Đồ án Đánh Giá Sự Phù Hợp Về Việc Thực Hiện Quy Hoạch Phân Khu Chức Năng Và Đề Xuất Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Lý Môi Trường Tại Khu Công Nghiệp Trảng Bảng Tỉnh Tây Ninh

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang phát triển với một tốc độ đáng kể dẫn đến sự phát triển kinh tế của nước ta cũng tăng lên một cách nhanh chóng. Nhưng song song với tốc độ phát triển kinh tế đó thì đã kéo theo rất nhiều hiện trạng gây ô nhiễm môi trường hiện nay mà chủ yếu là khí thải, nước thải, chất thải rắn từ các nhà máy, khu dân cư Bên cạnh việc phải giải quyết những vấn đề trên thì ô nhiễm môi trường từ các khu công nghiệp cũng đang là thách thức đối với các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý môi trường. Khu Công Nghiệp Trảng Bàng là khu công nghiệp đầu tiên của tỉnh Tây Ninh, chính thức đi vào hoạt động năm 2000. Khu Công Nghiệp Trảng Bàng thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo công ăn việc làm cho người lao động, tiếp nhận công nghệ mới, sản xuất hàng hóa để xuất khẩu và thay thế hàng hóa nhập khẩu. Tính đến nay đã có hơn 60 dự án đã đi vào hoạt động. Trong những năm qua Ban quản lý các KCN phối hợp tốt với Công ty kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, Sở Tài nguyên Môi Trường, Phòng Cảnh Sát Môi Trường trong công tác thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp trong KCN. Xử lý, nhắc nhở kịp thời các trường hợp vi phạm các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường như: quản lý chất thải nguy hại không đúng quy định, xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép, thực hiện các thủ tục pháp lý về môi trường. Tuy nhiên việc thực hiện phân khu chức năng vẫn chưa hợp lý, vẫn còn tình trạng khiếu nại của các công ty về việc xả thải ô nhiễm của công ty lân cận. Do đó việc “ Đánh giá sự phù hợp về việc thự hiện phân khu chức năng và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trương tại khu công nghiệp Trảng Bàng” là hết sức cần thiết

doc67 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1598 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Đánh Giá Sự Phù Hợp Về Việc Thực Hiện Quy Hoạch Phân Khu Chức Năng Và Đề Xuất Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Lý Môi Trường Tại Khu Công Nghiệp Trảng Bảng Tỉnh Tây Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC lỤC Danh Mục Chữ Viết Tắt iv Danh Mục Các Bảng v Danh Mục Các Hình vi Tài Liệu Tham Khảo Phụ Lục DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BQL: ban quản lý BTNMT : Bộ tài nguyên môi trường BVMT: Bảo vệ môi trường Cty TNHH: Công ty trách nhiệm hữu hạn CP : cổ phần DNTN: Doanh nghiệp tư nhân KCN: Khu công nghiệp KCX: Khu chế xuất KPH: không phát hiện PTHT : Phát triển hạ tầng QCVN: Quy chuẩn Việt Nam TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam UBND: Ủy ban nhân dân DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Nội Dung Trang 1.1 Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí tại KCN tại 4 điểm M1, M2, M3, M4 7 1.2 Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí tại KCN tại 4 điểm M5, M6, M7, M8 8 1.3 Kết quả phân tích mẫu nước mặt 9 1.4 Khối lượng chất thải rắn thống kê theo Quí 1 năm 2011 (Từ ngày 01/01/2011 đến ngày 31/03/2011) 11 1.5 Danh mục các doanh nghiệp sản xuất trong khu công nghiệp 13 1.6 Kết quả phân tích nước thải sau xử lý của nhà máy 28 1.7 Tổng hợp các đơn vị thu gom vận chuyển chất thải rắn. chất thải nguy hại KCN Trảng Bảng (cập nhật ngày 20/12/2010) 30 3.1 Xây dựng lộ trình nâng cao hiệu quả quản lý tại KCN 58 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình Nội Dung Trang 1.1 Vị trí địa lý khu công nghiệp Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh 4 1.2 Hệ thống xử lý khí thải công ty TNHH Phú Cơ ( sản xuất dụng cụ cơ khí và linh kiện ) 27 1.3 Nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Trảng Bàng 28 3.1 Sơ đồ hệ thống xử lý bụi 45 3.2 Sơ đồ hệ thống xử lý hơi dung môi hữu cơ 46 3.3 Sơ đồ công nghệ xử lý khí thải lò hơi 47 3.4 Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Trảng Bàng 53 MỞ ĐẦU 1.Tính Cấp Thiết Của Đề Tài Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang phát triển với một tốc độ đáng kể dẫn đến sự phát triển kinh tế của nước ta cũng tăng lên một cách nhanh chóng. Nhưng song song với tốc độ phát triển kinh tế đó thì đã kéo theo rất nhiều hiện trạng gây ô nhiễm môi trường hiện nay mà chủ yếu là khí thải, nước thải, chất thải rắn từ các nhà máy, khu dân cư…Bên cạnh việc phải giải quyết những vấn đề trên thì ô nhiễm môi trường từ các khu công nghiệp cũng đang là thách thức đối với các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý môi trường. Khu Công Nghiệp Trảng Bàng là khu công nghiệp đầu tiên của tỉnh Tây Ninh, chính thức đi vào hoạt động năm 2000. Khu Công Nghiệp Trảng Bàng thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo công ăn việc làm cho người lao động, tiếp nhận công nghệ mới, sản xuất hàng hóa để xuất khẩu và thay thế hàng hóa nhập khẩu. Tính đến nay đã có hơn 60 dự án đã đi vào hoạt động. Trong những năm qua Ban quản lý các KCN phối hợp tốt với Công ty kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, Sở Tài nguyên Môi Trường, Phòng Cảnh Sát Môi Trường…trong công tác thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp trong KCN. Xử lý, nhắc nhở kịp thời các trường hợp vi phạm các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường như: quản lý chất thải nguy hại không đúng quy định, xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép, thực hiện các thủ tục pháp lý về môi trường. Tuy nhiên việc thực hiện phân khu chức năng vẫn chưa hợp lý, vẫn còn tình trạng khiếu nại của các công ty về việc xả thải ô nhiễm của công ty lân cận. Do đó việc “ Đánh giá sự phù hợp về việc thự hiện phân khu chức năng và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trương tại khu công nghiệp Trảng Bàng” là hết sức cần thiết 2. Mục Tiêu Nghiên Cứu Của Đề Tài Đề xuất các biện pháp khả thi nhằm thực hiện hiệu quả việc quy hoạch Khu Công Nghiệp Trảng Bàng theo hướng phát triển bền vững. 3. Tính Mới Của Đề Tài Xây dựng những giải pháp kỹ thuật và quản lý cho một khu công nghiệp đặc thù phát triển theo hướng phát triển bền vững. 4. Đối Tượng Nghiên Cứu Và Phạm Vi Nghiên Cứu Các vấn đề nảy sinh về mặt môi trường do việc thay đổi quy hoạch phân khu chức năng so với ban đầu trong KCN Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh. 5. Nội Dung Nghiên Cứu Để đạt được những mục tiêu nghiên cứu trên thì các nội dung của luận văn gồm: Tổng quan về khu công nghiệp Hiện trạng môi trường tại khu công nghiệp So sánh phân khu chức năng ban đầu và hiện tại của Khu công nghiệp Đưa ra những nhận định, những nguyên nhân gây ra sự thay đổi phân khu chức năng tại KCN. Đánh giá những tác động tiêu cực, tích cực về môi trường do sự thay đổi phân khu chức năng gây ra. Từ những nguyên nhân và các vấn đề môi trường còn tồn tại đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quản lý môi trường tại khu công nghiệp. 6 . Phương Pháp Nghiên Cứu Nhằm thực hiện được nội dung nghiên cứu đã đề ra, đề tài đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây: Điều tra thu thập số liệu : phương pháp này nhằm thu thập các số liệu, tài liệu liên quan đến đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu, các văn bản pháp lý về quản lý môi trường trong KCN. Các hiện trạng về môi trường, phân khu chức năng ban đầu, và hiện tại của KCN Trảng Bàng. Nguồn sưu tầm từ các tài liệu đã công bố, từ lúc đi thực tập tại cơ quan, từ internet. Khảo sát thực tế: phương pháp này giúp bài luận văn có được những cái nhìn thực tế về hiện trạng môi trường tại địa phương. Xử lý thống kê số liệu: Từ bản đồ quy hoạch ban đầu và bản đồ hiện trạng cùng với hiện trạng môi trường, công tác quản lý có thể so sánh và đưa ra những nhận định, những tồn tại hạn chế về việc việc quản lý và phân khu. Ý kiến chuyên gia: tiếp thu ý kiến của những chuyên gia môi trường, những nhà quản lý môi trường trong KCN để xác định được những nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện phân khu không như ban đầu. 7. Kết Quả Nghiên Cứu Nâng cao chất lượng môi trường, phát triển khu công nghiệp theo định hướng phát triển bền vững. Nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại khu công nghiệp Trảng Bàng. CHƯƠNG I: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP TRẢNG BÀNG – TÂY NINH 1.1Tổng Quan Khu Công Nghiệp Trảng Bàng Tây Ninh 1.1.1 Vị Trí Địa Lý KCN Trảng Bàng thuộc xã An Tịnh huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh, nằm phía Nam quốc lộ 22. KCN được xây dựng trên khu đất với diện tích hiện tại là 197.26ha. Vị trí nằm cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 40km, cách trung tâm Thị xã Tây Ninh khoảng 64km thuận lợi giao thông đường bộ. Hình 1.1: Vị trí địa lý khu công nghiệp Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh Điều Kiện Tự Nhiên Về thổ nhưỡng: huyện có 3 nhóm đất chính. Đất xám chiếm 76,6%, đất phù sa chiếm 2,6%, đất phèn chiếm 20,1%. Khí hậu nóng ẩm quanh năm rất phù hợp với nhiều loại cây trồng. Về sông ngòi: Huyện có 2 sông lớn chảy qua: Sông Vàm Cỏ Đông chảy trong phạm vi huyện dài 11,25km, lưu lượng mùa lũ 40m3/giây, lúc kiệt nước 13m3/giây. Sông Sài Gòn chảy qua trong phạm vi huyện dài 23,25km, lưu lượng bình quân 59m3/giây. Các chỉ lưu của 2 sông này chảy qua huyện như: rạch Gò Suối, rạch Trà Cao, rạch Trảng Bàng, rạch Môn, rạch Trảng Chừa rất thuận lợi cho thuyền, ghe đi lại quanh năm. Nước ngầm ở Trảng Bàng khá phong phú, tập trung ở các xã phía Đông. Riêng các xã phía Tây việc khai thác nước ngầm bằng đào giếng còn gặp nhiều khó khăn vì nhiễm phèn và đất dễ sụp lở. Ngày nay, hệ thống giao thông này phục vụ cho việc đi lại và giao lưu hàng hoá của nhân dân trong huyện với các địa phương khác. Hệ thống kênh tưới, kênh tiêu của huyện đang được hoàn thiện. Điều Kiện Kinh Tế - Xã Hội Về giao thông: huyện có 13 tuyến đường bộ, với tổng chiều dài 104km. Hệ thống đường sông dài 126km. Giữa huyện có quốc lộ 22 từ thành phố Hồ Chí Minh qua thị trấn Trảng Bàng lên Gò Dầu, thị xã Tây Ninh. Đường tỉnh 789 từ Bến Củi đi Củ Chi, đường tỉnh 782 từ Bùng Binh qua Bàu Đồn. Ngoài ra, huyện còn có các đường liên huyện, liên xã tạo thành hệ thống đường bộ tương đối thuận lợi. Dân tộc: dân cư trong huyện gồm: Dân tộc Kinh, Khơ Me. Dân tộc Kinh là chủ yếu. Tôn giáo: dân cư trong huyện phần lớn theo đạo Công giáo và đạo Phật. Chính vì thế mà ở đây có rất nhiều chùa, đình, miếu và nhà thờ. Đặc biệt có xóm đạo Tha La là vùng dân cư theo Công giáo. Chất Lượng Môi Trường Khu Công Nghiệp Trảng Bàng 1.1.4.1 Chất lượng môi trường không khí Để đánh giá hiện trạng chất lượng không khí xung quanh trong KCN, Công ty cổ phần phát triển hạ tầng KCN Trảng Bàng phối hợp với Trung Tâm Môi Trường & Sinh Thái Ứng Dụng thực hiện thu mẫu không khí tại 08 vị trí trong KCN vào ngày 24/03/2011. Vị trí giám sát: Bốn điểm trong khuông viên KCN M3: vị trí đo đạc tại Công ty Cao su Thời Ích M5: vị trí đo đạc tọi Công ty Dệt may Phước Thịnh M6: vị trí đo đạc tại công ty Trần Hiệp Thành M7: vị trí đo đạc tại công ty Môi Trường Xanh. Bốn điểm ngoài khuôn viên KCN: M1: vị trí đo đạc tiếp giáp xã An Tịnh M2: vị trí đo đạc tiếp giáp ấp An Bình M4: vị trí đo đạc tiếp giáp ấp Suối Sâu M8: vị trí đo đạc tiếp giáp KCX Linh Trung III. Thông số giám sát Tiếng ồn, bụi, CO, NO2,SO2, vi khí hậu ( nhiệt độ, độ ẩm) Kết quả giám sát Bảng 1.1 : Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí tại KCN tại 4 điểm M1, M2, M3, M4 STT Thông số Đơn vị Kết quả TCVN 5949-1998 QCVN 05:2009 M1 M2 M3 M4 1 Nhiệt độ 0C 28.1 30.6 28.2 28.6 - - 2 Độ ẩm % 72.2 61.0 76.7 69.0 - - 3 Tốc độ gió m/s 1.8-2.5 1.6-1.8 0.8-1.3 1.4-1.8 - - 4 Tiếng ồn dBA 65.2 65.2 62.5 55.7 75(*) 5 Bụi mg/m3 1.121 0.171 0.182 0.101 300 6 SO2 mg/m3 0.056 0.078 0.081 0.054 350 7 NO2 mg/m3 0.046 .066 0.070 0.041 200 8 CO mg/m3 2.79 4.41 6.41 2,28 30000 ( Nguồn: Báo Cáo Giám Sát Môi Trường KCN Trảng Bàng – Tây Ninh Quí I năm 20111)) Bảng 1.2 : Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí tại KCN tại 4 điểm M5, M6, M7, M8 STT Thông số Đơn vị Kết quả TCVN 5949-1998 QCVN 05:2009 M5 M6 M7 M8 1 Nhiệt độ 0C 29.8 29.2 30.2 30.1 - - 2 Độ ẩm % 66.5 67.6 63.3 64.2 - - 3 Tốc độ gió m/s 2.1-2.5 1.8-2.2 1.7-1.8 2.1-2.7 - - 4 Tiếng ồn dBA 57.7 61.3 54.6 48.2 75(*) 5 Bụi mg/m3 0.201 0.179 0.126 0.169 300 6 SO2 mg/m3 0.132 0.114 0.062 0.084 350 7 NO2 mg/m3 0.096 0.088 0.050 0.070 200 8 CO mg/m3 8.89 7.79 4.49 6.41 30000 (Nguồn: Báo Cáo Giám Sát Môi Trường KCN Trảng Bàng-Tây Ninh Quí I năm 2011) Nhận xét: Môi trường không khí tại các vị trí lấy mẫu đều nằm trong giới hạn cho phép, so sánh với các số liệu ban đầu khi lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của KCN Trảng Bàng thì chất lượng không khí hiện tại còn khá tốt. Nhưng diễn biến của chất lượng môi trường không khí tại một số nhà máy trong KCN vẫn còn là điều đáng phải lo ngại. 1.1.4.2 Chất lượng môi trường nước mặt Nước thải từ các doanh nghiệp sau khi được xử lý tại nhà máy xử lý nước thải tập trung được dẫn về hồ điều hòa ( nằm cạnh tỉnh lộ 64- Hương lộ 2) trước khi thoát ra bên ngoài. Nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của nguồn nước thải từ KCN Trảng Bàng chảy ra rạch Trảng Chừa, sông Vàm Cỏ Đông tổ lập báo cáo đã tiến hành lấy mẫu nước tại 5 vị trí vào ngày 24/03/2011: Vị trí giám sát: NM1: Tại hồ điều hòa NM2: tại mương thoát nước ra rạch Trảng Chừa NM3: rạch Trảng Chừa nơi dổ vào song Vàm Cỏ Đông NM4: nước sông Vàm Cỏ Đông về phía thượng lưu nguồn tiếp nhận cách 300m NM5: nước sông Vàm Cỏ Đông về phía hạ lưu nguồn tiếp nhận cách 300m Thông số giám sát: pH, độ mầu, BOD5, COD, TSS, Fe, Pb, Hg, Ni, Zn, dầu mỡ khoáng, tổng Nito, tổng Photpho, Coliforms. Kết quả phân tích mẫu nước mặt của KCN Trảng Bàng. Bảng 1.3: Kết quả phân tích mẫu nước mặt STT (1) Thông số (2) Đơn vị (3) Kết quả NM1 (4) NM2(5) NM3(6) NM4(7) NM5(8) 1 pH - 7.69 7.18 7.52 7.34 7.65 2 Độ màu Pt-Co 24.5 18.7 12.4 8.3 10.5 3 TSS mg/L 18 21 14 9 6 4 BOD5 mgO2/L 87 12 8 12 10 (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) 5 COD mgO2/L 156 20 15 21 18 6 Zn mg/L 0.072 KPH KPH KPH KPH 7 Fe mg/L 1.354 1.298 1.556 1.463 1.303 8 Pb mg/L KPH KPH KPH KPH KPH 9 Hg mg/L KPH KPH KPH KPH KPH 10 Ni mg/L 0.017 KPH KPH KPH KPH 11 Tổng N mg/L 16.42 3.21 2.86 2.59 2.45 12 Tổng P mg/L 0.72 0.51 0.32 0.32 0.16 13 Dầu mỡ khoáng mg/L 0.04 <0.01 KPH KPH KPH 14 Tổng Coliform MPN/100mL 2.3x104 4.3x104 1.1x104 9.4x104 1.7x103 (Nguồm: Báo Cáo Giám Sát Môi Trường KCN Trảng Bàng- Tây Ninh Quí I năm 2011) Nhận xét. So sánh kết quả với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1 về chất lượng nước mặt dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi, nhìn chung các chỉ tiêu nằm trong quy chuẩn cho phép. Tuy nhiên tại vị trí M1: chỉ tiêu BOD5 vượt 5,8 lần, COD vượt 5,2 lần, Coloforms vượt 3 lần, đều này chứng tỏ nước mặt tại đây cũng chứa một lượng chất ô nhiễm từ nguồn nước thải của KCN. 1.1.4.3 Chất thải rắn và chất thải nguy hại Việc quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại tại KCN thực hiện theo Quy chế tạm thời được ban hành kèm theo Quyết định số 2732/QĐ-UBND của UBND tỉnh Tây Ninh ngày 27/11/2008. Các Doanh nghiệp tư nhân khi hoạt động trong phạm vi KCN phải đăng ký tại Ban Quản Lý các KCN Tây Ninh. Tuy nhiên việc thống kê khối lượng và thành phần chất thải gặp nhiều khó khăn khi việc vận chuyển chất thải ra ngoài KCN do quá nhiều doanh nghiệp thực hiện và không có giờ thu gom nhất định. Bảng 1.4 : Khối lượng chất thải rắn thống kê theo Quí 1 năm 2011 (Từ ngày 01/01/2011 đến ngày 31/03/2011) Loại chất thải rắn Khối lượng (Kg) Chất thải rắn có thể tái chế- tái sử dụng 446.045 Chất thải rắn thông thường phải xử lý 85.065 Chất thải rắn nguy hại (*) 800 (*) Đối với chất thải nguy hại do công ty Cổ Phần Môi trường Xanh hợp đồng thu gom, xử lý chất thải nguy hại với doanh nghiệp và có báo cáo hàng quý cho Công Ty Hạ Tầng. (Nguồn: Báo Cáo Giám Sát Môi TrườngKCN Trảng Bàng Tây Ninh Quí 1 năm 2011) 1.2 Tình Hình Đầu Tư Vào Khu Công Nghiệp Giai Đoạn Hình Thành Đến Nay 1.2.1 Ngành Nghề Hoạt Động Chính KCN Trảng Bàng chính thức đi vào hoạt động năm 2000 đến nay, một số ngành công nghiệp đã được đầu tư vào KCN như sau: Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. Công nghiệp nhựa, chế biến các sản phẩm cao su, y tế (không chế biến mủ). Công nghiệp may mặc, dệt nhuộm. Công nghiệp da giầy (không thuộc da). Công nghiệp sản xuất dụng cụ thể dục, thể thao, đồ chơi, nữ trang. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, trang trí nội thất. Công nghiệp sản xuất các sản phẩm gốm, sứ, thủy tinh, pha lê, sành sứ vệ sinh. Công nghiệp sản xuất giấy tái sinh. Công nghiệp sản xuất hóa chất. Công nghiệp cơ khí, cơ khí chính xác, dụng cụ y tế. Công nghiệp điện máy, điện công nghiệp, điện gia dụng. Công nghiệp điện tử tin học. Công nghiệp sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm. Công nghiệp sản xuất thép xây dựng, thép ống. Công nghiệp sản xuất đồ gốm, mỹ nghệ. 1.2.2 Hiện Trạng Sử Dụng Đất Tổng diện tích đất KCN Trảng Bàng: 190.76(ha) Diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê: 137.76 (ha) Diện tích đất đã cho thuê: 122.4899(ha) Diện tích đất còn lại sẽ cho thuê: 10.4801(ha) Bản đồ Quy hoạch sử dụng đất KCN (được đính kèm Phụ lục A) 1.2.3 Tình Hình Hoạt Động Hiện tại số lượng công nhân trong toàn KCN là 2000 người. Hiện nay toàn khu công nghiệp có 71 doanh nghiệp thuê đất và số doanh nghiệp đã đi vào hoạt động là 61. Còn lại 10 doanh nghiệp chưa hoạt động. Bảng 1.5 : Danh mục các doanh nghiệp sản xuất trong khu công nghiệp STT (1) Doanh Nghiệp (2) Quốc Gia (3) Ngành Nghề (4) 1 Cty TNHH Cơ Giới Trọng Nguyên Đài Loan Chế tạo khuôn, vỏ ruột xe 2 Cty TNHH Dụng Cụ Thể Thao Kiều Minh Đài Loan Sản xuất banh thể thao 3 Cty TNHH JungKwang VN Hàn Quốc May Mặc 4 Cty TNHH Chế Biến Gỗ Triều Sơn Đài Loan Sản xuất đồ gỗ gia dụng 5 Cty TNHH Đầu Tư Thể Thao Toàn Năng Đài Loan Sản xuất ván lướt song 6 Cty Tre Gia Dụng Xuất Khẩu Long Tre Đài Loan Hàng gia dụng từ mây, tre, gỗ 7 Cty TNHH Công Nghiệp Hoàng Đạt Đài Loan Hàng gia dụng từ sắt, nhôm, kính… 8 Cty TNHH Công Nghiệp Đài Tường Đài Loan Hàng gia dụng từ gỗ, nhựa, cao su, nhôm… 9 Cty TNHH D&F VN Đài Loan May mặc 10 Cty TNHH Tăng Hưng Đài Loan Linh kiện điện gia dụng 11 Cty TNHH Hoa Hưng Trung Quốc Hộp quẹt gas 12 Cty TNHH J&D Vinako Hàn Quốc May mặc (1) (2) (3) (4) 13 Cty TNHH Phong Hòa VN Đài Loan Phôi vàng, bạc, đồng… 14 Cty TNHH Park Corp VN Hàn Quốc Túi xách, vali 15 Cty TNHH Kovina Fashion Hàn Quốc May mặc 16 Cty TNHH Dệt May Hưng Thái Việt Nam Dệt, nhuộm, may quần áo 17 CN1-Cty TNHH Đầu Tư Dệt Phước Thịnh Việt Nam Dệt, nhuộm, may quần, áo… 18 Cty CP Sản Xuất Bơm Động Lực Việt Nam Thiết bị moteur điện, máy bơm nước 19 Nhà Máy Dệt May 1- Cty TNHH TM SX DV Trần Hiệp Thành Việt Nam Dệt nhuộm 20 Cty TNHH Cao Su Thời Ích Đài Loan Sản xuất vỏ ruột xe 21 Cty TNHH Dệt May Hoa Sen Đài Loan May mặc, giặt 22 Cty TNHH Phú Cơ Đài Loan Dụng cụ cơ khí, linh kiện 23 Cty TNHH Heavy Hitter Đài Loan Dụng cụ cơ khí, linh kiện 24 Cty TNHH Sắt Thép Trinh Tường Đài Loan Thép cuộn, đinh ốc… 25 Cty TNHH Lucidau Jewelry Mỹ/ Hàn Quốc Nữ trang 26 Cty TNHH Dương Quán Đài Loan Đồ chơi trẻ em, cầu trượt bằng cao su 27 Cty TNHH Samho Hàn Quốc Găng tay bóng chày, bóng đá Mỹ (1) (2) (3) (4) 28 Cty TNHH Dool Sol Vina Hàn Quốc Giặt quần áo 29 Cty TNHH XNK Bao Bì Trảng Bàng Việt Nam Bao bì giấy, các sản phẩm nhựa 30 Cty TNHH Kỹ Thuật Cao Ngân Đài Loan Chất ổn định dạng lỏng 31 Cty TNHH Li-Yuen Garment Đài loan May mặc 32 Cty TNHH Hai Sung Hàn Quốc Cần câu 33 Cty TNHH Thép Trảng Bàng Đài Loan Dây thép 34 Cty TNHH Nhựa và Cao Su Kiến Phát Đài Loan Vỏ ruột xe 35 Cty TNHH Quốc Tế Cảnh Thái Nguyên Đài Loan May mặc 36 Cty TNHH TCI Special Steel VN Đài Loan Đinh ốc, lò xo. Dây thép 37 Cty TNHH Dệt May Lan Trần Việt Nam Dệt nhuộm, may quần áo 38 Cty TNHH Oriental Mutiple VN Đài Loan Tăng đơ, con tán 39 Cty TNHH HongJae Industrial Hàn Quốc May mặc 40 Cty TNHH Kỹ Thuật Der Jinh VN Đài Loan Linh kiện điện tử 41 Cty TNHH Công Nghiệp Dũ Phong Đài Loan Dụng cụ điện 42 Cty TNHH Nhựa Đông Phương VN Cannada Sản xuất bao bì 43 Cty TNHH Li Dâu Đài Loan Sản xuất ống thép 44 Cty TNHH Quốc Tế Huân Thắng Đài Loan Sản xuất khuôn 45 Cty TNHH Thọ Xuân VN Đài Loan Hàng ngũ kim 46 Cty TNHH Colltex VN Đài Loan May mặc (1) (2) (3) (4) 47 Cty TNHH Nhựa Alpha VN Đài Loan Bao bì nhựa 48 Cty TNHH Keumho VN Hàn Quốc Màn cửa, hàng may mặc 49 Cty TNHH Jin Won VN Hàn Quốc Dây đai, dây kéo, khóa kéo 50 Cty TNHH Pioneer Polymers Hàn Quốc Bao cao su y tế 51 Cty TNHH Ho Chung Đài Loan Vẽ bông hoa trên gạch men, viền trang trí nội thất 52 Cty TNHH Công Nghệ Khoa Học Kỹ Thuật Hóa Chất Bảo Liên Đài Loan Sản xuất và gia công hóa chất 53 Cty TNHH Jing Won Metal Hàn Quốc Dây đai, dây kéo, khóa kéo 54 Cty TNHH Highstone International VN Đài Loan Dụng cụ bếp ăn 55 Cty TNHH Chế Biến Thực Phẩm Tani Việt Nam Chế biến thực phẩm 56 Cty Dệt May Gia Định Việt Nam Dệt, nhuộm, may quần, áo 57 CN 2-Cty TNHH Dệt May Hòa Khánh Việt Nam Dệt, may quần áo 58 Cty TNHH Dệt May Tấn Quang Việt Nam Dệt, may quần áo 59 Cty TNHH TM DV SX XNK Phú Phú Cường Việt Nam Hóa chất công nghiệp 60 Cty TNHH Jewelpark VIna Hàn Quốc Nữ trang (1) (2) (3) (4) 61 Cty TNHH Nhựa Tấn Thành Việt Nam Bao bì PP, túi PE 62 Cty TNHH Texone Vina Hàn Quốc May mặc 63 Cty TNHH Royal Allliance Vina Hàn Quốc Nữ trang 64 Cty TNHH Ami Vina Hàn Quốc May mặc 65 Cty TNHH Thanh Hà II Việt Nam Phân bón 66 CN cty CP Dệt May Đầu Tư Thương Mại Thành Công Việt Nam Sợi, dệt may 67 Cty Cổ Phần Thực Phẩm Đông Á Việt Nam Bánh kẹo, dầu ăn, thực phẩm 68 Cty TNHH Corporate Presence VN Mỹ Vật kỷ niệm bằng lucite 69 Cty Cổ Phần Cơ Điện Sáng Tạo Việt Nam Cơ khí 70 Cty Cổ Phần Sợi Thế Kỷ Việt Nam Sợ tơ tổng hợp POY, DTY 71 Cty TNHH Mistuei Nhật Nước tẩy rửa 72 Cty Cổ Phần Môi Trường Xanh VN Việt Nam Xử lý rác, chất thải sinh hoạt và công nghiệp 1.3 Các Thông Tin Về Quy Hoạch Phân Khu Chức Năng Ban Đầu Của KCN 1.3.1 Loại Hình Dự Kiến Tiếp Nhận Vào KCN KCN tập trung đa ngành nghề gồm: công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp sạch, tinh vi chính xác, công nghiệp lắp ráp, sản xuất hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng…quy mô công nghiệp vừa và nhỏ, hạn chế công nghiệp gây ô nhi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVân Anhmmmm.doc
  • doc1BÌA.doc
  • doc2.nhiệm vụ.doc
  • docx3.LỜI CAM ĐOAN.docx
  • docCD.doc
  • dwgDUTRUCHO THUE finsh.dwg
  • dwgHien trang cho thue KCN TB.dwg
Tài liệu liên quan