Nền khoa học kỹ thuật phát triển không ngừng và đời sống người dân ngày càng được cải thiện, kéo theo đó là nhu cầu sử dụng năng lượng điện ngày càng tăng cao.
Trước tình trạng nguồn năng lượng truyền thống không tái tạo như dầu mỏ, than, nhiệt điện đều đang đứng trước những cảnh báo cạn kiệt buộc nhân loại phải vào cuộc tìm kiếm nguồn năng lượng thay thế. Tuy nhiên những nguồn năng lượng mới thay thế này chưa nhiều, chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người sử dụng. Do đó nhân loại cần chung tay tiết kiệm và sử dụng hiệu quả hơn nguồn năng lượng đang khai thác.
Ở Việt Nam nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng việc sử dụng điện cho sinh hoạt cũng như sản xuất phát triển không ngừng, nhưng hiện nay tình trạng mất điện vẫn còn diễn ra,việc mất điện cũng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân cũng như các hoat động sản xuất. Vì vậy tiết kiệm điện trở thành một trong những vấn đề cấp thiết hiện nay.
Từ một nước xuất khẩu năng lượng nhưng đến năm 2009 nước ta đã phải nhập khẩu điện lên 4,84% năm 2009. Thực trạng đó đặt ra nhiều thách thức cho các ngành chức năng là làm thế nào để giảm tải lượng điện năng tiêu thụ, đảm bảo và duy trì nguồn điện ổn định cho các lĩnh vực. Theo tính toán quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia, trong giai đoạn 2010 – 2020 nước ta sẽ mất cân đối giữa khả năng cung cấp và nhu cầu sử dụng nguồn điện năng, từ một nước xuất khẩu thành nước nhập khẩu năng lượng.
Việc sử dụng tiết kiệm năng lượng tại hộ gia đình không những góp phần tiết kiệm cho Quốc gia mà còn tiết kiệm tiền điện hàng tháng cho từng hộ gia đình. Chính vì vậy đề tài “ Điều tra tình hình sử dụng điện và đề xuất các giải pháp tiết kiệm điện cho các hộ gia đình tại TP. Hồ Chí Minh” được thực hiện nhằm mục đích cải thiện đời sống của người dân thông qua việc tiết kiệm năng lượng điện.
68 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2306 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Điều tra tình hình sử dụng điện và đề xuất các giải pháp tiết kiệm điện cho các hộ gia đình tại TP. Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nền khoa học kỹ thuật phát triển không ngừng và đời sống người dân ngày càng được cải thiện, kéo theo đó là nhu cầu sử dụng năng lượng điện ngày càng tăng cao.
Trước tình trạng nguồn năng lượng truyền thống không tái tạo như dầu mỏ, than, nhiệt điện…đều đang đứng trước những cảnh báo cạn kiệt buộc nhân loại phải vào cuộc tìm kiếm nguồn năng lượng thay thế. Tuy nhiên những nguồn năng lượng mới thay thế này chưa nhiều, chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người sử dụng. Do đó nhân loại cần chung tay tiết kiệm và sử dụng hiệu quả hơn nguồn năng lượng đang khai thác.
Ở Việt Nam nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng việc sử dụng điện cho sinh hoạt cũng như sản xuất phát triển không ngừng, nhưng hiện nay tình trạng mất điện vẫn còn diễn ra,việc mất điện cũng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân cũng như các hoat động sản xuất. Vì vậy tiết kiệm điện trở thành một trong những vấn đề cấp thiết hiện nay.
Từ một nước xuất khẩu năng lượng nhưng đến năm 2009 nước ta đã phải nhập khẩu điện lên 4,84% năm 2009. Thực trạng đó đặt ra nhiều thách thức cho các ngành chức năng là làm thế nào để giảm tải lượng điện năng tiêu thụ, đảm bảo và duy trì nguồn điện ổn định cho các lĩnh vực. Theo tính toán quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia, trong giai đoạn 2010 – 2020 nước ta sẽ mất cân đối giữa khả năng cung cấp và nhu cầu sử dụng nguồn điện năng, từ một nước xuất khẩu thành nước nhập khẩu năng lượng.
Việc sử dụng tiết kiệm năng lượng tại hộ gia đình không những góp phần tiết kiệm cho Quốc gia mà còn tiết kiệm tiền điện hàng tháng cho từng hộ gia đình. Chính vì vậy đề tài “ Điều tra tình hình sử dụng điện và đề xuất các giải pháp tiết kiệm điện cho các hộ gia đình tại TP. Hồ Chí Minh” được thực hiện nhằm mục đích cải thiện đời sống của người dân thông qua việc tiết kiệm năng lượng điện.
MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI
Điều tra tình hình sử dụng điện và đề xuất các giải pháp tiết kiệm điện cho các hộ gia đình tại TP. Hồ Chí Minh.
NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Đề tài gồm những nội dung chính sau:
Tổng quan về kiểm toán năng lượng và tiết kiệm năng lượng.
Khảo sát tình hình sử dụng năng lượng ở các hộ gia đình tại TP. HCM.
Nhận xét về tình hình sử dụng năng lượng ở các hộ gia đình tại TP. Hồ Chí Minh.
Đề xuất giải pháp tiết kiệm năng lượng.
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Các hộ gia đình sinh sống tại các quận trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp điều tra, khảo sát, phỏng vấn
Trên cơ sở thu thập thông tin, sưu tầm điều tra gián tiếp hoặc dựa vào các kết quả có sẵn trên sách, báo và các phương tiện thông tin đại chúng cùng với việc phân tích khảo sát, đánh giá hiện trạng sử dụng năng lượng điện ở Việt Nam và trên thế giới. Từ đó lựa chọn các giải pháp thích hợp và khả thi cho việc sử dụng tiết kiệm năng lượng.
Phương pháp thu thap dữ liệu
Tham khảo, tổng hợp các báo cáo về nguồn năng lượng truyền thống đang sử dụng và các nguồn năng lượng thay thế mới, khả năng sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn năng lượng hiện đang sử dụng.
Phương pháp đánh giá và phương pháp ý kiến chuyên gia
Sử dụng phương pháp điều tra theo dạng phiếu điều tra, hỏi thăm nhằm khai thác thông tin về nhu cầu sử dụng điện của người dân tại địa phương khảo sát.
Phương pháp thống kê, phân tích số liệu
Tổng kết, đánh giá, tìm hiểu những đặc điểm kinh tế – xã hội của Việt Nam nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng, nghiên cứu và đưa ra các biện pháp, hướng sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm.
THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Từ ngày 1/11/2010 đến ngày 23/1/2011.
PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Chỉ nghiên cứu các hộ gia đình tại TP. Hồ Chí Minh, cụ thể là 100 hộ sinh sống tại các quận: Q.5, Q.12, Q.6, Q.7, Q.Tân Bình, Q. Tân Phú, Q. Phú Nhuận.
GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Chỉ nghiên cứu các hộ gia đình tại TP. Hồ Chí Minh.
Chỉ điều tra về năng lượng điện.
Ý NGHĨA KHOA HỌC, KINH TẾ, XÃ HỘI
Ý nghĩa khoa học
Xây dựng được cơ sở dữ liệu tương đối chính xác và đầy đủ về hiện trạng sử dụng điện tại các hộ gia đình tại TP. Hồ Chí Minh.
Giúp định hướng các phương pháp tiết kiệm điện tại các hộ gia đình tại TP. Hồ Chí Minh.
Đề tài mang tính khả thi, thiết thực có thể áp dụng trên thực tế.
Ý nghĩa kinh tế
Cung cấp giải pháp tiết kiệm điện, tăng hiệu suất sử dụng điện.
Cung cấp phương pháp sử dụng điện hiệu quả mang lại lợi ích kinh tế cho xã hội cũng như gia đình.
Tăng cường bình ổn kinh tế, xã hội, giúp phát triển bền vững
Ý nghĩa xã hội
Giải pháp này giúp cung cấp cho cộng đồng một lối sống mới an toàn, hợp lý, tăng cường về sức khỏe. Giúp bảo vệ và duy trì bền vững nguồn tài nguyên.
CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Luận văn bao gồm 4 chương:
Mở đầu
Chương I : Khái niệm về KTNL, TKNL và tình hình sử dụng năng lượng điện tại Việt Nam.
Chương II : Tổng quan về TP. Hồ Chí Minh.
Chương III : Khảo sát tình hình sử dụng điện trong các hộ gia đình tại
TP. Hồ Chí Minh
Chương IV : Đề xuất các giải pháp tiết kiệm điện cho các hộ gia đình tại
TP. Hồ Chí Minh.
Kết luận và kiến nghị
CHƯƠNG I
KHÁI NIỆM VỀ KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG,
TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG VÀ TÌNH HÌNH
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG ĐIỆN TẠI VIỆT NAM
KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG
Khái niệm về KTNL
Kiểm toán năng lượng là quá trình đo đạc và rà soát các mức tiêu thụ năng lượng cho quy trình sản xuất nhằm đánh giá các cơ hội có thể tiết kiệm năng lượng, giám chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận và nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp.
Mục đích KTNL
Thông qua kiểm toán năng lượng, người ta có thể đánh giá được tình hình sử dụng năng lượng của đơn vị trong hiện tại. Sau đó từ các phân tích về thực trạng sử dụng năng lượng, có thể nhận biết được các cơ hội bảo tồn năng lượng và tiềm năng tiết kiệm chi phí trong hệ thống sử dụng năng lượng dựa trên thực trạng hoạt động tiêu thụ năng lượng của đơn vị.
Sau khi phân tích số liệu về các khía cạnh tiêu thụ năng lượng của đơn vị, kiểm toán viên sẽ đánh giá về mặt kỹ thuật và kinh tế của các cơ hội bảo tồn năng lượng và tiềm năng tiết kiệm chi phí trong hệ thống sử dụng năng lượng thong qua các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. Từ đó kiểm toán viên đưa ra các giải pháp nhằm mang lại tiết kiệm chi phí sử dụng năng lượng cho đơn vị được kiểm toán.
Qui trình kiểm toán năng lượng
Dưới đây là các thủ tục chung theo từng bước để tiến hành một cuộc kiểm tốn năng lượng:
Chuẩn bị
Thảo luận với khách hàng hay lãnh đạo của hộ tiêu thụ được kiểm toán về mục tiêu và quy mô của cuộc KTNL.
Chỉ định người sẽ thành lập nhóm kiểm toán, xác định rõ vai trò của từng thành viên. Chỉ định một thành viên nhóm kiểm toán là người của nhà máy được kiểm toán
Xác định và chuẩn bị các bảng danh mục kiểm tra
Xác định và chuẩn bị bộ dụng cụ kiểm toán năng lượng.
Xác định và thông báo cho khách hàng hay lãnh đạo của hộ tiêu thụ năng lượng những yêu cầu khác nhau phục vụ cho công tác kiểm toán năng lượng (ví dụ, các lưu đồ, số liệu về năng lượng và chi phí năng lượng, các bảng cân bằng năng lượng, v.v...)
Chuẩn bị các thời biểu chung và thời biểu chi tiết và trình bày chúng với khách hàng trước khi tiến hành kiểm toán.
Giai đoạn kiểm toán thực sự
Thảo luận với các đại diện của cơ sở về các hoạt động sẽ được thực hiện.
Tuỳ thuộc vào kỹ thuật được sử dụng, tiến hành một cuộc đối thoại hay phỏng vấn với cán bộ nhà máy.
Tiến hành cuộc khảo sát nhanh nhà máy để quan sát các khu vực lãng phí năng lượng và nhận dạng các khu vực có tiềm năng về tiết kiệm năng lượng.
Thu thập các số liệu phù hợp về sử dụng năng lượng, chi phí năng lượng và quản lý năng lượng trong nhà máy.
Nếu có thời gian và nếu được yêu cầu, tổ chức thảo luận trong 1 buổi họp tổng kết ngắn vào buổi chiều về các phát hiện ban đầu của cuộc kiểm toán.
Hậu kiểm toán
Đánh giá việc phân phối năng lượng tổng thể trong nhà máy.
Phân tích đặc tính sử dụng năng lượng tổng thể.
Chuẩn bị một bản tóm tắt về các khu vực có tiềm năng tiết kiệm năng lượng (các cơ hội bảo tồn năng lượng, ECOs).
Bình luận về các hoạt động quản lý năng lượng trong thực tế /hoặc được hoạch định và thực tế thực hiện (nếu có) trong nhà máy.
Chuẩn bị 1 báo cáo kiểm toán năng lượng
Quyeát ñònh thöïc hieän KTNL
Xaùc ñònh muïc tieâu KTNL
Chuaån bò nhaân löïc laøm kieåm toaùn
Xaùc ñònh caùc tieâu chí laøm kieåm toaùn
Xaùc ñònh phaïm vi kieåm toaùn
Tham khaûo yù kieán toå chöùc ñöôïc
kieåm toaùn
Thoûa thuaän hôïp taùc vaø baûo maät
thoâng tin
Chuaån bò noäi dung thoâng tin caàn
ñöôïc cung caáp
Gaëp gôõ toå chöùc ñöôïc kieåm toaùn
Khaûo saùt sô boä toaøn boä phaïm vi kieåm toaùn
Chuaån bò
phöông tieän
Thu thaäp
thoâng tin
Chuaån ñoaùn
hieän traïng
Phaân tích
thoâng tin
Ñaùnh giaù löïa choïn giaûi phaùp
Xaùc ñònh caùc cô hoäi TKNL chuû yeáu
Giôùi thieäu caùc cô hoäi KTNL ñeán toå chöùc ñöôïc kieåm toaùn
Keát thuùc khaûo saùt
taïi hieän tröôøng
Phaân tích vaø ñaùnh giaù chi tieát
Tính toaùn chi tieát thoâng soá cho caùc giaûi phaùp TKNL
Vieát baùo caùo veà KTNL
Trình baøy baùo caùo cho toå chöùc
kieåm toaùn
Hoaøn chænh
baùo caùo
Phaân phoái baùo caùo ñeán nhöõng boä phaän söû duïng
Phaân tích sô boä
Nhaäp thoâng tin töø toå chöùc ñöôïc
kieåm toaùn
Thu thaäp soá lieäu
vaø thoâng tin
Chuaån bò from thu thaäp soá lieäu
Xaùc ñònh ngaøy vaø thôøi gian khaûo saùt thu thaäp soá lieäu
Chuaån bò keá hoaïch kieåm toaùn
Chuaån bò noäi dung kieåm toaùn
BÖÔÙC 2
CHUAÅN BÒ KIEÅM TOAÙN
BÖÔÙC 3
THÖÏC HIEÄN KIEÅM TOAÙN
BÖÔÙC 4
VIEÁT BAÙO CAÙO
BÖÔÙC 1
KHÔÛI ÑAÀU
COÂNG VIEÄC
Hình 1.1. Sô ñoà quy trình kieåm toaùn naêng löôïng.
Các loại kiểm toán năng lượng
Kiểm toán sơ bộ (Walk through assessment)
Kiểm toán sơ bộ là hoạt động khảo sát thoáng qua quá trình sử dụng năng lượng của hệ thống. Kiểm toán sơ bộ giúp nhận diện và đánh giá các cơ hội và tiềm năng tiết kiệm năng lượng của thiết bị tiêu thụ năng lượng chính trong hệ thống. Hoạt động này có thế phát hiện ra ít nhất 70% các cơ hội tiết kiệm năng lượng trong hệ thống.
Các bước thực hiện:
Khảo sát lướt qua toàn bộ tất cả các thiết bị cung cấp và tiêu thụ năng lượng.
Nhận dạng nguyên lý quy trình công nghệ.
Nhận dạng dòng năng lượng.
Nhận dạng định tính các cơ hội tiết kiệm năng lượng.
Nhận dạng các thiết bị, điểm cần đo lường sau, các vi trí đặt thiết bị đo lường.
Kiểm toán năng lượng tổng thể ( Energy Survey and Analysis)
Kiểm toán năng lượng tổng thể là hoạt động khảo sát, thu thập, phân tích số liệu tiệu thụ năng lượng trong quá khứ và hiện tại. Phát hiện các cơ hội tiết kiệm năng lượng chi tiết hơn.
Các bước thực hiện:
Thu thập và phân tích số liệu quá khứ.
Khảo sát và kiểm tra các số liệu cần đo lường.
Nhận dạng giải pháp.
Lập bảng kế hoạch thu thập số liệu tại chỗ.
Tiến hành thu thập số liệu tại chỗ.
Khảo sát thị trường để xác định mức độ sẵn có về công nghệ và giá thiết bị (nếu có).
Phân tích tính khả thi về kỹ thuật của các giải pháp.
Phân tích tính khả thi về kinh tế, chi phí/ lợi ích đầu tư của các giải pháp.
Phân loại mức độ ưu tiên của các giải pháp (theo yêu cấu của các doanh nghiệp).
Kiểm toán năng lượng chi tiết (Detailed Analysis of Capital Intensive Modifications)
Kiểm toán năng lượng chi tiết là hoạt động khảo sát, thu thập, phân tích sâu hơn về kỹ thuật, lợi ích kinh tế, tài chính... cho một vài giải pháp tiết kiệm năng lượng của hệ thống tiêu thụ năng lượng.
Các bước thực hiện:
Thu thập số liệu quá khứ của đối tượng đề án (thiết bị, dây chuyền, phương án, v.v.);
Vận hành; Năng suất; Tiêu thụ năng lượng; Khảo sát, đo lường, thử nghiệm, theo dõi hoạt động của thiết bị đối tượng;
Lập danh sách các phương án chi tiết có thể áp dụng;
Khảo sát, đo lường, thử nghiệm, theo dõi hoạt động của thiết bị đối tượng; Tập quán vận hành;
Đo lường tại chỗ;
Xử lý số liệu; Khảo sát thị trường (nếu cần)
Phân tích phương án;
Lựa chọn giải pháp tốt nhất về kỹ thuật, đầu tư; thi công;
Tính toán chi phí đầu tư;
Phân tích lợi ích tài chính;
Nhận dạng và phân tích các nguồn vốn...
Nội dung kết quả thông tin thể hiện: Thông tin chi tiết các giải pháp tiết kiệm năng lượng được sử dụng; Giải pháp quản lý; Giải pháp công nghệ, thiết bị sử dụng; Giá thành; Thông tin chi tiết các giải pháp tài chính (mức đầu tư, thời gian thu hồi vốn, nguồn tài chính, lợi ích/chi phí sử dụng vốn).
TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG
Thế nào là tiết kiệm năng lượng
Tiết kiệm năng lượng là sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Sử dụng tiết kiệm là sử dụng đúng lúc, đúng chỗ; không dùng nữa thì tắt ngay.
Sử dụng hiệu quả là sử dụng một lượng năng lượng ít nhất mà vẫn thỏa mãn nhu cầu sử dụng.
Một vài ví dụ cụ thể:
Chỉ bật đèn tại những vị trí sinh hoạt, cần chiếu sáng và bật vừa đủ, dùng xong thì tắt ngay; hay với máy điều hòa không khí, chỉ nên cài nhiệt độ từ 240C đến 260C khi sử dụng.
Sử dụng các loại đèn tiết kiệm như đèn huỳnh quang, đèn compact có điện năng tiêu thụ thấp hơn loại đèn dây tóc mặc dù cho độ sáng như nhau.
Lợi ích của tiết kiệm năng lượng
Tiết kiệm điện đồng nghĩa việc tiết kiệm chi phí kinh tế cho gia đình và xã hội.
Góp phần đảm bảo nhu cầu điện, gas, xăng… cho gia đình và thế hệ con cháu của chúng ta.
Góp phần hạn chế cắt điện luân phiên tại khu vực sinh sống.
Góp phần bảo vệ sự trong lành của môi trường – chính là bảo vệ sức khỏe cho gia đình và xã hội.
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG ĐIỆN TẠI VIỆT NAM
Đi đôi với mức tăng trưởng kinh tế và đòi hỏi cuộc sống, số lượng các tòa nhà thương mại và phục vụ dân sinh cũng nhanh chóng gia tăng, kéo theo đó là nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng cao. Theo tính toán của Trung tâm nghiên cứu kỹ thuật Phần Lan công bố tại Hội thảo Vietaudit 2, tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong các tòa nhà có thể đạt từ 30 - 35%. Tuy nhiên, trên thực tế, hiện trạng sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các công trình xây dựng ở Việt Nam hiện chưa tương xứng với tiềm năng và còn không ít rào cản. Theo tính toán quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia, trong giai đoạn 2010 - 2020 nước ta sẽ mất cân đối giữa khả năng cung cấp và nhu cầu sử dụng nguồn điện năng. Từ một nước xuất khẩu thành nước nhập khẩu năng lượng.
Theo đánh giá của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thì việc sử dụng lãng phí điện năng hiện nay đã đến mức báo động. Hiện nay Việt Nam có tỉ lệ điện dùng cho ánh sáng sinh hoạt chiếm tỉ lệ 41,7%. Trong khi đó tỉ lệ này ở các nước chiếm 15-23%. Vân Nam - Trung Quốc: 12-13%, Hàn Quốc: 14,4%, Đài Loan: 21,7%, Thái Lan: 22%, Ba Lan: 22,5%. Tỷ lệ điện dùng cho ánh sáng sinh hoạt cao là một yếu tố chính gây mất cân đối của hệ thống điện trong giờ cao điểm tối, ảnh hưởng xấu đến hiệu quả đầu tư hệ thống điện. Điện sử dụng cho chiếu sáng chiếm một tỷ trọng lớn và ngày càng gia tăng là do khả năng tiếp cận với nguồn điện quốc gia ngày càng mở rộng trong cả nước, do đời sống dân cư ngày càng được nâng cao và quá trình đô thị hóa ngày càng mạnh mẽ.
Ở nước ta, qua khảo sát cho thấy việc dùng điện còn nhiều lãng phí. Trong tháng 5/2005, miền Bắc thiếu điện nghiêm trọng, bệnh viện, trường học bị cắt điện, một số nhà máy không có điện sản xuất, công nhân xây dựng điện đã làm việc thâu đêm để đường dây 500kV kịp đóng điện tăng thêm công suất chi viện cho miền Bắc. Trong khi đó nhiều cơ quan, nhà hàng, khách sạn dùng điện trang trí, quảng cáo bố trí quá nhiều đèn và phần lơn dùng bóng đèn tròn sợi đốt, mới 5 giờ chiều đã bật đèn quảng cáo sáng cả khoảng trời. Ở nhiều thành phố lớn, đèn trang trí được treo trên cây, số lượng đèn nhiều làm sáng rực cả khoảng không gian. Nhiều nơi mắc đèn ngõ xóm bằng bóng dây tóc nóng sáng 100 - 300W, hiệu suất chiếu sáng của bóng đèn kém, ánh sáng không đều, chỗ sáng chỗ tối, gây lãng phí điện. Hệ thống đèn chiếu sáng công cộng ở một số nơi còn sử dụng bóng đèn thủy ngân cao áp, đây là loại đèn có hiệu suất thấp nhưng tiêu hao năng lượng rất lớn, nhiều đường phố, điện chiếu sáng suốt đêm với độ sáng quá mức cần thiết. Nhiều hộ gia đình dùng điện quá lớn, tiền điện thanh toán từ 5 - 12 triệu đồng/tháng.
Ở các công ty, cơ quan nhà nước thường không tắt đèn, quạt khi ra ngoài, để điều hòa ở nhiệt độ thấp hơn 250C; nhiều phòng làm việc buông rèm và bật đèn, không tận dụng ánh sáng tự nhiên;
Nói về vấn đề này, ông Trịnh Ngọc Khánh - Trưởng ban Kinh doanh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết: Từ một nước xuất khẩu năng lượng nhưng đến năm 2009, nước ta đã phải nhập khẩu điện lên 4,84% năm 2009. Thực trạng đó đã đặt ra nhiều thách thức cho các ngành chức năng là làm thế nào để giảm tải lượng điện năng tiêu thụ, đảm bảo và duy trì nguồn điện ổn định cho các lĩnh vực.
Tại hội thảo tổng kết dự án Vietaudit 2 diễn ra ngày 16 tháng 3 năm 2010, Thạc Sỹ Nguyễn Công Thịnh (Vụ KHCN & MT, Bộ XD) cho biết: Năm 2009, Bộ XD đã phối hợp với Trung tâm TKNL Hà Nội và Trung tâm TKNL TP. HCM tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng sử dụng, quản lý năng lượng tại số tòa nhà ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và một số địa phương. Kết quả cho thấy, cả 3 khối khảo sát là tòa nhà trụ sở cơ quan hành chính, trung âm thương mại, siêu thị và khách sạn thì lượng năng lượng tiêu hao nhiều nhất vẫn tập trung ở điều hòa không khí (chiếm từ 60 - 70%). Thiết bị chiếu sáng tiêu hao từ 10 - 25% còn lại là các thiết bị khác như thang máy, thiết bị văn phòng…
Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, xây dựng dân dụng và giao thông vận tải tình trạng lãng phí điện là rất lớn. Năng lượng tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm ở nhiều ngành công nghiệp của Việt Nam cao hơn Thái Lan và Malaysia khoảng 1,5 - 1,7 lần.
Chỉ tính riêng các khu công nghiệp - khu chế xuất (KCN - KCX) ở TP. Hồ Chí Minh thì lượng điện tiêu thụ chiếm gần 20% sản lượng điện tiêu thụ toàn thành phố. Có thể nói, lượng tiêu thụ điện ở KCN - KCX là khá lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đien năng của thành phố. . Ông Lê Anh Tuấn - phó Ban Quản lý KCN - KCX TP cho biết.
Việc sử dụng năng lượng như trên tại các tòa nhà hay các KCN – KCX rất không hợp lý, thậm chí gây thất thoát, lãng phí mà hiệu quả sử dụng thấp. Nguyên nhân có thể một phần do sự thiếu đồng bộ của hệ thống các văn bản chính sách về TKNL, bản thân các nhà thiết kế cũng chưa ý thức được lợi ích và sự cần thiết của TKNL nên vẫn dùng các trang thiết bị cũ kỹ làm tiêu hao năng lượng trong quá trình sinh hoạt và sản xuất. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa hơn cả vẫn là ý thức TKNL ở chính người sử dụng.
Chính phủ đã ban hành Nghị định 102 về việc triển khai sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và đã phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển và sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm. Song trong quá trình tiếp nhận nhiều người vẫn chưa nhận thức hết lợi ích của TKNL hoặc chỉ mới thực hiện ở khía cạnh nào đó. Điều này dẫn đến việc không tận dụng triệt để năng lượng sẵn có như bình nước nóng năng lượng mặt trời, gió hay ánh sáng tự nhiên, … Hoặc sử dụng thiết bị không phù hợp, không bảo dưỡng thường xuyên hay chưa hình thành thói quen tắt thiết bị điện khi ra khỏi phòng…
Các rào cản
Có rất nhiều rào cản ảnh hưởng tới việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các công trình xây dựng như: chuyên gia, nhà thiết kế thiếu năng lực kỹ thuật và quản lý sử dụng năng lượng. Bản thân chủ sở hữu và người khai thác, sử dụng công trình cũng thiếu quan tâm đến TKNL, thiếu hiểu biết và trách nhiệm xã hội chưa cao. Trong số các sản phẩm TKNL xuất hiện trên thị trường hiện nay có không ít thiết bị đem lại hiệu quả sử dụng chưa cao và chưa gây được niềm tin đối với người tiêu dùng.
Để khắc phục những khó khăn và rào cản nêu trên, chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng kiệm và hiệu quả (Bộ Công Thương) đã phối hợp với Bộ Xây dựng thực hiện nội dung “Sử dụng Năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các tòa nhà” bao gồm 2 đề án “Nâng cao năng lực và triển khai hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong công tác thiết kế và xây dựng các công trình xây dựng cao tầng và thương mại” và đề án “ Xây dựng mô hình và đưa vào hoạt động có nề nếp công tác quản lý, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các công trình xây dựng”. Mục tiêu, trong thời gian không xa, việc sử dụng năng lượng trong các tòa nhà ở Việt Nam sẽ giảm đáng kể đạt tới 30 - 35 % như các nhà nghiên cứu Phần Lan đã nhận