng cách đổ thêm mẫu chất thải rắn vào thùng thí nghiệm để bù vào phần chất thải đã đè xuống. 4. Cân và ghi khối lượng của cả thùng thí nghiệm và chất thải rắn. 5. Trừ khối lượng cân được ở trên cho khối lượng của thùng thí nghiệm được khối lượng của phần chất thải thí nghiệm. 6. Chia khối lượng tính từ bước trên cho thể tích của thùng thí nghiệm ta được khối lượng của phần chất thải rắn thí nghiệm. 7. Lập lại thí nghiệm ít nhất hai lần để có giá trị trọng lượng riêng trung bình. b) Độ ẩm Độ ẩm của chất thải rắn được định nghĩa là lượng nước chứa trong một đơn vị trọng lượng chất thải ở trạng thái nguyên thủy. Độ ẩm chất thải rắn được biển diễn bằng hai phương pháp: trọng lượng ướt và trọng lượng khô. + Phương pháp trọng lượng ướt: độ ẩm trong một mẫu được thể hiện như là phần trăm trọng lượng ướt của vật liệu. + Phương pháp trọng lượng khô: độ ẩm trong một mẫu được thể hiện như phần trăm trong lường khô của vật liệu. Phương pháp trọng lượng ướt được sử dụng phổ biến, bởi vì ta có thể lấy mẫu trực tiếp ngoài thực địa. c) Kích thước và cấp phối hạt Kích thước và cấp phối hạt đóng vai trò rất quan trọng trong việc tính toán, thiết kế các phương tiện cơ khí như thu hồi vật liệu, đặc biệt là sử dụng các sàn lọc phân loại bằng máy hoặc phân chia bằng phương pháp từ tính. Kích thước của từng thành phần chất thải có thể xác định bằng 1 hoặc nhiều phương pháp như sau: S = l S = (l + w)/2 S = (l + h + w)/3 S = (l.w)1/2 S = (l.w.h)1/3 Trong đó: S: kích thước của các thành phần. l: chiều dài (mm). w: là chiều rộng. Khi sử dụng các phương pháp khác nhau thì kết quả sẽ có sự sai lệch, tùy thuộc vào hình dáng kích thước của chất thải mà ta chọn phương pháp đo lường cho phù hợp. d) Khả năng giữ nước tại thực địa (hiện trường) Khả năng giữ nước tại hiện trường của chất thải rắn là toàn bộ lượng nước mà nó có thể giữ lại trong mẫu chất thải dưới tác dụng kéo xuống của trọng lực. Là một chỉ tiêu quan trọng trong việc tính toán xác định lượng nước rò rỉ từ bãi rác. Khả năng giữ nước tại hiện trường thay đổi phụ thuộc vào áp lực nén và trạng thái phân hủy của chất thải (ở khu dân cư và các khu thương mại thì dao động trong khoảng 50 – 60%). 1.1.4.2. Tính chất hóa học của chất thải rắn Các thông tin về thành phần hóa học đóng vai trò rất quan trọng trongviệc đánh giá các phương pháp lựa chọn phương thức xử lý và tái sinh chất thải. Có 04 phân tích hóa học quan trọng nhất là: - Phân tích gần đúng sơ bộ. - Điểm nóng chảy của tro. - Phân tích cuối cùng (các nguyên tố chính). - Hàm lượng năng lượng của chất thải rắn. a) Phân tích sơ bộ Phân tích sơ bộ gồm các thí nghiệm sau: - Độ ẩm (lượng nước mất đi sau khi sấy ở 1050C trong 1h). - Chất dễ cháy bay hơi (trọng lượng mất đi thêm vào khi đem mẫu chất thải rắn đã sấy ở 100oC trong 1h, đốt cháy ở nhiệt độ 9500C trong lò nung kín). - Carbon cố định (phần vật liệu còn lại dễ cháy sau khi loại bỏ các chất bay hơi). - Tro (trọng lượng còn lại sau khi đốt cháy trong lò hở). b) Điểm nóng chảy của tro Điểm nóng chảy của tro là nhiệt độ đốt cháy chất thải để tro sẽ thành một khối rắn (gọi là clinker) do sự nấu chảy và kết tụ, và nhiệt độ này khoảng 2000 đến 22000F (1100 đến 12000C). c) Phân tích cuối cùng các thành phần tạo thành chất thải rắn Phân tích cuối cùng các thành phần tạo thành chất chủ yếu xác định phần trăm (%) của các nguyên tố C, H, O, N, S và tro. Kết quả phân tích cuối cùng mô tả các thành phần hóa học của chất hữu cơ trong chất thải rắn. Kết quả này còn đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác định tỉ số C/N của chất thải có thích hợp cho quá trình chuyển hóa sinh học hay không. d) Hàm lượng năng lượng của các thành phần chất thải rắn - Hàm lượng năng lượng của các thành phần chất hữu cơ trong chất thải rắn có thể xác định bằng một trong các cách sau: - Sử dụng nồi hay lò chưng cất qui mô lớn. - Sử dụng bình đo nhiệt trị trong phòng thí nghiệm. - Bằng cách tính toán nếu công thức hóa học hình thức được biết.  + Nhiệt trị : Giá trị nhiệt tạo thành khi đốt chất thải rắn. Giá trị này được xác định theo công thức Dulong cải tiến: Btu/lb = 145C + 610(H2 – 1/8O2) + 40S + 10N) KJ/kg = (Btu/lb).2,326 ; (%) Trong đó: C: % trọng lượng của Carbon. H: % trọng lượng của Hidro. O: % trọng lượng của Oxi. S: % trọng lượng của Sulfua. N: % trọng lượng của Nitơ. 1.2. Khái niệm thu gom, lưu giữ chất thải rắn [12] 1.2.1. Thu gom chất thải rắn: Là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận. 1.2.2. Lưu giữ chất thải rắn: Là việc giữ chất thải rắn trong một khoảng thời gian nhất định ở nơi được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trước khi vận chuyển đến cơ sở xử lý. 1.3. Tác hại của chất thải rắn [12] 1.3.1. Tác hại của chất thải rắn đối với sức khỏe cộng đồng Việt Nam đang đối mặt với nhiều nguy cơ lây lan bệnh truyền nhiễm, gây dịch nguy hiểm do môi trường đang bị ô nhiễm. Ô nhiễm môi trường ở nước ta đã gia tăng tới mức độ ảnh hưởng tới sức khoẻ người dân. Ngày càng có nhiều vấn đề về sức khoẻ liên quan tới yếu tố môi trường bị ô nhiễm. Theo đánh giá của chuyên gia, chất thải rắn đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ cộng đồng; nghiêm trọng nhất là đối với dân cư khu vực làng nghề, KCN, bãi chôn lấp chất thải và vùng nông thôn ô nhiễm chất thải rắn đến mức báo động. Nhiều bệnh như đau mắt, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da, tiêu chảy, dịch tả, thương hàn…do chất thải rắn gây ra. Đội ngũ lao động của các đơn vị làm vệ sinh đô thị phải làm việc trong điều kiện nặng nhọc, ô nhiễm nặng, cụ thể: nồng độ bụi vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 đến 1,9 lần, khí độc vượt tiêu chuẩn cho phép từ 0,5 đến 0,9 lần, các loại vi trùng, siêu vi trùng, nhất là trứng giun, trực tiếp ảnh hưởng đến sức khoẻ của họ. 1.3.2. Chất thải rắn làm giảm mỹ quan đô thị Nếu việc thu gom và vận chuyển rác thải không hết sẽ dẫn đến tình trạng tồn đọng chất thải trong các đô thị, làm mất mỹ quan, gây cảm giác khó chịu cho cả dân cư trong đô thị. Không thu hồi và tái chế được các thành phần có ích trong chất thải, gây ra sự lãng phí về của cải, vật chất cho xã hội. 1.3.3. Chất thải rắn làm ô nhiễm môi trường Chất thải rắn đổ bừa bãi xuống cống rãnh, ao, hồ, kênh, rạch…làm quá tải thêm hệ thống thoát nước đô thị, là nguồn gây ô nhiễm cho nguồn nước mặt và nước ngầm. Khi có mưa lớn sẽ gây ô nhiễm trên diện rộng đối với các đường phố bị ngập. Trong môi trường khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, chất thải bị thối rữa nhanh là nguyên nhân gây ra dịch bệnh, nhất là chất thải độc hại, chất thải bệnh viện. Các bãi rác không hợp vệ sinh là các nguồn gây ô nhiễm nặng cho cả đất, nước, không khí. 1.4. Các biện pháp quản lý kiểm soát ngăn ngừa ô nhiễm CTNH [12] Kiểm soát có hiệu quả quá trình phát sinh, lưu giữ xử lý, tái chế và tái sử dụng, chuyên chở, thu hồi và chôn lấp các CTNH có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, nhằm bảo vệ sức khỏe và môi trường chuẩn mực, cũng như quản lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững. Hình 1.1 : Sơ đồ quy trình kiểm soát CTNH Do CTNH có thể tồn lưu những độc tính trong một thời gian dài, có khi hàng thế kỷ, nên cần sớm giảm thiểu lượng CTNH được thải bỏ. Việc giảm thiểu lượng thất thải nguy hại có thể được thực hiện thông qua các biện pháp giảm lượng chất thải phát sinh tại nguồn, xử lý, tái chế hoặc tái sử dụng chất thải. Cần phải xử lý chất thải trước khi thải bỏ nhằm hạn chế tới mức thấp nhất những ảnh hưởng của chúng tới môi trường. Việc xử lý này có thể thực hiện theo các phương pháp: Xử lý cơ học; phân huỷ nhiệt hoặc phương pháp hoá/lý/sinh học. CTNH sau xử lý (xử lý hoá/lý/sinh học hay xử lý nhiệt) sẽ được thải bỏ. Bước này sẽ được thực hiện bằng phương pháp chôn lấp an toàn. Có 5 giai đoạn trong toàn bộ quy trình quản lý CTNH, bao gồm: Giai đoạn 1 - Quản lý nguồn phát sinh chất thải Giai đoạn 2 - Thu gom và vận chuyển Giai đoạn 3 - Xử lý trung gian Giai đoạn 4 - Chuyên chở CTNH đến giai đoạn xử lý tiếp theo. Giai đoạn 5 - Thải bỏ chất thải (chôn lấp cuối cùng). Xử lý CTNH được ưu tiên đối với phương pháp giảm, quay vòng và tái sử dụng. Tuy nhiên phương án xử lý này thường chỉ dùng đối với một số loại rác thải như rất độc, chất quý hiếm có giá trị cần tái chế... Bên cạnh đó phương án xử lý này có những hạn chế như: đầu tư kinh phí cao, cần có kỹ thuật, tính chất đa dạng của chất thải,... Do vậy, cần xem xét đến các phương án xử lý khác như chôn lấp, thiêu đất, bê tông hoá... Có nhiều quá trình xử lý CTNH, nhưng có thể tóm lược lại thành 4 quá trình chính như sau: - Quá trình hoá lý: Tách CTNH từ pha này sang pha khác, hoặc để tách pha nhằm giảm thể tích dòng thải chứa CTNH. - Quá trình hoá học: Biến đổi hoá học các CTNH thành chất không độc hại hoặc ít nguy hại. - Quá trình sinh học: Phân huỷ sinh học các chất thải độc hại hữu cơ. Các quá trình kỹ thuật khác loại bỏ CTNH như: Đốt phế thải, giảm thể tích phế thải. Tuy nhiên, có một số loại phế thải không nên sử dụng bằng quá trình đốt như là chất phóng xạ, chất thải dễ nổ. Thực tế cho thấy, không có một quá trình đơn lẻ nào có thể xử lý triệt để CTNH mà dây chuyền xử lý bao gồm một tập hợp các quá trình xử lý trên hợp và bổ sung cho nhau để đạt hiệu quả xử lý tốt. 1.4.1. Giai đoạn 1 - Quản lý nguồn phát sinh chất thải Các CTNH thường phát sinh từ các nguồn thải khác nhau, chúng không có khả năng giảm thiểu, phục hồi, tái sinh và tái sử dụng cần được xử lý và thải bỏ theo một trình tự nhất định. Quản lý nguồn phát sinh cần phải nắm vững và quản lý các thông tin về nguồn phát sinh CTNH: Trong địa phương có các nguồn phát thải nào? Lượng phát thải là bao nhiêu? Thành phần và tính chất độc hại của các chất thải đó. Ở nhiều nước đã tiến hành thủ tục đăng ký và cấp giấy phép đối với các nguồn thải CTNH, nhất là đối với các ngành công nghiệp. Nhiều khi cơ quan quản lý môi trường tiến hành khảo sát, đo lường, phân tích các nguồn thải chất nguy hiểm cụ thể để đảm bảo các thông tin về nguồn thải chất nguy hại là chính xác, đồng thời cũng tiến hành kiểm tra sự tuân thủ luật lệ về quản lý CTNH của các chủ nguồn thải, yêu cầu tất cả các chủ nguồn thải phân loại và tách các CTNH với các chất thải thông thường, đôi khi người ta còn phân loại thành phần CTNH và chất thải rất nguy hại. Để quản lý tốt các loại chất thải sinh hoạt nguy hại, cần tuyên truyền giáo dục xây dựng tập quán cho nhân dân tự giác tách riêng CTNH và bỏ vào túi ni-lông đặc trưng. Cần phải truyền bá các thông tin về CTNH, nâng cao hiểu biết về tác động nguy hại đối với sức khoẻ cộng đồng, làm sao cho mọi chủ nhân của các nguồn CTNH ý thức hết trách nhiệm của mình và biết cách quản lý CTNH ngay từ nguồn phát sinh, áp dụng các biện pháp giảm thiểu CTNH và không đổ thải CTNH lẫn lộn với chất thải thông thường. Sau đây là một số nguồn chính phát sinh thất thải nguy hại: Hình 1.2 : Sơ đồ quy trình quản lý CTNH 1.4.1.1. Chất thải nguy hại phát sinh từ sản xuất công nghiệp Rất nhiều loại công nghiệp, trong quá trình sản xuất, phát sinh ra các chất thải độc hại. Các ngành công nghiệp thường thải ra CTNH như là: công nghiệp hoá chất, công nghiệp luyện kim, công nghiệp hoá dầu, công nghiệp sơn, mạ, công nghiệp thuộc da, công nghiệp nhuộm, công nghiệp điện tử, công nghiệp hoá hữu cơ phân tử, v.v... Các phòng thí nghiệm, nghiên cứu có tính chất tương tự cũng phát sinh các CTNH tương tự. 1.4.1.2. Chất thải nguy hại phát sinh từ sinh hoạt và thương mại Trong sinh hoạt đô thị và thương mại hiện đại cũng thường phát sinh CTNH, tuy không nhiều, nhưng nếu không có nhận thức và hiểu biết đầy đủ thì cũng là một nguy cơ đối với sức khoẻ cộng đồng. Các CTNH phát sinh từ sinh hoạt và thương mại đô thị thường là: các bao bì chai lọ đựng thuốc diệt ruồi: diệt muỗi đựng chất táy rửa, sát trùng mạnh. đồ dùng điện tử hư hỏng. đèn nê-ông hỏng, các ắcquy, pin hết hạn sử dụng. vật liệu bảo dưỡng ô tô, xe máy dần cặn, v.v... Ở các đô thị hiện đại. Ở nước ngoài, người ta ước lượng phát sinh CTNH từ sinh hoạt đô thị khoảng 6 kg trên mỗi người, mỗi tháng. 1.4.1.3. Chất thải nguy hại phát sinh từ các cơ sở khám, chữa bệnh Bao gồm các mô tế bào, các bộ phận của cơ thể con người cắt bỏ ra, chất bài tiết của bệnh nhân, các mô cấy vi khuẩn, vi trùng, xác động vật thí nghiệm, bông băng, các loại thuốc và hoá dược liệu hư hỏng,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNoi Dung Do An.doc
  • docDanh Muc Cac Bang.doc
  • docDanh Muc Cac Hinh.doc
  • docDanh Muc Cac Tu Viet Tat.doc
  • docLoi Cam Doan.doc
  • docLoi Cam On.doc
  • docMuc Luc.doc
  • docPhieu Giao De Tai.doc
  • docTrang Bia.doc
Tài liệu liên quan