Đồ án Đánh giá tác động môi trường dự án bệnh viện phụ sản chất lượng cao Phương Nam

Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của nền công nghiệp ở nước ta, tình hình ô nhiễm môi trường cũng gia tăng đến mức báo động. Điều đó dẫn đến sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường sống, ảnh hưởng đến toàn diện sự phát triển của đất nước, sức khỏe, đời sống của nhân dân cũng như vẻ mỹ quan của khu vực. Vì vậy, hiện nay vấn đề môi trường đang được mọi người quan tâm hàng đầu. Việc phát triển kinh tế xã hội gắn kết với bảo vệ môi trường bền vững là vấn đề rất quan trọng. Hiện nay vấn đề quản lý môi trường đang là mối quan tâm lớn của nhiều quốc gia, nhiều tổ chức xã hội và chính bản thân mỗi cộng đồng dân cư. Để góp phần bảo vệ môi trường công ty chúng tôi đã thực hiện dự án này. Trong đó, tôi đã trực tiếp tham gia các công việc như đi khảo sát hiện trạng môi trường, đánh giá các tác động môi trường liên quan đến dự án cũng như đề xuất những biện pháp để giảm thiểu các tác động đó.

doc129 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2411 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Đánh giá tác động môi trường dự án bệnh viện phụ sản chất lượng cao Phương Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN BỆNH VIỆN PHỤ SẢN CHẤT LƯỢNG CAO PHƯƠNG NAM Chuyên ngành: MÔI TRƯỜNG Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Hoàng Hưng Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Bích Hương MSSV: 09B1080031 Lớp: 09HMT1 TP. Hồ Chí Minh, 03/2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Họ và tên : Nguyễn Thị Bích Hương MSSV : 09B1080031 Chuyên ngành: Môi trường Lớp : 09HMT1 1. Đồ án tốt nghiệp: Đánh giá tác động môi trường dự án bệnh viện phụ sản chất lượng cao Phương Nam. 2. Nhiệm vụ (yêu cầu về nội dung và số liệu ban đầu): Phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường khu vực dự án; Dự báo các tác động xấu gây ô nhiễm môi trường; Đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường do dự án gây ra; Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường. 3. Ngày giao đồ án tốt nghiệp: 13/11/2010 4. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 08/03/2011 5. Họ tên người hướng dẫn : Phần hướng dẫn: PGS.TS Hoàng Hưng ……………………………… Nội dung và yêu cầu đồ án tốt nghiệp đã được thông qua bộ môn. Ngày tháng năm 201 1 Chủ nghiệm bộ môn. Người hướng dẫn chính (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) PHẦN DÀNH CHO KHOA, BỘ MÔN Người duyệt (chấm sơ bộ):…………………………………………………….. Đơn vị:………………………………………………………………………….. Ngày bảo vệ:…………………………………………………………………..... Điểm tổng kết:………………………………………………………………...... Nơi lưu trữ đồ án tốt nghiệp:…………………………………………………… PHẦN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN PHẦN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN LỜI CAM ĐOAN Tôi Nguyễn Thị Bích Hương xin cam đoan rằng đây là đề tài nghiên cứu thực sự của cá nhân, dưới sự hướng dẫn của thầy là PGS.TS Hoàng Hưng. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực, không sao chép luận văn của bất cứ ai dưới bất kỳ hình thức nào. Những nội dung và phương pháp sử dụng đánh giá trong đề tài xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm, số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho đề tài được lấy từ dự án đầu tư của công trình. Ngoài ra đề tài còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả, cơ quan, tổ chức khác và cũng được thể hiện trong phần tài liệu tham khảo. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng cũng như kết quả luận văn của mình. Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Bích Hương LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập tại trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh em đã được quý Thầy Cô, đặc biệt là các Thầy Cô Khoa Công Nghệ Sinh Học và Môi Trường, trang bị một hành trang vào đời quý báu. Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức hữu ích giúp em hoàn thành tốt Đồ án tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn Thầy hướng dẫn PGS.TS Hoàng Hưng đã tận tình hướng dẫn, cung cấp tài liệu và đóng góp nhiều ý kiến thiết thực trong suốt quá trình thực hiện Đồ án. Đồng thời, em xin cám ơn các cô chú, anh chị trong Công ty TNHH bệnh viện Phương Nam đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp tài liệu, số liệu giúp em hoàn thành tốt Đồ án này. Cuối cùng, xin được cảm ơn các bạn bè cùng lớp Môi Trường HMT1,2 đã động viên, ủng hộ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập vừa qua. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT v DANH MỤC BẢNG vi DANH MỤC HÌNH viii TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT BKHCNMT - Bộ Khoa học Công nghệ BTNMT - Bộ Tài nguyên và Môi trường CBCNV - Cán bộ công nhân viên CTR - Chất thải rắn ĐTM - Đánh giá tác động môi trường HTXLNT - Hệ thống xử lý nước thải MTTQ - Mặt trận tổ quốc PCCC - Phòng cháy chữa cháy QCVN - Qui chuẩn Việt Nam THC - Tổng hidrocacbon TCMT - Tiêu chuẩn môi trường TCVN - Tiêu chuẩn Việt Nam TPHCM - Thành phố Hồ Chí Minh UBND - Uỷ ban Nhân dân WHO - Tổ chức Y tế Thế giới DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Bố trí tổng mặt bằng đất dự án 11 Bảng 2.2. Các hạng mục xây dựng chính 12 Bảng 2.3. Các hạng mục xây dựng phụ 12 Bảng 2.4. Diện tích khối tầng hầm 13 Bảng 2.5. Diện tích khối tầng 1 13 Bảng 2.6. Diện tích khối tầng 2 14 Bảng 2.7. Diện tích khối tầng 3 14 Bảng 2.8. Diện tích khối tầng 4 15 Bảng 2.9. Diện tích khối tầng 5 15 Bảng 2.10. Bảng thống kê phòng nội trú tầng 4 15 Bảng 2.11. Bảng thống kê phòng nội trú tầng 5 16 Bảng 2.12. Danh sách máy móc thiết bị dự kiến 16 Bảng 2.13. Tiến độ thực hiện dự án 33 Bảng 3.1. Mực nước ứng với tần suất 36 Bảng 3.2. Diễn biến nhiệt độ trung bình các năm tại trạm Tân Sơn Hòa 37 Bảng 3.3. Diễn biến lượng mưa trung bình tháng các năm tại trạm Tân Sơn Hòa 38 Bảng 3.4. Diễn biến độ ẩm tương đối trung bình các năm tại trạm Tân Sơn Hòa 39 Bảng 3.5. Diễn biến số giờ nắng các năm tại trạm Tân Sơn Hòa 40 Bảng 3.6. Kết quả phân tích chất lượng không khí tại khu vực dự án 41 Bảng 3.7. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại khu vực dự án 42 Bảng 3.8. Kết quả phân tích chất lượng nước cấp tại khu vực dự án 43 Bảng 3.9. Một số phiêu sinh trong hệ sinh thái dưới nước xung quanh khu vực dự án 44 Bảng 4.1. Hệ số và tải lượng ô nhiễm do đốt dầu DO của các phương tiện vận chuyển, thi công trong công trường 53 Bảng 4.2. Thành phần của dầu DO (0,25%) 53 Bảng 4.3. Nồng độ các khí ô nhiễm trong khí thải của các phương tiện thi công 55 Bảng 4.4. Mức ồn của các thiết bị thi công 57 Bảng 4.5. Các vấn đề ô nhiễm chính và nguồn gốc phát sinh 62 Bảng 4.6. Tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải máy phát điện trong một giờ 64 Bảng 4.7. Nồng độ các khí ô nhiễm trong khí thải máy phát điện 64 Bảng 4.8 Hệ số ô nhiễm từ xe gắn máy 66 Bảng 4.9 Tải lượng ô nhiễm từ xe gắn máy 67 Bảng 4.10 Tính chất nước thải y tế trước khi xử lý 69 Bảng 4.11 Thành phần nước thải bệnh viện Từ Dũ 70 Bảng 4.12 Tải lượng ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của bệnh viện 71 Bảng 4.13 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 71 Bảng 4.14 Thành phần cơ lý của rác sinh hoạt 73 Bảng 4.15 Thành phần rác thải y tế 74 Bảng 4.16 Cường độ ồn khi vận hành máy phát điện ở những cự ly khác nhau 78 Bảng 4.17 Các nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải trong giai đoạn hoạt động 80 Bảng 5.1 Chi phí giám sát chất lượng môi trường không khí hàng năm trong giai đoạn xây dựng 104 Bảng 5.2 Chi phí giám sát đặc tính mước mặt hàng năm trong giai đoạn xây dựng 104 Bảng 5.3 Vị trí và chỉ tiêu giám sát hàng năm 105 Bảng 5.4 Chi phí giám sát chất lượng môi trường không khí hàng năm 106 Bảng 5.5 Chi phí giám sát đặc tính nước thải hàng năm 107 Bảng 5.6 Chi phí giám sát đặc tính nước mặt hàng năm 108 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 Vị trí bệnh viện phụ sản chất lượng cao Phương Nam 9 Hình 5.1 Quy trình xử lý khí thải máy phát điện 87 Hình 5.2 Sơ đồ mạng lưới thoát nước mưa của bệnh viện phụ sản Phương Nam 89 Hình 5.3 Sơ đồ mạng lưới thoát nước thải sinh hoạt của bệnh viện phụ sản Phương Nam 90 Hình 5.4 Sơ đồ mạng lưới thoát nước thải y tế của bệnh viện phụ sản Phương Nam 90 Hình 5.5 Sơ đồ bể tự hoại 3 ngăn 91 Hình 5.6 Công nghệ xử lý nước thải của bệnh viện phụ sản Phương Nam 93 Hình 5.7 Sơ đồ hệ thống thu gom phân loại chất thải rắn 97 MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của nền công nghiệp ở nước ta, tình hình ô nhiễm môi trường cũng gia tăng đến mức báo động. Điều đó dẫn đến sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường sống, ảnh hưởng đến toàn diện sự phát triển của đất nước, sức khỏe, đời sống của nhân dân cũng như vẻ mỹ quan của khu vực. Vì vậy, hiện nay vấn đề môi trường đang được mọi người quan tâm hàng đầu. Việc phát triển kinh tế xã hội gắn kết với bảo vệ môi trường bền vững là vấn đề rất quan trọng. Hiện nay vấn đề quản lý môi trường đang là mối quan tâm lớn của nhiều quốc gia, nhiều tổ chức xã hội và chính bản thân mỗi cộng đồng dân cư. Để góp phần bảo vệ môi trường công ty chúng tôi đã thực hiện dự án này. Trong đó, tôi đã trực tiếp tham gia các công việc như đi khảo sát hiện trạng môi trường, đánh giá các tác động môi trường liên quan đến dự án cũng như đề xuất những biện pháp để giảm thiểu các tác động đó. 1. LÝ DO THỰC HIỆN ĐỒ ÁN Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố phát triển nhất của Việt Nam thu hút rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong đó Quận 7 là một trong những Quận có vị trí địa lý khá quan trọng và là Quận có tốc độ phát triển kinh tế cao, thu hút rất nhiều dự án đầu tư và Khu Đô Thị Mới Nam Thành Phố đang được đầu tư và phát triển thành một khu đô thị kiểu mẫu với cơ sở hạ tầng hiện đại, bao gồm các khu dân cư với tiện nghi ở cao cấp, các công trình công cộng, công viên vui chơi, khu đại học và các khu công nghiệp sạch… Tạo ra một khu đa chức năng cao cấp phát triển song hành với đô thị cũ, giải tỏa ách tắc về hạ tầng cho trung tâm nội thành và đáp ứng nhu cầu nhà ở đang ngày càng gia tăng. Hiện nay, lượng người đến sinh sống và làm việc tại Khu A Đô Thị Mới Nam Thành Phố ngày càng nhiều, do đó nhu cầu về môi trường giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho con em họ để họ có thể yên tâm sinh sống và làm việc là một điều hết sức quan trọng nên nhu cầu khám và điều trị phụ sản cho người dân nơi đây là một nhu cầu tất yếu. Đây cũng chính là nhu cầu trong một đô thị được xây dựng mới theo các tiêu chuẩn hiện đại về quy hoạch xây dựng. Do đó, việc đầu tư bệnh Viện phụ sản chất lượng cao Phương Nam là việc làm hết sức cần thiết trong tình hình hiện nay. Dự án được triển khai xây dựng sẽ giải quyết một số nhu cầu cấp thiết về tình hình quá tải tại các bệnh viện lớn trên địa bàn Thành phố cũng như về chỗ khám và trị bệnh phụ sản của người dân ở đây và các khu vực lân cận. Tuy nhiên, cần phải phân tích các nguồn gây ô nhiễm cũng như các biện pháp giảm thiểu, kiểm soát ô nhiễm đảm bảo không gây ảnh hưởng đến môi trường. Đó là lý do để em chọn đề tài “Đánh giá tác động môi trường Bệnh viện phụ sản chất lượng cao Phương Nam tại Lô MD7 – Khu A – khu đô thị mới Nam Thành Phố Hồ Chí Minh – Phường Tân Phú – Quận 7, TP. Hồ Chí Minh”. 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỒ ÁN Phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường khu vực xây dựng dự án, dự báo các tác động tích cực, tiêu cực, trực tiếp, gián tiếp, trước mắt và lâu dài trong quá trình xây dựng và hoạt động của bệnh viện. Đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trong quá trình hoạt động. Cam kết thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường, xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường trong suốt quá trình dự án đi vào hoạt động. CHƯƠNG 1. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN Nội dung Khảo sát các số liệu liên quan đến địa lý, điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, xã hội của địa phương cụ thể là khu vực xây dựng dự án; Các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường được nhà nước quy định; Xác định nhu cầu cấp nước, cấp điện để phục vụ cho quá trình hoạt dộng của dự án; Xác định nguồn ô nhiễm và tác hại của chúng đến môi trường. Đánh giá tác động của dự án trong giai đoạn xây dựng cũng như khi dự án đi vào hoạt động; Đánh giá các nguồn gây tác động, đề xuất các biện pháp thích hợp nhằm khống chế các tác động do dự án gây ra ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên – kinh tế – xã hội; Xây dựng chương trình giám sát môi trường. Các phương pháp đánh giá tác động môi trường Hiện nay, trên thế giới sử dụng rất nhiều phương pháp đánh giá tác động môi trường nhưng nói chung phương pháp đánh giá tác động môi trường có thể được phân loại như sau: Phương pháp đánh giá nhanh theo hệ số ô nhiễm do tổ chức Y tế thế giới (WHO) thiết lập; Phương pháp nhận dạng; Phương pháp dự báo; Phương pháp liệt kê; Phương pháp đánh giá; Phương pháp ma trận; Phương pháp bảng liệt kê; Phương pháp mô hình hoá môi trường. Các phương pháp đánh giá tác động môi trường trong báo cáo này bao gồm: Phương pháp nghiên cứu, khảo sát thực địa, bao gồm: Sưu tầm tài liệu và khảo sát thực tế: Địa hình, địa chất Khí tượng thủy văn Thủy vực và nguồn nước Các hệ sinh thái. Sưu tầm tài liệu về cơ sở hạ tầng: Hệ thống cấp nước Hệ thống thoát nước Hệ thống đường giao thông Hệ thống thông tin liên lạc Hệ thống phòng cháy chữa cháy Mạng lưới điện và hệ thống cung cấp năng lượng. Khảo sát hiện trạng môi trường khu vực dự án: Khảo sát chất lượng nước mặt Khảo sát chất lượng nước cấp Khảo sát chất lượng không khí. Phương pháp liệt kê (Checklists) Liệt kê các tác động môi trường do hoạt động xây dựng dự án; Liệt kê các tác động môi trường do quá trình vận hành dự án gây ra, bao gồm các nhân tố gây ô nhiễm môi trường: nước thải; khí thải; chất thải rắn; an toàn lao động; cháy nổ; vệ sinh môi trường;… Dựa trên kinh nghiệm phát triển của các bệnh viện phụ sản hiện hữu, dự báo các tác động đến môi trường, kinh tế và xã hội trong khu vực do hoạt động của dự án gây ra. Phương pháp so sánh So sánh về lợi ích kỹ thuật và kinh tế, lựa chọn và đề xuất phương án giảm thiểu các tác động do hoạt động của dự án gây ra đối với môi trường, kinh tế và xã hội. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án được thực hiện trên cơ sở các văn bản sau: Luật Bảo Vệ Môi Trường Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8, thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005; Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của của quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 4 về việc quản lý và đầu tư xây dựng. Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/04/2003 của Chính Phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật phòng cháy chữa cháy. Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính Phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo Vệ Môi Trường; Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính Phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo Vệ Môi Trường; Nghị định 117/2009/NĐ-CP ngày 31 tháng 2 năm 2009 của Chính Phủ về xử lý vị phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; Nghị định 140/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển. Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính Phủ về quản lý chất thải rắn. Quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25/6/2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường về việc công bố danh mục các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng. Quyết định 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường. Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại; Thông tư số 05/2008/TT- BTNMT của Bộ Trưởng Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường ban hành ngày 08 tháng 12 năm 2008 về việc hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường thay thế Thông tư số 08/2008/TT- BTNMT của Bộ Trưởng Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường ban hành ngày 08 tháng 09 năm 2006 ; Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31/02/2004 của Bộ Công an hướng dẫn thi hành nghị định 35/2003/NĐ-CP ngày 04/04/2003 của Chính Phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật phòng cháy chữa cháy. Thông tư 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi Trường hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại. Thông tư 16/2009/TT-BTNMT ngày 17 tháng 10 năm 2009, Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Thông tư 25/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009, Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam ban hành năm 1995 và các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng ban hành kèm Quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25/06/2002 (không bị bãi bỏ bởi quyết định 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006) cụ thể: TCVN 5948-1999: Âm học – Tiếng ồn do phương tiện giao thông đường bộ phát ra khi tăng tốc độ – Mức ồn tối đa cho phép; TCVN 5949-1998: Âm học – Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư. Mức ồn tối đa cho phép; TCVN 6561:1999- Tiêu chuẩn an toàn bức xạ ion hóa tại các cơ sở X-quang; QCVN 02:2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt; QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt; TCVN 7382:2004 -Chất lượng nước –Nước thải bệnh viện – Tiêu chuẩn thải; TCVN 6962: 2001 – Rung động và chấn động – Rung động do các hoạt động xây dựng và sản xuất công nghiệp – Mức tối đa cho phép đối với môi trường khu công cộng và khu dân cư; QCVN 03:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất; QCVN 05-06:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh; QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ; Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động. TCVN 6705: 2000, TCVN 6706: 2000 và TCVN 6707: 2000- Các tiêu chuẩn liên quan đến chất thải rắn không nguy hại ; Các văn bản kỹ thuật Dự án đầu tư xây dựng bệnh viện phụ sản chất lượng cao Phương Nam tại Phường Tân Phú, Quận 7, Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Báo cáo do Công ty TNHH BỆNH VIỆN PHƯƠNG NAM kết hợp với đơn vị tư vấn có chức năng thực hiện, trong đó tôi đã trực tiếp tham gia viết báo cáo “Đánh giá tác động môi trường dự án bệnh viện phụ sản chất lượng cao Phương Nam”. CHƯƠNG 2. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN Dự án DỰ ÁN BỆNH VIỆN PHỤ SẢN CHẤT LƯỢNG CAO PHƯƠNG NAM Tại Lô MD7 – Khu A – Khu đô thị mới Nam Thành Phố Hồ Chí Minh – Phường Tân Phú – Quận 7 – TP. Hồ Chí Minh. Chủ dự án CÔNG TY TNHH BỆNH VIỆN PHƯƠNG NAM Địa chỉ: 115 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3. Người đại diện: Bà Nguyễn Thị Thúy Quyên Chức vụ: Giám đốc Vị trí địa lý của dự án Vị trí đầu tư xây dựng dự án bệnh viện phụ sản chất lượng cao Phương Nam có tổng diện tích khu đất 5429,8 m2 nằm trong Lô MD7 – Khu A – Khu đô thị mới Nam Thành Phố Hồ Chí Minh – Quận 7. Dự án nằm trên tuyến đường Nguyễn Lương Bằng cách đại lộ Nguyễn Văn Linh không xa thuận tiện cho việc tiếp cận giữa khu vực quy hoạch với các cụm dân cư trong khu A và trung tâm Phú Mỹ Hưng. Khu đất dự án tọa lạc tại khu A, đô thị mới Nam thành phố được giới hạn như sau: Phía Đông giáp với đường Nguyễn Lương Bằng Phía Bắc giáp Đất dự án chung cư The Mark Phía Nam giáp bệnh viện Tâm Đức qua đường Nguyễn Đồng Chí Phía Tây giáp đường quy hoạch. Hình 2.1 Vị trí bệnh viện phụ sản chất lượng cao Phương Nam Nội dung chủ yếu của dự án Kế hoạch – Mục tiêu của dự án 2.4.1.1 Mục tiêu của dự án Dự án đầu tư xây dựng bệnh viện phụ sản chất lượng cao Phương Nam có quy mô tương đối lớn trên cơ sở khai thác và sử dụng hiệu quả diện tích đất, tạo dựng được đầy đủ các công trình công cộng, thúc đẩy sự phát triển toàn diện cho toàn khu A Phú Mỹ Hưng. Xây dựng một bệnh viện phụ sản mới, hiện đại và hoàn chỉnh, đáp ứng được yêu cầu phát triển đô thị ngày càng cao, thực hiện theo đúng quy hoạch chung 1/2000 Khu chức năng số 1 – Khu A Phú Mỹ Hưng. Bệnh viện phụ sản chất lượng cao Phương Nam được xây dựng hoàn chỉnh cùng với bệnh viện Pháp Việt, bệnh viện Tâm Đức ở các khu đất lân cận sẽ tạo được môi trường ở lý tưởng với đầy đủ các tiện ích công cộng và phúc lợi xã hội, không chỉ hoàn thiện chức năng khu quy hoạch mà chính là yêu cầu cấp thiết và chính đáng cần được đáp ứng cho những cư dân đô thị mới các điều kiện y tế hiện đại và hoàn chỉnh. Hoàn thiện chiến lược phát triển ngành y tế, hoàn chỉnh quy hoạch chung hệ thống y tế thành phố, từng bước nâng cao đời sống và chăm sóc sức khỏe cộng đồng trong giai đoạn nền kinh tế nước ta đang phát triển và trên đường hội nhập. Đáp ứng được mục tiêu đầu tư, kinh doanh sinh lợi nhuận chính đáng của nhà đầu tư, đóng góp vào nguồn ngân sách của nhà nước thông qua nghĩa vụ nộp thuế và tạo dựng được một tài sản to lớn, phục vụ cho xã hội. 2.4.1.2 Các thông số

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDO AN TOT NGHIEP.doc
  • pdfDO AN TOT NGHIEP.pdf
Tài liệu liên quan