Đồ án Đánh giá khả năng cải thiện chất lượng môi trường nước của một số chủng vi khuẩn probiotics

Hiện nay nuôi trồng thủy sản được coi là ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó khu vực Nam bộ có lợi thế đặc biệt do có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản. Nhận thức được tầm quan trọng đó, việc định hướng và đề ra chiến lược phát triển bền vững và lâu dài cho ngành nuôi trồng thủy sản là rất quan trọng.

doc68 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1546 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Đánh giá khả năng cải thiện chất lượng môi trường nước của một số chủng vi khuẩn probiotics, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC ------------o0o----------- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC CỦA MỘT SỐ CHỦNG VI KHUẨN PROBIOTICS Chuyên ngành: Công nghệ sinh học Mã ngành: 111 GVHD: TS. NGUYỄN THỊ NGỌC TĨNH KS. PHẠM MINH NHỰT SVTH: NGUYỄN VĂN THỊNH Lớp: 05DSH MSSV: 105111060 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2009 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KTCN TPHCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC ------------------------ KHOA: Môi Trường và CNSH BỘ MÔN: Công nghệ sinh học NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP MSSV: LỚP: HỌ VÀ TÊN: NGÀNH: 1. Đầu đề đồ án tốt nghiệp 2. Nhiệm vụ (yêu cầu về nội dung và số liệu ban đầu) 3. Ngày bàn giao Đồ án tốt nghiệp 4. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 5. Họ tên người hướng dẫn Phần hướng dẫn 1/ ……………………………… 2/ ……………………………… Nội dung và yêu cầu LVTN đã được thông qua Bộ môn. Ngày …… tháng……..năm 2009 CHỦ NHIỆM BỘ MÔN NGƯỜI HƯỚNG DẪN CHÍNH ( Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) PHẦN DÀNH CHO KHOA, BỘ MÔN Người duyệt (chấm sơ bộ): Đơn vị: Ngày bảo vệ: Điểm tổng kết: Nơi lưu trữ Đồ án tốt nghiệp: NHẬN XÉT GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Điểm bằng số Điểm bằng chữ TP.HCM, ngày ….. tháng…….năm 2009 (GV hướng dẫn ký và ghi rõ họ tên) LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến quí thầy cô trường ĐH Kỹ Thuật Công Nghệ, đặc biệt là thầy cô Khoa Môi trường và Công nghệ Sinh học đã cố gắng sắp xếp và tạo điều kiện cho em được thực tập và làm đề tài tốt nghiệp ở Trung tâm Quốc gia Giống Hải sản Nam bộ. Em xin cảm ơn TS. Nguyễn Thị Ngọc Tĩnh đã luôn quan tâm và đóng góp ý kiến trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Em xin cảm ơn KS. Phạm Minh Nhựt đã hướng dẫn, giúp đỡ và động viên em rất nhiều trước và trong suốt quá trình thực tập. Xin cảm ơn KS. Hoàng Thanh Lịch đã rất thân thiện và nhiệt tình giúp em hoàn thành tốt công việc của mình. Em xin chân thành cảm ơn ban Giám Đốc Trung tâm Quốc gia Giống Hải sản Nam bộ đã đồng ý cho em vào thực hiện đề tài và đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho chúng em trong suốt quá trình này. Một lần nữa em xin kính chúc quí thầy cô cùng anh chị luôn dồi dào sức khỏe và hạnh phúc để tiếp tục hướng dẫn những thế hệ sau tốt hơn và ngày càng cảm thấy yêu và nhiệt huyết hơn với nghề. MỤC LỤC TRANG Trang tựa i Nhiệm vụ của đồ án ii Nhận xét của giáo viên iii Lời cảm ơn iv Mục lục v Danh sách các bảng ix Danh sách các hình x Danh sách các từ viết tắt xi Chương 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu của đề tài 2 1.3. Nội dung đề tài 2 1.4. Giới hạn đề tài 2 Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU…………………………………………….3 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản 3 2.1.1. Các yếu tố thủy lý 3 2.1.1.1. Nhiệt độ 3 2.1.1.2. Màu sắc nước 4 2.1.1.3. Độ trong 4 2.1.1.4. Mùi nước 5 2.1.1.5. Vị nước 5 2.1.2. Các yếu tố thủy hóa 5 2.1.2.1. Chỉ số pH 5 2.1.2.2. Độ mặn 7 2.1.2.3. Độ kiềm 7 2.1.2.4. Độ cứng 8 2.1.2.5. Sắt 9 2.1.2.6. Ammonia (NH3 và NH4+) 9 2.1.2.7. Nitrite (NO2-) 10 2.1.2.8. Nitrate (NO3-) 10 2.1.2.9. Hàm lượng oxygen hòa tan (DO) 11 2.1.2.10. Nhu cầu oxy hóa học (COD) 11 2.1.2.11. Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) 11 2.1.3. Các chỉ tiêu sinh học 12 2.1.3.1. Vi khuẩn (Bacteria) 12 2.1.3.2. Virus 13 2.1.3.3. Vi tảo (microalgae) 13 2.2. Tổng quan về probiotics 14 2.2.1. Khái niệm probiotics 14 2.2.2. Thành phần probiotics 15 2.2.2.1. Vi khuẩn gram dương 15 2.2.2.2. Vi khuẩn gram âm 15 2.2.2.3. Bacteriophages 16 2.2.2.4. Nấm men 16 2.2.2.5. Vi nấm 16 2.2.3. Tác dụng của probiotics 16 2.2.3.1. Trong bảo vệ môi trường 17 2.2.3.2. Trong chăn nuôi 17 2.2.3.3. Trồng trọt 19 2.2.3.4. Cơ chế hoạt động của probiotics trong nuôi trồng thủy sản 19 2.2.5. Tình hình sử dụng chế phẩm probiotics ở Việt Nam 20 Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22 3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 22 3.2. Nội dung thực hiện 22 3.3. Vật liệu 22 3.3.1 Hệ thống bể ương ấu trùng cá chẽm 22 3.3.1.1. Vật liệu 22 3.3.1.2. Mô tả 23 3.3.2 Hệ thống môi trường 23 3.3.2.1. Vật liệu 23 3.3.2.2. Mô tả 23 3.3.3 Các yếu tố thủy hóa 23 3.3.3.1. Nhiệt độ 23 3.3.3.2. pH 23 3.3.3.3. NH3-N 23 3.3.3.4. NO2-N 24 3.3.3.5. COD 24 3.4. Bố trí thí nghiệm 24 3.4.1 Bố trí thí nghiệm theo dõi các chỉ tiêu môi trường trong hệ thống ương cá chẽm 24 3.4.2. Bố trí thí nghiệm hệ thống môi trường 25 3.5. Phương pháp nghiên cứu 26 3.5.1. Quy trình nhân sinh khối vi khuẩn và bổ sung vi khuẩn 26 3.5.1.1. Nhân sinh khối vi khuẩn. 26 3.5.1.2. Bổ sung vi khuẩn vào các nghiệm thức. 26 3.5.2. Đo các chỉ tiêu thủy hóa 26 3.5.2.1. Đo pH 28 3.5.2.2. Đo nhiệt độ 28 3.5.2.3. Đo NH3-N 28 3.5.2.4. Đo NO2-N 29 3.5.2.5. Đo COD 29 Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 30 4.1 Kết quả thủy hóa tại các bể ương ấu trùng. 30 4.1.1 Nhiệt độ 30 4.1.2 pH 31 4.1.3 NH3-N 33 4.1.4 NO2-N 34 4.2 Kết quả thủy hóa tại các bể môi trường. 36 4.2.1 Nhiệt độ 36 4.2.2 pH 36 3.2.3 NH3-N 37 3.2.4 NO2-N 38 3.2.5 COD 39 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 41 5.1. Kết luận 41 5.2. Kiến nghị 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO 42 PHỤ LỤC DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng 3.1: Các chủng vi khuẩn sử dụng trong thí nghiệm DANH SÁCH CÁC HÌNH Hình 3.1: Bố trí thí nghiệm hệ thống ương ấu trùng cá chẽm Hình 3.2: Bố trí thí nghiệm hệ thống môi trường Hình 4.1 – Sự biến thiên nhiệt độ theo ngày Hình 4.2 – Sự biến thiên pH theo ngày Hình 4.3 – Sự biến thiên hàm lượng NH3-N theo tuần Hình 4.4 – Sự biến thiên hàm lượng NO2-N theo tuần Hình 4.5 – Sự biến thiên nhiệt độ theo ngày Hình 4.6 – Sự biến thiên pH theo ngày Hình 4.7 – Sự biến thiên hàm lượng NH3-N theo tuần Hình 4.8 – Sự biến thiên hàm lượng NO2-N theo tuần Hình 4.9 – Sự biến thiên hàm lượng COD theo tuần DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT OD: Oxygen Demand BOD: Biochemical Oxygen Demand COD: Chemical Oxygen Demand Chương 1: MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Hiện nay nuôi trồng thủy sản được coi là ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó khu vực Nam bộ có lợi thế đặc biệt do có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản. Nhận thức được tầm quan trọng đó, việc định hướng và đề ra chiến lược phát triển bền vững và lâu dài cho ngành nuôi trồng thủy sản là rất quan trọng. Trong nuôi trồng thủy sản, việc quản lý môi trường nước ương nuôi được xem là khâu khá quan trọng, có thể nói đây là khâu chính yếu quyết định sự thành công hay thất bại của quá trình nuôi. Ngoài các yếu tố thủy hóa đánh giá chất lượng nước ương nuôi, vi khuẩn hiện diện trong nước ương nuôi cũng được xem là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến tỉ lệ sống và sự tăng trưởng của đối tượng nuôi trồng thủy sản. Sự sống sót, sinh trưởng và sinh sản của tôm, cá nuôi phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố môi trường. Do đó, để tăng năng suất, nâng cao sản lượng của tôm, cá nuôi, con người cần phải can thiệp, quản lý duy trì và nâng cao chất lượng nước trong quá trình nuôi thủy sản. Điều kiện khí hậu ở Việt Nam rất đa dạng, đòi hỏi việc áp dụng kĩ thuật và cải thiện môi trường theo từng vùng phải được tuân thủ triệt để và nghiêm túc. Do sự khác biệt về kỹ thuật nuôi và khí hậu nên tác động thủy hóa và sự ô nhiễm môi trường nước bởi những tác nhân vi sinh vật cũng khác nhau. Phần lớn các bệnh trên thủy sản có nguyên nhân chính là do thức ăn và do sự ô nhiễm môi trường sống của thủy sản. Từ lâu, người dân đã biết sử dụng các hóa chất tổng hợp để hạn chế sự ô nhiễm nguồn nước ương nuôi hoặc sử dụng thuốc kháng sinh để khống chế sự hiện diện của vi khuẩn trong nuôi trồng thủy sản. Ngoài những lợi ích trên, việc sử dụng kháng sinh dễ tạo nên các chủng vi khuẩn bị kháng thuốc và chúng sẽ xuất hiện ngày càng nhiều hơn nếu ta sử dụng hóa chất trị bệnh vào trong việc phòng bệnh trong nuôi thủy sản. Nghiêm trọng hơn là sự tồn dư của những hóa chất, thuốc kháng sinh không được cấp phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. Từ thực tế trên, một giải pháp có thể chấp nhận được là sử dụng các chế phẩm probiotics để hạn chế sự phát triển của mầm bệnh và cải thiện chất lượng nước môi trương ương nuôi. Nhiều nhóm vi sinh vật đã được ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản nhằm nâng cao tỷ lệ sống và cải thiện chất lượng môi trường do chúng có khả năng chịu mặn, chịu kiềm, chịu acid, tổng hợp được các chất hữu cơ có khả năng phân hủy, tác dụng tiêu diệt vi khuẩn. Nhờ đó, tôm cá có khả năng miễn dịch tốt, tăng trưởng nhanh và cho hiệu quả kinh tế cao. Việc ứng dụng probiotics đã được các nước trên thế giới tiến hành khá rộng rãi, tuy nhiên ở Việt Nam, ứng dụng probiotics trong nhiều lĩnh vực nói chung và trong lĩnh vực thủy sản nói riêng hiện vẫn chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức. Từ tình hình thực tế nói trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá khả năng cải thiện chất lượng môi trường nước của một số chủng vi khuẩn probiotics”. Đề tài được thực hiện tại Trung tâm Quốc gia Giống Hải sản Nam bộ - Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II. 1.2. Mục tiêu của đề tài Nghiên cứu, đánh giá khả năng cải thiện chất lượng môi trường nước ương nuôi của một số chủng vi sinh vật probiotics thông qua bổ sung vi khuẩn trực tiếp vào môi trường nuôi. 1.3. Nội dung đề tài Tiến hành bố trí hệ thống thí nghiệm. Đánh giá khả năng cải thiện chất lượng môi trường nước của một số chủng vi khuẩn. 1.4. Giới hạn đề tài Chỉ tiến hành khảo sát các chỉ tiêu: nhiệt độ, pH, NH3-N, NO2-N, COD. Chỉ tiến hành thực hiện khảo sát khả năng cải thiện chất lượng nước của 3 chủng vi khuẩn probiotics. Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản Để đánh giá chất lượng nước, người ta đưa ra những chỉ tiêu về chất lượng nước như sau: Các chỉ tiêu vật lý cơ bản (các yếu tố thủy lý) như: nhiệt độ nước, màu nước, độ trong, mùi nước, vị nước. Các chỉ tiêu hóa học của nước (các yếu tố thủy hóa) như: pH, độ mặn, độ kiềm, độ cứng, sắt, ammonia, nitrite, nitrate… Các chỉ tiêu sinh học: vi khuẩn, virus, vi tảo. 2.1.1. Các yếu tố thủy lý: 2.1.1.1. Nhiệt độ Nhiệt độ là đại lượng biểu thị trạng thái nhiệt của nước. Nguồn cung cấp nhiệt cho ao nuôi bao gồm: năng lượng mặt trời, sự tỏa nhiệt từ trái đất, các phản ứng hóa học và từ sự phân hủy các chất hữu cơ trong nước và nền đáy ao. Rowland (1986) cho rằng khoảng nhiệt độ thích hợp cho sống sót và sinh sản của các loài tôm, cá nuôi là tương đối rộng, nhưng khoảng nhiệt độ cho tăng trưởng cực đại thì rất hẹp. Ví dụ: dải nhiệt độ giới hạn cho tôm sú từ 12 - 37.50C, nhưng khoảng nhiệt độ thích hợp cho tăng trưởng của nó chỉ từ 25 – 300C. Nhiệt độ ảnh hưởng đến các quá trình sinh học và hóa học của sinh vật. Tốc độ các phản ứng hóa học và sinh học sẽ tăng gấp đôi khi nhiệt độ tăng lên 100C và hoạt động trao đổi chất của động vật thủy sinh cũng tăng theo sự tăng nhiệt độ. Đồng thời chúng cũng sử dụng oxygen tăng thêm 2 lần. Nhiệt độ là một yếu tố điều chỉnh năng suất vật nuôi trong ao. Khi nhiệt độ tăng trong khoảng thích hợp thì tốc độ tiêu hóa thức ăn của tôm, cá tăng lên rất mạnh và hệ số tác dụng hữu ích của thức ăn cũng tăng lên một cách tương ứng. Ví dụ: đối với cá chép, thang nhiệt độ cá thích ăn là: 12-330C, tối ưu là: 23-290C (quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản, Nguyễn Đình Trung). Nhiệt độ còn ảnh hưởng tới khả năng gây bệnh của mầm bệnh. Ví dụ: bệnh gây ra do nhóm vi khuẩn Aeromonas spp., khi nhiệt độ nước 40C thì chỉ có 14% cá bị chết, nhưng khi nhiệt độ tăng lên 210C thì có 100% cá mắc bệnh bị chết. 2.1.1.2. Màu sắc nước Nước nguyên chất là chất lỏng không màu nhưng nước trong ao nuôi thường mang các màu rất khác nhau. Sự hình thành của màu nước do sự kết hợp của 3 yếu tố: ánh sáng, các vật thể trong nước và hệ thống tiếp thu màu. Sự cấu thành của màu nước là hiện tượng hội tụ của 3 yếu tố: Ánh sáng. Các vật thể trong nước. Hệ thống tiếp thu màu (mắt). Việc xác định màu nước được mô tả về sắc thái và cường độ màu bằng lời chứ không thể bằng con số định lượng. 2.1.1.3. Độ trong Nước tinh khiết là chất lỏng trong suốt nhưng nước trong các ao nuôi thì luôn có một giá trị nhất định của độ trong. Khi độ trong của nước thấp gọi là nước bị đục. Độ trong của nước ở các ao nuôi chủ yếu phụ thuộc vào số lượng và đặc tính của khối chất cái (seston) trong nước, đó là tập hợp những sinh vật sống trong tầng nước và vật thể lơ lửng trong nước. Thành phần của seston: Chất bẩn vô cơ. Mùn bã hữu cơ. Sinh vật phù du (kể cả động vật và thực vật phù du). Độ trong là một chỉ tiêu đơn giản, dễ xác định, thông qua chỉ tiêu này nuôi có thể đánh giá được tình trạng ao nuôi mà có biện pháp xử lý thích đáng. Độ đục gây ra bởi các phần tử phù sa (đất sét và bùn) gọi là độ đục vô cơ, làm giảm khả năng truyền ánh sáng vào ao nuôi. Khi độ đục vô cơ cao thì cá, tôm khó hô hấp, cường độ bắt mồi giảm. Còn nếu độ đục của nước do sinh vật phù du gây nên thì khi đó giá trị của độ trong sẽ trở thành chỉ số năng suất. Tuy nhiên, nước đục không có nghĩa là nước ô nhiễm. 2.1.1.4. Mùi nước Nước tinh khiết không có mùi, mùi của nước tự nhiên được tạo nên bởi các chất có trong nước và có khả năng bay hơi được. Và khi những chất bay hơi này tiếp xúc với mũi thì ta cảm nhận được mùi. Các chất gây ra mùi trong nước có thể chia ra thành 3 nhóm: Các chất gây mùi có nguồn gốc vô cơ: mùi clo (do quá trình khử clo), mùi trứng thối (do nhiều khí H2S). Các chất gây mùi có nguồn gốc hữu cơ: trong chất thải công nghiệp, dầu mỡ, thuốc bảo vệ thực vật.. Các chất gây mùi từ các quá trình sinh hóa, các hoạt động của vi khuẩn, rong tảo: mùi tanh hôi (do có vi khuẩn phát triển), mùi bùn (do tảo lục phát triển), mùi tanh cá (do tảo lam phát triển). Mùi được xem là một tín hiệu, một chỉ tiêu cho biết mức độ nhiễm bẩn của nguồn nước. Các thuật ngữ thường dùng là: không mùi, thoang thoảng, rõ rệt và nặng mùi. 2.1.1.5. Vị nước Nước tinh khiết không có vị, vị của nước phụ thuộc vào nồng độ các chất khoáng và các chất tan trong đó quyết định. Căn cứ vào vị của nước có thể biết được mức độ và đặc điểm hòa tan của muối trong nước: Vị mặn: do muối NaCl hòa tan > 500mg/l. Vị nhạt: do nhiều khí CO2 hòa tan. Vị chua: do muối Al và Fe gây ra. Vị chát: do Na3CO3, MgSO4 và MgCl2 gây ra. Vị đắng: do hàm lượng Mg2+>1 g/l. Các chất gây ra vị trong nước là ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm của đặc sản thủy sản vì chúng làm cho tôm, cá có vị không ngon. Tiêu chuẩn về thành phần và tính chất nước nuôi trồng thủy sản là không có màu, mùi và vị lạ. 2.1.2. Các yếu tố thủy hóa 2.1.2.1. Chỉ số pH Yếu tố pH có ảnh hưởng rất lớn đối với môi trường, tác động đến đời sống thủy sinh vật, liên quan trực tiếp đến quá trình trao đổi chất, sự trao đổi nước và muối giữa cơ thể và môi trường. Vì thế, pH là một yếu tố quyết định giới hạn sự phân bố thủy sinh vật đối với môi trường sống, ảnh hưởng đến quá trình phát triển phôi, các quá trình dinh dưỡng, sinh trưởng và sinh sản. Nước biển thường có độ pH = 8.2, pH của hầu hết các ao nuôi nước ngọt là từ 6-9 và biến động trong ngày, pH ao nuôi nước lợ, nước mặn từ 8-9 và ít biến động trong ngày. Thông thường pH trong khoảng từ 6-9 là an toàn cho động vật thủy sản, nếu pH11 có thể gây chết một số loài động vật thủy sản. Trong môi trường nước, khi động thực vật thủy sinh hô hấp nhiều, khí CO2 thải ra làm cho pH giảm xuống. Còn khi quá trình quang hợp của tảo xảy ra mạnh, tiêu thụ nhiều khí CO2 thì giá trị pH lại tăng lên. Ngoài ra, các chất thải hữu cơ tích tụ lại trong ao cũng là một yếu tố gián tiếp ảnh hưởng đến giá trị pH của nước. Khi các hợp chất hữu cơ đó bị phân hủy, hàm lượng CO2 tăng lên làm cho pH giảm xuống. Ảnh hưởng trực tiếp mang tính chất sinh lý của pH đối với cá, tôm nuôi là duy trì sự cân bằng pH trong máu. Khi pH giảm xuống thấp (pH 9) sẽ làm cho tế bào ở mang và các mô của tôm bị phá hủy. Tuy nhiên, trong ao nuôi thủy sản, rất ít khi pH 9. Do đó, những ảnh hưởng trực tiếp do pH quá cao hay quá thấp như trên rất ít xảy ra và không đáng kể bằng ảnh hưởng gián tiếp của pH: Trong những ao nuôi có độ kiềm thấp, pH không đủ thấp để gây hại đến tôm, cá nhưng nó đủ thấp để thiếu oxy cho tảo quang hợp. Những ao nuôi mà hàm lượng ammonia cao, pH cao sẽ làm tăng độc tính của NH3 đối với cá, tôm nuôi. Nếu cá, tôm được chuyển từ vùng nước này đến vùng nước khác có sự sai khác lớn về pH thì chúng sẽ bị sốc pH và chết. 2.1.2.2. Độ mặn Theo R.A.Cox thì độ mặn là hàm lượng tổng cộng của các chất rắn vô cơ hòa tan (tính theo gam, trong điều kiện chân không) có trong 1kg nước biển (cũng trong điều kiện chân không) ở điều kiện tấc cả cacbonat CO3-2 chuyển sang oxit, số đương lượng của Br- và I- được thay thế bằng số đương lượng ion Cl-, tấc cả các chất hữu cơ bị oxy hóa, phần bã được sấy khô ở 4800C đến trọng lượng không đổi gọi là độ mặn. Vì độ mặn tính theo gam các chất hòa tan trong 1kg nước biển nên độ mặn được kí hiệu là S0/00. Việc đo độ mặn trực tiếp bằng những phương pháp hóa học rất khó khăn nên người ta chọn ion Cl- làm thành phần định tính cơ bản để tính toán độ mặn của nước biển. Bởi vì trong nước biển ion Cl- có tính điển hình nhất và là cấu tử có tính bảo thủ nhất. Nó có tính điển hình nhất vì nước biển có độ mặn 35%0, nghĩa là trong 1kg nước biển có 35g chất tan thì ion Cl- đã chiếm tới 18.98g. Tính bảo thủ thể hiện ở chỗ: dù trong những vùng biển có độ mặn khác nhau, ion Cl- bao giờ cũng chiếm tỷ lệ 55.04% trong tổng số các ion tạo muối trong nước biển, không bao giờ thay đổi. Căn cứ vào độ mặn, năm 1934, Zernop đã phân chia giới hạn các loại nước tự nhiên như sau: Nước ngọt: S%0 = 0.2 – 0.5%0 Nước lợ: S%0 = 0.5 – 16%0 Nước mặn: S%0 = 16 - 47%0 Nước quá mặn: S%0 > 47%0 Độ mặn ảnh hưởng trực tiếp đến việc điều hòa áp suất thẩm thấu của thủy sinh vật, các thay đổi độ mặn vượt ra ngoài giới hạn thích ứng của cá, tôm nuôi đều gây ra sốc và làm giảm khả năng kháng bệnh của tôm, cá nuôi. 2.1.2.3. Độ kiềm Độ kiềm của nước tự nhiên được quy ước bởi sự có mặt của các ion kiềm và kiềm thổ Na+, K+, Ca+2, Mg+2 có ở trong nước, kết hợp với các acid yếu, trước hết là acid carbonic H2CO3. Do đó, độ kiềm là chỉ số các dạng chủ yếu của các ion HCO3- và CO3-2 trong nước. Độ kiềm giữ vai trò rất quan trọng trong việc duy trì hệ đệm của môi trường nước, đây được xem là một trong những chỉ tiêu rất quan trọng để duy trì sự biến động thấp nhất của pH nước ao nuôi, hạn chế tác hại của những chất độc sẵn có trong môi trường nước, nhằm ngăn chặn những sốc bất lợi cho tôm, cá nuôi. Đối với nước ngọt độ kiềm thường dưới 40mg CaCO3/l và đối với vùng nước lợ, nước mặn thì độ kiềm ở những giá trị lớn hơn 80mg CaCO3 được xem là thích hợp (Nguyễn Đình Trung, 2004). Những nguyên nhân làm giảm độ kiềm trong các ao nuôi là: Đất ao bị phèn. Lượng nước mưa trong ao nhiều vào mùa mưa. Trong ao nuôi có nhiều ốc. Khi độ kiềm giảm, bón vôi CaCO3 và CaMg(CO3)2 được xem là biện pháp hữu hiệu để duy trì và làm tăng độ kiềm trong nước ương nuôi. Bartchi (1954) đã xác định rằng độc tính của CuSO4 lên tảo giảm với sự gia tăng của pH và độ kiềm. Khi nước có độ kiềm nhỏ hơn 50mg CaCO3/l thì nồng độ CuSO4 dùng để diệt tảo là 0.5-1.0mg/l; khi nước có độ kiềm lớn hơn 50mg CaCO3/l thì CuSO4 được dùng ở nồng độ 2.0mg/l (Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản, Nguyễn Đình Trung, 2004). Kleinholz (1990) đề nghị xác định lượng CuSO4 cần sử dụng theo công thức: Lượng CuSO4 (mg/l) = độ kiềm (mg CaCO3/l)/100 (quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản, Nguyễn Đình Trung) 2.1.2.4. Độ cứng Độ cứng của nước được quy ước bởi hàm lượng của các ion Ca+2 và Mg+2 liên kết với tất cả các acid mạnh cũng như acid yếu ở trong nước. Người ta chia độ cứng ra làm 2 loại: Độ cứng do các ion Ca+2 và Mg+2 trong các muối cacbonnat gây ra là độ cứng tạm thời, vì chúng dễ bị loại ra khỏi nước bằng cách đun nóng: t0 Ca(HCO3)2 = CaCO3 + CO2 + H2O t0 Mg(HCO3) = MgCO3 + CO2 + H2O Độ cứng do những ion Ca+2 và Mg+2 trong các muối clorua và sunphat gây ra là độ cứng vĩnh cửu, vì chúng rất khó loại bỏ khỏi nước. Dựa vào độ cứng người ta chia nước ra làm 4 loại: Mềm: 0-75 ppm CaCO3 Hơi cứng: 75-150