Đồ án Điều khiển từ xa

Việt Nam ta ngày phát triển và giàu mạnh. Một trong những thay đổi đáng kể là Việt Nam đã gia nhập “WTO”, để thay đổi nhanh chóng bộ mặt của đất nước Việt Nam như ngày hôm nay thì đã có nhiều đứa con Việt đã âm thầm, học tập, nghiên cứu trên mọi lĩnh vực. Nắm bắt nhiều thành tựu vĩ đại của thế giới, đặc biệt là các lĩnh vực khoa học kĩ thuật nói chung và ngành điện tử nói riêng. Thế hệ trẻ chúng ta không tự mình phấn đấu học hỏi để tiến kịp với trình độ của thế giới. Nhìn ra được điều đó Trường “ĐẠI HỌC TRÀ VINH” đã sớm chủ trương hình thức đào tạo sâu rộng, từ thấp đến cao. Để tăng chất lượng học tập của sinh viên nhà trường nói chung và bộ môn Điện Tử nói riêng đã tổ chức cho sinh viên làm các đồ án môn học nhằm tạo nên tảng vững chắc cho sinh viên khi ra trường, mặt khác tập cho sinh viên tự học, tự nghiên cứu, tập quen với học và làm việc nhóm để hoàn thiện tốt bản thân. Chính vì lẻ đó nhóm sinh viên chúng em đã bắt tay vào làm đồ án môn học thứ nhất. Đồ án môn học thứ nhất nhóm chúng em nghiên cứu và làm mạch “Điều khiển từ xa”. Mạch dùng để điều khiển các thiết bị ở xa mà không cần phải đến nhấn công tắt, đây cũng là sản phẩm đang thông dụng trên thị trường hiện nay, và được ưa chuộng rất nhiều.

doc27 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1829 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Điều khiển từ xa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam ta ngày phát triển và giàu mạnh. Một trong những thay đổi đáng kể là Việt Nam đã gia nhập “WTO”, để thay đổi nhanh chóng bộ mặt của đất nước Việt Nam như ngày hôm nay thì đã có nhiều đứa con Việt đã âm thầm, học tập, nghiên cứu trên mọi lĩnh vực. Nắm bắt nhiều thành tựu vĩ đại của thế giới, đặc biệt là các lĩnh vực khoa học kĩ thuật nói chung và ngành điện tử nói riêng. Thế hệ trẻ chúng ta không tự mình phấn đấu học hỏi để tiến kịp với trình độ của thế giới. Nhìn ra được điều đó Trường “ĐẠI HỌC TRÀ VINH” đã sớm chủ trương hình thức đào tạo sâu rộng, từ thấp đến cao. Để tăng chất lượng học tập của sinh viên nhà trường nói chung và bộ môn Điện Tử nói riêng đã tổ chức cho sinh viên làm các đồ án môn học nhằm tạo nên tảng vững chắc cho sinh viên khi ra trường, mặt khác tập cho sinh viên tự học, tự nghiên cứu, tập quen với học và làm việc nhóm để hoàn thiện tốt bản thân. Chính vì lẻ đó nhóm sinh viên chúng em đã bắt tay vào làm đồ án môn học thứ nhất. Đồ án môn học thứ nhất nhóm chúng em nghiên cứu và làm mạch “Điều khiển từ xa”. Mạch dùng để điều khiển các thiết bị ở xa mà không cần phải đến nhấn công tắt, đây cũng là sản phẩm đang thông dụng trên thị trường hiện nay, và được ưa chuộng rất nhiều. MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU 1 MỤC LỤC 2 PHẦN MỞ ĐẦU 3 PHẦN NỘI DUNG 5 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐỒ ÁN 5 1.1. CÁC LINH KIỆN SỬ DỤNG TRONG MẠCH. 5 1.2. GIỚI THIỆU CÁC LINH KIỆN VÀ TÍNH TOÁN THIẾT KẾ 5 CHƯƠNG II: NỘI DUNG 15 2.1. SƠ ĐỒ KHỐI 15 2.2. SƠ ĐỒ MẠCH NGUYÊN LÝ 19 2.3. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MẠCH 20 PHẦN KẾT LUẬN 24 LỜI CẢM ƠN 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO 26 PHẦN MỞ ĐẦU A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Chúng ta hiện nay đang sống trong một xã hội đang phát triển về mọi mặt: kinh tế, đời sống xã hội, văn hóa …chính vì vậy, chúng ta muốn thích nghi được thì phải không ngừng học tập và nghiên cứu. Sinh viên chúng em cũng vậy phải luôn học tập và hoàn thiện mình hơn. Khi kinh tế phát triển nhu cầu cuộc sống của con người cũng tăng theo. Nhận thấy được điều đó, nên ngành điện tử không ngừng phát triển để phục vụ con người tốt hơn, phát triển hơn là ngành điều khiển tự động. Chạy theo nhu cầu cuộc sống ngày càng hiện đại, nên nhóm chúng em đã tham khảo nhiều tài liệu và cuối cùng nhóm đã chọn đề tài “Mạch điều khiền không dây”. Nhằm giúp ích cho con người trong việc điều khển các thiết bị trong nhà nói riêng, cũng như các thiết bị trong công nghiệp nói chung mà con người không thể làm việc trực tiếp được. B. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI. Mục đích của mạch điều khiển không dây là điều khiển 4 thiết bị bật và tắt một cách độc lập với nhau mà không cần phải đi đến bật công tắt. Mạch có thể điều khiển từ xa, nhấn một lần thì bật nhấn lần nửa thì tắt chỉ bằng một remos nhỏ gọn tiện lợi cho người sử dụng. Một cách chính xác, hiệu quả không phải mất nhiều thời gian, sức lực. Yêu cầu của mạch điều khiển không dây là chạy một chính xác,ổn định, nhỏ gọn, dễ lắp đặt sửa chửa, dễ sử dụng, giá thành rẻ có thể sản xuất nhiều và sử dụng rộng rãi phù hợp mọi tầng lớp. Đặc biệt là điều khiển qua được các vật cản như: tường nhà, bàn, ghế … Bán kính điều khiển ổn định khoảng 50 à 100 mét. C. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. Dựa trên phương pháp nghiên cứu và phân tích các đặc tính chức năng của các linh kiện điện tử cơ bản, các IC và áp dụng những kiến thức đã học cùng với sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn để thiết kế nên một mạch điều khiển không dây hoạt động tốt và đúng với yêu cầu đã đề ra. Dựa trên tài liệu tìm được nghiên cứu cặp IC tương thích phát 2262 và thu 2272 dùng tần số cao trên 315 MHz. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐỒ ÁN 1.1. CÁC LINH KIỆN SỬ DỤNG TRONG MẠCH. Điện trở. Tụ điện. Diode. Transistor C1815. Relay 5V. IC 7432, 7805,7473, 2262,2272. Led đơn hiển thị. 1.2. GIỚI THIỆU CÁC LINH KIỆN VÀ TÍNH TOÁN THIẾT KẾ. 1.2.1Tụ điện: Hình dạng thực tế: Hình 1.1. Tụ điện là một linh kiện thụ động cấu tạo của tụ điện là hai bản cực bằng kim loại ghép cách nhau một khoảng d ở giữa hai bản tụ là dung dịch hay chất điện môi cách điện có điện dung C. Đặc điểm của tụ là cho dòng điện xoay chiều đi qua, ngăn cản dòng điện một chiều. Khi tụ nạp điện thì tụ sẽ bắt đầu nạp điện từ điện áp là 0V tăng dần đến điện áp UDC theo hàm số mũ đối với thời gian t. Điện áp tức thời trên hai đầu tụ của tụ được tính theo công thức: Uc (t) = UDC(1-e-t/t). Khi tụ xả điện thì điện áp trên tụ từ trị số VDC sẽ giảm dần đến 0V theo hàm số mũ đối với thời gian t. Điện áp trên hai đầu tụ khi xả được tình theo công thức: Uc (t)= UDC.e-t/t Trong đó: t: thời gian tụ nạp, đơn vị là giây (s). e = 2,71828 t =RC (đơn vị là –s) Công thức tính điện dung của tụ: C = ε.S/d e: là hằng số điện môi s: là điện tích bề mặt tụ m2 d: là bề giày chất điện môi 1.2.2. Điện trở: Hình dạng thực tế: Hình 1.2. Điện trở là linh kiện thụ động có tác dụng cản trở cả dòng và áp.Điện trở đựơc sử dụng rất nhiều trong các mạch điện tử. Điện trở của dây dẫn có trị số điện trở lớn hay nhỏ tùy thuộc vào vật liệu làm dây, tỉ lệ thuận với chiều dài và tỉ lệ nghịch với tiết diện dây dẫn. Công thức tính: R =rℓ/S hoặc R=U/I Trong đó : r: là điện trở suất của vật liệu, Wm hay Wmm2/m S: là tiết diện của dây, m2 hay mm2 ℓ : là chiều dài của dây (m). R : điện trở, Ohm (W). Điện trở có đơn vị tính là Ohm, viết tắt là W. 1.2.3. Diode: Hình dạng thực tế : Hình 1.3. Diode được cấu tạo gồm hai lớp bán dẫn p-n được ghép với nhau. Diode thông dụng nhất là 1N4007, có chức năng dùng để đổi điện xoay chiều – thường là điện thế 50Hz đến 60Hz sang điện thế 1 chiều. Tùy lọai của Diode mà nó có thể chịu đựng được dòng từ vài trăm mA đến loại công suất cao có thể chịu đựng đến vài trăm A. Diode chỉnh lưu chủ yếu là loại Silic. Hai đặc tính kỹ thuật cơ bản của Diode chỉnh lưu là dòng thuận tối đa và dòng ngược tối đa (điện áp đánh thủng). Hai đặc tính này sẽ do nhà sản xuất cho biết. 1.2.4. Led đơn : Led đơn là một dạng của Diode. Thông thường dòng điện đi qua vật dẫn điện sẽ sinh ra năng lượng dưới dạng nhiệt. Ở một số chất bán dẫn đặc biệt như (GaAs) khi có dòng điện đi qua thì có hiện tượng bức xạ quang (phát ra ánh sáng). Tùy theo chất bán dẫn mà ánh sáng phát ra có màu khác nhau. Led có điện áp phân cực thuận cao hơn diode nắn điện nhưng điện áp phân cực ngược cực đại thường không cao. Phân cực thuận : VD = 1,4V – 1,8 V(led đỏ). VD = 2V – 2,5V (led vàng). VD= 2V – 2,8 V(led xanh lá). ID= 5mA – 20mA (thường chọn 10mA). Led thường được dùng trong các mạch trạng thái báo hiệu, chỉ thị trạng thái của mạch như báo nguồn, trạng thái thuận hay ngược… 1.2.5. Transistor : Hình dạng thực tế : Hình 1.4. C1815 là Transistor BJT gồm ba miền tạo bởi hai tiếp giáp p–n, trong đó miền giữa là bán dẫn loại p. Miền có mật độ tạp chất cao nhất, kí hiệu n+ là miền phát (emitter). Miền có mật độ tạp chất thấp hơn, kí hiệu n, gọi là miền thu (collecter). Miền giữa có mật độ tạp chất rất thấp, kí hiệu p, gọi là miền gốc (base). Ba chân kim loại gắn với ba miền tương ứng với ba cực emitter (E), base (B), collecter (C) của transistor. Đặc tính kỹ thuật của transistor : -Điện áp giới hạn : có 3 loại : BVCEO : điện áp đánh thủng giữa C và E khi cực B hở. BVCBO : điện áp đánh thủng giữa C và B khi cực E hở. BVEBO : điện áp đánh thủng giữa E và B khi cực C hở. -Dòng điện giới hạn : + Icmax là dòng điện tối đa ở cực C và Ibmax là dòng điện tối đa ở cực b. + Dòng tối đa đưa vào cực B là : 10mA. + Dòng tối đa đưa vào cực C là : 100mA. + Chức năng của transistor chủ yếu là khuyếch đại tín hiệu và đóng ngắt các mạch điện. -Công suất giới hạn : Khi có dòng điện qua transisor sẽ sinh ra 1 công suất nhiệt làm nóng transistor, công suất sinh ra được tính theo công thức : PT=IC.VCE Ký hiệu: Transistor loại NPN Hình 1.5. 1.2.6. Relay 5V: Đặc điểm: - Dòng chịu được 10 A. - Áp chịu được 250 VAC. - Độ nhạy cao. - Điện áp đánh thủng cao. - Hình dạng nhỏ gọn. - Được dùng làm công tắc đóng mở. 1.2.7. IC 7805: IC 7805 là IC ổn áp dương. Đối với IC này người ta dùng tụ thoát 0,33F khi không cần thiết cho ổn định, có thể dùng tụ 0,1F ở ngõ ra để cải thiện đáp ứng quá độ của ổn áp. Các tụ này phải đặt trên hay càng gần các IC ổn áp càng tốt. 1.2.8. IC 7473 IC 7473 là IC tích hợp được nối lại bằng 2 liplop J – K. Nguồn cấp 5 0.25v. Sơ đồ chân bên trong của IC 7473. Hình 1.6. Bảng sự thật. Ck J K Q 0 0 Q 0 1 1 1 0 0 1 1 1: là mức cao. 0: là mức thấp. 1.2.9. IC 7432. IC 7432 la IC thuộc cổng logic OR. Nguồn cấp 5 0.25v. IC 7432 tích hợp 4 cổng OR. Sơ đồ chân bên trong của IC7432: Hình 1.7. A B Y=A+B 0 0 0 0 1 1 1 0 1 1 1 1 Bảng sự thật: 1.2.10. PT2262 PT 2262 có 2 loại chính : loại có 8 địa chỉ mã hóa , 4 địa chỉ dữ liệu và loại có 6 địa chỉ mã hóa và 6 địa chỉ dữ liệu. Mã hóa 12 bit 1 khung A0-->A7, D0-->D3. Nhưng ở đây ta dùng PT 2262 loại 8 địa chỉ mã hóa và 4 địa chỉ dữ liệu. Các linh kiện PT2262 đưa vào việt Nam chỉ có loại PT2262 với 8 địa chỉ mã hóa và 4 địa chỉ dữ liệu. Dùng dao động ngoài: đơn giản là chỉ cần lắp thêm 1 điện trở dao động vào chân 15 và chân 16 của PT2262. + Tín hiệu encoder được đưa ra ở chân 17 của PT2262, chân này thường ở mức 1 khi tín hiệu nghỉ và mức 0 khi tín hiệu hoạt động. Tín hiệu đưa ra gồm : sóng mang dao động < 700KHz với địa chỉ mã hóa và dữ liệu. + Tần số Sóng mang dao động được quyết định bởi R chân 15 và 16 và được tính bằng : f = R/12 . Ví dụ : mắc điện trở 470k vào chân 15 và 16 đầu ra chân 17 sẽ có 470/12 = khoảng 39khz ( cái này có thể làm điều khiển hoặc truyền dữ liệu bằng hồng ngoại với con PT2262). PT2262 có điện áp rộng : Có thể làm việc được từ 2,5V đến 15 V . Trong datasheet của nó là từ 4 V nhưng qua thời gian rất dài làm việc và nghiên cứu con này có thể khẳng định được về điện áp của nó làm việc rất thấp. 1.2.11. PT2272: - PT 2272: là con giải mã của PT2262 nó cũng có 8 địa chỉ giải mã tương ứng 4 dữ liệu ra, 1 chân báo hiệu mã đúng VT (chân 17). - Cách giải mã như sau : Chân 15 và 16 cũng cần một điện trở để làm dao động giải mã . Trong dải hồng ngoại hoặc dưới 100KHz có thể dùng R rất lớn hoặc không cần. Nhưng từ khoảng 100KHz dao động trở lên thì bắt buộc phải dùng R để tạo dao động cho PT2272. - Giá trị R của PT2272 sẽ bằng khoảng : ( Giá trị R của PT2262) chia cho 10 à ví dụ : PT2262 mắc điện trở 8,2 megaom thì PT2272 sẽ mắc trở 820k - Giải mã : các chân mã hóa của PT2262 ( chân 1 đến chân 8 ),nối thế nào thì các chân giải mã của PT2272 cũng phải nối tương tự như vậy. - Chân nào nối dương, chân nào nối âm, chân nào bỏ trống ... thì chân ( 1 đến 8 )của PT2272 hãy làm như thế . Khi truyền một mã đúng và giải mã đúng thì chân 17 của PT2272 sẽ có điện áp cao đưa ra , báo hiệu là đã đúng mã hóa. 4 chân dữ liệu có thể truyền song song, nối tiếp rất động lập. Hình dạng thực tế của IC PT2262/2272. Hình 1.8. CHƯƠNG II: NỘI DUNG KHỐI PHÁT KHỐI NGUỒN KHỐI HIỂN THI KHỐI ĐIỀU KHIỂN KHỐI THU KHỐI NGOẠI VI 2.1. SƠ ĐỒ KHỐI: Chức năng và nhiệm vụ của từng khối: Khối nguồn: tạo ra dòng điện và điện thế ổn định cung cấp an toàn cho cả mạch. Do dùng nguồn 12v nên ta dùng IC ổn áp 7805 để tạo nguồn 5v cung cấp cho mạch. Hình 2.1 2.1.2. Khối phát: phát tín hiệu để cung cấp cho khối thu. Khối phát dùng IC 2262 tạo thành mạch phát tín hiệu bằng tần số cao. Hình 2.2. 2.1.3 Khối thu: dùng để thu tín hiệu từ khối phát, sau đó truyền cho khối điều khiển. Hình 2.3. 2.1.4. Khối điều khiển: dùng IC 7473 và IC 7432 để điều khiển tín hiệu ra như mong muốn. SW dùng để điều khiển bằng tay được nối với nguồn để kích lên mức cao. Hình 2.4. 2.1.5. Khối hiển thị: dùng để hiển thị tín hiệu ra, báo hiệu cho người sử dụng. Hình 2.5. 2.1.6. Khối ngoại vi: dùng để nối mạch với các thiết bị muốn điều khiển. 2.2. SƠ ĐỒ MẠCH NGUYÊN LÝ 2.3. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MẠCH: - Mạch PT 2272 M4 là bộ giải mã điều khiển từ xa dùng chung với PT 2262 sử dụng công nghệ cmos. Có 8 địa chỉ mã hóa , 4 địa chỉ dữ liệu chính vì thế có nhiều cách set chân 3^8 cách, có thể sản xuất nhiều ma không sợ set trùng mã. Ở mạch thu 2272 set chân (chân 1 à 8) như thế nào thì ở mạch phát 2262 (chân 1 à 8) cũng phải như vậy. - Sau khi nghiên cứu nguyên lý hoạt dộng từng khối của mạch diều khiển không dây ta tiến hành nghiên cứu nguyên lý hoạt động của toàn mạch. Khi cấp nguồn cho mạch hoạt dộng thì chân 10 à 12 của 2272 ở mức 0, chân 1, chân 4, chân 9, chân 12 của IC 7432 ở mức thấp, các chân còn lại của cổng logic được nối với điện trở 100 xuống mass à tín hiệu ra ở khối điều khiển bằng 0, led 1,led 2, led 3, led 4 không có điện thế qua nên không sáng, không có dòng kích làm cho transistor không dẫn ( VB < 0.7 V) ngõ ra chân C (C1815) ở mức cao không có điện thế qua nên relay không bật. 2.3.1.Khi bật thiết bị: - Khi ta nhấn A ở remos chân 17 của 2272 có tín hiệu mạch thu sẽ nhận tín hiệu truyền qua vào chân 14 của 2272 làm cho chân 12 của 2272 lên mức 1, chân 9 (IC 7432) lên mức 1, ngõ ra chân 11 (IC 7432) lên mức 1, kích xung Ck chân 5 (IC 7473 thứ nhất) ngõ ra Q sẽ đảo trạng thái trước đó (trước đó Q=0) chân 9 lên mức 1, chân B ( C1815) có dòng kích ở mức cao làm cho transistor dẫn ( VB > 0.7 V) nên lối ra ở chân C là mức thấp tạo ra nguồn cung cấp cho relay bật làm cho thiết bị cần điều khiển thứ nhất bật. - Khi ta nhấn B ở remos chân 17 của 2272 có tín hiệu mạch thu sẽ nhận tín hiệu truyền qua vào chân 14 của 2272 làm cho chân 10 của 2272 lên mức 1, chân 1 (IC 7432) lên mức 1, ngõ ra chân 3 (IC 7432) lên mức 1, kích xung Ck chân 1 (IC 7473 thứ nhất) ngõ ra Q chân 12 lên mức cao, chân B ( C1815) có dòng kích ở mức cao làm cho transistor dẫn ( VB > 0.7 V) nên lối ra ở chân C là mức thấp tạo ra nguồn cung cấp cho relay bật làm cho thiết bị cần điều khiển thứ hai bật. - Khi ta nhấn C ở remos chân 17 của 2272 có tín hiệu mạch thu sẽ nhận tín hiệu truyền qua vào chân 14 của 2272 làm cho chân 13 của 2272 lên mức 1, chân 12 (IC 7432) lên mức 1, ngõ ra chân 11 (IC 7432) lên mức 1, kích xung Ck chân 5 (IC 7473 thứ hai) ngõ ra Q chân 9 lên mức 1, chân B ( C1815) có dòng kích ở mức cao làm cho transistor dẫn ( VB > 0.7 V) nên lối ra ở chân C là mức thấp tạo ra nguồn cung cấp cho relay bật làm cho thiết bị cần điều khiển thiết bị thứ 3 bật. - Khi ta nhấn D ở remos chân 17 của 2272 có tín hiệu mạch thu sẽ nhận tín hiệu truyền qua vào chân 14 của 2272 làm cho chân 11 của 2272 lên mức 1, chân 4 (IC 7432) lên mức 1, ngõ ra chân 6 (IC 7432) lên mức 1, kích xung Ck chân 1 (IC 7473 thứ hai) ngõ ra Q chân 12 lên mức cao, chân B ( C1815) có dòng kích ở mức cao làm cho transistor dẫn ( VB > 0.7 V) nên lối ra ở chân C là mức thấp tạo ra nguồn cung cấp cho relay bật làm cho thiết bị cần điều khiển thiết bị thứ 4 bật. 2.3.2. Khi tắt thiết bị: - Khi ta nhấn A ở remos chân 17 của 2272 có tín hiệu mạch thu sẽ nhận tín hiệu truyền qua vào chân 14 của 2272 làm cho chân 12 của 2272 lên mức 1, chân 9 (IC 7432) lên mức 1, ngõ ra chân 11 (IC 7432) lên mức 1, kích xung Ck chân 5 (IC 7473 thứ nhất) ngõ ra Q xuống mức 0, chân B ( C1815) không có dòng kích làm cho transistor ngưng dẫn ( VB < 0.7 V) nên lối ra ở chân C là mức cao không có nguồn cung cấp, relay mất điện trở về vị trí ban đầu tắt thiết bị thứ nhất. - Khi ta nhấn B ở remos chân 17 của 2272 có tín hiệu mạch thu sẽ nhận tín hiệu truyền qua vào chân 14 của 2272 làm cho chân 10ccủa 2272 lên mức 1, chân 1 IC 7432) lên mức 1, ngõ ra chân 3 (IC 7432) lên mức 1, kích xung Ck chân 1 (IC 7473 thứ nhất) ngõ ra Q chân 12 xuống mức 0, chân B ( C1815) không có dòng kích làm cho transistor ngưng dẫn ( VB < 0.7 V) nên lối ra ở chân C là mức cao không có nguồn cung cấp, relay mất điện trở về vị trí ban đầu tắt thiết bị thứ hai. - Khi ta nhấn C ở remos chân 17 của 2272 có tín hiệu mạch thu sẽ nhận tín hiệu truyền qua vào chân 14 của 2272 làm cho chân 13 của 2272 lên mức 1, chân 12 (IC 7432) lên mức 1, ngõ ra chân 11 (IC 7432) lên mức 1, kích xung Ck chân 5 (IC 7473 thứ hai) ngõ ra Q chân 9 xuống mức 0, chân B ( C1815) không có dòng kích làm cho transistor ngưng dẫn ( VB < 0.7 V) nên lối ra ở chân C là mức cao không có nguồn cung cấp, relay mất điện trở về vị trí ban đầu tắt thiết bị thứ ba. - Khi ta nhấn D ở remos chân 17 của 2272 có tín hiệu mạch thu sẽ nhận tín hiệu truyền qua vào chân 14 của 2272 làm cho chân 11 của 2272 lên mức 1, chân 4 (IC 7432) lên mức 1, ngõ ra chân 6 (IC 7432) lên mức 1, kích xung Ck chân 5 (IC 7473 thứ nhất) ngõ ra Q chân 12 xuống mức 0, chân B ( C1815) không có dòng kích làm cho transistor ngưng dẫn ( VB < 0.7 V) nên lối ra ở chân C là mức cao không có nguồn cung cấp, relay mất điện trở về vị trí ban đầu tắt thiết bị thứ tư. Đó là yêu cầu chủ yếu của đồ án môn học thứ nhất. Trong thực tế, để mạch có thể ứng dụng hơn, ta thiết kế thêm công tắt điều kiển bằng tay phòng khi trường hợp remos bị hư hỏng, hết pin không thể sửa chửa kịp. Nguyên lý hoạt dộng của nó cũng giống như khi ta nhấn remos nhưng nó không qua IC 2272. Khi ta nhấn công tắt, như xung mức cao tác động trực tiếp vào ngỏ vào của IC 7432 làm cho ngỏ ra lên mức cao tác động qua IC 7473 và nguyên lý hoạt động tương tự như trên. PHẦN KẾT LUẬN Ñoà aùn 1 laø moät baøi taäp lôùn, moät thöû thaùch ñoái vôùi sinh vieân, tuy nhieân vôùi ñoà aùn 1 giuùp cho sinh vieân vaän duïng moät caùch cuï theå kieán thöùc cuûa mình ñaõ hoc moät caùch saùng taïo vaø laøm quen daàn vôùi caùch hoïc töï nghieân cöùu, hoïc taäp vaø laøm vieäc vôùi nhoùm ñeå nghieân cöùu vaø thöïc hieän ñoà aùn moät caùch toát nhaát. Hôn theá nöõa, ñoà aùn 1 coøn giuùp sinh vieân laøm quen daàn vôùi caùch laøm coù theå laøm ñoà aùn toát nghieäp sau naøy. Qua thời gian làm đồ án và nghiên cứu 1 tháng kết quả cuối cùng như ta mong đợi mạch hoạt động tốt. Các ngõ tín hiệu ngõ ra và tín hiệu thu vẫn tốt. Mạch thực tế của đồ án 1 cũng khá gọn, tiết kiệm chi phí dễ quan sát sửa chửa. Mạch điều khiển từ xa ta có thể mở rộng ra kết nối với vi xử lý để xử lý một cách hiệu quả và làm cho chức năng nhiều và chính xác hơn. Xin chaân thaønh caûm ôn söï nhaän xeùt ñaùnh giaù cuûa caùc thaày coâ vaø söï höôùng daãn taän tình cuûa thaày Traàn Song Toaøn. Do kieán thöùc coù haïn vaø taøi lieäu tham khaûo treân maïng neân chaéc coù nhieàu thieáu xoùt mong thaày coâ thoâng caûm. LỜI CẢM ƠN Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn: - Trường Đại Học Trà Vinh đã tạo cơ hội cho chúng em làm đồ án. - Khoa kỹ thuật công nghệ dã tạo điều kiện cho chung em làm tốt đồ án về thiết bị cũng như kiến thức và tài liệu tham khảo. - Tấc cả các thầy cô trong khoa kỹ thuật công nghệ đặc biệt là Thầy Trần Song Toàn đã tận tình hướng dẫn hổ trợ kiến thức và lời khuyên thiết thực trong quá trình làm mạch cách làm cũng như cách kiểm tra, sửa chữa. - Toàn thể tấc các bạn đã giúp đỡ trong những lúc khó khăn và kiến thức hổ trợ cho nhau. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn rất nhiều. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. www.ant7.com 2. www.codientu.com 3. www.dientuvietnam.com 4. www.datasheet.com 5. www.google.com 6. www.hiendaihoa.com 7. www.thuvien247.net
Tài liệu liên quan