Nền kinh tế việt nam hiện nay đang có những bước phát triển hết sức tự hào nó thể hiện qua các chỉ tiêu như GDP luôn tăng trưởng ở mức cao, thu nhập bình quân theo đầu người của Việt Nam năm 2010 có thể đạt 1200 USD/ng/n. Để có được nhừng thành tựu to lớn này có sự đóng góp rất lớn của các Doanh nghiệp kinh tế. Xong cũng có một số doanh nghiệp còn thờ ơ chậm đổi mới cải tiến lên đóng góp của nó còn kiêm tốn có khi còn là gánh nặng cho nền kinh tế. Có nhiều yếu tố tạo nên sự thành công cũng như thất bại của doanh nghiệp, các nguồn lực thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp đó là: Nguồn lực tài chính, nguồn lực nhân sự Nguồn lực nào cũng vô cùng quan trọng và cùng hỗ trợ cho nhau tạo nên sự thành công của doanh nghiệp . Một doanh nghiệp cho dù có nguồn tài chính phong phú lớn mạnh cũng chỉ là vô nghĩa khi thiếu yếu tố con người. Con người sẽ biến những máy móc thiết bị hiện đại phát huy có hiệu quả hoạt động của nó trong việc tạo ra sản phẩm. Nói đến con người trong một tổ chức không phải là một con người chung chung mà là nói tới số lượng và chất lượng hay chính là năng lực phẩm chất, công suất, hiệu quả làm việc của người lao động. Tất cả các hoạt động trong một doanh nghiệp đều có sự tham gia trực tiếp hay gián tiếp của con người, nếu doanh nghiệp tạo lập, sử dụng tốt nguồn này thì đó là một lợi thế rất lớn so với các doanh nghiệp khác trên thị trường.
Việc tìm kiếm đội ngũ lao động có cả chất lượng và số lượng đòi hỏi Công ty luôn phải chú trọng tới. Công việc đầu tiên trước hết để có một đội ngũ lao động chất lượng là việc tuyển dụng, công việc tuyển dụng có hiệu quả thì đó mới là cơ sở để có đội ngũ lao động giỏi.
Là một sinh viên của chuyên nghành quản trị kinh doanh công nghiệp và xây dựng, đặc biệt là lại được thực tập ở một Công ty xây dựng cho lên em chọn tên đề tài: " Hoàn thiện công tác tuyển dụng lao động tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 573". Việc nghiên cứu này, vừa là để đánh giá thực tiễn quá trình tuyển dụng của Công ty và vừa để đưa ra một số biện pháp có thể hoàn thiện công tác tuyển dụng của Công ty sao cho có hiệu quả nhất.
Nội dung đề tài bao gồm ba chương:
Chương I: Tổng quan về Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 573
Chương II: Thực trạng công tác tuyển dụng lao động tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 573
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện Công tác tuyển dụng tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 573
67 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1508 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Hoàn thiện công tác tuyển dụng lao động tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 573, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế việt nam hiện nay đang có những bước phát triển hết sức tự hào nó thể hiện qua các chỉ tiêu như GDP luôn tăng trưởng ở mức cao, thu nhập bình quân theo đầu người của Việt Nam năm 2010 có thể đạt 1200 USD/ng/n. Để có được nhừng thành tựu to lớn này có sự đóng góp rất lớn của các Doanh nghiệp kinh tế. Xong cũng có một số doanh nghiệp còn thờ ơ chậm đổi mới cải tiến lên đóng góp của nó còn kiêm tốn có khi còn là gánh nặng cho nền kinh tế. Có nhiều yếu tố tạo nên sự thành công cũng như thất bại của doanh nghiệp, các nguồn lực thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp đó là: Nguồn lực tài chính, nguồn lực nhân sự… Nguồn lực nào cũng vô cùng quan trọng và cùng hỗ trợ cho nhau tạo nên sự thành công của doanh nghiệp . Một doanh nghiệp cho dù có nguồn tài chính phong phú lớn mạnh cũng chỉ là vô nghĩa khi thiếu yếu tố con người. Con người sẽ biến những máy móc thiết bị hiện đại phát huy có hiệu quả hoạt động của nó trong việc tạo ra sản phẩm. Nói đến con người trong một tổ chức không phải là một con người chung chung mà là nói tới số lượng và chất lượng hay chính là năng lực phẩm chất, công suất, hiệu quả làm việc của người lao động. Tất cả các hoạt động trong một doanh nghiệp đều có sự tham gia trực tiếp hay gián tiếp của con người, nếu doanh nghiệp tạo lập, sử dụng tốt nguồn này thì đó là một lợi thế rất lớn so với các doanh nghiệp khác trên thị trường.
Việc tìm kiếm đội ngũ lao động có cả chất lượng và số lượng đòi hỏi Công ty luôn phải chú trọng tới. Công việc đầu tiên trước hết để có một đội ngũ lao động chất lượng là việc tuyển dụng, công việc tuyển dụng có hiệu quả thì đó mới là cơ sở để có đội ngũ lao động giỏi.
Là một sinh viên của chuyên nghành quản trị kinh doanh công nghiệp và xây dựng, đặc biệt là lại được thực tập ở một Công ty xây dựng cho lên em chọn tên đề tài: " Hoàn thiện công tác tuyển dụng lao động tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 573". Việc nghiên cứu này, vừa là để đánh giá thực tiễn quá trình tuyển dụng của Công ty và vừa để đưa ra một số biện pháp có thể hoàn thiện công tác tuyển dụng của Công ty sao cho có hiệu quả nhất.
Nội dung đề tài bao gồm ba chương:
Chương I: Tổng quan về Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 573
Chương II: Thực trạng công tác tuyển dụng lao động tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 573
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện Công tác tuyển dụng tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 573
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
VÀ XÂY DỰNG 573
I. Thông tin chung về công ty.
1. Tên công ty.
Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 573
Tên giao dịch quốc tế: Civil Engineering Construction Corporation No573
Tên viết tắt: CIENCO 573
2. Hình thức pháp lý.
Là Công ty cổ phần, số cổ đông là: 4
Chủ tịch hội đồng quản trị: Ông Bạch Ngọc Du
Ban kiểm soát: Ông Trịnh Xuân Khôi
Giám đốc: Ông Bạch Ngọc Du
Vốn điều lệ: 50.000.000.000 đồng (năm mươi tỷ đồng)
3. Địa chỉ giao dịch.
Địa chỉ: Số 63 Phố Vũ Thạnh - Đống Đa - Hà Nội.
Điện thoại/fax: 04.5121346 - 04.5120523 - 04.5120524
Website: (Công ty mới chỉ đăng ký tên website chưa hoạt động chính thức)
4. Ngành nghề kinh doanh.
Nhận thầu xây lắp các công trình dân dụng và công nghiệp, công trình giao thông trong nước nhưng chủ yếu là ở miền bắc.
+ Cung ứng, xuất nhập khẩu vật tư, vật liệu và thiết bị phục vụ cho các ngành xây dựng và giao thông vận tải cùng với các công trình xây dựng khác (thủy lợi, thủy điện…)
+ Đầu tư xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp cụm dân cư và đô thị.
+ Sản xuất vật liệu xây dựng (đất, đá, cát sỏi…), cấu kiện bê tông đúc sẵn, sữa chữa phương tiện, thiết bị thi công và gia công dầm cầu thép, sản phẩm cơ khí khác.
+ Tư vấn, khảo sát, thiết kế công trình giao thông, thủy lợi, thủy điện, dân dụng và công nghiêp.
+ Đầu tư xây dựng-kinh doanh-chuyển giao (BOT) các công trình, cơ sở hạ tầng giao thông trong nước.
+ Đầu tư khai thác, sản xuất chế biến các sản phẩm từ quặng kim loại các loại.
+ Đầu tư kinh doanh các sản phẩm dịch vụ thuộc lĩnh vực tin học, công nghệ thông tin, viễn thông, đại lý kinh doanh dịch vụ thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông.
II. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
1. Quá trình hình thành.
Ngày 05 tháng 12 năm 2000, chi nhánh miền bắc-Tổng Công ty xây xựng công trình giao thông 5 (CIENCO5) ra đời nhằm phắt huy tiềm lực và mở rộng thị trường tại khu vực phía bắc, đồng thời khuếch trương thương hiệu của CIENCO5.
Qua một thời gian thực hiện xây dựng, khôi phục các tuyến đường và mở rộng phất triển các khu đô thị phục vụ công cuộc phát triển kinh tế đất nước, chi nhánh miền bắc-Tổng Công ty xây xựng công trình giao thông 5 luôn hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao. Ngày 08/01/2004, chi nhánh miền bắc-Công ty đầu tư và xây dựng 573-Tổng Công ty xây xựng công trình giao thông 5 theo Quyết Định số 080/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ GTVT.
Nhịp độ tăng trưởng của Công ty liên tục tăng hàng năm. Dựa trên những kết quả đat được và thực hiện theo kế hoạch số 2241/BĐM-DNNN ngày 25/05/2004 của Tổng Công ty xây xựng công trình giao thông 5 về việc chuyển đổi một số đơn vị trực thuộc Tổng Công ty cổ phần, Công ty Đầu tư và Xây dựng 573 là một trong những đơn vị đầu tiên trong danh sách các đơn vị được tiến hành cổ phần hóa theo kế hoạch năm 2004. Ngày 24 tháng 12 năm 2004, Bộ trưởng Bộ GTVT có quyết định số 3995/QĐ-BGTVT phê duyệt phương án chuyển đổi công ty Đầu tư và Xây dựng 573 –Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 5 thành Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng 573.
Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng 573 chính thức đi vào hoạt động ngày 04/05/2005
2. Quá trình phát triển.
- Công ty đang hoạt động trong một số lĩnh vực chính như sau:
+ Xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi.
+ Sản xuất, kinh doanh sản phẩm vật liệu xây dựng.
+ Sản xuất, kinh doanh nước uống tinh khiết.
- Hiện nay Công ty sắp mở rộng một số lĩnh vực khác như:
+ Đầu tư kinh doanh nhà ở và văn phòng cho thuê.
- Từ sau khi cổ phần hoá đến nay, Công ty đã có những bước phát triển mạnh, cụ thể:
+ Vốn điều lệ tăng hơn 5 lần so với thời điểm ban đầu.
+ Giá trị tài sản của Công ty tăng thêm 1,4 lần (so với thời điểm 31/12/2006).
+ Doanh thu và lợi nhuận đều tăng trưởng ở mức cao.
+ Luôn hoàn thành kế hoạch năm đề ra, và vượt kế hoạch.
- Hiện Công ty đã và đang tham dự một số dự án đầu tư có triển vọng và có thể mang lại lợi nhuận cao góp phần ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Một điều đáng quan tâm nữa là, do đặc thù là Công ty đầu tư và xây dựng lên công ty đã tạo ra được một lợi thế cạnh tranh đáng kể. Ngành xây dựng ở nước ta đang rất thiếu, chính vì thế đó là một lợi thế không nhỏ.
III. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 573 .
1. Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Bảng 1: Các chỉ tiêu tài chính của Công ty giai đoạn 2005-2009
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Tổng tài sản
Doanh thu thuần
Lợi nhuận sau thuế
Năm 2005
98,678
52,619
3,436
Năm 2006
100,451
61,470
5,690
Năm 2007
123,370
75,067
8,512
Năm 2008
132,439
89,438
12,308
Năm 2009
140,378
101,451
15,347
Nguồn phòng tài chính –kế toán
Nhìn vào các số liệu ở bảng trên ta nhận thấy tổng tài sản của Công ty không ngừng tăng qua các năm, tổng tài sản tăng qua các năm thể hiện quy mô của doanh nghiệp không ngừng tăng, đó là việc tăng vào máy móc, thiết bị nhà xưởng, hoặc đầu tư vào nguồn nhân lực, và do Công ty thực hiện chiến lược đa dạng hoá sản phẩm nên quy mô của doanh nghiệp ngày càng tăng. Cụ thể năm 2007 so với năm 2005 đã tăng 1,25 lần năm 2008 tài sản cố định đã tăng gấp 1,342 lần so với năm 2005, năm 2009 tăng gấp 1,422 lần so với năm 2005.
Nhìn vào bảng ta nhận thấy doanh thu thuần của Công ty các năm đều tăng so với năm 2005. Năm 2006 tăng 8,851 tỷ đồng so với năm 2005, năm 2007 tăng 22,488 tỷ đồng so với năm 2005, năm 2009 tăng 48,832 tỷ đồng so với năm 2005.
Bảng 2: Các chỉ tiêu về lợi nhuận giai đoạn 2005-2009.
Đơn vị tính: %
Lợi nhuận
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ doanh thu thuần
6,53
9,26
11,34
13,76
15,13
- Hệ số lợi nhuận sau thuế/ vốn chủ sở hữu
13,74
18,86
24,32
26,75
30,69
- Hệ số lợi nhuận sau thuế/ tổng tài sản
3,5
5,66
6,90
9,29
10,99
- Hệ số lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/ doanh thu thuần
2,75
1,47
4,95
5,32
5,71
Nguồn phòng tài chính –kế toán
Nhận xét về lợi nhuận sau thuế của Công ty ta nhận thấy, lợi nhuận sau thuế của Công ty tăng qua các năm đều tăng lên ví dụ như năm 2008 đạt 12,308 tỷ đồng so với năm 2005 là 3,436 tỷ đồng. Nguyên nhân là do doanh thu chủ yếu của Công ty là từ hoạt động xây lắp tăng lên đáng kể do một số công trình đấu thầu trọn gói không điều chỉnh giá trong khi đó giá nguyên vật liệu tăng làm giảm lãi so với năm trước.
Lợi nhuận sau thuế > 0 điều đó cho biết Công ty đang kinh doanh có lãi, điều đó không những có lơị cho Công ty trong việc khẳng định vị thế của mình trên thị trường, mà còn đóng góp một khoản không nhỏ vào ngân sách của nhà nước.
Các chỉ số về lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh/doanh thu thuần của Công ty đêu có xu hướng tăng, riêng năm 2006 chỉ tiêu lợi nhuận giảm là do năm 2006 Công ty có nhiều Công trình chuyển tiếp và được nghiệm thu, quyết toán năm 2006 dẫn đến tỷ suất lợi nhuận của Công ty giảm. Còn lại các năm 2007, 2008, 2009 thì các chỉ tiêu là tốt, tăng đều. Điều đó chứng tỏ việc tạo ra doanh thu và lợi nhuận của Công ty từ hoạt động đầu tư vào tài sản đã được cải thiện.Như vậy, qua phân tích chỉ số tài chính thì nhìn thấy các hệ số của Công ty là khá an toàn, trong những năm qua Công ty đã có nhiều cố gắng trong việc giảm chị phí, đổi mới công nghệ... Nếu không có những biến động lớn của nền kinh tế tác động xấu đến hoạt động kinh doanh, kế hoạch của Công ty là có tính khả thi. Công ty có nhiều tiềm lực, lợi thế để thực hiện được kế hoạch sản xuất kinh doanh đã đề ra.
Bảng 3: Tình hình nộp ngân sách của Công ty giai đoạn 2005-2009.
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
NNSNN
761,014
1026,780
1470,053
1646,882
1907,916
Nguồn phòng tài chính –kế toán
Thông qua các khoản nộp ngân sách giai đoạn 2005-2009 ta nhận thấy được Công ty chấp hành khá tốt nhiệm vụ đóng góp cho ngân sách nhà nước cụ thể năm 2009 đã nộp tăng 2,507 lần so với năm 2005, như vậy chỉ trong có 4 năm mà Công ty đã nộp ngân sách tăng đáng kể. Một điều đáng lưu tâm nữa trong năm 2009 khủng hoảng tài chính toàn cầu đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, xây dựng nhưng Công ty vẫn chấp hành tốt quy định nộp ngân sách nhà nước.
2. Nhận xét.
Kết quả hoạt động sản xuát kinh doanh của Công ty thông qua 3 chỉ tiêu trên:
Chỉ tiêu tài chính như vậy là khá tốt: Tổng tài sản, doanh thu, lợi nhuận sau thuế tăng qua các năm.
Chỉ tiêu lợi nhuận qua các năm cũng tương đối tốt: Trong đó tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ doanh thu qua các tăng khá nhanh.
Chỉ tiêu về nộp ngân sách nhà nước qua các năm cũng đã tăng đáng kể, nó phản ánh việc chấp hành chủ trương về pháp lệnh thuế và thu nhập doanh nghiệp của nhà nước là tốt.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG 573
I. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng nhân sự của công ty.
1. Đặc điểm về tổ chức bộ máy.
Tổ chức bộ máy của Công ty bao gồm:
- 06 phòng ban: phòng tổ chức hành chính nhân sự, phòng kế hoạch-kỹ thuật, phòng dự án-đầu tư, phòng tài chính-kế toán, phòng kinh doanh, ban điều hành dự án.
- 04 xí nghiệp xây dựng công trình
- 01 Chi nhánh tại Hải Phòng
-01 Ban quản lý Lào Cai
-01 Ban điều hành tại Hải Phòng
Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty như ở sơ đồ 1
Toàn bộ cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 573 được thể hiện ở sơ đồ trên. Theo sơ đồ này có thể thấy, bộ máy tổ chức quản lý của Công ty được thiết lập theo kiểu cơ cấu tổ chức trực tuyến chức năng.
Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty như sau:
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Ban giám đốc điều hành
P. HC - NC
P. KH - KT
P. KD
P. TC - KT
P. DA - ĐT
P. TN LAS
Công ty
liên kết
Xí nghiệp XCCT 1
Xí nghiệp XCCT 2
Xí nghiệp XCCT 3
Xí nghiệp XCCT 4
Chi nhánh tại HP
BDA Lao Cai
BĐH
tại Hải Phòng
Sơ đồ 1: Mô hình bộ máy quản lý của Công ty.
Nguồn : Phòng hành chính – nhân sự
- Đại hội đồng cổ đồng: bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết là cơ quan có quyết định cao nhất trong Công ty, Đại hội đồng cổ đông thông qua định hướng phát triển của Công ty, bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát. Quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ Công ty, thông qua báo cáo tài chính hàng năm, xem xét và xử lý các vi phạm của hội đồng quản trị, ban kiểm soát gây thiệt hại cho Công ty, quyết định tổ chức lại, giải thể Công ty.
- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý Công ty có toàn quyền giải quyết thực hiện và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền của Đaị hội đồng cổ đông. Quyết định chiến lược kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của Công ty. Quyết định phương án đầu tư của Công ty trong thẩm quyền giới hạn do điều lệ Công ty quy định. Bổ nhiệm, miễn nhiêm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với giám đốc và thành viên trong Công ty.
- Ban kiểm soát thực hiện giám soát hội đồng quản trị, giám đốc trong việc quản lý và điều hành Công ty, chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đồng trong việc thực hiện các nhiệm vụ đề ra, thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hàng năm, xem xét sổ kế toán và các tài liệu khác của công ty. Kiến nghị Hội Đồng Quản trị và Đại Hội Đồng cổ đông các biện pháp sửa đổi, bổ xung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty.
- Phòng hành chính-nhân sự: Có nhiệm vụ nghiên cứu cải tiến tổ chức quản lý, xây dựng các chức năng và nhiệm vụ cho các bộ phận, thực hiện tuyển chọn, đề bạt sử dụng cán bộ, lập kế hoạch về nhu cầu lao động, đào tạo, phục vụ kịp thời cho nhu cầu thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
- Phòng kinh doanh: Lập các kế hoạch Kinh doanh và triển khai thực hiện, thiết lập, giao dich trực tiếp với hệ thống Khách hàng, hệ thống nhà phân phối, thực hiện hoạt động bán hàng tới các khách hàng nhằm mang lại doanh thu cho Công ty, phối hợp với các bộ phận liên quan như kế toán, sản xuất, phân phối, nhằm mang đến các dịch vụ đầy đủ nhất cho khách hàng.
- Phòng tài chính-kế toán: Có nhiệm vụ quản lý về mặt tài chính, cung cấp tài chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cũng như các xí nghiệp XDCT và các đội sản xuất trực thuộc. Lập báo cáo tài chính hàng kỳ, theo dõi sự biến động về tài chính, đảm bảo thực hiện tiết kiệm trong chi phí và kinh doanh có lãi.
- Phòng kế hoạch-kỹ thuật: Có nhiệm vụ thu thập thông tin về các công trình cần đấu thầu trên các phương tiện thông tin đaị chúng sau đó phân tích để lập hồ sơ dự thầu. Phòng này có nhiệm vụ chuyên trách về vấn đề đấu thầu.
- Phòng dự án-đầu tư : Lập dự án đầu tư các công trình phù hợp với chức năng hoạt động của Công ty, bao gồm các loại hình công việc sau lập báo cáo đầu tư, lập báo cáo lựa chọn địa điểm, lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình, lập dự án đầu tư xây dựng công trình. Thiết kế quy hoạch chuyên ngành phù hợp với chức năng hoạt động của Công ty, thẩm tra dự án đầu tư xây dựng, tư vấn đấu thầu và quản lý các dự án đầu tư xây dựng, thực hiện các công việc tư vấn khác theo yêu cầu của Công ty.
Qua sơ đồ ta thấy cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty được thiết lập theo kiểu trực tuyến chức năng, việc sắp xếp này giúp Công ty quản lý tổ chức công việc một cách khoa học hơn. Do đặc thù là Công ty xây dựng lên việc sắp xếp này còn giúp Công ty nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường đặc biệt là các công trình giao thông thủy lợi có vốn đầu tư của nhà nước.
2. Đặc điểm về sản phẩm và thị trường.
2.1. Sản phẩm.
Đặc thù của ngành xây dựng các sản phẩm là các dự án các công trình xây dựng cụ thể, Công ty hoạt động trên rất nhiều lĩnh vực như xây dựng công trình giao thông thủy lợi các khu công nghiệp dân cư… Các sản phẩm của Công ty ở một số xí nghiệp XDCT còn sản xuất ra một số các sản phẩm phục vụ công tác xây dựng vật liệu nhẹ, cách nhiệt, cách điện, bê tông nhựa phục vụ cho công tác xây dựng đường giao thông.
- Sản phẩm là các dự án đầu tư: Ở đây chủ yếu là các dự án đầu tư về xây dựng công trình giao thông, thủy lợi. Đặc thù chung là công cụ quản lý việc sử dụng vốn vật tư lao động để tạo ra kết quả tài chính kinh tế xã hội trong một thời gian.
-Sản phẩm là các công trình xây dựng: Nó là các công trình đã được Công ty bỏ một phần vốn, lao động, phương tiện kỹ thật ra để xây dựng hoàn thiện chúng. Sau khi xây dựng xong Công ty bàn giao lại cho chủ đầu tư để tiến hành đi vào sử dụng.
- Sản phẩm là các vật liệu xây dựng do các xí nghiệp xây dựng công trình sản xuất ra phục vụ cho công tác thi công. Việc sản xuất này chỉ đáp ứng nhu cầu tại chỗ của Công ty. Chủ yếu ở đây là sản xuất bê tông nhựa là sản phẩm đặc thù trong xây dựng đương giao thông với những tính năng ưu việt so với nhựa đường đơn thuần.
2.2. Thị trường.
Thị trường chủ yếu của Công ty là ở khu vực phía bắc, ở trong nước, tiền thân của công ty là chi nhánh miền bắc của CIENCO 5 lên Công ty chủ yếu phát triển ở thị trường này. Đây là một thị trường đang khá phát triển đặc biệt là ở trong lĩnh vực xây dựng cở bản như các khu công nghiệp, đường giao thông thủy lợi. Đặc biệt ở khu vực Hà Nội và các tỉnh lân cận như: Hưng Yên, Bắc Ninh, Hà Nam, Vĩnh Phúc…, một số tỉnh ở khu vực miền núi phía bắc như: Sơn La, Yên Bái, Lào Cai, Lạng Sơn…
- Khu vực đồng bằng sông hồng: Công ty đã và đang đảm nhận nhiều công trình xây dựng quan trọng ở khu vực này trong đó dáng kể nhất là các khu công nghiệp, đây là một thị trường đang hoạt động rất sôi động, có rất nhiều các khu công nghiệp dân cư được các công trình giao thông thủy lợi đang được cấp phép xây dựng. Đây sẽ là thị trường hoạt động chính của Công ty trong thời gian tới.
- Khu vực tây bắc: Đây là một thị trường tiềm năng đang được Công ty chú trọng, ở đây có một số công trình xây dựng quan trọng của nhà nước mà Công ty đảm nhận xây dựng. Công ty đang tiến hành xây dựng một số nhà máy thủy điện vừa và nhỏ ở Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, đặc biệt là đảm nhận 1 phần công việc xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La công trình có vốn đầu tư rất lớn của nhà nước. Một số công trình giao thông như đường tỉnh lộ cững được Công ty xây dựng nhưng chưa đáng kể.
- Khu vực đông bắc: Công ty cũng đã sác lập được vị thế ở khu vực này, một số công trình giao thông quan trọng của tỉnh và nhà nước được Công ty tiến hành xây dựng. Thị trường ở khu vực này khá phát triển đặc biệt là ở tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai… đây là những trọng điểm kinh tế của khu vực.
CIENCO 573 được thành lập mới chỉ tròn 10 tuổi nhưng Công ty đã xây dựng cho mình một vị thế vững trắc của mình ở khu vực phía bắc. Cũng cần phải lưu ý rằng thị trường của các Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng đang dần dần được mở rộng, CIENCO 573 cũng vậy. Sở dĩ có hiện tượng như vậy là do Công ty đã mở rộng thêm thị phần ở lĩnh vực đầu tư tức là tự bỏ vốn ra để xây dựng chứ không chỉ tham giam đấu thầu xây dựng như trước đây.
Công ty là một thành viên của CIENCO 5 nhưng lại hạch toán tài chính độc lập, dẫu vậy cũng ít nhiều phụ thuộc vào CIENCO 5 cho nên Công ty cũng tham gia xây dựng những dự án mà Tổng Công ty có yêu cầu.
3. Đặc điểm về công nghệ.
Xây dựng là một ngành sản xuất vật chất đặc thù, chu kỳ sản xuất thường kéo dài, khối lượng công việc lớn đòi hỏi phải sử dụng nhiều máy móc thiết bị khác nhau, sử dụng nhiều loại công nghệ khác nhau. Vì vậy, tham gia thi công xây lắp Công ty phải có nhiều máy móc thiết bị khác nhau và đủ lớn để tương xứng với yêu cầu công việc.
Bảng 4: Thực trạng máy móc thiết bị của Công ty.
STT
Tên thiết bị
Số lượng
Tên hãng
Nướcsản xuất
Năm sản xuất
1
Máy làm đất
12
Hitachi- Kob