Sự phát triển công nghiệp, nhiều vấn đề môi trường nảy sinh. Trong quá trình hoạt động, các nhà máy trong khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) thải ra môi trường một lượng lớn các tác nhân gây ô nhiễm môi trường: SO2, NOx, COx, hydrocacbon, bụi, tiếng ồn, nước thải chứa kim loại nặng, chất thải nguy hại, bên cạnh những nhà máy, KCN, KCX có nhiều hoạt động quan tâm đến vấn đề này, thậm chí thải trực tiếp chất thải ra môi trường khiến cho môi trường bị mất cân bằng sinh thái.
Tp.HCM đã và đang xúc tiến việc đang xúc tiến việc đầu tư và phát triển công nghiệp. Nhiều KCN, KCX được xây dựng nhằm thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Tuy nhiên, song song với sự phát triển công nghiệp, Tp.HCM cũng gặp phải nhiều vấn đề. Nhiều doanh nghiệp trong KCN, KCX không tuân thủ các quy định về môi trường, không thực hiện đúng như trong báo cáo đánh giá tác động môi trường hay bản cam kết bảo vệ môi trường, hệ thống xử lý nước thải cục bộ hoạt động chưa hiệu quả, chỉ mang tính chất đối phó kênh gạch bị ô nhiễm, cân bằng sinh thái bị phá vỡ, ô nhiễm không khí, là hậu quả của những sự việc trên đang diễn ra hằng ngày, hằng giờ trên địa bàn Tp.HCM.
Vấn đề đặt ra cho KCN, KCX tại Tp.HCM làm sao khắc phục được các vấn đề còn đang tồn tại, nâng cao công tác quản lý môi trường (QLMT), khắc phục và hạn chế ô nhiễm nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững, làm sao hài hòa mối quan hệ phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
Nhận thức được tầm quan trọng của nền kinh tế và các vấn đề môi trường phát sinh trong các công nghiệp, tôi đã lựa chọn và thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại KCX Linh Trung II, Tp.HCM” như là một nghiên cứu điển hình cho các vấn đề đã nêu ở trên.
76 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1885 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại khu chế xuất Linh Trung II, Tp.HCM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Sự phát triển công nghiệp, nhiều vấn đề môi trường nảy sinh. Trong quá trình hoạt động, các nhà máy trong khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) thải ra môi trường một lượng lớn các tác nhân gây ô nhiễm môi trường: SO2, NOx, COx, hydrocacbon, bụi, tiếng ồn, nước thải chứa kim loại nặng, chất thải nguy hại,… bên cạnh những nhà máy, KCN, KCX có nhiều hoạt động quan tâm đến vấn đề này, thậm chí thải trực tiếp chất thải ra môi trường khiến cho môi trường bị mất cân bằng sinh thái.
Tp.HCM đã và đang xúc tiến việc đang xúc tiến việc đầu tư và phát triển công nghiệp. Nhiều KCN, KCX được xây dựng nhằm thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Tuy nhiên, song song với sự phát triển công nghiệp, Tp.HCM cũng gặp phải nhiều vấn đề. Nhiều doanh nghiệp trong KCN, KCX không tuân thủ các quy định về môi trường, không thực hiện đúng như trong báo cáo đánh giá tác động môi trường hay bản cam kết bảo vệ môi trường, hệ thống xử lý nước thải cục bộ hoạt động chưa hiệu quả, chỉ mang tính chất đối phó… kênh gạch bị ô nhiễm, cân bằng sinh thái bị phá vỡ, ô nhiễm không khí,… là hậu quả của những sự việc trên đang diễn ra hằng ngày, hằng giờ trên địa bàn Tp.HCM.
Vấn đề đặt ra cho KCN, KCX tại Tp.HCM làm sao khắc phục được các vấn đề còn đang tồn tại, nâng cao công tác quản lý môi trường (QLMT), khắc phục và hạn chế ô nhiễm nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững, làm sao hài hòa mối quan hệ phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
Nhận thức được tầm quan trọng của nền kinh tế và các vấn đề môi trường phát sinh trong các công nghiệp, tôi đã lựa chọn và thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại KCX Linh Trung II, Tp.HCM” như là một nghiên cứu điển hình cho các vấn đề đã nêu ở trên.
Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài
Đề tài thực hiện với những mục tiêu đặt ra như sau:
Phác họa hiện trạng môi trường tại KCX Linh Trung II
Đánh giá hiện trạng môi trường và từ đó có cơ sở đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao công tác quản lý môi trường tại KCX Linh Trung II.
Nội dung của đề tài
Để thực hiện được các mục tiêu của đề tài, các nội dung cụ thể được tập trung thực hiện như sau:
Khảo sát và thu thập số liệu thực tế phục vụ cho nội dung đề tài.
Đánh giá hiện trạng môi trường tại khu chế xuất Linh Trung II.
Tìm hiểu cơ cấu tổ chức và các biện pháp bảo vệ môi trường đang áp dụng tại khu chế xuất Linh Trung II.
Đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm tại khu chế xuất Linh Trung II.
Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, các phương pháp nghiên cứu được thực hiện bao gồm:
Phương pháp thu thập và tổng hợp thông tin, tài liệu có liên quan:
Thu thập thông tin, số liệu về khu chế xuất, về hiện trạng và các nguồn chính gây ô nhiễm ở khu chế xuất.
Tham khảo tài liệu đã nghiên cứu, thông tin về các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Phương pháp so sánh:
So sánh, đánh giá mức độ ô nhiễm cũng như tác động đến môi trường của nước thải, khí thải, chất thải rắn,… dựa trên các tiêu chuẩn cho phép.
Phương pháp đánh giá
Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Phạm vi đề tài
Đề tài được thực hiện tại khu chế xuất Linh Trung II thuộc công ty Liên doanh Sepzone – Linh Trung, phường Bình Chiểu, Quận Thủ Đức, Tp.HCM và một số doanh nghiệp trong đó.
Giới hạn đề tài
Do hạn chế về thời gian nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề môi trường không khí, khí thải, chất thải rắn tại KCX Linh Trung II.
Khóa luận chỉ đề cập đến vấn đề môi trường, vấn đề ô nhiễm chất thải từ các hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp bên trong hàng rào KCX Linh Trung II và bên ngoài hàng rào các doanh nghiệp, không đề cập đến các vấn đề khác như: tệ nạn xã hội xung quanh KCX, sự cố, tai nạn lao động…
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ KCN, KCX VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KCN, KCX HIỆN NAY
Vai trò và đặc tính KCN, KCX
Vai trò khu KCN, KCX
Từ năm 1994 các KCN được xây dựng để cung ứng cơ sở hạ tầng thuận lợi, tạo điều kiện dễ dàng cho đầu tư nước ngoài, đặc biệt khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ và vừa gia nhập các khu vực công nghiệp. Lợi ích của việc sản xuất tập trung tại các khu, cụm công nghiệp so với phát triển công nghiệp tản mạn là đảm bảo tiết kiệm về kết cấu hạ tầng, quản lý hành chính và quản lý môi trường mặt khác để cung cấp các dịch vụ một cách thuận lợi.
Các KCN, KCX được hình thành cũng nhằm tránh sự phân tán các cơ sở sản xuất trong khu dân cư sinh sống, vừa không thuận lợi cho hoạt động sản xuất trong khu dân cư sinh sống, vừa không thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, vừa gây ô nhiễm môi trường xung quanh khu dân cư, làm ảnh hưởng lớn đến đời sống cộng đồng dân cư trong vùng, nhất là ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
Hiện nay trên phạm vi cả nước có 82 KCN, diện tích đất tự nhiên 15.800ha, diện tích đất có thể cho thuê 11.000ha. KCN hiện nay là đầu mối quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.
Đặc tính của KCN, KCX
Các KCN khác với các dạng doanh nghiệp, công nghiệp khác bởi các đặc tính sau đây (UNEP,1997):
Xây dựng trên diện tích đất rộng, thường rộng hơn 40ha.
Bao gồm nhiều tòa nhà và nhà máy xí nghiệp, hệ thống dịch vụ và hạ tầng cơ sở: đường xá, thông tin liên lạc, cảnh quan nối mạng lưới giao thông ( bao gồm vận tải hành khách và hàng hóa đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không)
Có giới hạn bắt buộc về diện tích đất tối thiểu, tỷ lệ sử dụng đất, dạng công trình xây dựng.
Có quy hoạch tổng thể, chi tiết có mô tả tiêu chuẩn vận hành và đặc tính của tất cả các yếu tố môi trường được tạo ra.
Quy định về công tác quản lý để nâng cao hiệu lực thi hành các hợp đồng, các quy định bắt phê duyệt và tiếp nhận các công ty mới, cung cấp các chính sách và xúc tiến quy hoạch nhằm thúc đẩy phát triển dài hạn
KCN, như vậy mới bảo vệ được các khoản đầu tư của công ty thường trú.
Không phải tất cả các KCN đều có đặc trưng này, các KCN có thể có sự khác biệt do sự khác biệt về yêu cầu phát triển kinh tế, mức độ ưu tiên trong chiến lược phát triển quốc gia của khu vực, một nước và tùy thuộc vào khả năng đầu tư.
Quá trình hình thành và phát triển KCN, KCX Việt Nam
Quá trình hình thành và phát triển KCN, KCX ở Việt Nam
Tính từ 1991 đến năm 2009 trải qua 18 năm xây dựng và phát triển, cả nước thành lập được 233 KCN với tổng diện tích tự nhiên đạt 57.264ha. Trong đó có 171 KCN đã đi vào hoạt dộng, 52 KCN đang trong quá trình xây dựng phân bố trên 56/64 tỉnh thành trực thuộc Trung ương. Trong đó, diện tích đất sử dụng cho phát triển công nghiệp có thể cho thuê theo quy hoạch đạt gần 40.000ha, chiếm khoảng 65% diện tích đất quy hoạch KCN. (Nguồn: Bộ KH&ĐT,2009)
Giai đoạn 2006 - 2015 theo quy hoạch đã phê duyệt của Thủ tướng Chính Phủ, sẽ ưu tiên thành lập mới 15 KCN với tổng diện tích khoảng 26.400ha và mở rộng diện tích 27 KCN, nâng tổng diện tích KCN lên khoảng 70.000ha, phấn đấu tỉ lệ lấp đầy trung bình khoảng 60%. Theo đó, chỉ trong 3 năm 2006; 2007; 2008 toàn quốc đã thành lập mới thành lập được 74 KCN với tổng diện tích khoảng 20.500ha và mở rộng diện tích 14 KCN.
Quá trình hình thành và phát triển KCN tại Tp.HCM
KCX Tân thuận được thành lập năm 1991, là KCX đầu tiên trên địa bàn Tp.HCM. Sau đó lần lược các KCN, KCX ra đời theo chủ trương xây dựng và phát triển của cả nước.
Hình 2.2 Khu chế xuất Tân Thuận – Tp.HCM, KCX đầu tiên của Việt Nam thành lập 1991
(Nguồn: Ảnh vệ tinh năm 2008, TCMT tổng hợp)
Hình 2.1 Mô hình KCN, KCX
(Nguồn: Tổng cục môi trường) )
Tính đến 31/03/2009, Tp.HCM đã có 3 KCX, 10 KCN đi vào hoạt động với 1.152 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là 4,43 tỷ USD. Trong đó, đầu tư nước ngoài 463 dự án, vốn đầu tư đăng ký 2,62 tỷ USD. Đầu tư trong nước 689 dự án, vốn đầu tư 27.104,24 tỷ đồng (tương 1,81 tỷ USD); 250.000 công nhân; kim ngạch xuất khẩu được phép cho thuê của 13 KCX, KCN đang hoạt động, đạt tỉ lệ lấp đầy 77%. Trong tổng số 1.152 dự án đầu tư còn hiệu lực, có 971 dự án đang hoạt động với tổng vốn đầu tư đăng ký là 3,2 tỷ USD.
Theo quy hoạch phát triển đến năm 2010, Tp.Hồ Chí Minh sẽ có 22 KCN, KCX với tổng diện tích khoảng 5.918,47 ha.
Hình 2.3: Tình hình phát triển KCN trong thời gian qua
(Nguồn: Bộ KH&ĐT,2009)
Bảng 2.1: Danh sách các KCN, KCX tại Tp.HCM
STT
TÊN KHU CN
VỊ TRÍ
Diện tích đất quy hoạch (ha)
CÁC KHU CN-CX ĐÃ THÀNH LẬP VÀ ĐANG HOẠT ĐỘNG
2.471,83
1
KCX Tân Thuận
Quận 7
300
2
KCX Linh Trung I
Quận Thủ Đức
62
3
KCX Linh Trung II
Quận Thủ Đức
61,75
4
KCN Tân Tạo(GĐ1&GĐ2)
Quận Bình Tân
373,33
5
KCN Vĩnh Lộc (GĐ1)
Quận Bình Tân
203
6
KCN Bình Chiểu
Quận Thủ Đức
27,34
7
KCN Hiệp Phước (GĐ1)
Huyện Nhà Bè
311,40
8
KCN Tân Bình (GĐ1)
Q.Tân Phú & Q.Bình Tân
129,96
9
KCN Tân Thới Hiệp
Quận 12
28,41
10
KCN Lê Minh Xuân (GĐ1)
Huyện Bình Chánh
100
11
KCN Tây Bắc Củ Chi (GĐ1)
Huyện Củ Chi
208
12
KCN Cát Lái (GĐ1)
Quận 2
124
13
KCN Tân Phú Trung
Huyện Củ Chi
542,64
(Nguồn: Ban quản lý các khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM, 2010)
Giải pháp quản lý môi trường trong KCN, KCX
Mục tiêu chủ yếu của công tác QLMT và Quản lý môi trường tại KCX
Các mục tiêu chủ yếu của công tác quản lý môi trường phát sinh trong hoạt động của con người.
Khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường phát sinh trong hoạt động sống của con người.
Phát triển bền vững kinh tế và xã hội quốc gia theo 9 nguyên tắc của một xã hội bền vững do hội nghị Rio-92 đề xuất. Các khía cạnh của phát triển bền vững bao gồm: phát triển bền vững kinh tế, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, không tạo ra ô nhiễm và suy thoái chất lượng môi trường sống, nâng cao sự văn minh và công bằng xã hội.
Xây dựng các công cụ có hiệu lực quản lý môi trường quốc gia và các vùng lãnh thổ. Các công cụ trên phải thích hợp cho từng ngành, từng địa phương và cộng đồng dân cư.
Quản lý môi trường tại các KCX
Nội dung chính của công tác quản lý môi trường tại các KCX bao gồm:
Xem xét các vấn đề môi trường trong công tác hoặc giai đoạn quy hoạch phát triển KCX.
Thẩm định về mặt môi trường các dự án thành lập KCX, các dự án đầu tư vào KCX.
Kiểm tra, thanh tra hoạt động bảo vệ môi trường và giám sát chất lượng môi trường của các nhà máy trong KCX.
Quan trắc chất lượng môi trường bên ngoài hàng rào KCX.
Giải quyết các tranh chấp, khiếu nại về môi trường và xử phạt hành chính về lĩnh vực bảo vệ môi trường và các quy phạm về môi trường.
Công cụ quản lý môi trường
Công cụ quản lý môi trường là các biện pháp hành động thực hiện công tác quản lý môi trường của nhà nước, các tổ chức khoa học và sản xuất. Mỗi một công cụ có một chức năng và phạm vi tác động nhất định, liên kết và hỗ trợ lẫn nhau.
Phân loại theo chức năng gồm
Công cụ điều chỉnh vĩ mô: Là luật pháp và chính sách
Công cụ hành động: các công cụ có tác động trực tiếp tới hoạt động kinh tế - xã hội, như các quy định hành chính, quy định xử phạt… và công cụ kinh tế.
Công cụ hành động là vũ khí quan trọng nhất của các tổ chức môi trường trong công tác bảo vệ môi trường như : GIS, mô hình hóa môi trường, đánh giá môi trường, kiểm toán môi trường, quan trắc môi trường,…
Phân loại theo chức năng gồm
Công cụ luật pháp chính sách: bao gồm các văn bản về luật quốc tế, luật quốc gia,các văn bản khác dưới luật, các kế hoạch và chính sách môi trường quốc gia, các ngành kinh tế, các địa phương.
Các công cụ kinh tế: gồm các loại thuế, phí đánh vào thu nhập bằng tiền của hoạt động sản xuất kinh doanh. Các công cụ này chỉ áp dụng có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường.
Các công cụ kỹ thuật quản lý: thực hiện vai trò kiểm soát và giám sát nhà nước về chất lượng và thành phần môi trường, về sự hình thành và phân bố chất ô nhiễm trong môi trường.
Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể gồm các đánh giá môi trường, minitoring môi trường, xử lý chất thải, tái chế và tái sử dụng chất thải. Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể được thực hiện thành công trong bất kỳ nền kinh tế phát triển như thế nào.
Hệ thống quản lý môi trường (QLMT)
Cho đến nay, hệ thống quản lý Nhà nước về mặt môi trưởng đã được hình thành từ cấp Trung ương đến địa phương. Hầu hết các tỉnh thành trong cả nước đã có sở Tài nguyên và Môi trường. Bộ máy quản lý nhà nước về mặt môi trường đã hoạt động hiệu quả, phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra. Sơ đồ hệ thống quản lý Nhà nước về môi trường công nghiệp được thể hiện ở hình 2.4
Chính phủ
Bộ, ngành khác
BQL các KCN Việt Nam
Bộ TN & MT
UBND Tỉnh/ TP
UBND Quận/ huyện
BQL các KCN Tỉnh/ thành
Công ty phát triển hạ tầng KCN
Doanh nghiệp
Sở TN & MT
Phòng TN & MT
Hình 2.4: Sơ đồ tổng quát hệ thống QLMT công Nghiệp tại Việt Nam
Các vấn đề còn tồn tại trong hệ thống quản lý môi trường KCN, KCX (Nguồn: Bộ KH&ĐT, Tp.HCM)
Thông tư 08/2009/TT-BTNMT đã tạo ra một bước tiến so với Quyết định 62/QĐ-BKHCNMT trong vấn đề giao trách nhiệm cho các đối tượng có liên quan trong quản lý môi trường KCN. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề mà Thông tư 08 vẫn chưa quy định rõ ràng cũng như giải quyết triệt để được những hạn chế còn tồn tại hiện nay.
Chưa triển khai triệt để việc phân công trách nhiệm giữa cơ quan quản lý và đơn vị thực hiện:
Theo phân cấp, Sở TN&MT đóng vai trò của cơ quan quản lý, là bên ban hành các quy định, còn BQL là bên thực hiện các quy định đó, đảm bảo rằng chất thải đầu ra của toàn bộ KCN đạt tiêu chuẩn, đáp ứng yêu cầu quy định.
Nhưng hiện nay, tại một số địa phương, Sở TN&MT vẫn đang làm vai trò của đơn vị thực hiện. Đó là các chức năng về thẩm định và phê duyệt Báo cáo ĐTM của doanh nghiệp trong KCN, kiểm tra và giám sát quá trình thực hiện các quy định của Luật Bảo vệ môi trường trong KCN như xử lý nội bộ doanh nghiệp, kết nối hệ thống, và cả quản lý các bên liên quan trong xử lý chất thải KCN... Tại nhiều địa phương, BQL các KCN lại chỉ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về KCN, mà chưa thực hiện công tác bảo vệ môi trường ở đây.
Trách nhiệm của các bên về bảo vệ môi trường bên trong KCN còn nhiều bất cập:
Theo quy định, ngoài BQL các KCN và Sở TN&MT, những bên có liên quan trực tiếp đến hoạt động bảo vệ môi trường KCN còn có Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN và các doanh nghiệp trong KCN.
Bất cập về quy trách nhiệm cho chủ đầu tư: Thông tư 08/2009/TT-BTNMT quy định Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN có trách nhiệm xây dựng kết cấu hạ tầng bảo vệ môi trường, lập báo cáo ĐTM, ban hành quy định thải, thu gom chất thải, quan trắc chất lượng môi trường và các nguồn thải của KCN, ứng cứu sự cố môi trường... Thực chất, Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN chỉ là đơn vị thuần tuý làm dịch vụ cho thuê mặt bằng KCN, nên việc được giao các trách nhiệm quản lý cần được xem xét tính phù hợp về năng lực và thẩm quyền.
Bất cập về quy định trách nhiệm cho doanh nghiệp: cách tổ chức hiện nay, doanh nghiệp trong KCN đang cùng lúc chịu sự quản lý của cả 3 đầu mối: BQL các KCN - chủ yếu liên quan đến cấp phép đầu tư và thẩm định báo cáo ĐTM, Sở TN&MT - liên quan đến công tác thanh tra, kiểm tra môi trường, Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN – liên quan đến quan hệ mua bán cho thuê dịch vụ, bao gồm cả các dịch vụ môi trường. Quan hệ của doanh nghiệp với 3 đầu mối trên thực tế còn thiếu các quy định và chế tài cụ thể.
Quy định quản lý môi trường nội bộ KCN chưa được phổ biến:
Quy định quản lý môi trường nội bộ KCN là yêu cầu quan trọng của quá trình quản lý KCN.
Quy định quản lý môi trường nội bộ KCN do BQL các KCN ban hành, thể hiện tính đặc thù của từng KCN, phù hợp với cách thức và năng lực quản lý của từng KCN, của địa phương và loại hình doanh nghiệp tại chỗ. Quy định nội bộ KCN còn có ý nghĩa quyết định thể hiện cam kết của doanh nghiệp ngay từ khi bắt đầu tìm hiểu và chấp nhận vào KCN.
Tuy nhiên, hiện tại các quy định quản lý môi trường nội bộ KCN còn chưa phổ biến do tổ chức của BQL các KCN còn chưa hoàn thiện.
Những mặt hạn chế và tích cực trong công tác QLMT
Tích cực
Tại Việt Nam năm 1993, nhà nước đã ban hành Luật Bảo vệ môi trường (có hiệu lực vào 07/2006) và hiện nay có rất nhiều các văn bản dưới luật và các hướng dẫn về quản lý môi trường được ban hành và điển hình mới đây nhất là TT08 về hướng dẫn đánh giá tác động môi trường, quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT về CTNH, các quyết định về sử dụng tài nguyên thiên nhiên, các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành của Chính Phủ, Bộ, ngành liên quan đã tạo nên hành lang pháp lý trong công tác quản lý môi trường của Nhà nước.
Ngày nay, vấn đề môi trường đã được nói nhiều hơn, được Nhà nước và các bộ ngành quan tâm hơn, được coi như một yếu tố phát triển song hành cùng kinh tế. Với tình hình thực tế và nhu cầu không chỉ từ người dân, từ chính phủ mà chính cả khách hàng cũng mong muốn các tổ chức đối tác làm ăn có trách nhiệm hơn với môi trường.
Đối với ban quản lý các KCN, KCX và các doanh nghiệp:
Có sự phối hợp chặt chẽ và hài hòa giữa việc quy hoạch sử dụng đất phát triển KCN, KCX phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của Nhà nước trong việc phát triển kinh tế.
Công tác giám sát môi trường định kỳ của ban quản lý KCN, KCX đối với doanh nghiệp được làm thường xuyên (2 lần/năm).
Công tác quản lý và việc giám sát việc thực thi các vấn đề môi trường của ban quản lý cơ sở hạ tầng KCN, KCX quan tâm và thực hiện đầy đủ.
Các vấn đề nộp phí thải môi trường đối với nước thải của các doanh nghiệp tuân thủ thực hiện khá đầy đủ.
Công tác tuyên truyền, giáo dục môi trường cho công nhân viên tại KCN, KCX cũng đang được các cấp, các ngành và ban quản lý cơ sở hạ tầng quan tâm và phối hợp thực hiện.
Hạn chế
KCN là đầu mối quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, vài năm gần đây việc thu hút đầu tư vào các KCN có chiều hướng giảm dần xuất phát từ các nguyên nhân và một số tồn tại:
Việc đầu tư phát triển các KCN không theo một quy hoạch thống nhất, hầu như đại phương nào cũng có KCN với chức năng tương tự nhau nên không tận dụng được những lợi thế, dẫn tới tình trạng cạnh tranh gay gắt.
Thiếu sự phối hợp giữa các KCN, giữa các địa phương trong vùng
Việc chọn địa điểm xây dựng các KCN là việc làm nghiêm túc song chưa tuân theo các nguyên tắc. Nhiều nơi có quá nhiều KCN dẫn tới cạnh tranh khốc liệt giữa những nhà đầu tư về lựa chọn địa điểm, dẫn tới tốn kém xây dựng kết cấu hạ tầng và chôn vốn vào kết cấu hạ tầng lâu và lớn, hiệu quả KCN bị giảm sút.
Bất cập về cơ cấu ngành nghề, về đầu tư chiều sâu. Chất lượng các dự án đầu tư thu hút chưa cao, chất lượng KCN không ngang tầm khu vực.
Theo ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp, đầu tư vào KCN giảm nguyên nhân chính là do các KCN không có sẵn đất để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư do thiếu quỹ đất, mặc dù khách hàng không nhiều, trong khi quỹ đất còn nhiều nhưng lại không khai thác được do giá đền bù giải tỏa tăng mạnh, giá san lấp mặt bằng. Mặt khác giá thuê đất trong KCN, KCX khá cao, giá cả đất đai của các thành phố ở Việt Nam cao hơn so với các nước trong khu vực, giá thuê đất Tp.HCM cao gấp 4-6 lần ở Trung Quốc, gấp 6 lần Thái Lan.
Chưa đáp ứng tốt các nhu cầu về dịch vụ cơ sở hạ tầng. Tiến độ thi công cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo, dịch vụ cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được, điện, nước, điện thoại không ổn định ảnh hưởng đến môi trường đầu tư trong KCN.
Chất lượng nguồn nhân lực chưa áp đáp ứng yêu cầu phát triển. Các dự án đầu tư vào các KCN ở các địa phương có nhu cầu lớn về cán bộ quản lý môi người Việt Nam giỏi, công nhân tay nghề cao, kỷ luật tốt, song đa số các nơi chưa đáp ứng được.
Cơ chế quản lý các KCN còn nhiều bất cập, chưa làm rõ cơ chế quản lý, chưa có phối hợp đồng bộ giữa cơ quan liên quan, ban chấp hành sửa đổi bổ sung quy chế KCN, KCX.
Chính sách thuế tài chính còn nhiều tồn tại, chẳng hạn chính sách KCX cũ Việt Nam ra đời cách đây 10 năm ảnh hưởng không tốt đến môi trường đầu tư. Ở các nước doanh nghiệp trong KCX được bán hàng sản xuất vào nội địa thì Việt Nam lại buộc doanh nghiệp trong KCX phải xuất khẩu 100%. Doanh nghiệp nội địa đưa hàng vào KCX gia công khi nhận